Giải pháp hữu ích DẠY – HỌC CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TIẾNG VIỆT THEO HƯỚNG TÍCH HP A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Năm học 2006 – 2007 là năm học thứ năm chúng ta thực hiện chương trình thay sách giáo khoa. Dù đã qua 4 năm áp dụng đại trà, nhiều giáo viên đã rút ra được một số kinh nghiệm dạy - học theo chương trình thay sách. Tuy nhiên, sự lúng túng trong phương pháp giảng dạy không phải là không tồn tại. Chúng ta đã biết, điểm cải tiến căn bản của việc xây dựng chương trình môn Ngữ văn là quan điểm tích hợp. Chương trình đã khẳng đònh: “ Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo, tổ chức nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy”. Chính vì vậy, những điều cần quán triệt về phương pháp đều hàm chứa trong chữ “ Tích”. Trước hết, đó là “ Tích hợp” về kiến thức và “ Tích cực” chủ động sáng tạo trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Muốn đảm bảo được yêu cầu trên, đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững yêu cầu của nguyên tắc tích hợp, thể hiện nó một cách rõ ràng thông qua cách tổ chức giờ dạy trên lớp. Giáo viên không được áp dụng máy móc, biến giờ học thành giờ ôn tập, phải biết lựa chọn, xác đònh nội dung cần tích hợp, giúp học sinh học mới – ôn cũ đạt hiệu quả. Về phía học sinh, giáo viên phải kích thích được tính tích cực chủ động sáng tạo trong tiếp thu, chiếm lónh kiến thức. Dạy học theo quan điểm tích hợp là một vấn đề buộc giáo viên vận dụng trong giảng dạy môn Ngữ văn nhằm đảm bảo tinh thần thay sách. Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn THCS phần Tiếng Việt có đưa vào giảng dạy một số biện pháp tu từ trong tiếng Việt.Vậy dạy các biện pháp tu từ Tiếng Việt như thế nào để học sinh có thể tiếp thu bài tốt? Qua thực tế giảng dạy,nay tôi xin đưa ra một số ý kiến nhỏ xung quanh vấn đề dạy học các biện pháp tu từ tiếngViệt theo hưóng tích hợp nhằm tìm ra giải pháp hữu ích cho việc giảng dạy cụm bài về các phép tu từ thuộc phân môn TiếngViệt trong SGK Ngữ văn THCS. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I /CƠ SỞ LÝ LUẬN 1 Phân môn Tiếng Việt trong chương trình và cấu trúc của các bài học về biện pháp tu từ Tiếng Việt: 1.1/ Cấu trúc của nhóm bài về các phép tu từ và đặc điểm của phân môn Tiếng Việt trong SGK Ngữ văn: a/ Cấu trúc chương trình 1 - Lớp 6: Có các biện pháp tu từ:So sánh,nhân hóa,ẩn dụ,hoán dụ - Lớp 7: Điệp ngữ, chơi chữ. - Lớp 8: Nói quá, nói giảm, nói tránh. b/ Mục đích và hiệu quả về cấu trúc chương trình So với SGK chỉnh lí trước đây, chúng ta thấy nội dung học tập về các biện pháp tu từ vẫn là các vấn đề cơ bản như cũ nhưng do yêu cầu mới nên SGK Ngữ văn có thay đổi trong cách thức biên soạn cho đảm bảo tính tích hợp, đó là: Khai thác các văn bản chung để cung cấp kiến thức Tiếng Việt, đồng thời giúp học sinh cảm thụ sâu sắc thêm văn bản văn chương.Kiến thức được trình bày gọn gàng, nhẹ nhàng, dễ hiểu.Tăng cường hệ thống câu hỏi và bài tập thực hành ứng dụng, chú ý hơn phần luyện tập thực hành. Ở mỗi bài đều cập nhật cả nội dung và phương