MỞ ĐẦU Ngày nay, dân số phát triển nhanh nên các nguồn tài nguyên thiên nhiên không đáp ứng đủ cho nhu cầu ngày càng lớn của con người. Do đó, để tồn tại và phát triển, con người đã phát minh ra rất nhiều thứ như: chất kích thích tăng trưởng cho thực vật và động vật, thuốc diệt sâu bọ, thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích ra hoa, đậu trái, phân bón hóa học, thực phẩm nhân tạo…Quá trình này đã góp phần rất lớn cho sự phát triển của xã hội. Nhưng bên cạnh đó một số người do chạy theo lợi nhuận đã lạm dụng sử dụng không đúng cách nên các lượng chất hóa học gây hại chưa kịp chuyển hóa hết nó vẫn còn lưu lại ngay trên thực phẩm để vào cơ thể con người. Chúng tích tụ lâu ngày trong cơ thể sinh ra nhiều căn bệnh nan y. Ngoài ra, môi trường sống của chúng ta ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải độc hại, tạo điều kiện thuận lợi cho vô số vi khuẩn gây bệnh...Do đó, yêu cầu đặt ra ngày càng cao đối với ngành dược là phải bào chế nhiều loại thuốc phục vụ nhu cầu chữa bệnh cho con người. Xu hướng hiện nay của ngành dược phẩm là hướng đến các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, vì chúng đem lại sức khỏe tốt cho con người và không gây phản ứng phụ như các sản phẩm tổng hợp. Vì vậy hướng nghiên cứu thảo dược, các loại cây có hoạt tính sinh học cao đang được nhiều người quan tâm.
LUẬN VĂN CAO HỌC MỞ ĐẦU Ngày nay, dân số phát triển nhanh nên các nguồn tài nguyên thiên nhiên không đáp ứng đủ cho nhu cầu ngày càng lớn của con người. Do đó, để tồn tại và phát triển, con người đã phát minh ra rất nhiều thứ như: chất kích thích tăng trưởng cho thực vật và động vật, thuốc diệt sâu bọ, thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích ra hoa, đậu trái, phân bón hóa học, thực phẩm nhân tạo…Quá trình này đã góp phần rất lớn cho sự phát triển của xã hội. Nhưng bên cạnh đó một số người do chạy theo lợi nhuận đã lạm dụng sử dụng không đúng cách nên các lượng chất hóa học gây hại chưa kịp chuyển hóa hết nó vẫn còn lưu lại ngay trên thực phẩm để vào cơ thể con người. Chúng tích tụ lâu ngày trong cơ thể sinh ra nhiều căn bệnh nan y. Ngoài ra, môi trường sống của chúng ta ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải độc hại, tạo điều kiện thuận lợi cho vô số vi khuẩn gây bệnh Do đó, yêu cầu đặt ra ngày càng cao đối với ngành dược là phải bào chế nhiều loại thuốc phục vụ nhu cầu chữa bệnh cho con người. Xu hướng hiện nay của ngành dược phẩm là hướng đến các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, vì chúng đem lại sức khỏe tốt cho con người và không gây phản ứng phụ như các sản phẩm tổng hợp. Vì vậy hướng nghiên cứu thảo dược, các loại cây có hoạt tính sinh học cao đang được nhiều người quan tâm. Theo một số tài liệu dân gian trên thế giới, cây mắm có những tác dụng dược liệu như: vỏ của nó dùng để làm thuốc trị ghẻ và chữa bệnh phong, chữa vết thương hoại thư, diệt chấy rận, chữa bệnh ghẻ lở, diệt giun sán và các động vật ký sinh khác. Nó còn có khả năng chữa bệnh ung thư. Trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu về cây mắm, nhưng rễ cây mắm lại ít được sự quan tâm nghiên cứu. Mặc khác đặc điểm đặc trưng của cây mắm là sống được trong môi trường nước mặn khắc nghiệt nhờ vào bộ rễ của nó. Vì các lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Khảo sát thành phần hóa học của rễ cây mắm (Avicennia marina)”. 