1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội

28 351 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 250,5 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam cùng với những biến cố lịch sử là những bước thăng trầm của nền kinh tế thị trường. Những năm trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp thì việc sản xuất sản phẩm gì? ở đâu? và tiêu thụ như thế nào? lãi và lỗ đều do Nhà nước quản lý và gánh chịu nên đã tạo ra sự trì trệ trong quá trình sản xuất kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp. Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế quản lý theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Do đó, cơ chế quản lý kinh tế cũng chuyển từ cơ chế hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Vì vậy, các thành phần doanh nghiệp tiến hành sản xuất chịu sự tác động của quy luật giá trị, quy luật cung cầu. Sự đổi mới căn bản của cơ chế quản lý này bắt buộc các doanh nghiệp phải hạch toán chặt chẽ nghĩa là thực hiện nguyên tắc lấy thu bù chi và có lợi nhuận. Doanh nghiệp phải đảm bảo tự trang trải, tự phát triển, tự chịu trách nhiệm quyết định các vấn đề về phương hướng kinh doanh, phương án tổ chức kinh doanh. Khi nền kinh tế phát triển nhanh cả về quy mô lẫn tốc độ đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn quan tâm đến mọi hoạt động kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, chú trọng đến các chi phí bỏ ra, doanh số thu được và kết quả sản xuất kinh doanh. Mặt khác các doanh nghiệp phải hạch toán đầy đủ, chính xác và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ hạch toán. Trên cơ sở đó mới phân tích đánh giá được kết quả kinh doanh trong kỳ. Vì vậy, hạch toán kế toán nói chung và hạch toán kết quả kinh doanh nói riêng là vấn đề không thể thiếu được trong mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước các thử thách của nền kinh tế thị trường, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý nhất là quản lý tài 1 chính trong doanh nghiệp, phải dựa vào số liệu do kế toán cung cấp, áp dụng chế độ kế toán và phương pháp kế toán phù hợp với tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị mình để đưa ra những quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh, nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Báo cáo tổng hợp của em ngoài lời nói đầu và kết luận bao gồm 3 phần: Phần 1: Tổng quan về đặc điểm hinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Nhà nước một thành viên Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội Phần 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội 2 PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Tên công ty: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Đầu tư và phát triển Nông nghiệp Hà nội Tên viết tắt: Công ty Đầu tư và Phát triển Hà Nội Địa chỉ: số 136 Hồ Tùng Mậu – Thị trấn Cầu Diễn – Từ Liêm – Hà Nội Wrbsite: hadico.com.vn Email:hadico@hadico.com.vn Điện thoại: 0437643447 Fax: 0438370268 Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Đầu tư và phát triển Nông nghiệp Hà Nội là một doanh nghiệp trực thuộc UBND thành phố Hà Nội được chuyển đổi mô hình hoạt động theo Quyết định số 198/2007/QĐ-UB, ngày 23 tháng 11 năm 2007, về việc chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động công ty giống cây trồng Hà nội thành công ty TNHH Nhà nước một thành viên giống cây trồng Hà nội và đổi tên thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Đầu tư và phát triển Nông nghiệp Hà Nội theo Quyết định số 8354/QĐ-UB ngày 23 tháng 12 năm 2007 của UBND thành phố Hà Nội. Sau khi chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động, công ty đã nhanh chóng ổn định tổ chức, sản xuất kinh doanh phát triển. 