Hướng phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ

23 9.2K 8
Hướng phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm Lời nói đầu Dạy học là một nghệ thuật. Để đạt được nghệ thuật đó, người giáo viên phải thực sự có tâm huyết, hết mình vì công việc dạy học, biến cái nghề thành bản nghiệp của mình. Có như vậy, người giáo viên mới có thể đào tạo được những thế hệ học trò xuất sắc và trưởng thành. Năm học 2008 – 2009 là năm thứ ba thực hiện cuộc vận động của Bộ Giáo dục: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Mặt khác, từ năm học 2005 - 2006 phòng Giáo dục & Đào tạo Từ Sơn đã tổ chức cho các trường coi thi chéo và chấm chéo để khảo sát chất lượng học sinh. Điều này đã phần nào khẳng định nền Giáo dục của Thị xã Từ Sơn là thực chất. Từ đó giúp các em học sinh xác định rõ về động cơ học tập của bản thân mình. Không những thế, Phòng Giáo dục & Đào tạo Từ Sơn còn thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề để giáo viên có thể trao đổi, học hỏi khinh nghiệm lẫn nhau nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục. Trường THCS Tương Giang là một đơn vị tiên tiến nhiều năm liền. Hoạt động dạy - học của trường đã đi vào nề nếp tốt và đã có chiều sâu. Chất lượng đại trà và tỉ lệ học sinh thi vào THPT của trường trong những năm gần đây đều đạt được kết quả cao. Mục tiêu của nhà trường là duy trì và phát huy kết quả đó. Là một người giáo viên, với lòng yêu nghề, tôi mong muốn góp một phần (dù rất nhỏ) của mình vào công tác giáo dục. Bản thân tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9. Đây là một công việc đòi hỏi phải có tinh thần trách nhiệm cao. Do vậy yêu cầu đặt ra cho tôi là phải thường xuyên tự bồi dưỡng bản thân mình, rèn luyện năng lực chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy học và hoàn thành chỉ tiêu mà nhà trường giao cho. Vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng của học sinh khi làm bài tập về phép tu từ từ vựng. Song do hạn chế về năng lực, lại là những suy nghĩ của cá nhân chắc hẳn không khỏi những khiếm khuyết, rất mong được sự đóng góp nhiệt tình của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang 1 Sáng kiến kinh nghiệm PHẦN MỘT : MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lí luận: Đất nước ta ngày càng phát triển về mọi mặt, vì thế việc tiếp cận thế giới là mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường THCS, tôi thiết nghĩ mỗi người giáo viên hãy tự bồi dưỡng cho mình một năng lực chuyên môn vững chắc để đem hết khả năng cũng như lòng nhiệt huyết của mình truyền đạt cho các thế hệ học trò. Có người đã từng nói: “Văn học giúp cho người ta đi tìm con người trong bản thân một con người”. Quả đúng như vậy bởi thông qua Văn học đã khơi gợi được một phần của đời sống tâm hồn trong các nhà văn. Đồng thời, khi độc giả soi mình vào tác phẩm của học là cả một khát vọng cháy bỏng muốn tìm đến với chân lí cuộc đời, với cái “chân - thiện - mĩ”. Môn Ngữ Văn là môn khoa học xã hội có tính giáo dục cao. Cụ thể môn học đã giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan cho học sinh, góp phần bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, xây dựng nhân cách con người mới. Không những vậy, môn Ngữ Văn còn giáo dục cho các em lòng yêu quê hương đất nước, yêu những con người lao động, giáo dục tinh thần làm chủ mình, có thái độ lao động xã hội chủ nghĩa. 