Chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010

32 836 0
Chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC A. 1 DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1: Quy mô và cơ cấu dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010 9 Bảng 2.2: Quy mô việc làm của nông thôn phân theo ngành kinh tế (2000-2010) 10 Bảng 2.3: Cơ cấu lao động nông thôn chia theo trình độ học vấn, 2000 – 2009 14 Bảng 2.4: Cơ cấu lao động nông thôn chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (2000- 2009) 14 Bảng 2.5: Chuyển dịch lao động trong nông nghiệpViệt Nam (2000 - 2010) 15 Bảng 3.1: Cơ cấu GDP theo giá thực tế (2000 - 2011) 17 Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng GDP (2000 - 2011) 18 Bảng 3.3: Tốc độ tăng năng suất lao động Việt Nam (2000 - 2011) 18 Bảng 3.4: Mô hình hồi qui giữa tốc độ tăng trưởng năng suất lao động nông nghiêp và tốc độ tăng tưởng lao động trong nông nghiệp của Việt Nam (1996-2011) 20 Bảng 3.5: Năng suất lao động (2000 – 2010) 22 Bảng 3.6: Năng suất lao động của Việt Nam so với một số nước trên thế giới (2000- 2011) 22 2 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động Việt Nam và cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế, giai đoạn 2000 – 2009 11 Biểu đồ 2.2: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam theo ngành kinh tế giai đoạn 2000 -2009 12 Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam (2001 – 2010) 19 3 BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ Nội dung Thực hiện Phần mở đầu Kiều Chương 1 Kiều Chương 2 Nhung + Hiền Chương 3 Hoài + Hoàng Kết luận Nhã + Ni Tổng hợp bài Nhã + Ni 4 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lao động là một trong những yếu tố đầu vào cùng với các yếu tố khác (vốn đầu tư, khoa học công nghệ) đóng vai trò quan trọng quyết định đến quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Nước ta có nguồn lao động dồi dào đặc biệt là nguồn lao động thuộc loạị trẻ, chất lượng dân trí và trình độ văn hoá của lực lượng lao động vào loại khá cao. Tuy nhiên trong thời gian qua chúng ta chưa phát huy được những tiềm năng đó phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, do cơ cấu lao động nước ta còn nhiều bất cập, chất lượng lao động còn thấp sự phân bố lao động vào các ngành vùng lãnh thổ còn bất hợp lí. Tính đến năm 2012 Việt Nam còn tới gần 63% lao động trong khu vực nông nghiệp, 13% trong khu vực công nghiệp và xây dựng và 24 % lao động trong khu vực dịch vụ. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời gian qua đã có những diễn biến tích cực, tuy nhiên năng suất lao động còn thấp, khả năng tích luỹ cho đầu tư phát triển còn ít, đời sống nhân dân chậm được cải thiện. Phân bố lao động còn có những bất hợp lí chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của mỗi vùng. Về chất lượng nguồn lao động tuy trình độ dân trí và trình độ văn hoá của lực lượng lao động nước ta vào loại khá cao nhưng về chất lượng lao động, số lao động được đào tạo, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật của nước ta còn quá thấp nhưng cơ cấu lại rất bất hợp lí. Hiện nay nước ta đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước với mục tiêu là đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Do vậy việc thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động là một trong những nhiệm vụ trung tâm mang tính chiến lược trong thời gian tới, nhằm tạo ra một cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế với chất lượng cao. Và đó cũng chính là lý do nhóm 1 chọn đề tài này để nghiên cứu: “Chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010”. 2. Mục tiêu nghiên cứu • Đánh giá mức độ chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. • Đánh giá tốc độ tăng trưởng năng suất lao động trong nông nghiệp của Việt Nam thời gian qua. • Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và hiệu quả năng suất lao động. 5 • Dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020. • Đề xuất khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tương nghiên cứu • Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp. • Đầu tư của Chính Phủ trong nông nghiệp. • Số lượng làm việc trong ngành nông nghiệp. • Diện tích đất nông nghiệp. • Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua. 4. Phạm vi nghiên cứu • Cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp. • Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và năng suất lao động trong ngành nông nghiệp. 