3 1.2.Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty 1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ của công ty *Chức năng -Sản xuất, kinh doanh hạt giống, giống rau hoa quả, cây lâm nghiệp, cây môi trường và các nguyên liệu giống rau hoa quả, giống cây cảnh. -Kinh doanh xuất nhập khẩu các các loại giống cây trồng, vật tư nông nghiệp, thiết bị hàng hóa và nông sản thực phẩm. -Trồng trọt, chăn nuôi; -Nghiên cứu và chế biến nông sản, rau quả, thực phẩm; -Dịch vụ tư vấn về quy hoạch và thiết kế vườn hoa, cây cảnh, công viên, tư vấn đầu tư phát triển nông, lâm thủy sản; -Kinh doanh xuất nhập khẩu nông, lâm sản; -Đại lý và kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp, nông sản thực phẩm, vật tư thiết bị và hàng tiêu dùng; -Sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu dược liệu; -Sản xuất, chế biến các hàng lâm sản, đồ mộc, xuất nhập khẩu đồ thủ công mỹ nghệ; -Sản xuất các loại nước giải khát, nước hoa quả; -sản xuất kinh doanh các loại phân bón, các chế phẩm phục vụ sản xuất, lâm, ngư nghiệp; -Sử lý rác, sản xuất các chế phẩm xử lý môi trường; -Nuôi trổng thủy đặc sản, xuất nhập khẩu thủy sản; -Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà ăn uống; -Kinh doanh du lịch sinh thái, du lịch lữ hành, -Kinh doanh siêu thị văn phòng cho thuê; -Tổ chức hội thảo, hội chợ, triển lãm nông sản,hoa cây cảnh, hàng hóa dịch vụ khác; 4 -Trông giữ các phương tiện, cho thuê địa điểm đỗ xe; -Sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe máy, dịch vụ rửa xe; -Kinh doanh vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách; -Lập, quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng phát triển nhà, văn phòng cho thuê, Nhà nghỉ, khách sản, du lịch sinh thái và dịch vụ thương mại; -Tư vấn, lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư, thiết kế công trình kiến trúc, xây dựng dân dụng, giao thông thủy lợi, công trình điện, công trình công viên; -Xây dựng công trình dân dụng, thủy lợi,giao thông, điện, nước, san lấp mặt bằng; -Kinh doanh bất động sản; -Sản xuất vật liệu xây dựng; -Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị nông nghiệp và các loại máy móc, thiết bị thi công xây dựng; -kinh doanh các ngành hàng, vật tư, vật liệu xây dựng, trang bị nội ngoại thất và các hàng hóa tiêu dùng khác phục vụ đời sống và sản xuất; -Khai thác kinh doanh than, quặng; -Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu giầy dép; -Sản xuất và XNK bao bì PP, PE, in ấn các loại bao bi và đồ nhựa; -Thu mua, giết mổ gia súc, gia cầm; -Kinh doanh sản xuất gia súc, gia cầm và các loại sản phẩm chế biến nông sản, thực phẩm; -Đầu tư, tổ chức quản lý và kinh doanh chợ. *Nhiệm vụ 5 Nghiên cứu thị trường tiêu thụ thông qua việc khảo sát yêu cầu sở thích, thị hiếu khách hàng, nhu cầu về chất lượng, mẫu mã…nhằm đề xuất các giải pháp tổ chức cung ứng các sản phẩm thỏa mãn tốt nhất cho khách hàng. -Không ngừng cải tiến chất lượng, mẫu mã, phương thức tổ chức thị trường tiêu thụ nhằm nâng cao uy tín, thương hiệu công ty trên thương trường, thực hiện có hiệu quả nhất nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm. -Xây dựng cơ chế chính sách tiêu thụ sản phẩm, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị thành viên trong việc tổ chức thị trường tiêu thụ, tham mưu cho lãnh đạo trong việc chỉ đạo toàn bộ hệ thống tiêu thụ. 1.2.3.