1 LUẬN VĂN CAO HỌC CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY MẮM I. Phân loại khoa học 14 Tên khoa học: Avicennia. Tên Việt Nam: Mắm. Giới: Thực vật (Plantae). Ngành: Thực vật có hoa (Magnoliophyta). Lớp: Thực vật hai lá mầm (Magnoliopsida). Bộ: Hoa môi (Lamiales). Họ: Ôrô (Acanthaceae) hay mắm (Avicenniaceae). Chi: Mắm (Avicennia L.) Họ Avicenniaceae là một họ độc chi, chỉ có chi mắm (Avicennia) tức là họ mắm, chi mắm (Avicennia có nguồn gốc từ tên gọi bằng tiếng La tinh của tên nhà khoa học người Ba Tư Avicena (Abū ‘Alī al-Husayn ibn ‘Abd Allāh ibn Sīnā al- Balkhī). Hiện nay trên thế giới người ta đã thống kê và thấy rằng chi Avicennia là một tập hợp với khoảng trên 8 loài mắm. Vì chi mắm có sự đa dạng về chủng loại nên số lượng về các loài mắm là chưa rõ ràng. Trong chi mắm có sự góp mặt của các loài mắm với tên khoa học như sau: • Avicennia bicolor Standley. • Avicennia alba Blume. • Avicennia balanophora Stapf and Moldenke ex Molodenke. • Avicennia eucalyptifolia (Zipp. ex Miq.) Moldenke. • Avicennia africana Palisot de Beauvois. • Avicennia germinans (L.) Stearn. • Avicennia marina (Forsk.). Vierh. 2 LUẬN VĂN CAO HỌC • Avicennia lanata Ridley. • Avicennia officinalis L. • Avicennia schaueriana Stapf and Leechman ex Moldenke. Ở Việt Nam, có khoảng 4 loài mắm, đó là: Mắm quăn (Avicennia lanata Ridley). • Mắm lưỡi đồng hay mắm trắng (Avicennia alba Blume). • Mắm ổi (Avicennia marina (Forsk). Vierh.). • Mắm đen hay mắm râu (Avicennia officinalis L.). II. Đặc điểm của cây mắm 1,9,14 Mắm là một nhóm các loài cây thuộc rừng ngập mặn phân bố trong các vùng bờ biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Vòng đời của nó khoảng 30 năm. Sự phát triển tự nhiên của rừng ngập mặn bắt đầu bằng sự bám rễ và sinh sôi của loài mắm. Đặc điểm của cây mắm là có rễ đất và rễ phổi. Cây mắm có rễ phổi hình bút thẳng tắp vươn cao khỏi mặt nước ngập mặn để giúp cây trao đổi khí. Đây chính là biện pháp sinh tồn cho cây mắm trong điều kiện nền đất ngập mặn. Rễ phổi cũng là "kiến trúc" của thiên nhiên thích ứng để bảo vệ đất bồi. Vai trò lớn nhất của loài mắm là cố định đất, do bộ rễ được cấu trúc vững chắc ăn sâu xuống đất, nó có sức chịu đựng được sóng và gió, chịu được nước mặn ngập quanh năm. Mắm lại có trái trước khi rụng đã nẩy mầm cây con. Vì thế, khi trái mắm rụng chỉ trong một thời gian ngắn là nó có thể bám đất và phát triển. Chính hai đặc điểm này của cây mắm: rễ mắm và trái mắm mà làm cho cây mắm có thể nhanh chóng sinh sản, lớn lên và phát triển tốt ở vùng giáp ranh giữa đất và nước