1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Phương pháp phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ trong dạy Ngữ văn 7

7 911 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 76 KB

Nội dung

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI : "PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ BIỂU CẢM CỦA CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG DẠY NGỮ VĂN 7" A/Đặt vấn đề Trong những năm cuối thế kỉ XX đã có sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ ,sự bùng nổ của công nghệ thông tin trên phạm vi toàn cầu đang đặt cho loài người trong xã hội thế kỉ XXI xu hướng phát triển nền kinh tế mới ,nền kinh tế tri thức và một xã hội mới ở tầng cao hơn dựa vào nguồn thông tin và tri thức .Vì lẽ đó mà cải cách giáo dục là một đòi hỏi cấp bách nhằm tạo ra cho con ngươì năng lực trí tuệ và kĩ năng nghề nghiệp .Vẫn đề cốt lõi của cải cách giáo dục là đổi mới chương trình ,nội dung và phương pháp giảng dạy . Là người trực tiếp đứng trên bục giảng hướng dẫn học sinh biết phân tích cảm nhận đánh giá về các tác phẩm văn học có giá trị từ đó các em rút ra những baì học để bồi dưỡng tình cảm nhận thức của riêng mình .Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng dạy văn, học văn đòi hỏi phải nghiên cứu tìm hiểu ,tiếp thu nó bằng cả trí óc lẫn tâm hồn có khi ta cảm thụ được nhưng lại trình bày sự hiểu biết không đạt yêu cầu . Đối với học sinh lớp 7 ,các em bước đầu làm quen với văn biểu cảm cũng là loại bài khó .Muốn các em bộc lộ được xúc cảm ,suy nghĩ hay một ấn tượng về một tác phẩm nào đó thì trước hết các em phải nắm bắt được giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm đó .Mỗi nhà văn có phong cách viết khác nhau ,có cách viết rất nhẹ nhàng tinh tế thâm trầm ,cũng có khi là lối viết sôi nổi mãnh liệt tha thiết ,có khi là lối viết hóm hỉnh trào phúng …tất cả những điều đó được tạo thành thông qua hệ thống ngôn từ giầu hình ảnh và giầu giá trị biêủ cảm .ở đây tôi muốn giúp các em cảm thụ văn học thông qua các dấu hiệu nghệ thuật đó là các biện pháp tu từ mà ta hay thường gặp trong các áng thơ văn ,đó cũng là một cách hiểu được giá trị tác phẩm . Nói đến biện pháp tu từ đó là một phạm vi rộng và các em đã làm quen ở bậc tiểu học như so sánh nhân hoá ẩn dụ …Lên cấp THCS các em càng có dịp hiểu thấu đáo hơn về các vấn đề đó từ đó các em phát hiện và vận dụng vào bài làm của mình ,vì vậy qua những kinh nghiệm giảng tôi có sáng kiến : Phương pháp phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ trong dạy ngữ văn 7 II/Giải quyết vấn đề . Trước hết các em hiểu được về giá trị của biện pháp tu từ so sánh .Như chúng ta biết người ta hay thường lấy sự vật này đem so sánh với sự vật khác cốt làm cho sự vật được mô tả cụ thể hơn ,sáng rõ hơn ,có hình ảnh và gây cảm xúc nhiều hơn .Câu so sánh lúc nào cũng có dụng ý nghệ thuật và có hai vế được so sánh và vế so sánh .Giữa hai vế thường xuất hiện từ so sánh : như,tựa ,bằng ,sánh với v.v. VD: mặt trời xuống biển như hòn lửa (Huy Cận) Cách sử dụng của nhà thơ khá độc đáo vì tác giả đem hình ảnh “Mặt trời xuống biển ” so với hình ảnh “Hòn lửa ” để tạo nên phong cảnh buổi chiều trên biển thật sinh động cụ thể đó là một buổi hoàng hôn rực rỡ .Từ đó gợi cho nhà thơ và người đọc một cảm xúc ngây ngất trước vẻ đẹp của biển của thiên nhiên Việt nam. Bên cạnh biện pháp tu từ so sánh ta thấy các tác giả còn sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ(Ví ngầm ,so sánh ngầm ).các em hiểu ra khi viết văn để cón sự hiểu biết thấu đáo người ta thường dùng những từ ngữ mà nghĩa đen được chuyển sang nghĩa bóng nhờ sự so sánh ngầm .