SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI : "NHỮNG LƯU Ý CẦN THIẾT KHI DẠY HỌC CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG NGỮ VĂN 6" I / ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện tượng chuyển nghĩa của từ và các biện pháp tu từ về từ vựng trong Tiếng Việt là vấn đề quan trọng, đa dạng, phong phú. Đây là những tri thức cơ bản trong phân môn Tiếng Việt là những vấn đề phức tạp trong văn bản- nhất là trong tác phẩm văn chương. Không ít học sinh chưa thành thạo trong việc nhận diện và phân tích giá trị nghệ thuật của phương thức tu từ trong ngữ cảnh cụ thể. Thậm chí các em còn nhầm lẫn hiện tượng chuyển nghĩa từ vựng ( ẩn dụ, từ vựng hoán dụ từ vựng) với chuyển nghĩa tu từ ( ẩn dụ tu từ, hoán dụ tu từ). Các bài học về các biện pháp tu từ từ vựng trong sách ngữ văn THCS nói chung và trong Ngữ văn 6 ( tập 2) nói riêng, đòi hỏi người dạy phải có những hiểu biết sâu rộng về các phương thức chuyển nghĩa tu từ để giảng dạy có hiệu quả. Bài viết này tôi muốn góp một phần nhỏ vào việc đổi mới PPDH Ngữ văn THCS . Nhất là thực hiện nguyên tắc tính hợp, tích cực mà SGK và chương trình Ngữ văn đề ra. II/ NỘI DUNG A. HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA TU TỪ CỦA TỪ NGỮ TRONG NGỮ CẢNH CỤ THỂ VÀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ VỀ TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA: Hiện tượng chuyển nghĩa của từ khá phổ biến trong ngôn ngữ và trong Tiếng Việt chủ yếu là sự mở rộng nghĩa theo 2 phương thức ẩn dụ và hoán dụ( từ vựng và tu từ). Ở đây tôi chỉ đề cập đến hiện tượng chuyển nghĩa tu từ trong ngữ cảnh cụ thể,từ ngữ chuyển nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa đó thể hiện tính nghệ thuật , sinh động tạo nên hiệu lực của sự biểu đạt nhưng khi tách rời khỏi ngữ cảnh thì nghĩa tu từ sẽ bị phá vỡ. Ví dụ : Cũng là sự so sánh, đối chiếu giữa hai hay nhiều sự vật dựa trên quan hệ liên tưởng tương đồng nhưng so sánh tu từ có giá trị nghệ thuật, tạo nên hiệu lực của sự nói năng hơn là so sánh lý luận, lôgic. Chẳng hạn, xét so sánh tu từ trong câu ca dao : “ Thân em như dải lụa đào - phất phơ giữa chợ biết vào tay ai ? ”. Tác giả dân gian đã so sánh thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ như thuộc tính “phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”,của “ dải lụa đào”, tạo nên cái hay cái hiệu lực của sự so sánh. Nhưng nếu tách thuộc tính đó của dải lụa đào ra khỏi ngữ cảnh của câu ca dao thì hiệu lực nói năng sẽ bị mất. Tương tự “ thuyền” và “ bến” trong câu ca dao “Thuyền về có nhớ bến chăng” là hai ẩn dụ tu từ nhờ sự chuyển nghĩa tu từ của “thuyền” và “ bến”, tạo nên cái hay ở trong sự biểu đạt, nhưng khi tách rời hai từ đó ra khỏi nghĩa cảnh thì nghĩa ẩn dụ tu từ sẽ bị phá vỡ và chúng trở về nghĩa gốc, nghĩa đen ban đầu. Nhờ hiện tuợng chuyển tu từ mà từ ngữ trong ngữ cảnh cụ thể đã tạo nên hiệu lực biểu đạt, gây ấn tượng thẩm mỹ và hấp dẫn người đọc bằng hình ảnh giàu chất nghệ thuật sinh động. Đó là nhờ đặc trưng nổi bật của