Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 34 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
34
Dung lượng
478,5 KB
Nội dung
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁNH KẸO VÀ CÔNG TY BIBICA 1.1 Tổng quan thị trường bánh kẹo 1.1.1 Nhận định chung 1 1.1.2 Đặc điểm nghành bánh kẹo Việt Nam 1 1.1.3 Môi trường kinh doanh ngành bánh kẹo Việt Nam 2 1.1.3.1 Thị phần của các công ty trong ngành 2 1.1.3.2 Cạnh tranh của các DN trong nước với hàng nhập khẩu 2 1.1.3.3 Triển vọng ngành bánh kẹo 3 a) Triển vọng về doanh số và sản lượng bánh kẹo trong thời gian tới 3 b) Triển vọng về giá bánh kẹo 3 1.2 Giới thiệu công ty BiBiCa 3 1.2.1 Giới thiệu chung 3 1.2.2 Hoạt động kinh doanh 4 1.2.3 Nhận xét 4 1.2.3.1 Điểm nổi bật: 4 1.2.3.2 Khó khăn 5 1.3 Phân tích thị trường công ty Cổ phần bánh kẹo BiBiCa 5 CHƯƠNG 2: ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO CẦU VỀ BÁNH KẸO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA NĂM 2011 2.1. Các nhân tố ảnh hướng tới cầu thị trường bánh kẹo công ty BiBiCa 9 2.1.1 Tăng trưởng kinh tế và đặc điểm kinh tế 9 1 2.1.2 Dân số 9 2.1.3 Sở thích và xu hướng tiêu dùng sản phẩm trong năm 9 2.2. Kết quả phiếu điều tra và phân tích dữ liệu 10 2.2.1 Xác định hàm cầu bánh kẹo BiBiCa 10 2.2.2 Ước lượng hàm cầu bánh kẹo BiBiCa 13 2.2.3 Dự báo cầu về bánh kẹo công ty cổ phần BiBiCa trong năm 2011 14 CHƯƠNG 3: ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO HÀM SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA NĂM 2011 3.1 Ước lượng hàm sản xuất công ty BiBiCa năm 2011 18 3.2 Ước lượng chi phí công ty BiBiCa năm 2011 20 3.2.1 Các yếu tố tác động đến chi phí đầu vào 20 3.2.1.1 Giá của các nguyên vật liệu đầu vào 20 3.2.1.2 Chi phí của một số các yếu tố khác 21 3.2.3 Dự báo chi phí của công ty BiBiCa năm 2011 21 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO BIBICA 4.1 Thành tựu và thách thức của công ty Cổ phần BiBiCa 25 4.2 Mục tiêu phát triển của công ty 28 2 4.3 Đề xuất các chiến lược phát triển sản phẩm công ty 28 KẾT LUẬN 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31 PHỤ LỤC 32 3 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay trên thế giới ngành bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng ổn định (khoảng 2%/năm). Khu vực châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ tăng trưởng về doanh thu tiêu thụ bánh kẹo lớn nhất thế giới (14%). Riêng Việt Nam đã có những bước phát triển khá ổn định với tốc độ tăng trưởng ước tính đạt 7,3-7,5%/năm (theo tổ chức SIDA). Về thị phần phân phối, trong các siêu thị, bánh kẹo Việt Nam luôn chiếm khoảng 70%, bánh kẹo của các nước lân cận như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc chiếm khoảng 20% và bánh kẹo châu Âu chiếm khoảng 6 - 7%. Hòa nhập với xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa, nền kinh tế Việt Nam ngày càng có sự tăng trưởng tiến bộ, các doanh nghiệp phải đổi mới, xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể, lâu dài sao cho phù hợp với sự biến động trên thị trường nhằm tạo ra lợi nhuận cao nhất. Công ty Cổ phần Bibica đã sớm nhận ra tình hình tiêu thụ sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị, thông qua phân tích tình hình tiêu thụ nhà quản trị có thể ngày càng phát triển sản phẩm, nâng cao lợi nhuận. Do đó Công ty đã không ngừng xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn và đa dạng hóa các sản phẩm của mình để giữ vững vị trí là một trong Top Five Công ty bánh kẹo hàng đầu Việt Nam. Từ đó, nhóm 6 quyết định chọn công ty cổ phần bánh kẹo BiBiCa để thực hiện bài luận của mình. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁNH KẸO VÀ CÔNG TY BIBICA 1.1 Tổng quan thị trường bánh kẹo 1.1.1 Nhận định chung Hiện nay có 4 doanh nghiệp bánh kẹo (Bibica, Hải Hà, Kinh đô miền Bắc và Kinh đô miền Nam) niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Các doanh nghiệp này đã khẳng định được thương hiệu gắn với các dòng sản phẩm chủ lực của mình, cạnh tranh khá tôt với hàng ngoại nhập. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này đang phải đối mặt với việc chi phí sản xuất tăng cao trong khi giá bán tăng chậm để cạnh tranh, điều này có thể gây ảnh hưởng nhất định đến lợi nhuận doanh nghiệp Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng trong quy mô dân số với cơ cấu trẻ, bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam. 1.1.2 Đặc điểm nghành bánh kẹo Việt Nam Thứ nhất: Nguyên vật liệu đầu vào chính của ngành bánh kẹo bao gồm bột mì, đường, còn lại là sữa, trứng và các nguyên vật liệu khác. Trong đó, nguyên vật liệu phải nhập khẩu là bột mì (gần như toàn bộ), và đường (nhập 1 phần), hương liệu và 1 số chất phụ gia, chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành. Chính vì vậy sự biến động của giá bột mì, đường trên thị trường thế giới sẽ có những tác động nhất định đến giá thành của bánh kẹo. Thứ hai: Thị trường bánh kẹo Việt Nam có tính chất mùa vụ khá rõ nét. Sản lượng tiêu thụ thường tăng mạnh vào thời điểm từ tháng 8 Âm lịch (Tết Trung thu) đến Tết Nguyên Đán với các mặt hàng chủ lực mang hương vị truyền thống Việt Nam như bánh trung thu, kẹo cứng, mềm, bánh qui cao cấp, các loại mứt, hạt. Trong khi đó, sản lượng tiêu thu bánh kẹo khá chậm vào thời điểm sau Tết Nguyên đán và mùa hè do khí hậu nắng nóng. Thứ ba: Dây chuyền công nghệ sản xuất bánh kẹo của các doanh nghiệp khá hiện đại và đồng đều, đều được nhập khẩu từ các quốc gia nổi tiếng về sản xuất bánh kẹo như công nghệ cho bánh phủ socola (Hàn quốc), công nghệ bánh quy (Đan mạch, Anh, Nhật)… 5 Thứ tư: Việt Nam là một thị trường tiềm năng với tốc độ tăng trưởng cao (10- 12%) so với mức trung bình trong khu vực (3%) và trung bình của thế giới (1- 1,5%). Nguyên nhân là do, mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân của Việt Nam hiện nay vẫn khá thấp (1,8 kg/người/năm) so với trung bình của thế giới là 2,8kg/người/năm. 1.1.3 Môi trường kinh doanh ngành bánh kẹo Việt Nam 1.1.3.1 Thị phần của các công ty trong ngành Hiện nay, với 86 triệu dân, Việt Nam trở thành một thị trường tiêu thụ bánh kẹo khá tiềm năng không chỉ đối với doanh nghiệp trong nước mà cả các công ty nước ngoài. Theo ước tính, hiện có khoảng 30 doanh nghiệp trong nước, hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ và một số công ty nhập khẩu bánh kẹo nước ngoài đang tham gia thị trường. Các doanh nghiệp trong nước với một loạt các tên tuổi lớn như Kinh đô, Bibica, Hải Hà, Hữu Nghị, Orion Việt Nam ước tính chiếm tới 75-80% thị phần còn bánh kẹo ngoại nhập chỉ chiếm 20%-25%. Các doanh nghiệp trong nước ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng của mình trên thị trường với sự đa dạng trong sản phẩm (cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau), chất lượng khá tốt, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Trong khi đó, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đang dần dần bị thu hẹp về quy mô sản xuất do vốn ít, công nghệ lạc hậu, thiếu sự đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (Hình 1-1) 1.1.3.2 Cạnh tranh của các DN trong nước với hàng nhập khẩu Cách đây 10 năm, phần lớn