Đó là phương thức ẩn dụ như : Thân em vừa trắng lại vừa tròn (bánh trôi nước –Hồ Xuân Hương ) Hoặc “Ngày ngày mặt trời đi qua chân lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ ” (Viếng lăng Bác –Viễn Phương ). Các em thấy được cách sử dung nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ rất có hiệu quả vì thông qua hình ảnh mặt trời là vầng thái dương (nghĩa đen)tác giả đã tậo ra một hình ảnh so sánh ngầm sâu sắc tế nhị làm cho người đọc và hình dung ra hình ảnh của Bác Hồ (nghĩa bóng )một con người rực rỡ ấm áp như mặt trời đã soi sáng dẫn dắt dân tộc Việt nam ta suốt những năm tháng chống Pháp và chống Mĩ và tiếp tục chiếu soi cho dân tộc Việt nam trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội .Từ đó hình ảnh ẩn dụ này đã tạo cho nhà thơ và cả người đọc một tình cảm yêu mến khâm phục vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta . Không chỉ là biện pháp ẩn dụ mà trong khi viết cách biểu đạt cũng thật linh hoạt ,phong phú đa dạng với nhiều màu sắc khác nhau nhằm tạo nên vẻ đẹp riêng ,những giá trị độc đáo của từ câu thơ , đoạn văn ,vì thế các em phải khám phá năm bắt được chẳng hạn như câu thơ : Con cac rô ơi chớ có buồn . Hoặc: Sóng đã cài then đêm sập cửa . (Huy Cận ). Giúp các em hiểu khi viết văn thơ ,có khi viết theo phương thức miêu tả ,trần thuật để sự vật thêm sinh động ,người ta gán cho chúng những ý nghĩa tình cảm như con người .Đó chính là phương thức nhân hoá .Trở lại với câu thơ của Huy Cận chúng ta thấy cách sử dung nghệ thuật nhân hoá của nhà thơ thật thú vị vì tác giả gán hành động “Cài then” của con người cho” sóng “ và gán hành động sập của cho “đêm” để miêu tả thật sinh động về hình ảnh cảnh đêm bắt đầu lan tràn trên mặt biển từ đó gợi cảm giác thoải mái nghỉ ngơi khi con người vũ trụ đi vầo trạng thái yên tĩnh lúc ban đêm. Cảm thụ thơ văn đâu phải là truyện dễ muốn cảm nhận được đầy đủ các em phải tự phát hiện các giá trị nghệ thuật ,cái tình của tác giả giửi trong tác phẩm .Một câu thơ,một ý văn đọc lên ta không chỉ hiểu theo một nét nghĩa mà còn phải nắm bắt được ý chính qua nghiã bóng ,các nghĩa này có liên quan gần giũi với nhau .Chẳng hạn như Lấy cái toàn thể để nói cái bộ phận ,cái chứa đựng để nói cái bị chứa đựng hay ngược lại .Đó là biện pháp tu từ hoán dụ : VD: áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau viết nói gì hôm nay (Tố Hữu ) Nhà thơ lấy hình ảnh của áo chàm để nói đến những người dân Việt bắc những người đã nuôi dưỡng che chở cho cách mạng ,có nhiều tình cảm ân tình với bộ đội .Vì thế mà khi cách mạng dành thắng lợi giây phút chia tay với bao lưu luyến bùi ngùi ,xúc động không nói lên lời giữa người đi và người ở . *áp dụng trong thực tế : Trong khi giúp các em hiểu được