pháp dạy- học, là công cụ giúp giáo viên tổ chức hoạt động học tập ở lớp cũng như ở nhà. Hệ thống câu hỏi và bài tập được thiết kế theo tinh thần đề cao học tập, đặt ra các tình huống khuyến khích học sinh tìm cách giải quyết bằng nhiều hình thức khác nhau. Tăng cường hệ thống câu hỏi mở,sáng tạo nhằm hình thành tính năng độngvà góp phần phân hóa trình độ học sinh, chú ý hình thành kỹ năng tự học, tự tìm hiểu ở học sinh. Các tiết học về các biện pháp tu từ nói riêng và chương trình Tiếng Việt nói chung được xây dựng theo chương trình tích hợp khá cao, không chỉ chú trọng về nội dung mà còn phục vụ tích cực cho việc đổi mới phương pháp dạy học . 1.2 Một số ý kiến về việc vận dụng quan điểm tích hợp và khai thác tính tích cực ở học sinh a/Tính tích hợp: Quan điểm tích hợp chủ yếu dựa trên những cơ sở sau *. Tích hợp theo chiều dọc: Nghóa là tích hợp ở một đơn vò kiến thức và kỹ năng mới với những kỹ năng học trước đó theo nguyên tắc đồng trục. Cụ thể là kiến thức và kỹ năng hình thành ở bài học, lớp học, bài học sau bao hàm kiến thức và kỹ năng ở bài học, lớp học, bậc học trước nhưng cao hơn, sâu hơn. Ví dụ: Về các phép tu từ Tiếng Việt: -Ở lớp 6, học sinh được học các phép tu từ từ vựng như: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ. -Ở lớp 7 các em được học các phép tu từ về cú pháp:Điệp ngữ, chơi chữ, liệt kê. -Lên lớp 8 các em lại được tìm hiểu một cach sâu hơn về các biện pháp tu từ về ngữ nghóa: Nói quá, nói giảm, nói tránh. *. Tích hợp theo chiều ngang: Đó là sự tích hợp kiến thức Tiếng Việt với các mảng kiến thức về văn học và tập làm văn theo nguyên tắc đồng qui. Sự tích hợp Tiếng Việt với văn và tập làm văn được thể hiện rõ nhất ở cách sắp xếp nội dung và khai thác nội dung trong các bài học. tất cả các bài học, tiết 1 thường là tiết tìm hiểu văn bản, tiết 2 là tiết tiếng Việt, tiết 3 là tiết làm tập làm văn. Cách sắp xếp đó đều có dụng ý. Đó là tạo điều 2 kiện để phần tiếng Việt có thể phục vụ việc học văn học và tập làm văn. Việc dạy tiếng Việt gắn với văn bản vừa làm học sinh hiểu văn bản một cách sâu sắc, vừa làm cho bản thân việc dạy tiếng Việt bớt khô khan, nặng nề, đồng thời giúp cho học sinhcó thể hình thành kỹ năng tạo lập các loại văn bản.Tính tích hợp ngang này được thể hiện rất rõ qua hệ thống câu hỏi trong các tiết học. b/ Tính tích cực. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới chương trình là đổi mới phương pháp dạy học. SGK đã tạo điều kiện để giáo viên và học sinh thực hiện phương pháp tích cực hóa hoạt dộng của người học, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức cho học sinh hoạt động. Mỗi học sinh đều được hoạt động, được bộc lộ khả năng và phát triển tư duy.Yêu cầu tích cực hóa hoạt động của học sinh được thể hiện thông qua một số biện pháp tổ chức bài học và luyện tập: -Các kết luận trong bài học được học sinh tự rút ra trên cơ sở phân tích ngữ liệu dưới sự dẫn dắt của giáo viên. -Các bài tập đòi hỏi học sinh phải tìm tòi suy nghó, vận dụng những kiến thức đã học trong phần bài học để áp dụng vào bài tập. -Các tiết học Tiếng Việt nói chung và cụm bài về các biện pháp tu từ nói riêng cũng đều thể hiện đặc điểm đó. II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN . 1/Một số tác dụng của việc vân dụng quan điểm tích hợp khi dạy bài các kiểu tu từ . Ví dụ:Dạy bài “Điệp ngữ”. Khi giúp học sinh tìm hiểu khái niệm “ Điệp ngữ”, tác dụng của điệp ngữ và các dạng điệp ngữ thì các em sẽ được tìm hiểu một số khổ thơ, đoạn thơ ở các văn bản đã học trước đó như “ Tiếng gà trưa”, “ Sau phút chia li”. Việc tìm hiểu đó sẽ giúp học sinh không những hiểu một cách sâu sắc hơn ý nghóa của văn bản mà qua việc tìm hiểu tác dụng của điệp ngữ , các em biết vận dụng biện pháp tu từ này vào việc viết văn biểu cảm để làm nổi bật ý tạo cảm xúc cho người đọc và người nghe . Ngoài ra, biện pháp tu từ điệp ngữ còn giúp các em có thể vận dụng vào viết các loại văn bản chính luận để tăng sức thuyết phục. Ví dụ: Điệp ngữ vòng tròn trong đoạn thơ “ Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy / Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu./ Ngàn dâu xanh ngắt một màu./ Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai” có tác dung rất lớn trong việc bộc lộ cảm xúc. m tiết cuối câu trước được lặp lại thành âm tiết đầu của câu sau, và cứ thế nó giúp câu thơ liền nhau như đợt sóng, nó diễn tả được nỗi buồn miên man, dai dẳng và tăng tiến theo cấp số nhân của người chinh phụ sau khi tiễn chinh phu ra trận. Như vậy, tìm hiểu điệp ngữ, tác dụng của điệp ngữ không những giúp các em thấy được cái hay của việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong văn bản mà còn giúp các em có kỹ năng vận dụng biện pháp tu từ này vào trong các bài viết tập làm văn hoặc trong quá trình giao tiếp một cách hợp lý và có ý nghóa. 3 2. Các biện pháp dạy học chủ yếu: a, Tổ chức hoạt động học tập của học sinh: Hoạt động 1: Phân tích mẫu. Mẫu ở đây là ngữ liệu điển hình, ( Từ, câu, đoạn văn) được trích chủ yếu từ văn bản ở phân môn văn học, thể hiện đầy đủ đặc điểm của hiện tượng hay đơn vò ngôn ngữ dạy trong tiết học. Việc phân tích mẫu diễn ra theo trình tự các câu hỏi hoặc lệnh nêu trong SGK. Sau khi phân tích mẫu, giáo viên giúp cho học sinh tự rút ra kết luận ( Phần ghi nhớ). Ví dụ: Dạy biện pháp tu từ “Đòêp ngữ”, ( Phần I: Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ). Trước tiên giáo viên cho học sinh phân tích mẫu bằng cách tìm hiểu khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài “ Tiếng gà trưa” qua một hệ thống câu hỏi: + Trong các khổ thơ đó có từ ngữ nào được lặp đi lặp lại? +Việc lặp lại từ “nghe” từ “ vì” có tác dụng nhấn mạnh điều gì ? + Tìm các đoạn văn, đoạn thơ trong các văn bản đã học có chứa các từ ngữ được lặp lại nhiều lần? Việc lặp lại các từ đó có tác dụng gì? + Cách lặp lại nhiều lần các từ ngữ trong văn bản với một số tác dụng nào đó được gọi là phép đòêp ngữ.Vậy em hiểu thế nào là các điệp ngữ? Từ hệ thống câu hỏi đó, học sinh sẽ rút ra kết luận ( Phần ghi nhớ) Hoạt động 2: Hoạt động thực hành: Nhận diện hoặc phân tích giá trò biểu hiện của các phương tiện, các biện pháp tu từ đã học. Ví dụ: Sau khi