bánh kẹo lưu thông trên thị trường nước ta đều là hàng của Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia nhập về. Tuy nhiên 7-8 năm trở lại đây, các thương hiệu bánh kẹo trong nước đã bắt đầu phát triển và khẳng định được tên tuổi tại thị trường nội địa lẫn xuất khẩu nhờ chât lượng tốt, giá thành ổn định hơn so với hàng nhập. Ưu thế của các doanh nghiệp trong nước có được là do: Thứ nhất: đa phần các sản phẩm trong nước đều có giá thấp hơn các sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu (chính ngạch) từ 10% - 20%. Thứ hai: Xét về góc độ chất lượng, sản phẩm trong nước hiện nay không hề thua kém so với sản phẩm nhập khẩu, thậm chí còn ngon hơn, nhờ trang bị dây chuyền thiết bị hiện đại nhập từ Nhật và châu Âu, sử dụng nguyên liệu bơ, sữa nhập khẩu từ New Zealand, Đan Mạch, Hà Lan… Đồng thời các doanh nghiệp áp dụng hầu hết các tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, ISO 9001-2010 vào quá trình sản xuất nên đã đáp ứng được thị trường xuất khẩu. 6 Thứ ba: Tỷ giá đang dần đóng vai trò khá quan trọng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu và giảm nhập khẩu lĩnh vực bánh kẹo. Với việc thực hiện phá giá nội tệ trong suốt thời gian vừa qua gây khó khăn cho các DN nhập khẩu và tạo cơ hội lớn cho các DN trong nước chiếm lĩnh thị trường nội địa, khẳng định thương hiệu của mình. Như vậy, trước những lợi thế về giá rẻ, về chất lượng và minh bạch về thông tin, nguồn gốc rõ ràng, bánh kẹo nội đang có ưu thế trong cuộc chiến giành thị phần. Nếu như những quy định về nhãn mác hàng hóa nhập khẩu được quản lý chặt chẽ hơn, ràng buộc nhiều hơn về việc dán tem nhập khẩu với các ghi chú bắt buộc phải có như đơn vị nhập khẩu, nơi sản xuất, hạn sử dụng, ngày sản xuất và tích cực chống nhập lậu dạng tiểu ngạch… thì bánh kẹo nội có thể sẽ tăng thị phần nhiều hơn ngay trên “sân nhà”. 1.1.3.3 Triển vọng ngành bánh kẹo a) Triển vọng về doanh số và sản lượng bánh kẹo trong thời gian tới Theo ước tính của BMI, sản lượng bánh kẹo tại Việt Nam năm 2008 vào khoảng 97.000 tấn, năm 2009 là 99.100 tấn đến năm 2010 sẽ đạt khoảng 100.400 tấn. Dự kiến tăng trưởng về doanh số năm 2011 là 10%, cao hơn so với con số 5,43% và 6,12% của năm 2009 và 2010 (2 năm này tăng trưởng thấp nhất là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu). (Hình 2) Bên cạnh tiêu dùng trong nước, triển vọng xuất khẩu bánh kẹo cũng khá sáng sủa trong thời gian tới. Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc của Việt Nam tháng 6/2010 đạt gần 28,42 triệu USD, chiếm 0,4% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng trong tháng, tăng 9,29% so với tháng trước, tăng 28,53% so với cùng tháng năm trước. b) Triển vọng về giá bánh kẹo Có thể thấy rằng, giá bánh kẹo tại Việt Nam ít biến động thường xuyên như các sản phẩm khác mà thường được giữ cố định trong một thời gian từ 3-6 tháng, và có xu hướng tăng lên chứ rất hiếm khi giảm xuống. Trong bối cảnh giá các nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu là đường và bột mì có xu hướng tăng cao vào cuối năm 2010 và đầu năm 2011, cộng với một số yếu tố khác nên nhiều khả năng giá bánh kẹo vụ Tết Nguyên đán 2011 sẽ tăng từ 10-15%. 