mặn. Mắm mọc ngay khi trái rụng xuống nước và bám trụ ở chỗ giữa đất và nước là điều kiện để giữ đất, giúp đất được bồi đắp và lấn dần thêm ra biển để lâu ngày trở thành rừng mắm. Do nước biển là nguồn nước mặn chủ yếu, các loài cây như cây mắm thải bớt lượng muối thừa bằng cách bài tiết muối ở mặt dưới của lá. 3 LUẬN VĂN CAO HỌC Mắm tái sinh và phát triển đến giai đoạn già cỗi thì suy vong nhường chỗ cho các cây khác như sú, dá, cóc, đước, tràm…Tùy loài, cây mắm có thể đạt đường kính gốc và chiều cao khác nhau, có loài đạt đường kính gốc 60 cm và chiều cao 30m. II.1 Các loài mắm thường gặp ở Việt Nam II.1.1 Mắm lưỡi đồng (Avicennia alba) • Hình dáng: cây gỗ, cao đến 20 m, đường kính 0,5 m, thân ít khi thẳng, với nhiều nhánh cong queo chỉ khá thẳng khi mọc lẫn với rừng đước, vỏ nâu nhạt đến xám đen, tròn, nhiều nốt sần. • Lá: lá đơn, mọc đối, phiến hình mác, thon, bầu dục, dài 5-7 cm, rộng 2,5-3 cm, đầu nhọn có khi tù, chân nêm, mặt dưới phủ lông màu trắng bạc, gân bên nổi rõ cả hai mặt, có tuyến tiết muối thưa ở cả mặt dưới và mặt trên, lá khô có màu đen ở mặt trên. • Rễ: rễ phổi hình đũa, thường phân đôi, rễ non lúc đầu phủ lông tơ, màu trắng xám, khi trưởng thành thì trơn và láng. • Hoa: hoa nhỏ 5-8 mm, vàng cam, tạo thành tán - gié ở ngọn, hoa từng cặp, lá bắc nhỏ, không cọng, đài ngắn, không rụng, 5 tai đài hình bầu dục, có 2 lõm, đài bằng nhau, vành đứng hình ống thẳng có 4 thùy bằng nhau, 4 tiểu nhị (2 dài, 2 ngắn), tua nhị ngắn và trơn, bao phấn có buồng song song, hình bầu dục, bầu nhụy hình bầu dục, hơi mịn ở đầu, có nhựa thơm, 4 buồng không hoàn toàn, 4 tiểu noãn tròn dài gắn ở đầu 1 trục, vòi nhụy ngắn khoảng 1 mm, trơn, đầu chẻ đôi. • Trái: trái là manh nang hình tim, phồng lên ở một bên làm mũi trái cong qua 1 bên, dài 2 cm, vỏ dày lông mịn, xanh lục, 1 hột, không phôi nhũ, chồi mầm mọc bên trong vỏ trước khi trái rụng với 2 lá mầm xanh, dày, trục rễ mầm có nhiều lông trắng. • Nơi sống: rừng ngập mặn Việt Nam (Cà Mau, Long Hải), Pakistan, Ấn Ðộ, Myanma, Philippin, Malaisia, Indonesia, Nouvelle Guinee, Saloman, Caroline Mắm lưỡi đồng là loại cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh, thuộc loại chịu đất kiềm, thích nghi với các loại đất (bùn, cát, sét) và các độ mặn của nước (mặn, lợ, ngọt), cho chồi gốc. Tại Cà Mau, cây trổ hoa vào đầu mùa mưa (4-6 dương lịch), cho trái vào cuối mùa mưa (9-11 dương lịch), vài giờ sau khi rụng, cây mầm hút nước lớn ra, làm vỡ lớp vỏ 4 LUẬN VĂN CAO HỌC trái bao ngoài, thường chiếm những diện tích mới bồi ven biển, nơi có mực thủy triều lên xuống hàng ngày Nói chung "đất bùn có nước triều lên xuống hàng ngày" là đất sinh trưởng, phát triển thích hợp của loài cây gỗ này. Tại Cà Mau, cây cao đến, 22-25 m với đường kính 15-20 cm. Hình 1: Thân, hoa, quả cây mắm lưỡi đồng (Avicennia alba) II.1.2 Mắm đen, mắm râu (Avicennia officinalis) Hình 2: Thân, hoa, quả cây mắm đen, mắm râu (Avicennia officinalis) • Hình dáng: cây cao 20 m, đường kính