biện pháp tu từ về từ vựng. Người tiếp nhận phải biết cách giải mã, phá vỡ hình thức biểu đạt bên ngoài để lĩnh hội nội dung ngữ nghĩa hàm ẩn bên trong của từ ngữ thì mới hiểu và cảm nhận được những sắc thái ý nghĩa và tình cảm mà người sử dụng các biện pháp tu từ đó muốn bộc lộ. Nội dung hàm ẩn có khi chứa đựng ở nhiều cấp độ, trong đó nghĩa tiền giả định của từ ngữ là yếu tố quyết định giá trị của các từ ngữ chuyển nghĩa. Nếu ngươi học không có những hiểu biết cần thiết dễ dẫn đến hiện tượng hiểu sai lệch. Ví dụ: “ Má hồng” trong câu thơ của Nguyễn Du: “ Đầu xanh có tội tình gì. Má hồng đến quá nữa thì chưa thôi” ( Truyện Kiều) “Má hồng” chính là tiền giả định: Xã hội Trung Quốc ngày xưa chỉ duy nhất gái lầu xanh mới tô điểm má hông như là một dấu hiệu nghề nghiệp, còn con nhà tử tể không bao giờ tô điểm má hồng. Ngữ cảnh đó, nhất là cụm từ “ đến quá nữa thì chưa thôi” giúp người đọc hiểu được rằng; cuộc đời lầu xanh vẫn đeo đuổi không chịu buông tha Thuý Kiều khi nàng đã quá nữa thời xuân xanh( khi Kiều vào lầu xanh lần thứ 2, sống trong nanh vuốt của Bạc Bà, Bạc Hạnh, lúc đó nàng đã ngoài ba mươi tuổi, sau gần mười năm lưu lạc. Hay ở khổ thơ : “ Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng”. ( Thanh Hải ) Nếu như chúng ta không đọc kỹ nghiên cứu sâu về các từ ngữ hình ảnh trong đoạn thơ, câu thơ thì làm gì mà ta cảm nhận được điều đó. Tác giả gọi chú chim xinh nhỏ rồi hỏi: “ Hót chi ? ” . Như ngỡ ngàng thích thú. Tác giả lắng nghe tiếng chim hót. Nghe bằng tai chưa đủ ông đã lại nghe bằng cả trái tim xáo động, bằng trí tưởng tượng lỉên tưởng độc đáo. Qua cụm từ “ tôi đưa tay tôi hứng” tiếng chim đang vang xa bỗng gần lại, rõ ràng tròn trịa như kết thành những giọt sương óng ánh sắc màu rơi rơi. Nghệ thuật ví ngầm, chuyển đổi cảm giác đạt tới mức tinh tế đáng khâm phục.Vì vậy người đọc khi tiếp nhận ngôn ngữ văn chương, nhất là thơ ca phải huy động năng lực ngôn ngữ và năng lực tư duy để hiểu và cảm được giá trị thẩm mỹ của các biện pháp nghệ thuật tạo nên tính đa thanh, đa nghĩa của tác phẩm. B /QUAN HỆ LIÊN TƯỞNG, CÁC BIÊN PHÁP TU TỪ NẢY SINH TỪ QUAN HỆ LIÊN TƯỞNG. Quan hệ liên tưởng là nhân tố quan trọng chủ yếu của trường liên tưởng, là cơ sở để từ ngữ trong ngữ cảnh cụ thể để bộc lộ các hàm ý, giúp người đọc nhận thức nhận rõ cảm thụ được ngữ nghĩa của các từ ngữ mà các biện pháp tu từ biểu đạt. Có 2 loại quan hệ liên tưởng: Liên tưởng tương đồng( giống nhau) Liên tưởng tương cận( gần nhau) Tạo nên nhiều phép tu từ tương ứng. 1. So sánh tu từ và việc dạy học “ so sánh ” trong Ngữ văn 6 – tập 2 a) Khái niệm : so sánh tu từ ( còn gọi là tỉ dụ, so sánh nghệ thuật, so sánh hình ảnh) là cách đối chiếu sự vật, hiện tượng nhằm làm nổi bật đặc điểm của vật,việc này nhờ tính chất dấu hiệu chung được biểu hiện cụ thể, sinh động nghệ thuật ở vật việc kia dựa trên quan hệ liên tưởng giống nhau. - Đặc điểm nổi bật của so sánh tu từ là tính khác loại( hiểu theo nghĩa hẹp) nhằm tạo sự bất ngờ khi đưa 2 vật, việc khác nhau về cùng một bình