III.2 Hoạt tính chống oxy hóa

Một phần của tài liệu Khảo sát thành phần hóa học của rễ cây mắm (avicennia marina) (Trang 64)

III. Kết quả thử hoạt tính sinh học

III.2 Hoạt tính chống oxy hóa

Bảng 18: Kết quả thử hoạt tính chống oxy hóa của các chất Số thứ tự Ký hiệu mẫu Nồng độ mẫu (μg/mL) SC% SC50 (μg/mL) Kết quả 1 Chứng (+) 50 74,5±0,2 26,19 Dương tính 2 Chứng (-) - 0,0±0,0 - Âm tính 3 PHUOC-TR-01 50 0,84±0,0 - Âm tính 4 PHUOC-TR-02 50 83,59±0,2 19,9 Dương tính 5 PHUOC-TR-03 50 90,21±0,2 14,21 Dương tính

Nhận xét: PHUOC-TR-01 không có hoạt tính chống oxy hóa, PHUOC-TR-02 và PHUOC-TR-03 đều có hoạt tính chống oxy hóa.

KẾT LUẬN

Trong thời gian nghiên cứu thành phần hóa học của phần vỏ rễ cây mắm ổi tại Bạc Liêu chúng tôi thu được những kết quả sau:

1. Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học hữu cơ cho thấy: phần vỏ rễ cây mắm ổi tại Bạc Liêu có chứa các hợp chất: coumarin, flavonoid, glycosid, tannin, steroid, triterpenoid…

2. Từ cao petroleum ether của phần vỏ rễ cây mắm ổi (cao PE) chúng tôi cô lập được hai chất tinh khiết là: Lupeol (PHUOC-TR-01), stigmasterol (PHUOC-TR-04).

3. Từ cao ethyl acetate của phần vỏ rễ cây mắm ổi (cao EtOAc) chúng tôi cô lập được hai chất tinh khiết là: Kaemferol (PHUOC-TR-02) và esculetin (PHUOC-TR- 03).

Lần đầu tiên, chất kaemferol và chất esculetin được tìm thấy trong vỏ rễ cây mắm.

4. Đã thử hoạt tính kháng ung thư sơ bộ trên cao ethyl acetate và 2 chất PHUOC-TR-02, PHUOC-TR-03 theo phương pháp thử nghiệm độc tính trên Brine Shrimp đều cho kết quả dương tính.

PHUOC-TR-01, PHUOC-TR-02 và PHUOC-TR-03 thì PHUOC-TR-02 và PHUOC-TR-03 đều có hoạt tính chống oxy hóa.

KIẾN NGHỊ

Cây mắm ở Việt Nam là loài cây có ý nghĩa sinh học rất quan trọng trong hệ sinh thái rừng ngập mặn. Nhưng trong lĩnh vực hóa học, y học thì cây mắm ít được các nhà khoa học đầu tư nghiên cứu. Với kết quả thu được từ thực nghiệm nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi hy vọng trong tương lai cây mắm Việt Nam sẽ được các nhà hoá học về hợp chất tự nhiên tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa.

Giới hạn của đề tài là chỉ nghiên cứu phần vỏ của rễ mắm ổi nên chúng ta cần nghiên cứu tiếp các phần còn lại của cây mắm ổi và các cây mắm khác.

Do thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng tôi chỉ nghiên cứu 1 vài phân đoạn nhỏ của cao petroleum ether và cao ethyl acetate. Qua việc TLC mỗi phân đoạn rửa giải cột sắc ký, chúng tôi nhận thấy các phân đoạn còn lại có thể tách thêm được một số chất tinh khiết.

Với hàm lượng khá cao trong rễ cây mắm ổi (khoảng 0,21%), chúng ta có thể tách được chất Lupeol với lượng lớn nhằm mục đích chữa bệnh (ung thư vùng đầu và cổ) vì cây mắm rẽ tiền, nhiều và dễ thu hái, xử lý.

Một phần của tài liệu Khảo sát thành phần hóa học của rễ cây mắm (avicennia marina) (Trang 64)