1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Đề cương ôn tập thực tế Dược Bệnh Viện

5 704 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 70 KB

Nội dung

Câu 1: Yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ phụ trách kho cấp phát thuốc Câu 2: chức năng và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị: Câu 3: nêu các nguyên tắc chung và các điều kiện bảo quản thuốc: Câu 4: Yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ phụ trách pha chế thuốc Câu 5: Lập kế hoạch và tổ chức cung ứng thuốc Câu 6: Chức năng và nhiệm vụ của khoa dược BV Câu 7: Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện Câu 8: Tiêu chí lựa chọn danh mục thuốc BV

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP BẢO QUẢN THUỐC Câu 1: Yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ phụ trách kho cấp phát thuốc 1. Yêu cầu về trình độ: Thủ kho giữ thuốc gây nghiện là dược sĩ đại học hoặc dược sĩ trung học có giấy ủy quyền theo quy định; Thủ kho giữ các thuốc khác có trình độ tối thiểu là dược sĩ trung học. 2. Chức trách, nhiệm vụ: a) Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nguyên tắc về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, đảm bảo an toàn của kho. b) Hướng dẫn, phân công các thành viên làm việc tại kho thực hiện tốt nội quy của kho thuốc, khoa Dược. c) Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập thuốc theo quy định của công tác khoa Dược và báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất cho Trưởng khoa về công tác kho và cấp phát. d) Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công. đ) Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao. e) Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công. Câu 2: chức năng và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị: Chức năng Hội đồng có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện. Hoạt động của Hội đồng 1. Hội đồng họp định kỳ hai tháng 1 lần hoặc đột xuất do Chủ tịch Hội đồng triệu tập. Hội đồng có thể họp đột xuất để giải quyết các vấn đề phát sinh giữa các kỳ họp định kỳ của Hội đồng. 2. Hội đồng xây dựng quy chế làm việc, kế hoạch hoạt động và nội dung họp định kỳ trong 1 năm. 3. Phó Chủ tịch kiêm ủy viên thường trực Hội đồng chịu trách nhiệm tổng hợp tài liệu liên quan về thuốc cho các buổi họp của Hội đồng. Tài liệu phải được gửi trước cho các ủy viên Hội đồng để nghiên cứu trước khi họp. 4. Hội đồng thảo luận, phân tích và đề xuất ý kiến, ghi biên bản và trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. 5. Hội đồng thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo định kỳ 6 và 12 tháng theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này. Câu 3: nêu các nguyên tắc chung và các điều kiện bảo quản thuốc: a/. nguyên tắc chung: - Khu vực bảo quản phải được thiết kế để đảm bảo điều kiện bảo quản tốt nhất. đặc biệt là sạch sẽ, khô ráo, đủ ánh sáng và duy trì ở mức giới hạn chấp nhận được. - Không cho phép người không phận sự vào khu vực kho. - Khi bảo quản biệt trữ ở những khu vực riêng biệt thì những khu vực này phải có biển hiệu chỉ dẫn rõ ràng, chỉ hạn chế những người có nhiệm vụ mới được phép vào. - Cần có sự tách biệt riêng trong bảo quản nguyên vật liệu và sản phẩm bị loại, thu hồi, trả về. Những nguyên liệu có hoạt tính cao và phóng xạ, chất gây nghiện hoặc các thuốc nguy hiểm và các chất đặc biệt có nguy cơ bị lạm dụng, bắt lửa hặc gây nổ phải được bảo quản ở khu vực an toàn và có bảo vệ. b/. Các điều kiện bảo quản: Trong khu vực cần bảo quản đặc biệt ( ví dụ: về nhiệt độ, độ ẩm ) thì phải đảm bảo các điều kiện: có kiểm tra, theo dõi, ghi chép lại một cách thích hợp. Về nguyên tắc, nhiệt độ bảo quản là nhiệt độ ghi trên nhãn thuốc, nguyên liệu. Nếu trên nhãn không ghi điều kiện bảo quản thì bảo quản ở điều kiện bình thường ( điều kiện khô, thoáng, nhiệt độ thường, phải tránh ánh sáng trực tiếp, gay gắt, mùi từ bên ngoài và các dấu hiệu ô nhiễm khác ). Các trường hợp khác vận dụng quy định sau: b1/. Nhiệt độ: Kho lạnh: Nhiệt độ không vượt quá 80 độ C Tủ lạnh: Nhiệt độ trong khoảng 2-80 độ C Kho đông lạnh: Nhiệt độ không được vượt quá – 10 độ C Kho mát: Nhiệt độ trong khoảng 8-150 độ C Kho nhiệt độ phòng: Nhiệt độ trong khoảng 15-250 độ C trong từng khoảng thời gian nhiệt độ có thể lên đến 300 độ C b2/. Độ ẩm: Các thuốc yêu cầu bảo quản tránh ẩm hoặc độ ẩm được kiểm soát phải được bảo quản trong các khu vực mà nhiệt độ và độ ẩm tương đối được duy trì trong giới hạn yêu cầu. Điều kiện bảo quản "khô" được hiểu là độ ẩm tương đối không quá 70% Câu 4: Yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ phụ trách pha chế thuốc 1. Yêu cầu về trình độ: tối thiểu là dược sĩ đại học đối với bệnh viện có pha chế thuốc cho chuyên khoa nhi, khoa ung bướu và các thuốc gây nghiện; Pha chế thuốc cho chuyên khoa khác yêu cầu tối thiểu là dược sĩ trung học; dược sĩ tham gia pha chế thuốc có chứa yếu tố phóng xạ cần có chứng chỉ về thực hành an toàn bức xạ trong y tế. 2. Chức trách, nhiệm vụ: a) Thực hiện quy định của công tác dược, công tác chống nhiễm khuẩn. b) Thực hiện pha chế theo đúng quy trình kỹ thuật đã được phê duyệt, danh mục thuốc được pha chế ở bệnh viện. c) Pha chế kịp thời và đảm bảo chất lượng các thuốc cấp cứu và đặc biệt chú ý khi pha chế thuốc cho trẻ em (chia nhỏ liều, pha thuốc tiêm truyền), thuốc điều trị ung thư. d) Kiểm soát, tham gia phối hợp với các cán bộ được phân công ở các đơn vị, khoa hoặc trung tâm Y học hạt nhân, ung bướu trong việc pha chế, sử dụng các thuốc phóng xạ, hóa chất ung thư để bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và môi trường. đ) Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công. e) Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao. g) Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công. Câu 5: Lập kế hoạch và tổ chức cung ứng thuốc 1. Lập kế hoạch a) Xây dựng Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện hàng năm theo nhu cầu điều trị hợp lý của các khoa lâm sàng. Khi xây dựng danh mục thuốc này cần căn cứ vào: - Mô hình bệnh tật của địa phương, cơ cấu bệnh tật do bệnh viện thống kê hàng năm; - Trình độ cán bộ và theo Danh mục kỹ thuật mà bệnh viện được thực hiện; - Điều kiện cụ thể của bệnh viện: quy mô và trang thiết bị phục vụ chẩn đoán và điều trị hiện có của bệnh viện; - Khả năng kinh phí: Ngân sách nhà nước cấp, ngân sách bảo hiểm y tế, khả năng kinh tế của địa phương; - Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành. - Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện phải được rà soát, bổ sung, hiệu chỉnh hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tế điều trị. b) Tham gia xây dựng Danh mục thuốc và cơ số thuốc của tủ trực tại khoa lâm sàng. Danh mục này do bác sĩ Trưởng khoa đề nghị căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ điều trị của khoa và trình Giám đốc phê duyệt. c) Lập kế hoạch về cung ứng thuốc để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm bảo đảm cung ứng đủ thuốc và có chất lượng cho nhu cầu chẩn đoán và điều trị nội trú, ngoại trú, bảo hiểm y tế và phù hợp với kinh phí của bệnh viện. Làm dự trù bổ sung (theo mẫu Phụ lục 2) khi nhu cầu thuốc tăng vượt kế hoạch, thuốc không có nhà thầu tham gia, không có trong danh mục thuốc nhưng có nhu cầu đột xuất. d) Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của đơn vị, khoa Dược hoặc khoa, phòng khác lập kế hoạch về cung ứng trang thiết bị y tế (do Giám đốc bệnh viện quy định). 2. Tổ chức cung ứng thuốc a) Đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu điều trị và nhu cầu đột xuất khác. b) Đầu mối tổ chức đấu thầu (hoặc tổng hợp nhu cầu sử dụng thuốc của đơn vị trình cấp có thẩm quyền) mua thuốc theo Luật đấu thầu và các quy định hiện hành liên quan. c) Cung ứng các thuốc thuộc diện kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) theo đúng quy định hiện hành. Câu 6: Chức năng và nhiệm vụ của khoa dược BV: Chức năng của khoa Dược Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Nhiệm vụ của khoa Dược 1. Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa). 2. Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu. 3. Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị. 4. Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”. 5. Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện. 6. Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc. 7. Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện. 8. Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học về dược. 9. Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện. 10. Tham gia chỉ đạo tuyến. 11. Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu. 12. Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc. 13. Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định. 14. Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa có phòng Vật tư - Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó giao nhiệm vụ. Câu 7: Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện 1. Nguyên tắc xây dựng danh mục: a) Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị trong bệnh viện; b) Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật; c) Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và áp dụng tại bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; d) Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị; đ) Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện; e) Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y tế ban hành; g) Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước. Câu 8: Tiêu chí lựa chọn danh mục thuốc BV: a) Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính an toàn thông qua kết quả thử nghiệm lâm sàng. Mức độ tin cậy của các bằng chứng được thể hiện tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh khả dụng, ổn định về chất lượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định; c) Khi có từ hai thuốc trở lên tương đương nhau về hai tiêu chí được quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này thì phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ các yếu tố về hiệu quả điều trị, tính an toàn, chất lượng, giá và khả năng cung ứng; d) Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác về dạng bào chế, cơ chế tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí - hiệu quả giữa các thuốc với nhau, so sánh tổng chi phí liên quan đến quá trình điều trị, không so sánh chi phí tính theo đơn vị của từng thuốc; đ) Ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất. Đối với những thuốc ở dạng phối hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể đối tượng người bệnh đặc biệt và có lợi thế vượt trội về hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất; e) Ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chế tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể. g) Trong một số trường hợp, có thể căn cứ vào một số yếu tố khác như các đặc tính dược động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặc nhà sản xuất, cung ứng;

Ngày đăng: 17/04/2015, 13:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w