diện để đối chiếu. Ví dụ : - Mặt ( người ) ngay như cái tàn ( sự vật ) - Thân em như giải lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai ? ( Ca dao ) “thân em ”( người ) được so sánh với đặc điểm “ phất phơ giữa chợ biết vào tay ai ? ” của “ dải lụa đào ” ( sự vật ). Vì vậy, nguyên tắc cơ bản của so sánh tu từ là tính khác loại giữa 2 vế. Mô hình khái quát: A như ( tựa như, dường như, là ) B. b) Cấu tạo đầy đủ của phép so sánh tu từ. Vế A : cái được so sánh Phương diện so sánh ( cơ sở so sánh ) từ so sánh Vế B : cái dùng so sánh Mặt ngay như cái tàn. Lừ đừ như ông từ vào đền. Đôi ta làm bạn thong dong như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng. Bác ngồi đó lớn mênh mông trời xanh biển rộng, ruộng đồng nước non. Gái thương chồng đương đông buổi chợ. Trai thương vợ nắng quái chiều hôm. Mặt trăng đẹp như cái đĩa. Thân em như hạt mưa sa. Mặt chàng đỏ tựa ráng pha. b) So sánh tu từ thường được thể hiện hai dạng : + So sánh nổi ( đặc điểm dấu hiệu cần so sánh được nhấn mạnh nỗi rõ ở B ) + So sánh chìm (đặc điểm dấu hiệu cần so sánh được nhấn mạnh chìm ở B ) 2.Ẩn dụ tu từ và lưu ý khi dạy “ ẩn dụ”. a) Khái niệm : ẩn dụ tu từ là cách lâm thời lấy tên gọi của đối tượng này( cái có mặt trong ngữ cảnh) để biểu thị đối tượng kia( cái vắng mặt) dựa trên cơ sở của mối quan hệ liên tượng giống nhau giữa hai đối tượng, bằng cáhc thể hiện ngầm cách tương đồng giữa chúng. - Về mặt nội dung, ẩn dụ tu từ giống so sánh tu từ ở chỗ cần phải liên tưởng để rút ra nét giống nhau giữa hai đối tượng khác loại. Sự khác nhau ở chỗ: ẩn dụ không gọi thẳng đối tượng mà nhờ ngữ cảnh, nhờ quy luật lô gich , quy luật tâm lý mà người ta tự tìm ra tên gọi của đối tượng vắng mặt – chỉ đích cần trình bày. - Các nhân tố quan trọng tạo nên ẩn dụ tu từ có giá trị : + Ngữ cảnh : cơ sở để ẩn dụ tồn tại và có giá trị, tách rời khỏi ngữ cảnh thì nghĩa ẩn dụ bị phá vỡ và các từ ngữ đó trở về nguyên nghĩa gốc, nghĩa đen ban đầu. + Tính hợp lý : nét giống nhau giữa 2 đối tượng là do cá nhân người sử dụng ẩn dụ tạo ra nhưng phải hợp lý, được người tiếp nhận chấp nhận. + Thói quen thẩm mỹ của cộng đồng : trên nguyên tắc lý thuyết nếu phát hiện chính xác nét giống nhau giữa 2 đối tượng thì có thể cấu tạo được ẩn dụ tu từ nhưng trong thực tế, thói quen thẩm mỹ của cộng đồng chỉ quy định một số nét tương đồng phổ biến để tạo ẩn dụ tu từ. - Một số trường hợp tương đồng thường tạo nên ẩn dụ: màu sắc, trạng thái, hành động, tính chất. - Có 2 loại ẩn dụ thường gặp là ẩn dụ hình tượng, ẩn dụ bổ sung ( ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ). b) Những lưu ý khi dạy ẩn dụ ở Ngữ văn 6 – tập 2: * Mục I ( ẩn dụ là gì ) SGK đưa ra 2 câu hỏi gợi ý để dẫn tới khái niệm. Câu 1: Là câu hỏi nhận biết : ( trong câu thơ dưới đây, cụm từ Người cha được dùng để chỉ ai ? ) Câu 2: yêu cầu HS đối chiếu ẩn dụ với so sánh : ( cách nói này có gì giống và khác phép so sánh? ) Giáo viên có thể lấy thêm dẫn chứng ở phần ( phần III ) luyện tập . Việc lấy ví dụ ở phần bài tập có tác