dụng ý tác dụng của các biện pháp tu từ ,tôi không chỉ đưa ra các khái niệm chung chung khô khan khó hiểu ,mà mỗi khái niệm tôi có lấy ví dụ minh hoạ cụ thể (Như đã trình bày ở trên )Phân tích các dẫn chứng để các em hiểu đúng sâu sắc một vấn đề . Bước tiếp theo lấy các dang bài tập để các em thực hành với các kiểu bài tập như : -Phát hiện biện pháp tu từ được sử dụng trong ví đụ và giá trị nghệ thuật của nó . -khiểu bài trắc nghiệm . -Các em có thể tự viết một đọan thơ một đoạn văn có sử dụng một hoặc nhiều biện pháp tu từ và tự nêu ý nghĩa tác dụng của các biện pháp tu từ ấy . Từ đó đánh giá được sự hiểu biết của các em về các biện pháp tu từ .Giúp các em vận dụng và cảm thụ phân tích một tác phẩm hoặc viết văn cho hay hơn có tính thuyết phục hơn. Trước khi có sáng kiến kinh nghiệm này tôi nhận thấy khi dạy các em phân tích cảm thụ một tác phẩm việc các em học ,hiểu tiếp thu giá trị tác phẩm găp rất nhiều khó khăn ,bản thân giáo viên phải gợi ý nhiều lần các em mới phát hiện ra dù chỉ là một nội dung nhỏ nên các em không mấy hứng thú khi học môn ngữ văn. Khi áp dụng những kinh nghiệm trong bản sáng kiến này tôi nhận thấy học sinh đễ phát hiện ra bvấn đề ,hiểu và tiếp thu vấn đề nhanh ,sâu sắc ,giáo viên chỉ cần nêu gợi vấn đề tự bản thân các em có thể làm bài tốt . Trong các giờ dạy văn các em tích cực chủ động trong khi làm bài tập .Chú ý nghe giảng ,ghi chép bài tốt hoàn thành xuất sắc bài tập giáo viên giao cho .Chính vì vậy kết quả các bài kiểm tra 15 phút ,bài kiểm tra 1 tiết ,những bai thực hành trên lớp đề có kết quả khá cao ,đặc biệt trong kì kiểm tra cuối năm học vừa qua kết quả môn ngữ văn 7 lớp tôi phụ trách có 27/28 em đạt điểm trên trung bình đạt tỷ lệ 96,4 %.Trong đó tỉ kệ khá giỏi đạt 75%. III/Kết thúc vấn đề . Học văn làm văn là một năng lực tổng hợp ,là quá trình bền bỉ dày công học tập trao dồi lâu ngày ,đó la chưa nói đến năng khiếu .Xong dù có năng khiếu ít hay nhiều ,sự nhẫn nại kiên trì nhiệt tình công phu thường xuyên rèn giữa học tập vẫn là con đường dẫn đến thành công .Với cách phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ trong văn thơ cũng chỉ là một cách trong rất nhiều cách để khám phá ra vẻ đẹp muôn màu muôn vẻ và giá trị cao đẹp đầy tính nhân văn mà các tác giả giửi gắm qua từng trang viết .Giúp các em có hứng thú hơn với môn văn,và cả trong quá trình học văn . Trên đây là kinh nghiệm tôi rút ra trong quá trình giảng dạy tại trường và thực tế cũng thấy đạt được hiệu quả đối với học sinh.Với mục đích trao đỏi kinh nghiệm với đồng nghiệp ,và tôi học hỏi nhiều hơn của bạn bè từ đó trao dòi thêm kiến thức ,tìm ra phương pháp dạy tốt nhất đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy . THÀNH TÍCH TRONG VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 1.Về tư tưởng chính trị - Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách ,pháp luật của nhà nước.Thực hiện tốt nội quy do ngành GD-ĐT đề ra. - Lập trường tư tưởng vững vàng,phẩm chất đạo đức tốt.Hoà nhã với đồng nghiệp,tận tuỵ với học sinh.xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. 