đến 0,7 m, thân hình trụ, tương đối suông, có khi thẳng tốt với thân trụ cao 6-10 m, cành non có lông tơ trơn, vỏ mỏng không nứt màu xám đen, rễ phổi hình đũa, thường chia đôi. • Lá: lá đơn, mọc đối, đầu tròn lúc cây còn nhỏ, sau có hình trứng ngược, dài 6- 8 cm, rộng 2,5-4 cm, chân nêm, bìa lá thường cuốn xuống, mặt trên xanh, trơn, mặt 5 LUẬN VĂN CAO HỌC dưới có lông rất mịn, sát, màu vàng hung; gân rõ, các đầu gân phụ cong ở đầu, nối với bìa, cuống lá trơn dài 0,5-1 cm. • Hoa: hoa nhỏ, 10 mm, vàng, có mùi thơm, hợp thành phát hoa kép dày ở ngọn, thường có 3 nhánh hoa, mỗi hoa có lá bắc phụ nhỏ hình bầu dục, có lông tơ; đài hoa không rụng, lớn, các tai đài bằng nhau, hình bầu dục, có lông trắng mịn ở dưới thấp, dài 5-6 mm, màu đen, vành hoa lớn, hình ống, dài bằng đài, màu vàng cam, ngoài trơn, dài 2-4 mm, dính ở dưới, trên có 4 thùy không bằng nhau rụng sớm; 4 tiểu nhị, bầu noãn hình nón, có lông trắng mịn; vòi nhụy hình sợi dài trắng, có lông rậm, đầu nhụy chẻ hai, uốn cong. • Trái: trái là manh nang hình trứng gốc tròn, đầu có mũi nhọn, dài 2-3 cm có khi đến 3,8 cm. Mầm xanh đỏ nhạt, vỏ đầy lông vàng mịn; 01 hột, không phôi nhũ, nẩy mầm trước khi trái rụng. • Nơi sống: rừng ngập mặn Việt Nam (Cà Mau, Long Hải), Pakistan, Ấn Ðộ, Myanma, Philippin, Malaysia, Indonesia, Nouvelle Guinee, Saloman, Caroline II.1.3 Mắm ổi (Avicennia marina) • Hình dáng: cây gỗ, cao đến 10 m với đường kính 0,5 m, nhánh thấp, tán rộng, cành non, có lông tơ màu trắng hay xám, thân ít khi thẳng, vỏ không nứt, màu trắng với lớp vỏ cóc có dạng phiến mỏng (giống như vỏ ổi). • Lá: lá đơn, mọc đối, phiến nguyên láng, mỏng, thường quăn queo, hình xoan, đầu nhọn hay tù, chân nêm, dài 3-5 cm, bìa nguyên, hơi dợn sóng và có lông ở gân phụ, cuống dài 0,5 cm, nhiều lông nhỏ. • Rễ: rễ phổi đứng. • Hoa: hoa vàng, to từ 5-8 mm, có mùi thơm mạnh, tạo thành tán ở ngọn, thường có 3 nhánh, lá bắc phụ hình bầu dục, lõm, tai đài không bằng nhau và có lông tơ, vành hình ống, ngắn hơn cánh, có thùy bằng nhau, dài 1-2 mm, tròn dài, 4 tiểu nhị: (2 dài, 2 ngắn), bầu nhụy hình trụ, tròn ở dưới, không vòi nhụy. • Trái: trái hình tim, dài 1,5-2 cm, vỏ màu vàng xanh, đầy lông mịn. • Nơi sống: rừng ngập mặn Việt Nam (Cà Ná, Phan rang, Ba Ngòi, Cà Mau, Bạc Liêu), Thái Lan, Indonesia, (Malabar, Malacca, Sumatra, Borneo, Java), Philippin, 6 LUẬN VĂN CAO HỌC Ai Cập, Soudan, Erythee, Somalie, Anglaise, Ả Rập, Celenres, Genobil, Socotra, Zanzibar, Kenila, Phi Châu, Bồ Ðào Nha, Pakistan, Ấn Ðộ, Myanma, Sơrilanca, Andaman, Trung Hoa (Hải Nam), Ðài Loan, Hồng Kông, Nhật (Ryukyu), Tân Tây Lan, Madagascar, Tại rừng ngập mặn Cà Mau, thường gặp loài này trên đất bồi đã dẽ chặt, dọc bờ biển ít ngập bởi nước triều, tạo thành quần thụ đơn thuần hoặc hỗn giao với các loài mắm đen (Avicennia officinalis), giá (Excoecaria agallocha) và dà quánh (Ceriop decandra); mắm ổi trổ bông vào tháng 10-12 dương lịch, cho trái mầm vào tháng 4-6 dương lịch. Chồi thân và chồi