1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực để nâng cao chất lượngtrong dạy học Văn 6

15 1,5K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 53,5 KB

Nội dung

Vấn đề đặt ra: Trong trường phổ thông hiện nay, việc sử dụng kĩ thuật dạy học mới giáo viên cần vận dụng hiệu quả các kĩ thuật dạy học hiện có theo quan điểm dạy học tích cực kết hợp với

Trang 1

Vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực để nâng cao chất lượngtrong dạy học Văn 6

1 Vấn đề đặt ra:

Trong trường phổ thông hiện nay, việc sử dụng kĩ thuật dạy học mới giáo viên cần vận dụng hiệu quả các kĩ thuật dạy học hiện có theo quan điểm dạy học tích cực kết hợp với các kĩ thuật dạy học hiện đại Nếu trước đây giáo viên giảng cho hay bình cho giỏi –Giáo viên là “chủ thể”của hoạt động thì giờ đây bằng “kĩ thuật tia chớp”, “kĩ thuật mảnh ghép”,

“kĩ thuật khăn phủ bàn”, “kĩ thuật bản đồ tư

duy”,học sinh tự hình thành kiến thức bài học – Học sinh là “chủ thể”của hoạt động học tập

Hiện nay trong giờ học Ngữ văn nói chung và phân môn Văn nói riêng, thực chất là học sinh hoạt động theo đặc trưng của môn học, học sinh được cuốn hút vào những hoạt động học

tập do giáo viên tổ chức chỉ đạo, chủ động khám phá kiến thức văn chương, có kỹ năng làm

việc độc lập, hợp tác để cùng nhau giải quyết những vấn đề mà giáo viên đặt ra Người học giữ vai trò

“trung tâm”tích cực, chủ động trong quá trình học

Trang 2

tập.Kĩ thuật dạy học tích cực có nhiều kĩ thuật khác nhau Môn Ngữ văn, ở mỗi phân môn có các kĩ thuật đặc thù riêng Ở đây chúng tôi chỉ nói đến một

số kĩ thuật dạyhọc tích cực có thể vận dụng dạy phần Văn trong chương trình môn Ngữ văn THCS,

đó là:

Kĩ thuật tia chớp

Kĩ thuật mảnh ghép

Kĩ thuật khăn phủ bàn

Kĩ thuật bản đồ tư duy

2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

Học sinh khối 6

Thời gian:

-Giai đoạn 1: Từ 05/09/2011 đến giữa học kỳ I

-Giai đoạn 2: Từ giữa học kỳ I đến cuối học kỳ I -Giai đoạn 3: Từ cuối học kỳ I đến giữa học kỳ II Đối tượng nghiên cứu: Cách thức vận dụng một số

kĩ thuật dạy học tích cực để nâng

cao chất lượng trong dạy học Văn 6 trường Trung học cơ sở Lộc Ninh

3 Giải pháp và chứng minh vấn đề đặt ra:

a Kĩ thuật tia chớp:

Trang 3

Kĩ thuật tia chớp là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối với một

câu hỏi nào đó, hoặc thu thông tin phản hồi nhằmcải thiện tình trạng giao tiếp và không khí

học tập trong lớp, thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (1-2

câu nhanh như tia chớp) ý kiến của mình về một câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề Giáo viên

cùng học sinh thảo luận, nhận xét, đánh giá, đưa ra kết luận đúng nhất, phân tích bình luận ý

kiến đó

* Phương pháp đọc sáng tạo: Đọc sáng tạo là

phương pháp đặc biệt quan trọng đối

với phân môn Văn Đọc diễn cảm chỉ là một phần của đọc sáng tạo Nó không chỉ là đọc

(thật hay, thật ấn tượng) thuần tuý của giáo viên mà bao gồm sự tổ chức hướng dẫn cho

học sinh có vận động kết hợp với tư duy logic, tình cảm giọng đọc và thậm chí cả điệu bộ

nhằm giúp học sinh có thể nhập vai, tái tạo lại hình tượng nghệ thuật, hiểu tác giả, hiểu giá

Trang 4

trị nộ i dung, nghệ thuật của văn bản một cách

chuẩn xác

Những điều cần lưu ý khi vận dụng kĩ thuật tia

chớp:

Khi vận dụng kĩ thuật tia chớp, câu hỏi đặt ra phải nhằm tới hiệu quả câu trả lời Giáo

viên cần chuẩn bị, làm chủ kiến thức mới dẫn dắt tốt, phát huy được tính tích cực của học

sinh

Câu hỏi đặt ra phải khuyến khích được tất cả học sinh trong lớp suy nghĩ, giáo viên

cần tỏ ra hài lòng về kết quả làm việc của học sinh Giáo viên cần thận trọng khi chọn câu hỏi, nêu vấn