học sinh hiểu được thế nào là điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ,giáo viên có thể đưa ra một vài ví dụ nằm ngoài văn bản để học sinh tìm điệp ngữ và tác dụng của biện pháp tu từ trong ví dụ đó . Ví dụ: Tìm điệp ngữ và nêu tác dụng của nó trong bài ca dao:“Anh đi anh đi anh nhớ quê nhà… hôm nao”.Ngoài ra giáoviên có thể đưa ra một số ví dụ khác để học sinh phân tích.Ví dụ: +Phân tích tác dụng của điệp ngữ trong đoạn”Tre giữ làng, giữ nước,giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín…Tre!Anh hùng lao động.Tre!Anh hùng chiến đấu.(Tre Việt Nam –Thép Mới). +Ngoài phép tu từ điệp ngữ,đoạn trích trên còn được sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó? - Trong quá trình tổ chức hoạt động thực hành luyện tập ,phải cần chú ý giải quyết các bài tập trong phần luyện tập . Đây là phần hết sức cần thiết trong giờ tiếng Việt . Qua việc giải quyết các bài tập , học sinh sẽ được khắc sâu hơn phần kiến thức đã học và có kó năng vận dụng một cách linh hoạt . -Một hoạt động cần kết hợp trong giờ học là hoạt động trao đổi, thuyết trình . Khuyến khích học sinh thực hiện theo các chiều quan hệ: Thầy → trò ; trò → thầy ; trò → trò .Có ba hình thức phổ biến để tổ chức hoạt động : làm việc độc lập , làm việc theo nhóm , làm việc theo lớp . 4 b) Giảng bài : Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh không có nghóa là loại trừ hoạt động giảng bài của giáo viên . Giáo viên đóng vai trò chủ đạo ,là ngưòi điều hành,hướng dẫn, còn học sinh là người chủ động tìm ra kiến thức . Giáo viên đònh hướng cách học giúp học sinh nhận xét ,phân tích tổng kết , phát biểu ý trong bài , liên hệ thực tế… c)Kiểm tra đánh giá : Có nhiều hình thức kiểm tra đánh giá . Đối với mỗi bài , giáo viên căn cứ vào yêu cầu cụ thể của bài học mà đònh hình thức kiểm tra đánh giá cho phù hợp : VD: kiểm tra trên phiếu học tập cá nhân , kiểm tra trên bảng phụ theo nhóm , kiểm tra trắc nghiệm …. 3/. Một số vấn đề cần lưu ý khi tổ chức các tiết dạy học các biện pháp tu từ theo hướng tích hợp và tích cực hóa vai trò của học sinh Để áp dụng phương pháp dạy học tích hợp , tích cực hoá vai trò hoạt động của học sinh trong giờ dạy học các biện pháp tu từ tiếng Việt một cách có hiệu quả , hai đối tượng cần đề cập đến thầy và trò. a/Đối với giáo viên: *Chuẩn bò :Một tiết học có thành công hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một điều kiện hết sức quan trọng là khâu chuẩn bò .Có thể vận dụng và lựa chọn các bước chuẩn bò sau : -Trước tiên giáo viên phải xác đònh mục tiêu cần đạt .Mục tiêu của bài học là cái đích hướng tới . Nó không những là yêu cầu cần đạt của một tiết dạy mà còn là thước đo kết quả , quá trình dạy học . - Xác đònh nội dung bài học và kiến thức trọng tâm .Giáo viên phải xác đònh rõ số lượng kiến thức cần cung cấp cho học sinh ở mỗi bài học , xác đònh đâu là kiến thức trọng tâm buộc học sinh phải nắm vững sau giờ học,do đó khi dạy sẽ dành cho kiến thức trọng tâm một lượng thời gian nhiều hơn để khắc sâu. -Để giúp học sinh lónh hội phần kiến thức đóù, giáo viên phải sử dụng câu hỏi