gốc dễ bị ánh nắng hủy hoại. Úc Châu Hình 3: Thân, hoa, quả cây mắm ổi (Avicennia marina) II.1.4 Mắm quăn (Avicennia lanata) Hình 4: Thân, hoa, quả cây mắm quăn (Avicennia lanata) 7 LUẬN VĂN CAO HỌC • Hình dáng: cây gỗ nhỏ, cao 5-10 m với nhiều cành, nhánh cong queo, rễ phổi đứng, hình đũa, mặt dưới phiến lá và chồi đầy lông màu vàng. • Hoa: hoa vàng cam, tạo thành phát hoa ngắn ở ngọn, hoa tứ phân với đài có rìa lông, dính ở dưới, trên phân làm 5 tai, 4 cánh hoa, rụng sớm. • Lá: lá đơn, mọc đối, phiến nguyên, láng, hình trứng, đầu nhọn, hơi cứng, mặt dưới cuống lá và gân chính đầy lông hình sao, hoe vàng, đặc biệt bìa thường quăn, cuống (bẹ) lá non có rìa lông (lá non màu nâu nhạt). • Trái: trái cao 1-1,5 cm, lông dày, màu vàng. • Nơi sống: cây ưa sáng và chịu đất kiềm, gặp ở rừng ngập mặn Vũng Tàu, Phan Rang (Ðầm Nại), Nha Trang với chiều cao đến 10 m, hiếm gặp tại rừng ngập mặn Cà Mau, cây trổ hoa vào tháng 7-8 dương lịch, cho trái mầm vào tháng 10-11 dương lịch. III. Công dụng chữa bệnh của cây mắm 9,13,26 Ngoài việc cung cấp gỗ là chính, cây mắm còn là cây dược liệu có thể chữa được một số bệnh cho con người. Trong dân gian, bài thuốc từ cây mắm mà chủ yếu là các cao trích từ thân, rễ, lá, hoa và quả của nó với các công dụng tùy thuộc vào mỗi loài mắm như sau: • Avicennia africana: chữa bệnh tưa miệng (ở trẻ em sơ sinh); bệnh nấm Candida (ở âm đạo của phụ nữ), chữa vết thương hoại thư, diệt chấy rận, chữa bệnh ghẻ lở, diệt giun sán và các động vật ký sinh khác; riêng vỏ của nó có thể chữa bệnh ung thư. • Avicennia alba: chữa các bệnh về da, khối u, lở loét, ung thư, chống sự sinh sản quá nhanh của động vật. • Avicennia ebracteatus: chữa những chỗ sưng lên dưới da do nhiễm trùng và sinh ra mủ, nhọt, riêng quả của nó có thể giải trừ chất độc khi bị rắn cắn. • Avicennia germinans: chữa bệnh ung thư, thấp khớp, đau họng, riêng lá và vỏ của nó có thể chữa bệnh viêm loét trong miệng. 8 LUẬN VĂN CAO HỌC • Avicennia marina: chữa bệnh thấp khớp, đậu mùa, lở loét, thân của nó có thể chữa bệnh ung thư. • Avicennia officinalis: chữa bệnh tưa miệng (ở trẻ em sơ sinh); làm thuốc kích thích tình dục, lợi tiểu, viêm gan (dùng lá và quả), dùng vỏ chữa bệnh phong. • Avicennia nitida: (vỏ và lá) chữa bệnh tưa miệng (ở trẻ em sơ sinh); bệnh nấm Candida (ở âm đạo của phụ nữ), chữa các bệnh về da, khối u, lở loét. • Avicennia tomentosa: (dùng thân và vỏ) chữa bệnh thấp khớp. IV. Tình hình nghiên cứu về cây mắm 10-13,15,17,19 Ngoài việc sử dụng cây mắm mà chủ yếu là các cao trích từ lá, thân, rễ để điều trị một số bệnh trong y học dân gian, ngày nay các nhà hóa học trên thế giới đã chiết xuất được nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng từ cây mắm như: flavonoid, steroid, terpenoid, iridoid,… IV.1 Terpenoid IV.1.1 Triterpenoid • Betulinic acid: Betulinic acid chiết xuất từ phần vỏ thân cây Avicennia officinalis. Công thức cấu tạo: 2 3 4 5 10 1 6 7 8 9 14 13 12 11 15 16 17 18 22 21 19 25 HO 24 