THUỐC CHỮA BỆNH GIUN, SÁN, TIÊU CHẢY, LỴ I. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH GIUN, SÁN, TIÊU CHẢY, LỴ Giun sán là hai loại động vật đa bào sống ký sinh trong cơ thể người và động vật, sử dụng chất dinh dưỡng từ thức ăn (loại ký sinh ở ruột), máu hoặc dịch cơ thể (loại ký sinh ngoài đường tiêu hóa). Người bị bệnh giun, sán thường xanh xao, gầy mòn; trẻ em kém phát triển về thể chất và trí tuệ; có thể tử vong. Đặc biệt đối với những loại sống trong máu và tổ chức nội tạng gây ra nhiều biến chứng cấp tính như tắc ruột, lồng ruột, áp xe gan do giun, giun chui ống mật… Ở Việt Nam, do có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, vệ sinh môi trường chưa tốt, trình độ dân trí còn hạn chế nên tỉ lệ người nhiểm giun, sán khá cao. Mức độ nhiễm giun trầm trọng hơn nhiễm sán.
TRƯỜNG TRUNG HỌC Y TẾ QUẢNG TRỊ KHOA DƯỢC BÀI THU HOẠCH HÓA DƯỢC II THUỐC CHỮA BỆNH GIUN, SÁN, TIÊU CHẢY, LỴ Giáo viên hướng dẫn: Học viên thực hiện: Tổ 4/D6A Ds.Hoàng Kim Kỳ 1. Trần Thị Hồng Thắm 2. Nguyễn Thị Trà 3. Trương Thị Thúy Hoàng 4. Lê Đỗ Thị Ngọc Nhãn 5. Lưu Hữu Công 6. Nguyễn Hoài Thương 7. Lê Chung Thành 8. Hoàng Văn Hiến 9. Lê Thị Hoài Linh 10.Đoàn Thị Bảo Trân 11.Lê Thị Hồng Liên 12.Hoàng Thị Mãi Quảng Trị, ngày 05 tháng 10 năm 2013 I. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH GIUN, SÁN, TIÊU CHẢY, LỴ Giun sán là hai loại động vật đa bào sống ký sinh trong cơ thể người và động vật, sử dụng chất dinh dưỡng từ thức ăn (loại ký sinh ở ruột), máu hoặc dịch cơ thể (loại ký sinh ngoài đường tiêu hóa). Người bị bệnh giun, sán thường xanh xao, gầy mòn; trẻ em kém phát triển về thể chất và trí tuệ; có thể tử vong. Đặc biệt đối với những loại sống trong máu và tổ chức nội tạng gây ra nhiều biến chứng cấp tính như tắc ruột, lồng ruột, áp xe gan do giun, giun chui ống mật… Ở Việt Nam, do có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, vệ sinh môi trường chưa tốt, trình độ dân trí còn hạn chế nên tỉ lệ người nhiểm giun, sán khá cao. Mức độ nhiễm giun trầm trọng hơn nhiễm sán. Các loại giun sán khác nhau có sự nhạy cảm với thuốc khác nhau. Vì vậy cần xét nghiệm xem cơ thể nhiểm loại giun sán nào để lựa chọn thuốc phù hợp. Các loại giun ký sinh trên người: được chia thành 2 nhóm: - Ký sinh trong lòng ruột: giun đũa, giun móc, giun mỏ, giun kim, giun tóc, giun lươn. - Ký sinh ngoài lòng ruột: Giun xoắn, giun chỉ Các loại sán ký sinh trên người gây bệnh: - Một số sán lá ký sinh: sán lá gan, sán lá ruột, sán lá phổi, sán máng. - Một số sán dây ký sinh: sán lợn, sán bò, sán hạt dưa, sán chuột, sán chó. Hai loại kiết lỵ gây ra do các vi sinh khác nhau: lỵ trực khuẩn và lỵ amip - Lỵ trực khuẩn: do nhiễm trực khuẩn shigella. - Lỵ amip: do amip Entamoeba histolytica gây ra. Ii. NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY, LỴ: Nguyên nhân: Đó là do vi khuẩn shigella gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh thường lây truyền qua phân. Người thân trong gia đình bị bệnh, đi cầu không rửa tay, lấy thực phẩm cho bé ăn hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm shigella. Cũng có thể trong nhà nuôi chó, mèo, phân chó, mèo cũng chứa vi khuẩn gây bệnh. Trẻ thích chơi với súc vật, sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi đưa tay vào miệng…Trong nhà có ruồi, ruồi bu vào phân người chứa vi khuẩn rồi bu trên thức ăn… Triệu chứng: Người bệnh có thể sốt nhẹ, có thể không nhưng chủ yếu là đau quặn bụng, mót rặn. Phân ban đầu còn lỏng, sau toàn nhầy và máu, ngày đi 5-10 lần. Ðau bụng thường ở manh tràng ( hố chậu phải, dễ lầm với viêm ruột thừa) dọc theo khung đại tràng ( dễ lầm với loét dạ dày ). Tiêu phân nhày máu, đôi khi xen kẽ với tiêu lỏng, số lượng không nhiều, nhưng đi đại tiện nhiều lần trong ngày. Mót rặn : đau rát hậu môn kèm theo cảm giác đòi hỏi đại tiện một cách bức thiết. Sốt cao nếu là do shigella. Điều trị: - Các loại thuốc diệt ly amibe: Émétine: do thuốc bài tiết chậm nên cần khoảng thời gian giữa hai đợt điều trị là 45 ngày. Metronnidazole: thuốc xâm nhập qua hàng rào máu não tốt nên là thuốc chọn lựa để điều trị các tổn thương thần kinh trung ương. Dehydro-émétine: ít độc, thải trừ nhanh hơn émetine, khoảng cách giữa hai đợt điều trị là 15 ngày. - Các lọai thuốc diệt kiết lỵ do mầm bệnh shigella: Ciprofloxacine, Péfloxacine, Ofloxacine, Bactrim. Phòng ngừa bệnh kiết lỵ - Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chính, uống sôi. - Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn. - Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp. Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ. - Ðiều trị người lành mang bào nang. THUỐC ĐIỀU TRỊ VÀ BIỆT DƯỢC: 1. Berberin 100mg: Chỉ định: Nhiễm trùng đường ruột. Tiêu chảy. Lỵ trực trùng, hội chứng lỵ. viêm ống mật Chống chỉ định: Mẫn cảm vói thuốc. Phụ nữ có thai Tác dụng phụ: Táo bón Liều lượng: - Người lớn: 4-6 viên 50mg hoặc 1-2 viên 100mg/lần x 2 lần/ngày - Trẻ em: tùy theo tuổi 1/2 – 3 viên 50mg/lần x 2 lần/ngày 2. Loperamid Hidroclorid Chỉ định: - làm giảm triệu chứng tiêu chảy cấp không đặc hiệu, tiêu chảy mạn tính do viêm đường ruột - làm giảm khối lượng phân cho những bệnh nhân có thủ thuật mỡ thông hồi tràng Chống chỉ định: quá mẫn cảm với thành phần của thuốc. Tác dụng phụ: táo bón, khô miệng, đau vùng thượng vị, buồn ngủ, chống mặt, mệt mỏi, nổi mẩn da. Liều lượng: - tiêu chảy cấp: + Người lớn: khởi đầu 4mg, sau đó 2mg sau mỗi lần đi tiêu phân lỏng, tối đa 16mg/ngày + Trẻ em: ngày đầu tiên 8-12 tuổi: 2mg/ngày x 3 lần; 6-8 tuổi: 2mg ngày 2 lần; từ ngày thứ 2; 1mg/10kg, sau mỗi lần đi tiêu phân lỏng, tổng liều/ngày không được vượt quá liều của ngày đầu tiên. - tiêu chảy mãn: + Người lớn: 4-8mg/ngày một lần hoặc chia làm nhiều lần. + Trẻ em: chưa được nghiên cứu. sđ kk 3. Diphenoxylat Hydroclorid Chỉ định, cách dùng và liều lượng: - Điều trị đau bụng, đi ngoài - Người lớn và trẻ em trên 12 tuồi: uống 5mg/lần x 4 lần/24h; tùy theo tuổi. - Giảm dần liều dùng, liều uống tới tối thiểu có hiệu quả Tác đụng không mong muốn: nguoif suy gan nặng, hạn chế dùng cho trẻ em 4. Lactobacillus acidophilus Chỉ định: tiêu chảy loạn khuẩn ruột do dùng kháng sinh hoạt phổ rộng Cách dùng và liều lượng: - uống cùng với sữa, nước quả hoặc nước đun sôi để nguội: + ANTIBIO: gói 1g chứa khoảng 100 triệu vi khuẩn: uống 1 gói/ lần x 3 lần/ 24h Thận trọng: lần đầu sử dụng có thể bị đầy hơi, nhưng sau đó sẽ giảm dần. Không nên dùng quá 2 ngày trong trường hợp ỉa chảy kèm sốt cao. Trẻ em dưới 3 tuổi cần có chỉ định và theo dõi của bác sĩ.