2. Cở sở thực tiễn: Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ Văn, tôi luôn mong muốn mình có một phương pháp tối ưu, phù hợp, dễ hiểu để giúp các em tiếp thu kiến thức tốt và có hứng thú học tập bộ môn. Trong chương trình Ngữ Văn ở THCS, tôi nhận thấy mảng kiến thức về biện pháp tu từ từ vựng chiếm một vị trí lớn. Mặt khác, đây là mảng kiến thức rất khó, đòi hỏi kĩ năng phân tích, cảm nhận của học sinh. Trong nhiều năm gần đây, các đề thi tuyển sinh vào THPT, các đề thi học sinh giỏi đều không bỏ qua mảng kiến thức này. Chính vì vậy, năm học 2008 – 2009 tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Hướng phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ từ vựng”. II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang 2 Sáng kiến kinh nghiệm Vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy về phép tu từ từ vựng luôn là vấn đề nóng bỏng cần quan tâm đối với các nhà giáo dục. Vấn đề này đã có nhiều nhà nghiên cứu, bàn luận từ nhiều năm nay. Sách giáo viên, sách tham khảo đã đề cập rất nhiều đến giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ từ vựng. Tuy vậy, học sinh khi cảm nhận vẫn gặp phải những khó khăn. III. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA BÀI VIẾT: Trong bài viết này tôi mạnh dạn đưa ra những sáng kiến, nhằm nâng cao chất lượng của bộ môn Ngữ văn. Mặt khác, nó sẽ giúp cho học sinh nắm được các bước khi tiếp cận và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ từ vựng. IV. PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN: 1. Phương pháp khảo sát thống kê: Tôi đã thực hiện phương pháp này qua việc dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp. Sau đó tôi thống kê kết quả các tiết dạy về biện pháp tu từ. Từ đó tôi nắm được những cách dạy khác nhau của giáo viên và xem xét những nguyên nhân nào dẫn đến học sinh chưa hứng thú học tập, chưa nắm được cách làm, nhằm đề ra phương pháp tối ưu nhất để vận dụng sao có hiệu quả. 2. Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu: Từ kinh nghiệm thực tế, kết hợp với việc đọc, tìm hiểu tài liệu trong sách giáo khoa, sách giáo viên và một số sách tham khảo khác, tôi đã tổng hợp lại và đưa ra phương pháp tôi ưu nhất khi hướng dẫn học sinh làm bài tập về phép tu từ. 3. Phương pháp thực nghiệm: Tôi đã tiến hành soạn và giảng cho học sinh lớp 9 cách phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ từ vựng, để các em tích luỹ được vốn kiến thức và có kĩ năng khi làm bài thi tuyển sinh vào THPT. Sau đó, tôi cho học sinh làm bài kiểm tra để biết được kết quả tiếp thu bài của các em đạt đến mức độ nào. Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang 3 Sáng kiến kinh nghiệm PHẦN HAI: NỘI DUNG A. CÁC BÀI DẠY VỀ PHÉP TU TỪ TỪ VỰNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN Ở THCS: 1. Lớp 6: - So sánh - Nhân hoá - Ẩn dụ - Hoán dụ 2. Lớp 7: - Điệp ngữ - Chơi chữ 3. Lớp 8: - Nói quá - Nói giảm, nói tránh B. TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG I. SO SÁNH: 1. Khái niệm: So sánh là biện pháp tu từ đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hiện tượng có cùng nét tương đồng với nhau để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 2. Cấu tạo của phép so sánh: Thông thường cấu tạo đầy đủ của phép so sánh gồm có bốn yếu tố: a/ Vế A (vế được so sánh): b/ Phương diện so sánh c/ Từ so sánh d/ Vế B (vế dùng để so sánh) Ví dụ: “Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”. Vế A pd so sánh từ s 2 Vế B (Nguyễn Tuân) Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang 4 Sáng kiến kinh nghiệm Tuy nhiên, khi sử dụng, có thể vắng mặt một (một số) yếu tố nào đó. ví dụ 1: “Trẻ em như búp trên cành”. (Hồ Chí Minh) Vế A từ s 2 Vế B (Vắng mặt phương diện so sánh - gọi là so sánh chìm – làm cho người đọc có khả năng liên tưởng ở nhiều phương diện: tươi non, đầy sức sống, chứa chan hi vọng ) Ví dụ 2: Gái thương chồng đương đông buổi chợ Trai thương vợ nắng quái chiều hôm (Ca dao) (Vắng mặt cả phương diện so sánh và từ để so sánh). 