thật phù hợp .Có thể chuẩn bò theo hệ thống câu hỏi có trong sách giáo khoa.Tuỳ theo đối tượng học sinh GV có thể tách nhỏ kiến thức câu hỏi để tìm hiểu hoặc soạn thêm các câu hỏi cho phù hợp. Tính phân hóa về mức độ kiến thức trong các câu hỏi hướng đến yêu cầu vừa sức, vừa kích thích tính tích cực, tìm tòi của học sinh. Tuy nhiên giáoviên nhất quyết không lựa chọn câu hỏi quá dễ hoặc quá khó . Trong quá trình thiết kế, giáo viên có thể linh hoạt sắp xếp lại hệ thống câu hỏi trong SGK cho lôgic với nội dung cần xác đònh của bài học. Tuỳ theo từng bài mà giáo viên lựa chọn hệ thống câu hỏi: Từ câu hỏi cụ thể phát hiện đến câu hỏi khái quát; Từ câu hỏi gợi mở đến câu hỏi nêu vấn đề; Câu hỏi tình huống; Câu hỏi tích hợp( Đối với câu hỏi này nhằm giúp học sinh tích hợp được nhiều kiến thức ở nhiều cấp độ khác nhau: Tích hợp gần – xa; Tích hợp dọc – ngang). Ví dụ: - Em hãy tìm một vài đoạn văn hoặc đoạn thơ trong văn bản đã học 5 có sử dụng phép điệp ngữ? -Ngoài phép điệp ngữ ra, đoạn văn( thơ) trên còn sử dụng biện pháp tu từ gì? Phép tu từ đó có tác dụng gì?. Để đảm bảo tính tích hợp, điều quan trọng là giáo viên phải biết tích hợp kiến thức bài học với nội dung kiến thức cũ và mới sao cho phù hợp- Không máy móc tích hợp quá nhiều khiến giờ học thành giờ ôn tập,học sinh sẽ không tập trung làm nổi bật nội dung cần đạt. - Một khâu cần chuẩn bò chu đáo góp phần không nhỏ cho sự thành công của giờ Tiếng Việt là phần chuẩn bò đồ dùng dạy học .Sử dụng đồ dùng là nguyên tắc bắt buộc với phương pháp dạy học theo SGK mới. Giáo viên cần chọn lựa, xác đònh xem cần phải có những đồ dùng nào, ghi nội dung gì, sử dụng lúc nào cho đạt hiệu quả. Giờ dạy về các biện pháp tu từ, đồ dùng thường là bảng phụ ghi các ví dụ mẫu; các ví dụ thực hành; bảng thực hành bài tập nhóm, phiếu bài tập cá nhân hoặc một số câu hỏi trắc nghiệm cuối giờ. Dù là đồ dùng sử dụng ở thời điểm nào cũng cần đảm bảo tính chính xác, tính khoa học và tính thẩm mó. -Chuẩn bò và lựa chọn phương pháp dạy học cũng là yếu tố cần thiết để giờ dạy đạt hiệu quả cao .Lựa chọn phương pháp, cách tổ chức và chọn lựa hình thức hoạt động cần phải được chuẩn bò kỹ càng . Để tổ chức tốt các tiết dạy –học về các biện pháp tu từ nói riêng và phân môn Tiếng Việt nói chung, phương pháp thường sử dụng là qui nạp và thực hành. Tổ chức cho học sinh thảo luận được coi là điểm mới trong hoạt động dạy – học của chương trình thay sách. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận theo bàn, nhóm…tùy thời gian và bài học mà bố trí sao cho phù hợp và hiệu quả. -Việc tiếp theo cần chuẩn bò đó là dự kiến một số tình huống có thể xảy ra trong giờ dạy- học liên quan đến kiến thức và cách xử lí, giải quyết hợp lí. Giáo viên có thể dự kiến trước những ý kiến không đồng nhất của học sinh, để chủ động xử lí tình huống sư phạm một cách linh hoạt. Nếu không có sự chuẩn bò trước, giáo viên sẽ lúng túng trong cách giải quyết những tình huống này. -Giáo viên cũng cần chuẩn bò câu hỏi hướng dẫn chuẩn bò bài cho giờ học sau. Hệ thống câu hỏi này giáo viên có thể kết hợp với câu hỏi trong SGK đồng thời có thêm một số câu hỏi khác cụ thểđể giúp học sinh tìm tòi, khám phá, lónh hội tri thức trong quá trình tự học. -Cuối cùng tất cả các vấn đề nêu trên cần phải được thực hiện đầy đủ trong giáo án. Cần sắp xếp thế nào để giáo án có đầy đủ nội dung, thể hòên rõ phương pháp, cách tổ chức các hoạt động của thầy và trò, tất cả đều phải đảm bảo tính chính xác và khoa học. *Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp: Sau khi đã chuẩn bò đầy đủ, chu đáo, giáo viên tiến hành tổ chức hoạt động dạy – học theo các bước qui đònh ( 4 bước). Trong mỗi giờ dạy, giáo viên phải đảm bảo: 6 -Nội dung kiến thức đầy đủ,đúng trọng tâm. -Trình bày kiến thức rõ ràng đảm bảo hệ thống . -Sắp xếp các mục phải khoa học, trình bày bảng đẹp, mang tính thẩm mó b/. Đối với học sinh: Để giờ học đạt kết quả, dễ dàng tiếp nhận kiến thức mới một cách tích cực, chủ động, bắt buộc học sinh phải chuẩn bò chu đáo bài mới ở nhà. Đối với bài học về các phép tu từ nói riêng và bài Tiếng Việt nói chung, học sinh cần thực hiện khâu chuẩn bò vừa theo sự hướng dẫn của giáo viên, vừa theo hệ thống của câu hỏi trong SGK. Học sinh phải đảm bảo các yêu cầu sau: Nắm vững các đơn vò kiến thức cũ đã học để làm cơ sở tìm hiểu bài mới. Ví dụ: Để học bài “ Hoán dụ” thì các em cần nắm vững kiến thức về so sánh, nhân hoá, ẩn dụ… Đồng thời các em phải đọc kỹ các câu hỏi nêu ra trong bài học ,nắm vững các văn bản đã học. Từ đó các em có thể thấy được tác dụng của các phép tu từ trong các văn bản mà giáo viên dùng làm ví dụ khai thác .Hơn thế nữa các em cần tìm hiểu, đọc thêm các tài liệu có liên quan để chuẩn bò ý kiến, nhận xét, đánh giá nhằm tiến hành thảo luận nhóm trong giờ học đạt hiệu quả. C. KẾT LUẬN: Trên đây là một số ý kiến về vấn đề dạy học nhóm bài các phép tu từ nói riêng và phân môn Tiếng Vòêt nói chung. Từ việc thay sách giáo khoa nhằm đảm bảo tính tích hợp-nhiệm vụ trọng tâm trong việc đổi mới hiện nay của bộ môn-bản thân tôi đã vận dụng và thực hiện phương pháp dạy học các biện pháp tu từ tiếng Việt theo hướng tích hợp như trên. Tuy nhiên đây là vấn đề vẫn còn mới mẻ và khó vì vậy chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Hy vọng giải pháp hữu ích này sẽ đóng góp một phần nhỏ vào phưong pháp dạy học bộ môn Ngữ văn ,nhất là phương pháp dạy cụm bài các phép tu từ trong tiếngViệt thuộc phân môn Tiếng Việt trong SGK Ngữ văn THCS. Hoà Ninh, tháng 12năm 2006 Người viết: Hoàng Thò Tám Trường THCS Hoà Ninh. 7 . khi tổ chức các tiết dạy học các biện pháp tu từ theo hướng tích hợp và tích cực hóa vai trò của học sinh Để áp dụng phương pháp dạy học tích hợp , tích cực hoá vai trò hoạt động của học sinh trong. đề dạy học các biện pháp tu từ tiếngViệt theo hưóng tích hợp nhằm tìm ra giải pháp hữu ích cho việc giảng dạy cụm bài về các phép tu từ thuộc phân môn TiếngViệt trong SGK Ngữ văn THCS. B. GIẢI. pháp dạy học các biện pháp tu từ tiếng Việt theo hướng tích hợp như trên. Tuy nhiên đây là vấn đề vẫn còn mới mẻ và khó vì vậy chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Hy vọng giải pháp hữu ích