26 23 20 30 CH 2 29 27 COOH 28 Tinh thể hình kim có màu trắng, kết tinh trong MeOH. Công thức phân tử: C 30 H 48 O 3. Khối lượng phân tử: 456,7g/mol. Điểm tan chảy: 316-318°C. 9 LUẬN VĂN CAO HỌC Betulinic acid được sử dụng để điều trị và phòng chống bệnh ung thư. • Betulinaldehyde: Betulinaldehyde chiết xuất từ phần vỏ thân cây Avicennia officinalis. Tinh thể hình kim có màu trắng, kết tinh trong MeOH. Công thức phân tử: C 30 H 48 O 2. Khối lượng phân tử: 440,7 g/mol. Điểm tan chảy: 188-190°C. Công thức cấu tạo: 2 3 4 5 10 1 6 7 8 9 14 13 12 11 15 16 17 18 22 21 19 25 HO 24 26 23 20 30 CH 2 29 27 CHO 28 Betulinaldehyde là chất có khả năng kháng khuẩn và ức chế kí sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum. IV.1.2 Diterpenoid • ent-(13S)-2,3-Seco-14-labden-2,8-olide-3-oic là một diterpenoid mới, nó được chiết xuất từ cây Avicennia officinalis. Công thức cấu tạo: HOOC O O OH 1 2 13 3 4 10 14 17 9 8 11 16 12 15 7 18 19 5 6 20 Kết tinh trong MeOH. Công thức phân tử: C 20 H 32 O 5. Khối lượng phân tử: 352 g/mol. 10 [...]... thí nghiệm Hóa Hữu cơ, Bộ môn Hóa, Khoa Khoa Học, trường Đại Học Cần Thơ , khu II, đường 3/2, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ Thời gian: từ ngày 02/2009 đến 10/2009 II Nguyên liệu Qua sự định danh của cô Nguyễn Thị Kim Huê, Bộ môn Sinh, Khoa Khoa Học, trường Đại Học Cần Thơ và đối chiếu với Cây cỏ Việt Nam - quyển II – Phạm Hoàng Hộ thì rễ mắm chúng tôi nghiên cứu là rễ của cây mắm ổi (Avicennia. .. VĂN CAO HỌC Thí nghiệm: Tiến hành thí nghiệm với cả ba thuốc thử trên thấy đều có xuất hiện kết tủa Kết luận: vỏ rễ mắm ổi có chứa tanin Như vậy, qua khảo sát sơ bộ thành phần hóa học nhận thấy: rễ mắm ổi có thể chứa những hợp chất như: flavonoid, tanin, coumarin, steroid, glycosid… Rễ chất từ IV Phân lập và tinh chế các hợp mắm tươi cao thô 3,6 kg IV.1 Điều chế các cao thô - Rửa sạch, tách lấy phần vỏ,... chỉ là loại cây chuyên cung cấp gỗ tạp mà còn là cây thuốc quý cần được bảo vệ và nghiên cứu sâu hơn Tuy nhiên, ở Việt Nam, nguồn dược liệu từ cây mắm ít được chú ý quan tâm Do đó, các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực hóa học về cây mắm ở Việt Nam là thực sự rất cần thiết 12 LUẬN VĂN CAO HỌC CHƯƠNG II: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I Nội dung nghiên cứu Các nội dung khảo sát nghiên... nghiên cứu là rễ của cây mắm ổi (Avicennia marina Forsk.).Vierh) 26 LUẬN VĂN CAO HỌC Hình 5: Thân, hoa, quả cây mắm ổi (Avicennia marina) tại Bạc Liêu I.1 Thu hái nguyên liệu Nguyên liệu gồm rễ phổi của cây mắm ổi trồng tại ven biển ấp Nhà Mát, xã Hiệp Thành, thị xã Bạc Liêu vào tháng 03/2008 I.2 Xử lý nguyên liệu Mẫu rễ cây thu hái về được rửa, tách lấy vỏ, xắt thật nhỏ và phơi khô, sau đó cho vào túi... tách ly các chất - Ống mao quản… III.2 Hóa chất Để khảo sát thành phần hóa học của rễ mắm cần sử dụng những dung môi cũng như các hóa chất khác như: cồn 96° (Ethanol 96°) để ngâm nguyên liệu, petroleum ether, ethyl acetate, n-buthanol, methanol, acetone, chloroform (nhưng hạn chế sử dụng vì đây là loại dung môi cực độc), nước cất, silica gel,… 25 LUẬN VĂN CAO HỌC CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM I Địa điểm... trở đi chúng có sự thay đổi lớn về hình thái và chức năng của các đôi phần phụ Đôi râu II mất đi chức năng vận động và lọc thức ăn và chuyển sang biệt hóa giới tính Ở con đực, đôi râu II phát triển thành đôi càng lớn dùng để bám vào con cái khi cặp đôi, trong khi râu II của con cái biệt hóa thành phần phụ cảm giác Các chân ngực được biệt hóa thành ba bộ phận chức năng: đốt gốc và nhánh trong làm nhiệm... 100(Ao–Ac)/Ao Trong đó, Q: là phần trăm giảm của DPPH Ao: là độ hấp thụ quang của thuốc thử ở bước sóng xác định (nm) Ac: là độ hấp thụ quang của chuẩn độ hấp thụ quang của methanol ở bước sóng xác định (nm) Dựa vào kết quả phần trăm giảm của DPPH của chuẩn xây dựng đường tuyến tính giữa nồng độ chuẩn và mật độ quang • Phương pháp đo mẫu Ống nghiệm Mẫu Dịch DPPH 18 Methanol LUẬN VĂN CAO HỌC Ống thử thật 0,1... Felling A, B Kết luận: Cả 2 phản ứng đều dương tính, trong vỏ rễ mắm ổi có chứa các hợp chất glycosid III.5 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất saponin II.5.1 Tính chất tạo bọt của saponin Tạo bọt là một đặc trưng của saponin, nên đây là một trong những phương pháp chính xác định tính sự hiện diện của saponin III.5.2 Thử định tính saponin Bột cây (1 g), ethanol (5 mL), đun cách thủy 5 phút, lọc lấy dịch... những năm 1960 Cây mắm phân bố ở các vùng bờ biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, nó đã trở thành nguồn dược liệu quý cho cư dân ở các vùng này Cây mắm ở các nước trên thế giới như Thái Lan, Indonesia, Philippin, Ấn Ðộ, Myanma, Trung Quốc, Hồng Kông,…điều được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu chiết xuất ra các hợp chất có hoạt tính sinh học cao, được sử dụng trong điều trị bệnh Cho nên, cây mắm không phải... chiết xuất từ cây Avicennia marina Công thức cấu tạo: COOH O HO O HO O O OH O OH Chất dạng bột, không màu Công thức phân tử: C27H33O11 11 LUẬN VĂN CAO HỌC Khối lượng phân tử: 533,1 g/mol Điểm tan chảy: 149-150°C 2'-O-(5-Phenyl-2E,4E-pentadienoyl)-mussaenosidic acid có tính kháng oxy hóa, được sử dụng để chữa các bệnh về da IV.3 Những vấn đề quan tâm về cây mắm Cây mắm đã được các nhà khoa học quan tâm . tài Khảo sát thành phần hóa học của rễ cây mắm (Avicennia marina) . 1 LUẬN VĂN CAO HỌC CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY MẮM I. Phân loại khoa học 14 Tên khoa học: Avicennia. Tên Việt Nam: Mắm. Giới:. Ridley). • Mắm lưỡi đồng hay mắm trắng (Avicennia alba Blume). • Mắm ổi (Avicennia marina (Forsk). Vierh.). • Mắm đen hay mắm râu (Avicennia officinalis L.). II. Đặc điểm của cây mắm 1,9,14 Mắm là. loài mắm. Đặc điểm của cây mắm là có rễ đất và rễ phổi. Cây mắm có rễ phổi hình bút thẳng tắp vươn cao khỏi mặt nước ngập mặn để giúp cây trao đổi khí. Đây chính là biện pháp sinh tồn cho cây mắm