1.2 Giới thiệu công ty BiBiCa 1.2.1 Giới thiệu chung 7 BBC tiền thân là Công ty bánh kẹo Biên Hòa, được thành lập năm 1998 từ việc cổ phần hóa 3 phân xưởng bánh, kẹo và nha thuộc Công Ty đường Biên Hòa. Năm 2007, Công ty bánh kẹo Biên Hòa chính thức đổi tên thành Công ty Cổ Phần Bibica. Hiện nay, BBC là thương hiệu lớn thứ 2, chỉ sau Kinh Đô, với khoảng 8% thị phần bánh kẹo trên cả nước. BBC đang chuyển dần hoạt động sản xuất kinh doanh của mình từ phục vụ phân khúc thị trường bình dân sang các loại bánh kẹo cao cấp và hướng tới xuất khẩu ra thị trường thế giới. 1.2.2 Hoạt động kinh doanh BBC là thương hiệu mạnh của ngành bánh kẹo trong nước, lớn thứ 2 sau Kinh Đô. Hiện nay công ty được chú ý bởi sự chuyển mình từ định vị phục vụ phân khúc bình dân và trung cấp sang phân khúc cao cấp với sự hỗ trợ mạnh mẽ của cổ đông chiến lược Lotte, một trong những doanh nghiệp bánh kẹo lớn nhất châu Á. Sự có mặt của Lotte trực tiếp điều hành hoạt động của BBC cũng hứa hẹn mang đến cho BBC sức mạnh cạnh tranh mới. Năm 2010 năng lực sản xuất của công ty sẽ tăng gấp đôi nhờ việc nhà máy Bibica Miền Đông giai đoạn 2, sản xuất bánh Chocopie đi vào hoạt động. Đây cũng là sản phẩm nổi tiếng của Lotte trên thị trường nước ngoài. Do vậy việc Lotte cam kết hỗ trợ BBC trong việc chuyển giao công nghệ, vận hành sản xuất, đến khâu marketing, phân phối và xuất khẩu sang nước ngoài dựa trên hệ thống phân phối sẵn có của Lotte giúp chúng ta có cơ sở tin tưởng vào khả năng thành công của dòng sản phẩm mới này cũng như các sản phẩm mới tiếp theo. Với chiến lược tái cơ cấu danh mục sản phẩm theo hướng hiệu quả hơn và đưa ra các sản phẩm mới cao cấp nhờ việc đầu tư mở rộng, tập trung phát triển bánh Pie, kẹo Deposit, và thực phẩm dinh dưỡng, thị phần của BBC được kỳ vọng sẽ gia tăng 3-5% mỗi năm. 1.2.3 Nhận xét 1.2.3.1 Điểm nổi bật: 8 - Với14 năm liền đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao, thương hiệu BBC đã khẳng định được vị thế của mình trên phân khúc thị trường bánh kẹo Việt Nam, được người tiêu dùng biết đến và tin tưởng. - Đối với nguồn nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là mặt hàng đường, BBC có lợi thế hơn các công ty khác trong cùng ngành vì có quan hệ mật thiết với công ty Đường Biên Hòa. Chính vì vậy, BBC nắm bắt khá kịp thời biến động ảnh hưởng tới giá đường, cũng như giảm thiểu đáng kể chi phí vận chuyển và lưu kho. - Hệ thống phân phối của BBC trải rộng khắp 64 tỉnh thành trên toàn quốc với trên 91 đại lý và trên 30.000 điểm bán lẻ. Điều này tạo cho các sản phẩm của BBC được biết đến ở khắp các vùng miền và địa phương. - Cho đến nay, trong quá trình thực hiện mục tiêu xã hội hóa chương trình dinh dưỡng Quốc gia, BBC là đơn vị duy nhất trong ngành bánh kẹo được Viện Dinh Dưỡng Việt Nam chọn làm đối tác hợp tác phát triển các sản phẩm dinh dưỡng và chức năng. Chính bởi vậy, các sản phẩm dinh dưỡng mang thương hiệu BBC được người tiêu dùng tin tưởng với chất lượng đã được đảm bảo và chứng thực. - Hơn nữa, với sự hậu thuẫn của đối tác chiến lược, và cũng là cổ đông lớn nhất, Lotte Confectionery từ quý 2/2008, BBC nhận được nhiều sự trợ giúp của Tập đoàn này về công nghệ, về tính chuyên nghiệp trong bán hàng, tiếp thị, nghiên cứu phát triển và quản lý tài chính. Hơn nữa, với sự trợ giúp của tập đoàn Lotte, BBC khá dễ dàng trong việc nhập khẩu sản phẩm của Lotte, cũng như xuất khẩu sản phẩm sang Hàn Quốc và sang các nước mà tập đoàn này có hệ thống kênh phân phối. - Dòng sản phẩm chocopie ra đời đang trở thành sản phẩm mũi nhọn của BBC với mục tiêu 2,7 triệu USD, tương đương với 40% sản lượng sản xuất dành cho xuất khẩu sang hơn 15 nước trong hệ thống phân phối hiện có của Tập đoàn Lotte. Với dòng sản phẩm này, Công ty đang hi vọng vào một sự đột phá mới về sản lượng tiêu thụ tại thị trường quốc tế cuả thương hiệu BBC. 1.2.3.2 Khó khăn: - Do hầu hết hệ thống máy móc công nghệ của BBC đều nhập khẩu từ nước ngoài, nên công ty đang phải gánh chịu rủi ro về tỷ giá khá lớn. Việc tăng lên của tỷ giá như giai đoạn vừa qua đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới chi phí khấu hao, dẫn tới tăng chi phí sản xuất và giảm lợi nhuận của của Công ty. 9 - Hiện nay, các sản phẩm của BBC đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các sản phẩm cùng loại và cán sản phẩm thay thế như trái cây, và nước uống trái cây. 1.3 Phân tích thị trường công ty Cổ phần bánh kẹo BiBiCa (Hình 1-3; Hình 1-4) Các công ty thuộc ngành sản xuất và chế biến bánh kẹo có hệ thống phân phối rất rộng chia làm ba kênh chính là đại lý phân phối, siêu thị và hệ thống bán lẻ….Trong đó KDC là công ty dẫn đầu với hơn 200 đại lý và 400,000 điểm bán lẻ trên cả nước, 25 cửa hàng Kinh Đô Bakery tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. BBC có khoảng 91 đại lý phân phối và 4,000 điểm bán lẻ; HHC có 100 đại lý phân phối tiêu thụ đến 90% sản lượng sản xuất hệ thống bán lẻ đang được xây dựng… Như vậy có thể thấy nhờ có hệ thống phân phối rộng rãi mà việc điều tiết giá của các đơn vị sản xuất đến tay người tiêu dùng được thuận lợi hơn và khống chế được việc thao túng giá của các đại lý trung gian. Áp lực từ phía nhà cung cấp Nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất có khá nhiều các nhà cung cấp trong và ngoài nước. Chỉ riêng có bột mì là nguyên liệu mà nước ta không sản xuất được (80% nhập khẩu từ nước ngoài) nên giá cả dễ bị biến động bởi giá thế giới và tỷ giá. Hiện nay BBC là công ty có lợi thế nhất về nguồn nguyên liệu khi có tiền thân là xưởng sản xuất bánh kẹo của công ty cổ phần đường Biên Hòa (BHS) nên đường nguyên liệu luôn được đảm bảo cung cấp ổn định. Một số công ty khác như VNM, các công ty bao bì trong nước cũng là nhà cung cấp nguyên liệu lớn cho các công ty bánh kẹo trong ngành. Đối thủ cạnh tranh Đối thủ lớn nhất đối với các công ty trong ngành hiện nay chính là các sản phẩm nhập ngoại. Trong một vài năm trở lại đây những công ty lớn trong nước như KDC, BBC hay HHC cũng liên tục đầu tư những dây chuyền sản xuất mới đưa chất lượng sản phẩm có thể so sánh với hàng nhập ngoại mà giá cả lại rẻ hơn rất nhiều lần. Tuy nhiên thị phần bánh kẹo nhập vẫn chiếm 30% thị phần trong nước 10 [...]... với công ty Kinh Đô, công ty bánh kẹo Hải Hà, công ty bánh kẹo Hải Châu 4.2 Mục tiêu phát triển của công ty - Tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu hàng năm 30% và lợi nhuận 20% so với năm trước - Tập trung phát triển thực phẩm dinh dưỡng gồm: Thực phẩm bổ sung vi chất và thực phẩm chức năng trở thành sản phẩm chiến lược của Bibica - Củng cố và phát triển hệ thống phân phối Công ty - Thị phần nội địa... biến đổi tăng mạnh khi công ty tăng sản lượng Tuy nhiên các nhà hoạch định cần căn cứ vào từng thời điểm để có thể quyết định mức sản lượng hợp lý đồng thời có thể hạn chế việc ứ đọng vốn mà vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách 29 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO BIBICA 4.1 Thành tựu và thách thức của công ty Cổ phần BiBiCa Một trong những công ty đầu ngành bánh kẹo... xu hướng, thị hiếu của người tiêu dùng ngày một gia tăng Trong ba công ty KDC, HHC và BBC mỗi công ty đều có một dòng sản phẩm thế mạnh riêng cho mình nên sự cạnh tranh hiện tại giữa các công ty này hiện nay không lớn Tuy nhiên với tốc độ gia tăng số lượng các công ty sản xuất cao như hiện nay thì cạnh tranh sẽ trở nên khó khăn hơn cho các công ty chưa có thương hiệu và thị phần nhỏ trên cả nước Đánh... lược phát triển sản phẩm công ty - Tập trung phát triển dòng sản phẩm cao cấp kẹo Deposite, bánh Pie và thực phẩm dinh dưỡng Đẩy mạnh các hoạt động marketing cho các dòng sản phẩm mới nhằm tạo vị thế dẫn đầu trong ngành hàng bánh kẹo - Phát triển thị trường nội địa của Bibica - Phát triển thị trường xuất khẩu - Công ty cũng cần mở rộng hệ thống phân phối của mình rộng khắp cả nước Tính đến nay Bibica. .. của Công ty, doanh thu tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, 42 nhà phân phối tại khu vực Đông Nam Bộ, 23 nhà phân phối tại khu vực miền Trung và 30 nhà phân phối tại khu vực miền Bắc Đến nay, sản từ xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 3% - 4% tổng doanh thu với sản phẩm xuất khẩu phần lớn là các sản phẩm nha - Công ty hiện có 108 nhà phân phối, trong đó 13 nhà phân phối phẩm của Công ty đã được tiêu thụ trên phạm... - Công ty luôn quan tâm nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng ở mọi độ tuổi nên đã không ngừng nghiên cứu để tung ra thị trường nhiều sản phẩm mới - Bibica ứng dụng công nghệ máy móc hiện đại vào sản xuất, đạt được hiệu quả trong việc tạo ra nhiều mặt hàng đạt chất lượng cao, làm không ngừng tăng doanh thu, khẳng định đuợc vị thế của công ty trên thị trường - Ngoài ra, công ty còn đầu tư nhiều hơn vào... phí công ty BiBiCa năm 2011 3.2.1 Các yếu tố tác động đến chi phí đầu vào 3.2.1.1 Giá của các nguyên vật liệu đầu vào Nguyên vật liệu đầu vào chính của ngành bánh kẹo bao gồm bột mì (X 1), đường và sữa (X2), trứng (X3) và các nguyên vật liệu khác (X 4) Trong đó, nguyên vật liệu phải nhập khẩu là bột mì (gần như toàn bộ), đường (nhập 1 phần), hương liệu và 1 số chất phụ gia, chiếm tỷ trọng khá lớn trong. .. sách marketing, công nghệ và nghiên cứu, phát triển sản phẩm Mạng lưới phân phối bao phủ rộng sẵn có của BBC kết hợp với công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm của một trong những nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu thế giới như Lotte sẽ là những cơ sở vững chắc giúp Bibica vượt lên những đối thủ của mình Trước đây, BBC vốn có thế mạnh truyền thống trong sản xuất kẹo; tuy nhiên sau khi đầu tư vào dây chuyền... Bibica mới chỉ có hơn 108 đại lý phân phối, còn rất khiêm tốn so với con số 200 đại lý của Kinh Đô Nếu như việc cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm giúp công ty có được niềm tin từ người tiêu dùng thì việc mở rộng đại lí sẽ tăng thị phần cho công ty - Hiện nay, thị trường chính của Công ty là khu vực miền Nam, chiếm 70% doanh thu của Công ty Khu vực miền Trung-Cao nguyên và khu vực miền Bắc có tỷ trọng... mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng đang dao động ở mức khá cao từ 13-19%, và mức lãi suất này khó có thể giảm xuống do tác động của cả yếu tố liên quan đến quy định nghiêm ngặt của NHNN nhằm đảm bảo tính an toàn của hệ thống ngân hàng và các yếu tố khách quan khác Trong khi chi phí nhân công thường được điều chỉnh hàng năm tùy thuộc vào lạm phát và mức tăng trưởng của từng doanh nghiệp sản . phí của công ty BiBiCa năm 2011 21 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO BIBICA 4.1 Thành tựu và thách thức của công ty Cổ phần BiBiCa 25 4.2 Mục tiêu phát. bánh kẹo công ty cổ phần BiBiCa trong năm 2011 14 CHƯƠNG 3: ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO HÀM SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA NĂM 2011 3.1 Ước lượng hàm sản xuất công ty BiBiCa năm. Công ty bánh kẹo hàng đầu Việt Nam. Từ đó, nhóm 6 quyết định chọn công ty cổ phần bánh kẹo BiBiCa để thực hiện bài luận của mình. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁNH KẸO VÀ CÔNG TY BIBICA 1.1