1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Điều tra liên trường về chấn thương ở việt nam các kết quả sơ bộ

8 904 11

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 383,76 KB

Nội dung

Cuộc Điều tra Liên trường về Chấn thương ở Việt Nam (VMIS) là một cuộc điều tra mang tính quốc gia về các trường hợp tử vong do tất cả mọi nguyên nhân và những thông tin về các chấn thương nghiêm trọng ở mọi lứa tuổi của người dân Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua việc đến thăm và phỏng vấn trực tiếp các hộ nằm trong mẫu đại diện gồm 27.000 hộ gia đình thuộc tất cả tám vùng sinh thái của Việt Nam. Điều tra viên đã đến thăm các hộ gia đình để thực hiện phỏng vấn theo bộ câu hỏi về các trường hợp tử vong do tất cả các nhóm nguyên nhân (bệnh truyền nhiễm, bệnh mạn tính và chấn thương) và về các trường hợp chấn thương không gây tử vong xảy ra trong năm trước đó. Tất cả các dữ liệu đã được phân tích để xác định các mô hình bệnh tật và tử vong khác nhau theo lứa tuổi, giới tính và nguyên nhân. Báo cáo này thể hiện các kết quả phân tích số liệu theo những nhóm tuổi khác nhau. Là một cuộc điều tra được thực hiện trực tiếp tại các hộ gia đình trong cộng đồng, nghiên cứu này đã loại bỏ được những sai lệch có liên quan đến các hệ thống báo cáo tại bệnh viện và các hệ thống theo dõi dựa vào các cơ sở y tế khác. Nghiên cứu này đã cung cấp những số liệu nền cơ bản nhất về chấn thương ở Việt Nam, do vậy nên được tiến hành định kỳ (sau khoảng một vài năm) để có thể thấy được xu hướng biến thiên của tình hình chấn thương, cũng như giám sát được hiệu quả của các chương trình can thiệp ở cấp quốc gia hay khu vực. VMIS đã cho thấy rõ chấn thương đang dần trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Việt Nam, đặc biệt ở lứa tuổi trẻ em. Trong khi bệnh mạn tính là nguyên nhân lớn nhất gây tử vong ở những người trên 50 tuổi, thì ở nhóm tuổi dưới 50 (nhóm chiếm tỉ lệ dân số lớn nhất Việt Nam), chấn thương là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong. Biểu đồ dưới cho thấy, ở nhóm dưới 50 tuổi, tỉ lệ các trường hợp tử vong do chấn thương chiếm tới hơn 50% tổng số các trường hợp tử vong và có thể đến hơn 80% (nhóm 59 tuổi); trong khi các tỉ lệ trường hợp tử vong do bệnh mạn tính đứng thứ hai khoảng dưới 30% và tỉ lệ các trường hợp tử vong do bệnh truyền nhiễm chỉ chiếm dưới 20% tổng số các trường hợp tử vong.

Trường Đại học Y tế Công cộng Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phòng chống Chấn thương 138 GiảngVõ Hà Nội, Việt Nam Tel : 844-8463560 Fax: 844-8452738 http://www.hsph.edu.vn/cippr Điều tra liên trường về chấn thương ở Việt Nam: các kết quả sơ bộ Tiến hành bởi Mạng lưới Nghiên cứu Y tế Công cộng Việt Nam Trường Đại học Y tế Công cộng Viện chiến lược và chính sách Y tế Trường Đại học Y Hà Nội Trường Đại học Y Hải phòng Trường Đại học Y Thái Nguyên Trường Đại học Y Thái Bình Trường Đại học Y Huế Trường Đại học Y Tây Nguyên Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Trường Đại học Y Cần Thơ Với sự giúp đỡ của UNICEF Việt Nam Văn phòng Bộ Y tế Hoa Kỳ tại Việt Nam Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh tật, Atlanta – Hoa Kỳ Biên tập: Lê Vũ Anh, Lê Cự Linh, Phạm Việt Cường, Michael J. Linnan Hà Nội, 2003 Lưu ý về trích dẫn Báo cáo này được Trường Đại học Y tế Công cộng (HSPH) biên tập thay mặt cho Mạng lưới Nghiên cứu Y tế Công cộng của Việt Nam (VPHRN). Những từ khoá có thể sử dụng: Chấn thương, Chấn thương trẻ em, Việt Nam, Các nước đang phát triển, Điều tra quốc gia, Dịch tễ học, Điều tra cộng đồng, UNICEF. Trích dẫn: Điều tra liên trường về Chấn thương ở Việt Nam: Các kết quả sơ bộ. Biên tập: Lê Vũ Anh, Lê Cự Linh, Phạm Việt Cường, Michael Linnan; Đại học Y tế Công cộng: Tháng 7 – 2003. 