5. Phương pháp nghiên cứu • Phương pháp thống kê. • Phương pháp tính toán, phân tích mô hình sau khi đã chạy Eview. • Phương pháp đánh giá và dự báo. • Phương pháp tổng hợp. 6. Nguồn số liệu • Bộ lao động thương binh xã hội. • Tổng cục thống kê. • Viện khoa học lao động và xã hội. • World bank (WB). • Bộ lao động thương binh xã hội. 7. Kết cấu của đề tài: gồm 4 chương Chương 1: Cơ sở lý thuyết Chương 2: Đánh giá tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động của Việt Nam trong giai đoạn 2000 -2010 Chương 3: Năng suất lao động nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6 1.1 Một số khái niệm chung 1.1.1 Cơ cấu lao động Cơ cấu lao động có thể hiểu là một phạm trù kinh tế tổng hợp, thể hiện tỷ lệ của từng bộ phận lao động nào đó chiếm trong tổng số, hoặc thể hiện sự so sánh của bộ phận lao động này so với bộ phận lao động khác. Cơ cấu lao động thường được dùng phổ biến là: Cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông thôn; Cơ cấu lao động chia theo giới tính, độ tuổi; Cơ cấu lao động chia theo vùng kinh tế; Cơ cấu lao động chia theo ngành kinh tế; Cơ cấu lao động chia theo trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật; Cơ cấu lao động chia theo trình độ có việc làm, thất nghiệp ở thành thị; Cơ cấu lao động chia theo thành phần kinh tế. 1.1.2 Chuyển dịch cơ cấu lao động Chuyển dịch cơ cấu lao động là việc chuyển cơ cấu lao động từ trạng thái này sang trạng thái khác, mà trạng thái ấy được quyết định bởi các bộ phận hợp thành và quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận ấy. Nội dung của chuyển dịch cơ cấu là cải tạo cơ cấu cũ lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp với mục tiêu kinh tế- xã hội đã xác định cho từng thời kỳ phát triển. Cơ cấu mới hình thành đến một lúc nào đó cũng trở nên lỗi thời lạc hậu và lại cần được thay thế bằng một cơ cấu mới. Quá trình thay thế đó được lặp đi lặp lại không ngừng theo thời gian. 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động 1.2.1 Các nhân tố khách quan • Sự phát triển của khoa học và công nghệ. • Sự đòi hỏi của nền kinh tế thị trường. • Xu thế toàn cầu hóa kinh tế thế giới. 1.2.2 Các nhân tố chủ quan • Các chính sách của Nhà nước. • Quy mô và số lượng cơ sở đào tạo nghề. • Định hướng nghề nghiệp của người lao động. 1.3 Ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu lao động • Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. • Giảm sức ép về việc làm, giảm sức ép về dòng từ nông thôn ra thành thị. • Nâng cao năng suất lao động, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. 7 • Khu vực phi nông nghiệp đòi hỏi nhiều nhân lực có trình độ thì lại thiếu trầm trọng, nên năng suất lao động trong các ngành này cũng bị thấp => chuyển dịch cơ cấu lao động. • Tạo nguồn nhân lực chất lượng cao => nâng cao khả năng cạnh tranh nền kinh tế. 1.4 Mô hình chuyển dịch cơ cấu lao động 1.4.1 Mô hình của Lewis Nhà kinh tế học W.Arthur Lewis đưa ra “Mô hình hai khu vực” lập luận về mối quan hệ giữa khu vực nông nghiệp và khu vực công nghiệp trong quá trình tăng trưởng của nền kinh tế, đồng thời đưa ra lý thuyết về chuyển dịch lao động giữa hai khu vực trên cơ sở lý luận về tiền công lao động ở góc độ thu nhập. Quá trình chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp là do thu nhập ở khu vực công nghiệp cao hơn. Mô hình Lewis giải thích tăng trưởng diễn ra do sự thay đổi cơ cấu kinh tế. Một nền kinh tế ban đầu chỉ bao gồm 1 khu vực nông nghiệp được chuyển thành nền kinh tế bao gồm 2 khu vực nông nghiệp và công nghiệp, trong đó khu vực công nghiệp đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mô hình Lewis cho thấy, tiền công lao động hay thu nhập là yếu tố rất quan trọng thúc đẩy chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp. Khi đánh giá mức độ bền vững của quá trình chuyển dịch lao động, cần phải xem xét kết quả về thu nhập mà nó đem lại cho người lao động. Nếu chuyển dịch lao động không đi kèm với mức thu nhập đảm bảo đời sống cho người lao động thì hiệu quả xã hội của nó còn thấp và thiếu tính bền vững. 1.4.2 Mô hình của Harry T.Oshima Năm 1989, nhà kinh tế học người Nhật Bản – Harry T.Oshima đưa ra lý thuyết về tăng trưởng và tạo việc làm ở các nước châu Á với mô hình phát triển 2 khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp theo 3 giai đoạn. • Giai đoạn đầu: tăng cường đầu tư mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp để tạo việc làm cho lao động thiếu việc làm ở khu vực nông nghiệp, cải thiện đời sống nông dân đồng thời để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho dân số tăng lên và xuất khẩu nông sản để có ngoại tệ nhập khẩu máy móc cho phát triển công nghiệp. 