đề sao cho vừa sức với học sinh

để các em không mất lòng tin, không chán nản ở những lần học tiếp theo

Khi dạy tác phẩm văn chương, giáo viên nên chọn vấn đề có khả năng gây ra sự đa

dạng trong cách nhận thức, cảm thụ để học sinh suy nghĩ, kích thích được suy nghĩ tìm tòi

của mỗi cá nhân học sinh

Trang 5

* Kĩ thuật mảnh ghép: Kĩ thuật mảnh ghép là kĩ thuật tổ chức các hoạt động học tập

hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm

vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực của học sinh, nâng cao vai trò của cá nhân

trong quá trình hợp tác (không chỉ nhận thức hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1 mà còn phải

truy ền đạt kết quả và hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 2), tăng cường tính độc lập, trách nhiệm

học tập của mỗi cá nhân

Kĩ thuật mảnh ghép được tiến hành như sau:

Vòng 1: Nhóm chuyên gia

Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 3 -6 người), mỗi nhóm được giao

một nhiệm vụ (ví dụ: nhóm 1: nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B; nhóm 3: nhiệm vụ C)

Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài

phút, suy nghĩ về câu hỏ i, chủ đề và ghi lại

những ý kiến của mình (đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu

Trang 6

hỏi trong nhiệm vụ được giao, trình bày được kết quả câu trả lời của nhóm và trở thành

chuyên gia của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở

vòng 2)

Vòng 2: Nhóm mảnh ghép

Hình thành nhóm mới khoảng từ 3 -6 người (bao gồm 1 -2 người từ nhóm 1; 1 -2 từ

nhóm 2; 1 -2 người từ nhóm 3…), gọi là nhóm

mảnh ghép

Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các

thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy

đủ với nhau Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1

thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết (lưu ý nhiệm vụ mới này phải

gắn liền với kiến thức thu được ở vòng 1) Các

nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày kết

quả vòng 2

Tuy nhiên để đảm bảo cho kĩ thuật mảnh ghép thực hiện theo quan điểm đổi mới

hiện nay thì khi v ận dụng cần lưu ý:

Trang 7

Nội dung của các chủ đề nhỏ phải có sự liên quan gắn kết chặt chẽ với nhau

Đảm bảotất cả mọi học sinh đều hiểu rõ, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ và có khả

năng trình bày lại kết quả thảo luận của nhóm

Nhóm mảnh ghép cần đảm bảo có đủ thành viên của các nhóm chuy ên sâu

Các học sinh phải lắp ghép các mảng kiến thức

thành một “bức tranh”tổng thể

Nhiệm vụ mới được giao cho nhóm mảnh ghép phải mang tính khái quát, tổng hợp

các nội dung kiến thức đã nắm được từ các nhóm chuyên sâu

Trong khi các nhóm chuyên sâu, nhóm mảnh ghép làm việc giáo viên cần quan sát, hỗ

trợ kịp thời để đảm bảo thời gian quy định

* Kĩ thuật khăn phủ bàn:

Kĩ thuật khăn phủ bàn là kĩ thuật tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa

hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực học

1 1 1

Trang 8

2 2 3 3 3

1 1 1

2

2 2 3 3 3

tập, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh, phát triển mô hình có sự

tương tác giữa học sinh với học sinh

Qui trình thực hiện kĩ thuật khăn phủ bàn cụ thể như sau:

Giai đoạn học sinh hoạt động độc lập:Chia học sinh thành các nhóm (6 hoặc 8

người/nhóm, tuỳ vào số lượng học sinh trong lớp

mà giáo viên chia nhóm cho phù hợp),

giao nhiệm vụ thảo luận và phát cho mỗi nhóm một

tờ giấy A

0, chia giấy A

0thành các

phần, gồm phần chính giữa và các phần xung

quanhmỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ

minh họa, tậptrung vào câu hỏi (hoặc chủ đề), viết câu trả lời hoặc ý kiến (về chủ đề) vào

Trang 9

ô mang số của mình, mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút

Giai đoạn học sinh hoạt động tương tác:Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các

thành viên chia sẻ, thảoluận và thống nhất các câu trả lời, viết những ý kiến chung của cả

nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn

Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật khăn phủ bàn:

Câu hỏi thảo luận phải là câu hỏi mở, chính xác, rõ ràng, hợp lí, câu hỏi phải dựa trên

thông tin mình muốn biết về một vấn đề cụ thể

Đặt câu hỏi phải mang tính thách thức nhằm kích thích tư duy cho học sinh

Tuyên dương câu trả lời đúng, khuyến khích sự nổ lực của học sinh khi trả lời sai,

giảm thiểu sự chê trách đối với nhóm (cá nhân) trả lờisai hoặc chưa hoàn thành tốt nhiệm

vụ được giao

Trong trường hợp số học sinh trong nhóm quá đông, không đủ chỗ trên “khăn phủ

Trang 10

bàn”, giáo viên phát cho học sinh những phiếu học tập để học sinh ghi ý kiến cá nhân, sau

đó đính vào phần xung quanh “khăn phủ

bàn”(những ý kiến trùng nhau có thể đính chồng lên nhau)

Trong quá trình thảo luận thống nhất ý kiến, đính ý kiến thống nhất vào giữa “khăn

phủ bàn”

Những ý kiến không thống nhất cá nhân có quyền bảo lưu và được giữ lại ở phần

xung quanh “khăn phủ bàn”

Viết

ý

kiến

nhân

4

Viết ý kiến cá nhân

Viết

ý

kiến

Trang 11

Viết ý kiến cá nhân

1

3

Ý kiến chung của cả

nhóm về chủ đề

* Kĩ thuật bản đồ tư duy: Bản đồ tư duy (còn gọi là bản đồ khái niệm, sơ đồ tư duy,

lược đồ tư duy) là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ

thống hoá một chủ đề hay một mạch kiến thức bằng cách kết hợp sử dụng đồng thời hình

ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực Lược đồ tư duy có thể được viết

trên giấy, trên bản trong hay thực hiện trên máy tính

Qui trình thực hiện:

Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề

Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm

Trang 12

phản ánh một nội dung lớn của chủ đề (viết bằng chữ in hoa) Nhánh và chữ viết trên đó

được vẽ và viết cùng một màu Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm Chỉ sử

dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các

nhánh

Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh

chính đó Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường

Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo

4 Hiệu quả đem lại:

Qua vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực nêu trên vào quá trình dạy học Văn, chúng

tôi nhận thấy chất lượng dạy và học được nâng cao

rõ rệt Học sinh tích cực, độc lập, sáng

tạo, ý thức được tầm quan trọng của môn Ngữ văn, hứng thú học tập, tích cực chủ động

tham gia thảo luận,tranh luận xây dựng bài, lớp học sôi nổi, hình thành tốt kỹ năng làm

việc độc lập, làm việc theo nhóm Từ đó phát huy tư duy sáng tạo và giáo dục tư tưởng

Trang 13

quan điểm đúng đắn cho học sinh Dạy học theo hướng đổi mới sẽ huy động được năng

lực, nghệ thuật sưphạm của giáo viên

5 Khả năng áp dụng cho đến thời điểm hiện tại: 5.1 Về tính mới và tính sáng tạo:

Thực hiện đề tài “Vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực để nâng cao chất lượng

trong dạy học Văn 6” là xuất phát từ mục tiêu đổi mới kĩ thuật giáo dục Chúng tôi mong

muốn phát huy hiệu quả các kĩ thuật dạy học tích cực đặc thù của phân môn Văn như: kĩ

thuật tia chớp, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật khăn phủ bàn, kĩ thuật bản đồ tư duy

Tóm lại“Vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực

để nâng cao chất lượng trong dạy

học Văn 6” là từng bước rèn luy ện năng lực văn chương ở học sinh, giúp các em thấy được

cái hay của Văn học, cái đẹp của đời Từ đó yêu thích bộ môn Ngữ văn và có niềm vui,

hứng thú, y êu thích học Văn Như vậy, các kĩ thuật dạy học nêu trên không chỉ phát huy

Trang 14

được tính tích cực của học sinh mà còn nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học

Văn nói riêng trong nhà trường hiện nay

5.2 Hiệu quả xã hội:

Vận dụng các kỹ thuật tích cực nêu trên vào trong quá trình dạy học Văn tôi nhận

thấy chất lượng môn Ngữ văn được nâng cao, đó cũng là tiền đề để nâng cao chất lượng ở

các môn học khác, đặc biệt là đào tạo cho đất nước những thế hệ học sinh không chỉ thành

thục về kỹ năng mà còn giàu có về cảm xúc, biết vươn tới Chân-Thiện-Mĩ

Trong sự nghiệp giáo dục, đổi mới kĩ thuật, đặc biệt

là kĩ thuật dạy học tích cực là

khâu quan trọng, bởi đó là biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục, làm thay đổi vai trò

của người dạy và người học Học sinh được đặt vào

vị trí trung tâm, phải tích cực tư duy,

tự lực tìm tòi chiếm lĩnh kiến thức

Bản thân tôi luôn tạo điều kiện và cơ hội cho học sinh được tham gia chiếm lĩnh tri

Trang 15

thức, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập, tạo cho học sinh tích cực tư duy,

say mê học tập, yêu thích bộ môn, hoàn thiện năng lực văn chương, hình thành ở các em

thái độ học tập đúng đắn

5.3 Về triển vọng áp dụng và triển khai:

Các kĩ thuật trên không chỉ áp dụng cho việc dạy học phần Văn ở trường THCS Lộc

Ninh mà còn có thể nhân rộng cho tất cả các trường THCS trong huyện, trong tỉnh

Ngày đăng: 18/04/2015, 15:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w