3. Các kiểu so sánh: a/ So sánh ngang bằng: Mô hình : A là B Thể hiện bằng các từ so sánh: như, là, tựa Ví dụ: - “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” (Trần Quốc Minh) - Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa (Cảnh khuya - Hồ Chí Minh) b/ So sánh không ngang bằng (so sánh hơn kém). Mô hình: A chẳng bằng B So sánh thể hiện bằng các từ: hơn, chẳng bằng, kém, thua, hoặc các cụm từ: không bằng, không như Trong phép so sánh này, vế A và B chỉ những sự vật, sự việc tuy hơn kém nhau về một phương diện nào đó nhưng vẫn có nét tương đồng với nhau. Chính nét tương đồng này cho phép so sánh các sự vật, sự việc với nhau. Ví dụ: Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Đêm nay con ngủ giấc tròn Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang 5 Sáng kiến kinh nghiệm Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Mẹ - Trần Quốc Minh) 4. Tìm hiểu tác dụng của so sánh: - Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc: tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động, giúp người đọc (người nghe) dễ hình dung về sự vật, sự việc được miêu tả. - Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết: tạo ra những lối nói hàm súc, giúp người đọc (người nghe) dễ nắm bắt tư tưởng, tình cảm của người viết (người nói). II. NHÂN HOÁ: 1. Khái niệm: Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ và tình cảm như con người. 2. Các kiểu nhân hoá: a/ Dùng những từ vốn để chỉ hoạt động, tính chất, của người để miêu tả sự vật không phải là người: Ví dụ: - Trong truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”, Tô Hoài đã dùng rất nhiều các từ ngữ nhân hoá: “Tôi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiế sâu. cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại. Bởi vì quanh quẩn ai cũng quen thuộc mình cả. Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he.” - Hoặc trong bài “Mưa” của Trần Đăng Khoa: “Ông trời Mặc áo giáp đen Ra trận Muôn nghìn cây mía Múa gươm Kiến Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang 6 Sáng kiến kinh nghiệm Hành quân Đầy đường Cỏ gà rung tai Nghe Bụi tre Tần ngần Gỡ tóc Hàng bưởi Đu đưa Bế lũ con Đầu tròn Trọc lốc” b/ Dùng các từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật (cô, dì, chú, bác, cậu, mợ ) Ví dụ 1: “Có con chim vành khuyên nhỏ. Dáng trông thật ngoan ngoãn quá. Gọi “dạ” bảo “vâng”. Lễ phép ngoan nhất nhà. Chim gặp bác Chào Mào “chào bác”. Chim gặp cô Sơn Ca “chào cô” Chim gặp anh Chích Choè, “chào anh”. Chim gặp chị Sáo Nâu, “chào chị”. (Hoàng Vân, “Con chim vành khuyên”). Ví dụ 2: “Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ, khiễn mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên.” (“Dế Mèn phiêu lưu kí” – Tô Hoài). c/ Trò chuyện với sự vật, hô - gọi sự vật như trò chuyện với con người, hô - gọi con người: Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang 7 Sáng kiến kinh nghiệm Ví dụ: Núi cao chi lắm núi ơi ? Núi che mặt trời chẳng thấy người thương (Ca dao). 3. Lưu ý: Nhân hoá, ngoài tác dụng làm cho sự vật được miêu tả trở nên gần gũi với con người (như đã nêu trên), còn thường xuyên được sử dụng để làm phương tiện, làm cớ để con người giãi bày tâm sự. Ví dụ: Đêm qua ra đứng bờ ao Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ Buồn trông con nhện giăng tơ Nhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối ai? Buồn trông chênh chếch sao mai Sao ơi sao hỡi, nhớ ai sao mờ?. (Ca dao) Những lời gọi con nhện: “Nhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối ai ?”, gọi sao: “Sao ơi sao hỡi, nhớ ai sao mờ?” thực chất là nỗi niềm buồn nhớ, trông chờ của con người trong đêm khuya. III. ẨN DỤ: 1. Khái niệm: Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sự gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. 