Đặc điểm quy trình công nghệ của công ty Khách hàng của doanh nghiệp thường là những ông chủ khó tính có yêu cầu cao về chất lượng. Có khi sản phẩm xuất khẩu bị kiểm tra về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá mức độ cho phép và không được xuất đi. Để đảm bảo uy tín và hoạt động kinh doanh được hiệu quả công ty đã sử dụng những thiết bị kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn Châu Âu. Ngoài ra thiết bị chế biến của công ty cũng phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Ví dụ như khi xuất khẩu ngô chưa qua chế biến thì công ty cũng cần phải đảm bảo độ ẩm thấp hơn mức tối đa có thể chấp nhận được, trong khi đó việc thu mua ngô từ các hộ nông dân khác nhau sẽ có phẩm chất khác nhau. Chính vì thế công ty cần phải thực hiện biện pháp phân loại chất lượng và sấy khô trước khi đem đi xuất khẩu. 1.3.Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty. 6 Bộ máy quản lý được tổ chức như sau: Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Bộ máy quản lý của doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng. Theo mô hình này bộ phận chức năng chỉ có quyền tham mưu mà không có quyền ra quyết định đối với bộ phận chỉ huy và các cấp lãnh đạo của tuyến. Tuy rằng ngày nay các trang thiết bị hiện đại như điện thoại, máy fax, máy in giúp cho việc quản lý trở nên đơn giản, nhanh chóng hơn. Nhưng nhược điểm của mô hình này là các bộ phận chức năng muốn ký giấy tờ phải được thừa lệnh của giám đốc dưới một mức độ nào đấy vẫn ảnh hưởng đến tiến độ hoạt động cũng như việc ra quyết định quản trị của toàn doanh nghiệp. Việc bố trí các tuyến thì doanh nghiệp tổ chức theo mô hình địa bàn kinh doanh. Theo mô hình này, các vùng địa dư trở thành cơ sở nền tảng cho việc nhóm các hoạt động của một tổ chức. Doanh nghiệp đã chia 7 P.GĐ P.Tổ chức hành chính P. Kế hoạch XNK P.Cung ứng thu mua P.Tài chính kế toán GĐ Nhà máy chế biến tinh bột sEắn Đắc Nông Văn phòng đại diện công ty tại TP HCM Văn phòng đại diện công ty tại Đắc Nông Văn phòng đại diện công ty tại miền trung Tây nguyên Văn phòng đại diện công ty tại Móng Cái - Quảng Ninh hoạt động của mình và thành lập các cơ sở sản xuất kinh doanh ở nhiều vùng địa lý khác nhau của đất nước. Việc này cho phép công ty đáp ứng được yêu cầu của khách hàng theo từng vùng miền và giảm được chi phí vận chuyển. Một cơ cấu theo địa dư cho phép kiểm soát tốt hơn việc thực hiện chức năng riêng biệt của mỗi tuyến. Thêm vào đó bộ phận chức năng của từng tuyến có thể tập trung vào việc phát triển hoạt động của tuyến mà họ tham gia công tác. Vì thế doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế về quy mô trong việc mua và phân phối, giảm bớt những vấn đề phối hợp và thông tin. Theo mô hình này, thị trường của doanh nghiệp không chỉ trên một địa bàn mà là trên các địa bàn khác nhau. Như vậy ưu điểm của mô hình này là có thể đề ra các nhiệm vụ và chương trình sản xuất theo đặc điểm nhu cầu của thị trường cụ thể; có thể tăng hoạt động của các bộ phận chức năng và hướng hoạt động này vào thị trường cụ thể; thuận tiện đào tạo cán bộ quản trị chung, am hiểu từng thị trường. Nhưng mô hình này còn chứa đựng các vấn đề như khó duy trì hoạt động thực tế trên chiều rộng của doanh nghiệp một cách nhất quán; đòi hỏi có nhiều cán bộ quản trị hơn; công việc có thể bị trùng lặp; khó duy trì việc đề ra quyết định và kiểm tra một cách tập trung. Ban giám đốc có nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo… và chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động của công ty. Các phòng ban chức năng thực hiện chức năng, nhiệm vụ do ban giám đốc giao cũng như do đặc điểm ngành nghề quy định. Các văn phòng đại diện là sự hiện diện của Công ty tại các địa phương. Các văn phòng đại diện hoạt động theo tất cả những nhiệm vụ, chức năng của Công ty. 1.4.Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty * Kết quả SXKD của Công ty trong 3 năm gần đây ( 2007-2009) 8 Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội là một đơn vị sản xuất kinh doanh khép kín bao gồm từ trồng, chăm sóc, quản lý, thu mua nguyên liệu và chế biến sản phẩm. Hoạt động sản xuất chính là công nghiệp, những năm trước đây việc sản xuất của Công ty tương đối tốt và ổn định nhưng mấy năm gần đây kết quả sản xuất của Công ty không cao có năm còn bị thua lỗ. * Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty bằng chỉ tiêu hiện vật. Biểu 1.1: Kết quả SXKD của Công ty bằng chỉ tiêu hiện vật ( 2007-2009) ĐVT: kg Năm 2007 2008 2009 Sản lượng TĐPT % Sản lượng TĐPT % Tồn 6.920 0 - 0 - - SX trong năm 355.774 460.618 129,47 648.200,5 140,72 135,095 Tiêu thụ trong năm 362.694 460.618 127 648.200,5 140,72 133,86 Qua biểu trên ta thấy tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè của Công ty có xu hướng tăng lên qua các năm trong giai đoạn 2007-2009. Điều này là dấu hiệu đáng mừng cho Công ty, nguyên nhân là do mấy năm gần đây chất lượng và số lượng NVL tăng lên, quản lý làm việc chặt chẽ hơn nên đã hạn chế được tình trạng thất thoát nguyên liệu chè búp tươi như những năm trước đây. Hơn nữa tay nghề của công nhân được nâng cao nên năng suất và chất lượng sản phẩm hoàn thành cao hơn. * Kết quả SXKD của Công ty bằng chỉ tiêu giá trị Qua bảng thống kê ta nhận thấy tình hình sản xuất của Công ty là kém hiệu quả, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm luôn âm. (năm 2007 âm 57.175.609đ; năm 2006 âm 573.818.861đ, năm 2009 âm 188.478.487đ). Qua tìm hiểu, phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng thua lỗ trên chúng tôi nhận thấy một số nguyên nhân sau: 9 - Chi phí giá bán là thấp qua các năm thì các chi phí đầu vào cho sản xuất thường xuyên tăng cao. Mặt khác, do mức trích khấu hao lớn theo khế ước trả nợ ngân hàng nên giá thành lại càng cao. Các chi phí bán hàng và chi phí QLDN cao làm sản xuất kinh doanh thua lỗ. Do các hoạt động sản xuất của Công ty đều hoạt động bằng vốn vay nên trong khi thu nhập từ hoạt động tài chính thấp thì các khoản về chi phí hoạt động tài chính lại cao, điều này cũng làm giảm lợi nhuận của Công ty, hơn nữa, các hoạt động tài chính không tách riêng mà lại được tính vào hoạt động sản xuất kinh doanh vì vậy sự thua lỗ của hoạt động tài chính có ảnh hưởng đến lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận từ hoạt động khác có nhưng không bù lại được số lỗ của hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt năm 2006 vẫn làm tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty âm tới 522.569.912đ 10 [...]... PHẦN 2 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIẾT ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NỒNG NGHIỆP HÀ NỘI 2.1 .Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung nên mọi công việc kế toán được thực hiện ở phòng kế toán của Công ty, từ việc thu thập chứng từ, ghi sổ đến lập báo cáo kế toán Mọi nhân viên kế toán được điều hành trực... ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHỆP HÀ NỘI 3.1 .Đánh giá tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Việc sử dụng phần mềm kế toán đã được thực hiện từ rất sớm, điều đó cho thấy công tác kế toán của công ty được quan tâm đáng kể từ lãnh đạo Đồng thời, việc sử dụng phần mềm khiến cho công việc của các kế toán thuận lợi hơn và tiết... với hình thức kế toán thủ công Bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ và linh hoạt Mặt khác, việc tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung có thể dễ dàng trong việc quản lý và điều hành hoạt động của kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị Trong bộ máy kế toán của Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đâu tư và phát triển Nông nghiệp Hà Nội, vai trò của kế toán trưởng và kế toán tổng hợp được đánh giá. .. tiếp từ một người lãnh đạo là trưởng phòng kế toán Phòng kế toán của Công ty có 8 người, mỗi người phụ trách một phần hành kế toán và có trách nhiệm theo dõi ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan Sơ đồ 1.4: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng Phó phòng kế toán Kiêm kế toán tổng hợp Kế toán tiền lương, BHXH, TSCĐ Ghi chú: Kế toán vật tư Kế toán thanh toán Kế toán ngân hàng... Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung được khái quát qua sơ đồ sau: Hiện nay, Công ty đang sử dụng phần mềm Fast Accounting 2005 để thực hiện công tác kế toán Phần mềm này làm giảm nhẹ công việc kế toán, phù hợp với doanh nghiệp lớn có tổ chức kế toán tư ng đối phức tạp như Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội Phần mềm kế toán Fast Accounting 2005... phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp: Có chức năng giúp việc, giảm bớt gánh nặng công việc cho kế toán trưởng Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu từ các bộ phận kế toán và lập các sổ sách báo cáo kế toán tổng hợp theo yêu cầu của kế toán trưởng - Kế toán thanh toán: Làm nhiệm vụ thanh toán với khách hàng trong quá trình giao dịch mua hàng, bán và thanh toán với cán bộ công nhân viên trong công ty - Kế toán. .. Phân hệ kế toán tổng hợp 17 - Phân hệ kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng - Phân hệ kế toán bán hàng và công nợ phải thu - Phân hệ kế toán mua hàng và công nợ phải trả - Phân hệ kế toán hàng tồn kho - Phân hệ kế toán chi phí và giá thành - Phân hệ báo cáo thuế Sơ đồ 04: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung Chứng từ kế toán Sổ Nhật ký đặc biệt SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI Sổ, thẻ kế toán. .. toán của Công ty do kế toán tổng hợp lập Cuối kỳ (quý, năm) kế toán tổng hợp tiến hành tổng hợp các số liệu mà kế toán các phần hành khác đã nhập vào máy trong kỳ Kế toán tổng hợp đăng nhập vào phần mềm kế toán Fast Accounting 2005 sau đó vào phân hệ Kế toán tổng hợp, thực hiện các bút toán phân bổ tự động 22 để phân bổ chi phí sản xuất chung, chi phí trích trước, … vào chi phí trong kỳ Sau đó kế toán. .. trực tiếp Quan hệ chức năng 12 Thủ quỹ Kế toán thành phẩm và tiêu thụ * Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán như sau: - Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ hoạt động có hiệu quả, chỉ đạo kiểm tra công tác nghiệp vụ của phòng kế toán Tổng hợp số liệu và tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả hoạt động kinh doanh và lập các báo cáo kế toán phục vụ cho quản... ít Hình thức kế toán Nhật ký chung cũng rất dễ vận dụng tin học vào công tác kế toán Hệ thống sổ kế toán của Công ty được tổ chức hợp lý, đảm bảo thực hiện dễ dàng chức năng ghi chép và hệ thống hoá số liệu ghi chép Hệ thống sổ kế toán hợp lý giúp cho Công ty tiết kiệm được lao động kế toán vì nó làm giảm được thời gian ghi sổ Việc Công ty áp dụng phần mềm kế toán Fast Accounting 2005 vào công tác kế . DOANH TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Tên công ty: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Đầu tư và. triển nông nghiệp Hà Nội Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội Phần 3: Một số đánh giá về tình hình. MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIẾT ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NỒNG NGHIỆP HÀ NỘI 2.1 .Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức

Ngày đăng: 17/04/2015, 08:30

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w