2.Về công tác giảng dạy: -Lên lớp có bài soạn mới,bài soạn khắc sâu kiến thức cơ bản,có trọng tâm,có hệ thống.Nắm vững phương pháp cải cách và đặc trưng bộ môn.Bài soạn sát đối tượng. - Dạy học trên lớp đúng thời khoá biểu,đúng chương trình,thực hiện tốt nội quy ra vào lớp.Thầy chủ dạo,trò chủ động nắm bắt kiến thức. - Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện lên lớp như bài soạn,SGK,đồ dùng dạy học và kiến thức thực tế. - Thực hiện tốt quy chế chấm trả bài,kiểm tra đầy đủ số điểm theo quy chế.làm điểm kịp thời,nghiêm túc,chính xác. - Tiến hành bồi giỏi nâng kém thường xuyên ,đạt hiệu quả tốt. - Tích cực đổi mới phương pháp dạy học,sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả. - Luôn nêu cao ý thức tự học tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu câù giảng dạy theo chương trình mới. - Xây dựng kế hoạch ôn tập,đề cương cụ thể.theo từng chi tiết có sự định hướng của tổ. Kết quả giảng dạy cuối năm học: *Môn văn 7A đạt tỉ lệ 96.4% trong đó 75% khá giỏi *Đội tuyển HSG văn 7 có 2 học sinh giỏi cấp huyện *Thi giảng cấp Cụm đạt loại Giỏi (2 vòng thi) 3,Với hoạt động đoàn thể: -Với Chi Bộ: tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt Chi bộ ,luôn luôn nêu cao vai trò gương mẫu của người Đảng viên .Thực hiện tốt những nhiệm vụ mà Chi bộ giao cho Đảng viên - Với Công Đoàn : Thực hiện nghiêm túc các hoạt động mà công Đoàn tổ chức đặc biệt là những ngày 20 –11,8-3, - Với công tác Đội : Được giao làm công tác Tổng phụ trách tôi luôn chỉ đạo Liên đội thực hiện tốt những nhiệm vụ mà Hội đồng Đội huyện và nhà trường giao cho có kế hoạch thực hiện cho từng tuần ,từng tháng .Theo dõi ,hiểu đặc điểm của liên đội ,hoàn cảnh của từng em. Kết quả :Liên đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ .Có 98,7% Đội viên đạt danh hiệu cháu ngoan bác Hồ ,Có hồ sơ đề nghị hội đòng Đội công nhận là Liên đội xuất sắc cấp huyện. 4,Bài học kinh nghiệm - Phải có kế hoạch cho từng công việc mình làm. - Thường xuyên nghiên cứu tài liệu sách vở học hỏi đồng nghiệp để rút ra kinh nghiệm . Trên đây là những thành tích mà cá nhân tôi ,với cương vị trách nhiệm là Giáo viên ,Tổng phụ trác đội ,Tôi đã tổ chức, đoàn kết nội bộ, phấn đấu đạt được kết quả cùng các bạn đồng nghiệp trong trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2005-2006. Căn cứ vào những thành tích trên kính mong hội đồng thi đua trường THCS Đông hợp,Hội đồng thi đua cấp trên xét và công nhận tôi đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp huyện năm học 2005 –2006 . . NGHIỆM ĐỀ TÀI : "PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ BIỂU CẢM CỦA CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG DẠY NGỮ VĂN 7& quot; A/Đặt vấn đề Trong những năm cuối thế kỉ XX đã có sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và. .Với cách phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ trong văn thơ cũng chỉ là một cách trong rất nhiều cách để khám phá ra vẻ đẹp muôn màu muôn vẻ và giá trị cao đẹp đầy tính nhân văn. các vấn đề đó từ đó các em phát hiện và vận dụng vào bài làm của mình ,vì vậy qua những kinh nghiệm giảng tôi có sáng kiến : Phương pháp phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ trong

Ngày đăng: 17/04/2015, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w