2. Các kiểu ẩn dụ: a/ Ẩn dụ hình thức: Ví dụ: Về thăm nhà Bác làng Sen Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng (Nguyễn Đức Mậu). Màu đỏ của hoa râm bụt với “lửa hồng” có hình thức giống nhau. b/ Ẩn dụ cách thức: Theo ví dụ trên: “thắp” chỉ sự nở hoa: giống nhau ở cách thức thực hiện. Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang 8 Sáng kiến kinh nghiệm c/ Ẩn dụ phẩm chất: Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm ( Minh Huệ) Người Cha là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ. Bác với người cha có những phẩm chất giống nhau (tuổi tác, tình thương yêu, sự chăm sóc chu đáo đối với con ) d/Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Ví dụ: “Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”. (Nguyễn Tuân) Sử dụng từ “giòn tan” để nói về “nắng” là có sự chuyển đổi cảm giác. 3. Cần phân biệt giữa ẩn dụ tu từ từ vựng với ẩn dụ từ vựng: a/ Giống nhau: Ẩn dụ từ vựng với ẩn dụ tu từ từ vựng đều là biện pháp chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau về một điểm nào đó giữa các sự vật, hiện tượng. b. Khác nhau: Ẩn dụ từ vựng - Không có sắc thái biểu cảm. Bên cạnh những ẩn dụ từ vựng như: chân núi, chân bàn, chân người còn có các ẩn dụ từ vựng hóa (ẩn dụ truyền thống). Ẩn dụ từ vựng hoá là những ẩn dụ, tuy vẫn còn tính hình tượng, nhưng do dùng nhiều nên đang chuyển thành cố định, có phần mòn sáo’ giá trị biểu cảm không cao. Ví dụ: Đỉnh cao nghệ thuật Cái nôi văn minh Ẩn dụ tu từ từ vựng - Có sức biểu cảm cao, tạo tính hàm súc và tính hình tượng cho câu văn, câu thơ. Đây là loại ẩn dụ gắn với cách thức sử dụng ngôn ngữ mang đậm dấu ấn của tác giả. - Ẩn dụ tu từ có mối quan hệ chặt chẽ với so sánh. Nhiều người cho rằng ẩn dụ là một loại so sánh ngầm, trong đó ẩn đi sự vật, sự việc được so sánh (vế A), phương diện so sánh, từ so sánh; chỉ còn lại sự vật, sự việc dùng để so sánh (vế B) Ví dụ: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng (Nguyễn Khoa Điềm) Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang 9 Sáng kiến kinh nghiệm IV. HOÁN DỤ: 1. Khái niệm: Hoán dụ là phép tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. 2. Các kiểu hoán dụ: a. Lấy bộ phận để gọi cái toàn thể: Ví dụ: Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Hoàng Trung Thông) Trong câu thơ trên, Hoàng Trung Thông đã dùng bàn tay (chỉ một bộ phận của cơ thể người) để biểu thị “người lao động”. b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng Ví dụ: Vì sao? Trái Đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh (Tố Hữu) Trái Đất (vật chứa đựng) biểu thị “đông đảo những người sống trên trái đất” (vật bị chứa đựng). c. Lấy đặc điểm, tính chất (dấu hiệu) của sự vật để chỉ sự vật Ví dụ: Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay (Tố Hữu) Câu thơ trên đã dùng “áo chàm” (y phục) để chỉ đồng bào Việt Bắc (thường mang y phục đó) d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng Ví dụ: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao (Ca dao) Đoàn Thị Thái Trường THCS Tương Giang 10 [...]... muối thấm dần trong thớ vỏ (Quê Hơng - Tế Hanh) - Biện pháp tu từ đợc sử dụng: + Nhân hoá (Chiếc thuyn im, nằm) + ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (nghe chất muối) - Phân tích giá trị biểu cảm của phép tu từ ẩn dụ: Chất muối phải đợc cảm nhận nhờ vị giác, trong câu thơ sự cảm nhận đó lại đợc chuyển sang nhờ sự cảm nhận bằng thính giác Chất muối của biển, hơng vị của biển nh thấm vào con ngời thành máu thịt Sau... hứng thú khi phân tích giá trị biểu cảm về phép tu từ từ vựng Dần dần kĩ năng phát hiện và cảm nhận của học sinh về phép tu từ từ cũng đợc nâng lên Để đề tài có thể phát huy đợc tác dụng tốt hơn, tôi rất cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các