8 => Giai đoạn này được coi là giai đoạn nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp. • Giai đoạn hai: đẩy mạnh phát triển đồng thời cả 2 khu vực gồm phi nông nghiệp và nông nghiệp để tạo việc làm đầy đủ cho lao động ở cả hai khu vực => Đây có thể coi là giai đoạn “cất cánh” của nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp. • Giai đoạn ba: phát triển cả hai khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp theo chiều sâu, mở rộng áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, qua đó giảm cầu lao động và tăng sức cạnh tranh của các ngành kinh tế => Giai đoạn này có thể coi là giai đoạn nền kinh tế phát triển cơ bản dựa vào công nghiệp và dịch vụ, giai đoạn nền kinh tế công nghiệp và tiếp tục phát triển trở thành nền kinh tế tri thức. Mô hình này là một mô hình hữu ích để Việt Nam nghiên cứu vận dụng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững. 9 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM (2000 – 2010) 2.1 Khái quát về Việt Nam 2.1.1 Điều kiện tự nhiên  Vị trí địa lý: Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có diện tích 327.500 km2 với đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km, phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, phía Tây tiếp giáp với Lào và Campuchia; phía Đông giáp biển Đông.  Khí hậu: Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn. Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của đất liền. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không thuần nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt.  Thủy văn: Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 con sông dài trên 10 km). Hai sông lớn nhất ở Việt Nam là sông Hồng và sông Mê Công tạo nên hai vùng đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu. Hệ thống các sông suối hàng năm được bổ sung tới 310 tỷ m 3 nước.  Tài nguyên thiên nhiên: Đất ở Việt Nam rất đa dạng, có độ phì cao, thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp. Việt Nam có hệ thực vật phong phú, đa dạng (khoảng 14 600 loài thực vật). Thảm thực vật chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới, gồm các loại cây ưa ánh sáng, nhiệt độ lớn và độ ẩm cao. 2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội Những thành tựu như:  Kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ tăng tương đối khá, đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình • Tính ra trong mười năm 2001-2010, bình quân mỗi năm tổng sản phẩm trong nước tăng 7,26%, trong đó, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001-2005 tăng 7,51%/năm; Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 tăng 7,01%/năm. • Tổng thu nhập quốc gia (GNI) của nước ta năm 2000 mới đạt 30,8 tỷ USD với mức bình quân đầu người 396 USD; năm 2007 đạt 68,8 tỷ USD với 817 USD/người, nhưng đến năm 2008 đã tăng lên, đạt 86,7 tỷ USD, bình quân đầu người đạt 1018 USD; năm 2009 đạt 88,3 tỷ USD, bình quân đầu người đạt 1026,8 USD và ước tính năm 2010 đạt 96,8 tỷ USD, bình quân đầu người đạt 1113,6 USD. 10 [...]... suất lao động của khu vực dịch vụ đạt 3.16% một năm => tốc độ tăng năng suất khá nhanh và tăng đều qua các năm từ 200 1-2 010 Gia tăng năng suất lao động nông nghiệp trong giai đoạn trên là do:  Chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp Xét mô hình hồi qui giữa tốc độ tăng trưởng năng suất lao động nông nghiêp và tốc độ tăng tưởng lao động trong nông nghiệp của Việt. .. sau đây: Bảng 2.5: Chuyển dịch lao động trong nông nghiệpViệt Nam (2000 - 2010) Nguồn: Bộ lao động thương binh và xã hội Từ số liệu cho ta thấy nhìn chung lao động của nông nghiệp giảm hay là chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang ngành khác tăng, từ năm 2000 tới năm 2001 thì tỉ trọng lao động trong nông nghiệp trên lao động giảm gần 6% đồng nghĩa đã dịch chuyển được 6% lao động sang ngành khác, nhưng... chiếm 73,1% lực lượng lao động cả nước Biểu đồ 2.1: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động Việt Nam và cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế, giai đoạn 2000 – 2009 Nguồn: Viện khoa học lao động và xã hội Chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp theo ngành kinh tế trong giai đoạn 200 0- 2009, trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông thôn cũng đã có sự chuyển dịch ngày càng tích cực hơn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại... tăng trưởng của nông nghiệp trong những năm qua thấp so với tốc độ tăng trưởng của khu vực phi nông nghiệp, đặt biệt sụt giảm