2 Tóm tắt nội dung Cuộc Điều tra Liên trường về Chấn thương ở Việt Nam (VMIS) là một cuộc điều tra mang tính quốc gia về các trường hợp tử vong do tất cả mọi nguyên nhân và những thông tin về các chấn thương nghiêm trọng ở mọi lứa tuổi của người dân Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua việc đến thăm và phỏng vấn trực tiếp các hộ nằm trong mẫu đại di ện gồm 27.000 hộ gia đình thuộc tất cả tám vùng sinh thái của Việt Nam. Điều tra viên đã đến thăm các hộ gia đình để thực hiện phỏng vấn theo bộ câu hỏi về các trường hợp tử vong do tất cả các nhóm nguyên nhân (bệnh truyền nhiễm, bệnh mạn tính và chấn thương) và về các trường hợp chấn thương không gây tử vong xảy ra trong năm trước đó. Tất cả các dữ li ệu đã được phân tích để xác định các mô hình bệnh tật và tử vong khác nhau theo lứa tuổi, giới tính và nguyên nhân. Báo cáo này thể hiện các kết quả phân tích số liệu theo những nhóm tuổi khác nhau. Là một cuộc điều tra được thực hiện trực tiếp tại các hộ gia đình trong cộng đồng, nghiên cứu này đã loại bỏ được những sai lệch có liên quan đến các hệ thống báo cáo tại bệnh viện và các hệ thống theo dõi dự a vào các cơ sở y tế khác. Nghiên cứu này đã cung cấp những số liệu nền cơ bản nhất về chấn thương ở Việt Nam, do vậy nên được tiến hành định kỳ (sau khoảng một vài năm) để có thể thấy được xu hướng biến thiên của tình hình chấn thương, cũng như giám sát được hiệu quả của các chương trình can thiệp ở cấp quốc gia hay khu vực. VMIS đ ã cho thấy rõ chấn thương đang dần trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Việt Nam, đặc biệt ở lứa tuổi trẻ em. Trong khi bệnh mạn tính là nguyên nhân lớn nhất gây tử vong ở những người trên 50 tuổi, thì ở nhóm tuổi dưới 50 (nhóm chiếm tỉ lệ dân số lớn nhất Việt Nam), chấn thương là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong. Biểu đồ dưới cho thấy, ở nhóm dưới 50 tuổi, tỉ lệ các trường hợp tử vong do chấn thương chiếm tới hơn 50% tổng số các trường hợp tử vong và có thể đến hơn 80% (nhóm 5-9 tuổi); trong khi các tỉ lệ trường hợp tử vong do bệnh mạn tính đứng thứ hai khoảng dưới 30% và tỉ lệ các trường hợp tử vong do bệnh truyền nhiễm chỉ chiếm dưới 20% tổng số các trường hợp tử vong. 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 0-1 1-4 5-9 10-14 15-49 50-64 65+ Chung Chấn thương Bệnh mạn tính Bệnh truyền nhiễm Biểu đồ dưới cũng cho thấy một xu hướng tương tự khi xét các nguyên nhân chấn thương, bệnh mạn tính và bệnh truyền nhiễm trong số các trường hợp không gây tử vong: trừ nhóm tuổi so sinh (dưới 1 tuổi) và nhóm trên 50 tuổi, chấn thương hiện là nguyên nhân lớn nhất gây ra các trường hợp bệnh, tiếp theo sau là các bệnh mạn tính và các bệnh truyền nhiễm. Bên cạnh đó, khi xét chung ở tất cả các nhóm tuổi, chấn thương cũ ng là một nguyên nhân đáng kể dẫn đến các trường hợp bệnh, sấp sỉ bằng bệnh mạn tính và hơn hẳn so với bệnh truyền nhiễm. Theo kết quả điều tra 27.000 3 hộ gia đình, trong năm 2001, ở Việt Nam có tổng cộng 7011 trường hợp chấn thương không tử vong với tỉ suất là 5.449,7/100.000. Con số này có nghĩa là có khoảng 5,5% người Việt Nam đã bị thương trong năm đó, với mức độ nghiêm trọng đủ để phải cần đến các can thiệp y tế hay phải nghỉ học hay nghỉ làm ít nhất là một ngày. 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 0-1 1-4 5-9 10-14 15-49 50-64 65+ Chung Chấn thương Bệnh mạn tính Bệnh truyền nhiễm Biểu đồ dưới cho thấy sự phân bố của mức độ nghiêm trọng của các chấn thương ở các nhóm tuổi. Mức độ nghiêm trọng của chấn thương được xác định bằng sự cần thiết phải có các chăm sóc y tế có, thời gian phải nghỉ làm hay nghỉ học, thời gian lưu lại ở trong bệnh viện, sự hiện diện của các thương tật vĩnh vi ễn và/hoặc tử vong. Chấn thương ở mức nhẹ là cần đến các can thiệp y tế nhưng không phải nằm viện, mức vừa là phải nằm viện dưới 10 ngày, mức nặng là phải trải nằm viện trên 10 ngày và thường phải qua các phẫu thuật lớn, mức trầm trọng là dẫn đến các thương tật vĩnh viễn và chết. Nhìn chung, không có sự khác biệt đáng kể về sự phân b ố của mức độ nghiêm trọng giữa các nhóm tuổi. ở tất cả các nhóm tuổi tỉ suất mức độ nghiêm trọng của chấn thương giảm dần khi mức độ nghiêm trọng tăng lên. 4 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 0-1 1-4 5-9 10-14 15-49 50-64 65+ Chết Trầm trọng Nặng Vừa Nh ẹ Ở Việt Nam có một mô hình dịch tễ học đặc thù về tử vong do chấn thương và mô hình này tuỳ thuộc vào từng lứa tuổi khác nhau. Biểu đồ dưới cho thấy rằng từ tuổi sơ sinh cho tới lứa tuổi dậy thì, đuối nước là một nguyên nhân nổi bật gây tử vong ở tất cả các nhóm tuổi, vượt xa các nguyên nhân khác. Bắt đầu từ sau lứa tuổi dậy thì, tai nạn giao thông đường bộ (TNGT) bắt đầu nổi bật và sau đó tăng nhanh khi tuổi tăng. Chấn thương do giao thông đường bộ trở thành nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở những nhóm tuổi từ 15 tuổi trở lên. Mô hình bao gồm đuối nước vượt trội ở lứa tuổi trẻ nhỏ và chấn thương do giao thông đường bộ nổi bật ở lứa tuổi trẻ lớn là một mô hình phổ biến ở cả các quố c gia láng giềng của Việt Nam. Ở lứa tuổi trẻ em, hai nguyên nhân gây tử vong này gây ra hai phần ba tổng số trường hợp tử vong do chấn thương ở trẻ và vì thế đòi hỏi một sự quan tâm đặc biệt từ các nhà hoạch định chính sách y tế và xã hội. Bên cạnh đó, cũng cần có các biện pháp tốt để hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do TNGT, vì đây là nguyên nhân lớn nhất gây ra các trường h ợp tử vong ở nhóm tuổi từ 15 trở lên. 0 20 40 60 80 100 120 140 0-1 1-4 5-9 10-14 15-49 50-64 65+ Tỉ suất (/100.000) Đuối nước TNGT đường bộ Vật sắc Ngộ độc Ngã Điện giật Ngạt Vật rơi Bỏng Máy móc Khác Với tỉ suất 26,7/100.000, TNGT là nguyên nhân lớn nhất gây nên tử vong ở Việt Nam, và VMIS ghi nhận được tổng cộng 35 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông vào năm 2001. Với dân số 5 khoảng 78 triệu vào năm 2001, tỉ suất này có nghĩa là trung bình có khoảng hơn 20.000 trường hợp tử vong do TNGT trong năm 2001, điều này có nghĩa là cứ mỗi ngày trung bình có khoảng 57 trường hợp tử vong do TNGT. Các chương trình can thiệp có hiệu quả sẽ cần phải xây dựng dựa vào mô hình các nguyên nhân TNGT cụ thể ở những nhóm tuổi khác nhau. Đối với trẻ nhỏ, đa phần TNGT xảy ra khi trẻ đang đi bộ, với trẻ l ớn hơn thì chấn thương xảy ra cả với những trẻ đi bộ cũng như đi xe đạp. Với những nhóm tuổi lớn hơn, từ trên 15 trở lên, chấn thương do đi xe máy trở thành vấn đề hàng đầu dẫn đến các trường hợp tai nạn. Các chương trình can thiệp sẽ cần nhắm tới đối tượng vị thành niên trở lên, bao gồm các cưỡng chế pháp luật cho qui định về đội mũ bảo hiểm, giáo dục các hành vi lái xe an toàn và phòng chống việc điều khiển xe khi say. 0 5 10 15 20 25 30 Đuối nước TNGT Vật sắcNgộ độc Ngã Điện giật Ng ạtVật tự nhiên Bỏng Máy móc Kh ác Tỉ suất (/100.000) Đuối nước là nguyên nhân đứng thứ nhì gây nên tử vong với tỉ suất tử vong là 22,6/100.000. Đuối nước chủ yếu xảy ra ở lứa tuổi trẻ em, nếu tính riêng ở lứa tuổi từ 19 trở xuống thì, tỉ suất của đuối nước cao hơn hẳn so với tỉ suất của TNGT. Do đuối nước chủ yếu xảy ra vào ban ngày, con số này có nghĩa là vào ban ngày cứ khoả ng 20 phút lại có một trẻ chết đuối. Tỉ suất chết do đuối nước ở trẻ em Việt Nam cao gấp mười lần ở các nước phát triển. Chấn thương do các ngã là nguyên nhân đứng thứ ba gây nên tử vong với tỉ suất tử vong là 9,5/100.000 và gây ra hơn 7.400 trường hợp tử vong ở Việt Nam mỗi năm, hay gần 20 người mỗi ngày. Ngộ độc đứng ở vị trị thứ tư v ới tỉ suất ngộ độc gây tử vong là 7,3/100.000 và gây ra khoảng hơn 5.600 trường hợp tử vong trong năm 2001, hay khoảng gần 16 người mỗi ngày. Vật sắc là nguyên nhân đứng hàng thứ 5 với tỉ suất là 5,3/100.000, hay là có khoảng 11 trẻ bị chết do ngã mỗi ngày. Đối với các trường hợp chấn thương không tử vong, TNGT cũng là nguyên nhân hàng đầu vởi tỉ suất trên 100.000 lên đến hơn 1.400, nghĩa là mỗi ngày trung bình có khoảng gần 3.000 số vụ TNGT không d ẫn đến tử vong. Trong số này thì phần lớn các trường hợp TNGT xảy ra ở những nhóm tuổi từ 15 trở lên và mức độ nghiêm trọng chủ yếu là các chấn thương ở mức nhẹ và vừa. 6 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 TNGT Vật sắc Đuối nước Ng ộ độc Ng ã Điện giật Súc vật cắn Bỏng Ngạt Vật tự nhiên Máy móc Sét đánh Kh ác Tỉ suất (/100.000) Ngã đứng thứ hai trong số các nguyên nhân hàng đầu gây nên các chấn thương không gây tử vong. VMIS ghi nhận được tổng số 1668 trường hợp chấn thương không tử vong do ngã và tỉ suất là 1297/100.000. Con số này tương đương với số trường hợp chấn thương do ngã mỗi ngày là hơn 2.700 trường hợp Vật sắc là nguyên nhân chấn thương không gây tử vong đứng hàng thứ ba ở Việt Nam. Vật sắc gây ra hơn 2.000 trường hợp chấn thương m ỗi ngày. Chấn thương do súc vật cắn là nguyên nhân đứng hàng thứ 4 với gần 1.800 trường hợp trung bình mỗi ngày. Khoảng 18% các trường hợp là chấn thương có chủ định. Một chỉ số đánh giá sức khoẻ cộng đồng quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách đó là số năm sống tiềm tàng bị mất (YPLL). Chỉ số này cho biết sự mất mát những năm cuộc sống tiề m tàng dẫn tới mất mát năng suất trong tương lại và thu nhập tiềm tàng ở những người đã chết trước tuổi 65. Biểu đồ dưới cho thấy sự phân bổ tương quan của YPLL ở Việt Nam trong năm 2001 của các nguyên nhân gây tử vong. Rõ ràng chấn thương là nguyên nhân hàng đầu gây nên sự mất mát các năm sống của con người. 10% 28% 62% Bệnh truyền nhiễm Bệnh mạn tính Chấn thương Khi xem xét chấn thương trên bình diện rộng, người ta có thể đánh giá sự phân bổ cụ thể của YPLL theo các loại chấn thương khác nhau. Biểu đồ dưới phải so sánh YPLL ở nam và nữ, cho chúng ta thấy đuối nước là nguyên nhân nổi bật. Mặc dù đứng hàng thứ hai về tỉ suất dẫn đến tử vong, sau 7 TNGT, đuối nước chiếm một con số đáng kể tổng số năm sống tiềm tàng bị mất. Do chủ yếu xảy ra ở lứa tuổi trẻ em, việc phòng chống đuối nước cần được đặc biệt quan tâm và phải được ưu tiên hàng đầu trong tất cả các chương trình sức khoẻ trẻ em. Việc này xứng đáng được chúng ta đầu tư công sức và nguồn l ực như đã làm đối với các bệnh truyền nhiễm - nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em Việt Nam trong thế kỷ trước. Các cố gắng tập trung đó đã mang lại cho trẻ em Việt Nam những lợi ích to lớn, nó đã đưa các bệnh truyền nhiễm từ vị trí hàng đầu gây nên tử vong ở trẻ xuống vị trí thứ hai. Nỗ lực và quyết tâm tương tự cũng có thể sẽ đư a lại những thành quả như vậy đối với vấn đề đuối nước cũng như các nguyên nhân gây nên tử vong khác ở trẻ em Việt Nam. Bên cạnh đó, cũng cần có những sự quan tâm thích đáng đối với vấn đề TNGT, khi vấn đề này liên quan đến tất cả các lứa tuổi, và là nguyên nhân chấn thương lớn thứ hai đóng góp vào số năm sống tiềm tàng bị mất. 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 TNGT Vật sắc Đuối nước Ngộ độc Ngã Điện giật Súc vật cắn Bỏng Ngạt Vật tự nhiên Máy móc Sét đánh Khác Tất cả Nam Nữ Nếu xét riêng ở lứa tuổi trẻ (dưới 19 tuổi), ta có thể thầy một chỉ số nữa cũng gây ấn tượng mạnh về gánh nặng thực sự của tử vong do chấn thương là: nếu như tất cả các trường hợp tử vong do chấn thương ở trẻ được ngăn ngừa, kỳ vọng sống khi mới sinh (hay tuổi thọ) ở Việt Nam sẽ tă ng lên 7 năm. Ngoài ra, nếu giả định loại trừ được nguy cơ tử vong do chấn thương ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thì tỉ suất tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi (U5MR) sẽ có thể giảm gần bốn mươi phần trăm từ 48,6 phần nghìn xuống còn 29,7 phần nghìn. Cũng dựa trên những ước lượng khoa học đó, nghiên cứu này cho thấy rằng nếu nguy cơ tử vong do các b ệnh truyền nhiễm được loại bỏ hoàn toàn ở trẻ dưới 5 tuổi, chúng ta sẽ chỉ làm giảm được U5MR từ 48,6 xuống còn 41,3 (nghĩa là giảm 15%). Tất nhiên, trên thực tế việc loại trừ hoàn toàn các nguy cơ này là không thể và vì thế các phép ước lượng nói trên chỉ mang tính dự đoán. Trong toàn bộ bản báo cáo, các tác giả đã đưa ra một số lưu ý về việc phiên giải các số liệu, những hạn chế nh ất định mà cỡ mẫu gây ra, khoảng tin cậy rộng ở một số chỉ số thống kê, và số các trường hợp mắc cụ thể đôi khi khá nhỏ để có thể đưa ra các kết luận chi tiết. Tuy không thể bỏ qua những hạn chế kỹ thuật như vậy, nghiên cứu này vẫn giúp khẳng định một điều rằng chấn thương đang là một vấn đề r ất nhức nhối ở Việt Nam, đặc biệt là đối với trẻ em. Khi chấn thương đang dần trở thành những vấn đề có ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng, đây chính là thời điểm để chúng ta phải dựa trên những phát hiện khoa học này để bắt đầu xây dựng các chương trình phòng chống và kiểm soát chấn thương như là một bộ phận không th ể thiếu được trong các chương trình nâng cao ở Việt Nam. Trong kỷ nguyên mới này, các chương trình về sức khoẻ ở Việt Nam sẽ không thể được coi là hoàn thiện nếu như không bao gồm những nỗ lực phòng chống và kiểm soát chấn thương một cách chặt chẽ. 8 . Cuộc Điều tra Liên trường về Chấn thương ở Việt Nam (VMIS) là một cuộc điều tra mang tính quốc gia về các trường hợp tử vong do tất cả mọi nguyên nhân và những thông tin về các chấn thương. http://www.hsph.edu.vn/cippr Điều tra liên trường về chấn thương ở Việt Nam: các kết quả sơ bộ Tiến hành bởi Mạng lưới Nghiên cứu Y tế Công cộng Việt Nam Trường Đại học Y tế Công cộng Viện. Điều tra cộng đồng, UNICEF. Trích dẫn: Điều tra liên trường về Chấn thương ở Việt Nam: Các kết quả sơ bộ. Biên tập: Lê Vũ Anh, Lê Cự Linh, Phạm Việt Cường, Michael Linnan; Đại học Y tế Công

Ngày đăng: 15/04/2015, 09:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w