dụng để học sinh dễ tiếp nhận , nhận dạng , để rút ngắn phần làm bài tập , để có ví dụ lồng vào phần bài học- phần này tôi thường phát huy trong các bài dạy của mình. Cho HS hiểu rõ sự khác nhau giữa ẩn dụ và so sánh , ẩn dụ và tu từ ẩn dụ từ vựng ( ẩn dụ tu từ có giá trị lâm thời trong ngữ cảnh, giàu sức biểu cảm còn ẩn dụ từ vựng luôn cố định, được ghi sẵn trong từ điển, ít tính nghệ thuật ). *Mục II ( Các kiểu ẩn dụ ) SGK đưa ra 2 ví dụ để học sinh hiểu được 2 kiểu ẩn dụ. - Câu hỏi 1: ( các từ in đậm dưới đây được dùng để chỉ ai hoặc chỉ hành động của ai ? Cách dùng như vậy có gì khác cách dùng thông thường của những từ này ? ) Gợi ý HS hiểu từ “ thuyền ” “ bến ” trong ngữ cảnh cụ thể của câu ca dao để các em liên tưởng hai hình ản đó là biểu thị đối tượng nào . Muốn vậy cần đặt ra các câu hỏi gợi ý như : ( thuyền có những đặc điểm gì nổi bật , điều đó giúp ta liên tưởng đến đối tượng nào cũng có nét tương đồng như vậy . Từ đó học sinh sẽ hiểu thuyền có đặc điểm di động, thay đổi giúp ta liên tưởng đến con trai trong xã hội cũ. Vì vậy thuyền và bến là hình tượng biểu thị đối tượng vắng mặt trong ngữ cảnh nhưng là chủ đích cần biểu đạt . Nói cách khác đây là ẩn dụ hình tượng - loại này giàu chất gợi hình sinh động . - Câu hỏi 2 : ( cách dùng từ trong cụm từ in đậm dưới đây có gì đặc biệt so với cách nói thông thường ? ) Trong câu : “ Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kỳ mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng ”. Người ta cảm nhận cụm từ “ nắng giòn tan ” bằng giác quan nào ? Học sinh sẽ trả lời là dùng vị giác ( lưỡi ) để cảm nhận ánh nắng ( lẽ ra là cảm nhận của thị giác - mắt ). Vì vậy, “ nắng giòn tan ” là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ( ẩn dụ bổ sung ). Có thể đưa thêm một số ví dụ nữa để HS hiểu kỹ hơn kiểu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác . Từ đó, dẫn dắt học sinh đến ghi nhớ. Có 2 kiểu ẩn dụ : ẩn dụ hình tượng và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. * Mục III ( luyện tập ). Câu 1. So sánh đặc điểm và tác dụng của 3 cách diễn đạt sau ? Giáo viên chú ý phần đặc điểm và tác dụng để học sinh thấy rõ cách 3 có đặc điểm khác biệt và có tác dụng sâu sắc hơn. Câu 2 . Tìm các ẩn dụ trong nhưng câu tục ngữ sau . Nêu nét tương đồng giữa các sự vật, hành động được so sánh ngầm với nhau : “ Nét tương đồng ”, “ so sánh ngầm ” chính là một tên gọi khác của ẩn dụ là đặc trưng quan trọng của nó. Ví dụ ở câu d : “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ .” ( Viễn Phương ) Nét tương đồng giữa mặt trời trong lăng với con người Bác là ánh sáng chiếu rọi toả ngời và đó là cơ sở để tác giả ví ngầm Bác Hồ với mặt trời thật . Nói cách khác giữa Bác Hồ với mặt trời có chung một nét giống nhau đó là sự toả sáng rực rỡ. Từ đó giáo viên nhấn mạnh : ẩn dụ là một kiểu so sánh ngầm, ví ngầm bằng cách dùng A ( cái có mặt ) để so sánh ngầm và lâm thời biểu thị B ( cái vắng mặt ) dựa trên nét tương đồng giữa hai đối tượng. Tương tự, ở các dẫn chứng a, b, c của câu 2 GV cần có sự gợi ý hợp lý để HS làm tốt bài tập. 2. Hoán dụ tu từ và lưu ý khi dạy hoán dụ Ngữ văn 6 – tập 2. a).Khái niệm : hoán dụ tu từ là cách lâm thời lấy tên gọi sự vật, việc này để biểu thị vật, việc khác dựa trên mối quan hệ liên tưởng gần nhau ( tương cận ) giữa chúng . - Cần phân biệt hoán dụ tu từ với hoán dụ từ vựng : hoán dụ tu từ chỉ tồn tại và có giá trị trong ngữ cảnh ( ý nghĩa lâm thời ), tách ra khỏi ngữ cảnh thì ý nghĩa tu từ bị phá vỡ. Hoán dụ tu từ luôn có giá trị nghệ thuật, giá trị biểu cảm. Hoán dụ từ vựng có tính xã hội, có nghĩa cố định, được ghi sẵn trong từ điển. - Về hình thức : hoán dụ tu từ giống ẩn dụ tu từ chỗ , cả 2 chỉ có một vế biểu hiện trực tiếp ( vật việc có mặt trong ngữ cảnh ) còn vế kia thì ẩn kín ( đối tượng vắng mặt nhưng là chủ đích cần biểu đạt ). Người tiếp nhận phải dựa vào quan hệ liên tưởng tương cận để tìm ra đối tượng cần biểu hiện. - Về mặt nội dung : cơ sở để hình thành hoán dụ tu từ là sự liên tưởng để phát hiện ra mối quan hệ gần nhau giữa 2 đối tượng. Mối quan hệ tương cận này là tính hợp lý hay còn gọi là lô gích khách quan. Trong thực tế hoán dụ thường được xây dựng trên các quan hệ tương cận phổ biến sau : + Dùng bộ phận ( cái có mặt ) lâm thời biểu thị cái toàn thể ( cái vắng mặt ). + Dùng đặc điểm, dấu hiệu ( cái có mặt ) lâm thời biểu thị đối tượng chứa đặc điểm dấu hiệu đó ( cái vắng mặt ). + Dùng vật sở thuộc ( cái có mặt ) lâm thời biểu thị chủ thể sở hữu ( cái vắng mặt). + Dùng số lượng xác định ( cái có mặt ) lâm thời biểu thị cái không xác định ( cái vắng mặt). + Dùng hành động ( cái có mặt ) lâm thời biểu thị chủ thể hành động( cái vắng mặt). + Dùng vật chứa ( cái có mặt ) lâm thời biểu thị vật được chứ đựng ( cái vắng mặt). + Dùng cái cụ thể ( cái có mặt ) lâm thời biểu thị cái trừu tượng ( cái vắng mặt), hoặc ngược lại. Hoán dụ tu từ là biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều trong thơ ca. Nguyễn Du đã dùng trên 200 hoán dụ trong Truyện Kiều. Mặt khác trong thơ ca hoán dụ xuất hiện liên tiếp nhằm biểu thị đầy đủ sinh động đối tượng cần miêu tả : “ Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều Bóng dài vươn đỉnh dốc cheo leo Núi không đè nổi, vai vươn tới Lá nguỵ trang reo với gió đèo ”. ( Tố Hữu ) b). Lưu ý khi dạy hoán dụ trong Ngữ văn 6- tập 2: * Mục 1 ( hoán dụ là gì ? ) SGK đưa ra 3 câu hỏi gợi ý qua 1 ví dụ cụ thể để giúp học sinh hiểu và nắm được định nghĩa ở phần ghi nhớ. + Câu 1 ( các từ in đậm trong khổ thơ sau chỉ ai ? ) “ Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.” ( Tố Hữu ) GV gợi ý để HS tìm hiểu nghĩa chuyển tu từ của các hoán dụ : áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành. ( “ áo nâu ” y phục phổ biến của người nông dân ngày xưa, tác giả dùng vật sở thuộc để lâm thời biểu thị chủ thể sở hữu; “ áo xanh ”: y phục phổ biến của công nhân, dùng vật sở thuộc lâm thời biểu thị chủ sở hữu ; “ nông thôn”: nơi sinh sống của người nông dân, dùng nơi chốn để biểu thị con người ; “ thị thành”: nơi sinh sống của công nhân, trí thức, dùng nơi chốn để biểu thị con người ). g + Câu 2 ( giữa áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành với sự vật được chỉ có mối quan hệ như thế nào ? ) GV gợi ý như trên để HS hiểu được mối quan hệ gần nhau giữa “ áo nâu ” với “nông dân” ; “ áo xanh” với “ công nhân”. + Câu 3 ( hãy nêu tác dụng của cách diễn đạt này ? ) GV định hướng cho các em trả lời được câu hỏi ( tác dụng của cách diễn đạt này chính là giá trị của hoán dụ tu từ, tạo nên tính sinh động, nghệ thuật của câu thơ ). Ở phần ghi nhớ, GV nên gợi ý để HS rút ra 2 ý cơ bản của khái niệm hoán dụ tu từ : + Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên gọi của sự vật đối tượng kia có quan hệ gần gũi với nhau. + Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm, hấp dẫn cho lời văn. *Mục II ( các kiểu hoán dụ ) SGK đưa ra 3 câu hỏi dẫn dắt, gợi ý nên GV cần định hướng HS hiểu rỏ nội dung các câu hỏi 2, 3 để các em trả lời đúng và nắm vững ghi nhớ ( có 4 kiểu hoán dụ thường gặp là : lấy bộ phận để gọi toàn thể ; lấy vật chứa đựng để gọi vật chứa đựng; lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật ; lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng ). *Mục III ( luyện tập ) GV lưu ý dẫn dắt HS trả lời câu 2 ( hoán dụ có gì giống và khác ẩn dụ ? Cho ví dụ minh hoạ ?). Đây là bài tập khó đối với HS nên GV cần định hướng rõ hơn để các em trả lời đúng. C / KẾT QUẢ : Sau khi học tập nghiên cứu, truyền thụ kiến thức cho HS theo như các lưu ý tôi đã trình bày ở trên . Tôi có ra câu hỏi kiểm tra làm bài tập vận dụng cho HS với thời gian 10 phút bằng các dạng bài tập nhận biết qua đoạn thơ, câu văn thấy HS tiếp thu nhanh có hiệu quả hơn, các em nhận biết nhanh, phân biệt rõ biện pháp tu từ về từ vựng ở các bài học nêu trên. III/. KẾT LUẬN : Trên đây là những vấn đề cơ bản nhất về các phép tu từ từ vựng trong “ Phong cách học Tiếng Việt ” và việc dạy các biện pháp tu từ đó ở Ngữ văn 6 – tập 2 . Từ đó nhằm cung cấp cho HS . GV cần nắm vững các tri thức cơ bản và biết cách vận dụng để dạy học có hiệu quả các phép tu từ, đáp ứng nguyên tắc tích hợp, tích cực của chương trình Ngữ văn THCS . Cuối cùng tôi rất mong sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp để bản thân tôi có những kinh nghiệm đạt kết quả mong muốn hơn. Quỳnh Hoa, ngày 15 tháng 04 năm 2008 Người viết Đào Xuân Ngãi . NGHIỆM ĐỀ TÀI : "NHỮNG LƯU Ý CẦN THIẾT KHI DẠY HỌC CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG NGỮ VĂN 6& quot; I / ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện tượng chuyển nghĩa của từ và các biện pháp tu từ về từ vựng trong Tiếng Việt. cơ bản nhất về các phép tu từ từ vựng trong “ Phong cách học Tiếng Việt ” và việc dạy các biện pháp tu từ đó ở Ngữ văn 6 – tập 2 . Từ đó nhằm cung cấp cho HS . GV cần nắm vững các tri thức cơ. về các biện pháp tu từ từ vựng trong sách ngữ văn THCS nói chung và trong Ngữ văn 6 ( tập 2) nói riêng, đòi hỏi người dạy phải có những hiểu biết sâu rộng về các phương thức chuyển nghĩa tu từ