giáo viên trong tổ chuyên môn, sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo Trên đây là đôi điều suy nghĩ của cá nhân tôi trong quá trình giảng dạy về phép tu từ từ vựng Đó chỉ... lật đổ chính trị áp bức bất công của chế độ phong kiến Đi theo Đảng, họ đã thành công trong cuộc Cách mạng tháng Tám để giành lại độc lập Bài tập 7: Chỉ ra và phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ đợc sử dụng trong những trờng hợp sau a/ Gác kinh, viện sách đôi nơi Trong gang tấc lại gấp mời quan san (Truyện Kiều Nguyễn Du) Trong hai câu thơ tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nói quá ở... no? Gi cho ta liờn tng n iu gỡ? Qua ú, ta thy c tỡnh cm no ca tỏc gi? ) * Chú ý: Hớng phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ ẩn dụ Muốn phân tích đợc hình ảnh ẩn dụ, hiểu đợc cái hay, cái hàm súc của ẩn dụ, phải từ từ ngữ ẩn dụ (B) để tìm đến đợc A(sự vật, sự việc đợc so sánh) Qua đó ta thấy đợc tình cảm gì của tác giả đợc bộc lộ? Ví dụ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời... xuất xứ Bớc 2: Chỉ ra biện pháp tu từ đợc sử dụng trong đoạn thơ và gọi tên của biện pháp tu từ đó - Đoạn thơ sử dụng nổi bật hai biện pháp tu từ: + Liệt kê: Nơi nắng, nơi ma khí trời cũng khác + So sánh: Hai phía của dãy núi Trờng Sơn (có những nét khác nhau) đợc so sánh với ba hình ảnh: nh anh với em, nh Nam với Bắc, nh đông với tây một dải rừng liền. Bớc 3: Phân tích tác dụng Các phép liệt kê, so... Đó là tình yêu của ngời dân chài miền biển, đó là sự cảm nhận tinh tế của họ Qua đó ta thấy đợc tình yêu quê hơng tha thiết của nhà thơ Tế Hanh Bài tập 6: Phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ hoán dụ đợc sử dụng trong các trờng hợp sau: a) Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trớc Chỉ cần trong xe có một trái tim (Phạm Tiến Duật) Bớc 1: Đọc kĩ hai câu thơ, nắm đợc hoàn cảnh ra đời của bài thơ on... một ẩn dụ Tác giả đã dùng từ mặt trời để chỉ Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam - Ngời (nh mặt trời) soi sáng, dẫn đờng chỉ lối cho dân tộc ta thoát khỏi cuộc sống nô lệ tối tăm, đi tới tơng lai độc lập - tự do - hạnh phúc Qua đó ta thấy đợc tình cảm tôn kính của nhà thơ đối với Bác II VN DNG THC HNH: Bài tập 1: Chỉ ra và phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ nhân hoá đợc sử dụng... Trng THCS Tng Giang Sỏng kin kinh nghim giao hoà đồng cảm của con ngời với thiên nhiên, của thiên nhiên với con ngời Tóm lại, hai câu thơ nói riêng và bài thơ nói chung, đã thể hiện tình yêu thiên nhiên và ý chí nghị lực phi thờng của ngời chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh tù đầy Bài tập 5: Phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ đợc sử dụng trong những câu sau: a) Thuyền về có nhớ... thời tiết, khí hậu Mặc dù có sự khác biệt đó nhng tình cảm gắn bó nh tình anh em, nh một khối thống nhất của một đất nớc, nh một khối thống nhất của một hiện tợng thiên nhiên không thể tách rời (chia cắt) Đoạn thơ ca ngợi tình ngời, tình đồng đội, tình bạn chiến đấu chống Mỹ cứu nớc Bài tập 3: Chỉ ra và phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ đợc sử dụng trong hai câu thơ sau: on Th Thỏi 16 Trng... hiện tình yêu thiên nhiên, yêu dòng sông quê hơng của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo Bài tập 4: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đợc sử dụng trong hai câu thơ sau: Ngời ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ (Hồ Chí Minh) Trong hai câu thơ trên nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá Trăng là một hiện tợng vô tri vô giác đợc nhân hoá có hành động nhòm khe cửa để ngắm

Ngày đăng: 01/08/2014, 21:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan