Đoạn thơ nằm trong khúc ca thứ hai của lời bà mẹ dân tộc Tà-ôi ru con. Tiếng ru cất lên khi người mẹ đang đi tỉa bắp trên núi Ka-lưi. Đoạn thơ nằm trong khúc ca thứ hai của lời bà mẹ dân tộc Tà-ôi ru con. Tiếng ru cất lên khi người mẹ đang đi tỉa bắp trên núi Ka-lưi. Nhà thơ đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh thơ giàu sức biểu cảm. “Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ” Hai hình ảnh “lưng núi” - “lưng mẹ” tạo thành một cặp tương phản: “to” - “nhỏ”, thiên nhiên vĩ đại, sừng sững - con người nhỏ bé, yếu ớt. Hình ảnh ấy khiến ta như thấy cả khối núi nặng nề đang giáng xuống bờ lưng vốn đã oằn xuống vì vất vả, mệt nhọc của người mẹ. Câu thơ gợi những gian khổ trong công việc và đời sống của người mẹ Tà-ôi nơi núi rừng Tây Nguyên nắng lửa. Nhưng dẫu có gian khổ đến đâu, người mẹ vẫn không nguôi tình yêu thương, niềm hi vọng nơi đứa con bé nhỏ của mình: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” Nhà thơ đã sử dụng phép nhân hóa rất thành công. Mặt trời mang đến ánh sáng, hơi ấm, sự sống cho vạn vật. Nếu như mặt trời của bắp là mặt trời tự nhiên nằm ở trên đồi thì mặt trời của mẹ là em nằm trên lưng đó. Gọi con là mặt trời của mẹ để bày tỏ lòng yêu thương khôn tả: con là lẽ sống, là ánh sáng của đời mẹ. “Con nằm trên lưng” phía sau mẹ tỏa ánh sáng vào cuộc đời vốn nhiều nhọc nhằn cơ cực của mẹ để động viên mỗi bước mẹ đi, mỗi việc mẹ làm, mỗi lời mẹ nói. Lời thơ giản dị mà chan chứa cảm xúc biết bao. Trích: loigiaihay.com
Đoạn thơ nằm trong khúc ca thứ hai của lời bà mẹ dân tộc Tà-ôi ru con. Tiếng ru cất lên khi người mẹ đang đi tỉa bắp trên núi Kalưi. Đoạn thơ nằm trong khúc ca thứ hai của lời bà mẹ dân tộc Tà-ôi ru con. Tiếng ru cất lên khi người mẹ đang đi tỉa bắp trên núi Ka-lưi. Nhà thơ đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh thơ giàu sức biểu cảm. “Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ” Hai hình ảnh “lưng núi” - “lưng mẹ” tạo thành một cặp tương phản: “to” - “nhỏ”, thiên nhiên vĩ đại, sừng sững - con người nhỏ bé, yếu ớt. Hình ảnh ấy khiến ta như thấy cả khối núi nặng nề đang giáng xuống bờ lưng vốn đã oằn xuống vì vất vả, mệt nhọc của người mẹ. Câu thơ gợi những gian khổ trong công việc và đời sống của người mẹ Tà-ôi nơi núi rừng Tây Nguyên nắng lửa. Nhưng dẫu có gian khổ đến đâu, người mẹ vẫn không nguôi tình yêu thương, niềm hi vọng nơi đứa con bé nhỏ của mình: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” Nhà thơ đã sử dụng phép nhân hóa rất thành công. Mặt trời mang đến ánh sáng, hơi ấm, sự sống cho vạn vật. Nếu như mặt trời của bắp là mặt trời tự nhiên nằm ở trên đồi thì mặt trời của mẹ là em nằm trên lưng đó. Gọi con là mặt trời của mẹ để bày tỏ lòng yêu thương khôn tả: con là lẽ sống, là ánh sáng của đời mẹ. “Con nằm trên lưng” phía sau mẹ tỏa ánh sáng vào cuộc đời vốn nhiều nhọc nhằn cơ cực của mẹ để động viên mỗi bước mẹ đi, mỗi việc mẹ làm, mỗi lời mẹ nói. Lời thơ giản dị mà chan chứa cảm xúc biết bao. Trích: loigiaihay.com