mạnh trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế => Chứng tỏ nông nghiệp là ngành chịu nhiều rủi ro 3.2 Năng suất lao động của khu vực nông nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn 200 0- 2010 3.2.1 Thành tựu Bảng 3.3: Tốc độ tăng năng suất lao động Việt Nam (2000 – 2011) Nguồn: Tổng hợp từ Tổng... để mở rộng sản xuất trong khu vực công nghiệp ngày càng tăng lên Vậy việc quá trình chuyển dịch lao động của Việt Nam từ ngành lao động sang ngành khác là đúng với quy luật tự nhiên quá trình đó đã làm giảm số lượng lao động ở khu vực nông thôn và tăng lao động ở khu vực đô thị vì ở đây có những ngành công nghiệp và dịch vụ thu hút lao động, thời gian chúng ta mở cửa là 1986 nhưng quá trình chuyển dịch. .. công nghiệp khu vực nông thôn đã tăng từ 16,75% năm 2000 lên 23,5% năm 2009 Trên cơ sở đó, đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội nông thôn mà biểu hiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng giảm và sử dụng hiệu quả lao động nông nghiệp; Trong khi ngày càng tăng thêm lao động làm công nghiệp, thương mại và dịch vụ 15 Biểu đồ 2.2: Xu hướng chuyển. .. 2.2: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam theo ngành kinh tế giai đoạn 2000 -2 009 Nguồn: Viện khoa học lao động và xã hội Trong giai đoạn 200 0- 2009, lao động nông nghiệp nông thôn nhìn chung đã giảm cả số lượng lẫn tỷ trọng.Mỗi năm có khoảng 145 ngàn lao động rút ra khỏi ngành nông nghiệp, tương đương với tốcđộ giảm khoảng 0,51%/năm Về tỷ trọng lao động nông nghiệp nông thôn đã giảm... http://luanvan.co/luan-van/de-tai-chuyen-dich-co-cau -lao- dong-vung-dong-bangsong-hong -giai- doan-201 1-2 01 5-1 0552/ 2 “Dân số và lao động , Tổng cục thống kê, xem tại: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=387&idmid=3&ItemID=12847 3 Đỗ Mai Thành (14/12/2012), “Về vấn đề đầu tư cho nông nghiệp hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, xem tại: http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/nong-nghiep-nong-thon/2012/19198/Vevan-de-dau-tu-cho-nong-nghiep-hien-nay.aspx... quát đóng góp của khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp vào GDP 200 0- 2010 Bảng 3.1: Cơ cấu GDP theo giá thực tế (2000 – 2011) Nguồn: Tổng cục thống kê Trung bình trong giai đoạn 2000 - 2011 kinh tế Việt Nam đạt mức 1218544 tỷ đồng mỗi năm, trong đó GDP của ngành nông nghiệp đạt 262531 tỷ đồng mỗi năm và GDP trong ngành phi nông đạt 956013 tỷ đồng Xét theo cơ cấu ngành: khu vực phi nông chiếm tỷ trọng... chiếm từ 13% đến 15% tổng số đầu tư mới của mỗi năm • Chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp trong giai đoạn trên còn chậm • Sản lượng nông nghiệp tăng trưởng kém bền vững và cạnh tranh thấp: tình trạng “cánh kéo giá” bất lợi cho sản xuất nông nghiệp diễn ra kéo dài trong nhiều năm Từ năm 2003 - 2005, giá vật tư nguyên liệu đầu vào của nông nghiệp tăng trung bình từ 2 - . Chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010 . 2. Mục tiêu nghiên cứu • Đánh giá mức độ chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi. chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020. • Đề xuất khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp ở Việt Nam. tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động của Việt Nam trong giai đoạn 2000 -2 010 Chương 3: Năng suất lao động nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6 1.1

Ngày đăng: 15/04/2015, 16:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bảng 2.1: Quy mô và cơ cấu dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010 9

  • A. PHẦN MỞ ĐẦU

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài

  • 2. Mục tiêu nghiên cứu

  • 3. Đối tương nghiên cứu

  • 4. Phạm vi nghiên cứu

  • 5. Phương pháp nghiên cứu

  • 7. Kết cấu của đề tài: gồm 4 chương

  • B. PHẦN NỘI DUNG

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

    • 1.1 Một số khái niệm chung

      • 1.1.1 Cơ cấu lao động

      • 1.1.2 Chuyển dịch cơ cấu lao động

      • 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động

        • 1.2.1 Các nhân tố khách quan

        • Sự phát triển của khoa học và công nghệ.

        • Sự đòi hỏi của nền kinh tế thị trường.

        • Xu thế toàn cầu hóa kinh tế thế giới.

        • 1.2.2 Các nhân tố chủ quan

        • Các chính sách của Nhà nước.

        • Quy mô và số lượng cơ sở đào tạo nghề.

        • Định hướng nghề nghiệp của người lao động.

        • 1.3 Ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu lao động

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan