Công nghệ chăn nuôi : TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2010 part 2 potx

5 436 0
Công nghệ chăn nuôi : TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2010 part 2 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1982 643400 461400 1265600 1983 691900 510600 1335800 1984 715500 527000 1402500 4216 1985 748600 560300 1472000 4342 1986 833195 625576 1674100 1987 890328 665725 147246 77357 1720000 1988 886125 652846 153767 79512 1759700 1989 956984 714189 1807200 9000 1990 1007900 729000 167900 111900 1896400 9300 1991 1015200 715500 146380 123388 2016900 9352 1992 1078866 797156 154435 127275 2269086 13043 1993 1171538 878380 169878 123280 2346910 15073 1994 1235933 937730 186411 111792 2672108 16234 1995 1322097 1006918 197084 118064 2825025 20925 1996 1408320 1076004 212954 119362 3083777 27856 1997 1515004 1166215 226100 122653 3168646 30768 1998 1608476 1230621 250100 127755 3226666 32000 1999 1711724 1318196 261808 131720 3442863 39692 2000 1835923 1408961 286513 140449 3708605 52172 2001 1989291 1513279 322602 153410 4161844 64703 2002 2146300 1653600 338400 154200 4530000 95000 2003 2300000 1795400 372720 160600 4854000 96600 Mức sản xuất sản phẩm chăn nuôi/đầu người/năm tăng qua các giai đoạn (Bảng 1.6), nhưng đang còn mức rất thấp (chỉ bằng 1/2 - 1/3 lượng tiêu thụ bình quân của các nước đang phát triển). Bảng 1.6. Sản phẩm chăn nuôi sản xuất bình quân/đầu người/năm 1995 1997 2003 Năm Kg % Kg % Kg % Thịt hơi các loại Trong đó: +Thịt lợn hơi +Thịt gia cầm hơi +Thịt trâu bò hơi 17,746 13,51 2,64 1,58 100 76,1 14,8 8,9 19,589 15,04 2,95 1,6 100 76,8 15,1 8,1 22,4 17,25 3,36 1,79 100 77,0 15,0 8,0 Trứng (quả) 37,9 41,3 45,0 Sữa (ml) 280,8 407,6 500,0 1.2.2.3. Tình hình chăn nuôi lợn Lợn là loài vật nuôi có khả năng lợi dụng tốt các phụ phẩm công-nông nghiệp, khả năng sinh sản cao, quay vòng khá nhanh, cho phân bón nhiều và tốt.Vì vậy chăn nuôi lợn đã trở thành nghề truyền thống của nông dân và là ngành chăn nuôi chủ yếu ở nước ta. Lợn được nuôi phổ biến ở tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp, đặc biệt tập trung nhiều ở vùng đồng bằng sông Hồng: 22,5% tổng số đầu con và 26% tổng sản phẩm, khu 4 cũ tương ứng 16,4% và 13%, đồng bằng sông Cửu Long: 15% và 22%. Như vậy, riêng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đàn lợn chiếm 37,5% đầu con và 48% sản lượng thịt lợn của cả nước. Đàn lợn vẫn được nuôi chủ yếu theo phương thức bán thâm canh trong nông hộ (90 - 95%) với quy mô nhỏ (3 - 5 con/hộ), số hộ nuôi quy mô lớn hơn từ 6 con trở lên chỉ chiếm 1,8%. Một tỷ lệ nhỏ đàn lợn (5 - 10%) được nuôi trong các trang trại (200 - 300 con) theo phương thức thâm canh (công nghiệp). Lợn vẫn là nguồn cung cấp thịt chính (77% tổng lượng thịt các loại), nhưng tiêu thụ trong nước là chủ yếu, mỗi năm chỉ xuất khẩu được 5000 - 10000 tấn thịt. Cơ cấu giống lợn hiện đang nuôi chủ yếu vẫn là các giống lợn nội. Ở phía Bắc đàn lợn nái gần 1,5 triệu con trong đó nái Móng Cái chiếm 40 - 45%, lợn nái lai 32 - 35%, các giống địa phương khác 10 - 15%, lợn nái ngoại hoặc nái lai nhiều máu ngoại chỉ 1 - 2%. Ở phía Nam 0,73 triệu con lợn nái thì lợn nái lai nhiều máu ngoại và lợn Ba Xuyên, Thuộc Nhiêu chiếm tỷ lệ cao (70 - 80%), lợn nái ngoại chiếm 10 - 15%, còn lại là các giống địa phương khác. Trong đàn lợn nuôi thịt, tỉ lệ lợn lai 50% máu ngoại (con lai F1) là 67%, lợn nội 30%, lợn ngoại và nhiều máu ngoại mới chiếm 3%. 1.2.2.4. Tình hình chăn nuôi gia cầm Gia cầm là loài vật nuôi có khả năng sinh sản nhanh nhất, vòng đời ngắn nhất, vốn đầu tư ít và quy mô chăn nuôi linh hoạt, vì vậy trong những năm gần đây gia cầm là đối tượng nuôi quan trọng trong các chương trình xoá đói giảm nghèo. Gia cầm được nuôi ở tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp. Đàn gà 75% tập trung ở các tỉnh phía Bắc (từ khu 4 cũ trở ra), trong khi đàn vịt lại phân bố tập trung nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long (hơn 50% tổng đàn vịt cả nước). Phần lớn gia cầm (70 - 80%) được nuôi theo phương thức quảng canh, bán thâm canh trong các nông hộ, mỗi hộ 20 - 30 con, một số ít nuôi thâm canh (công nghiệp) trong các trang trại với quy mô 1000 - 2000 con. Thịt gia cầm sản xuất ra chiếm 15% lượng thịt các loại, chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước. Trứng gia cầm sản xuất ngày càng tăng nhưng còn ở mức độ thấp (dưới 50 quả/người/năm). Các giống gia cầm nuôi chủ yếu vẫn là các giống địa phương (80%) năng suất thấp, các giống cao sản nhập nội năng suất cao hãy còn ít (20%). Những năm gần đây xu hướng chăn nuôi các giống gà thả vườn, lông màu đang được quan tâm và phát triển với tốc độ nhanh. 1.2.2.5. Tình hình chăn nuôi trâu bò Trâu, bò là các loài vật nuôi ăn cỏ, có thể lợi dụng tốt đồng cỏ và các phụ phẩm nông - công nghiệp để tạo thành thịt, sữa, sức kéo. Đàn bò phân bố ở nhiều vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau nhưng tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (45,5% tổng đàn), 5 vùng sinh thái còn lại chiếm 54,5%, riêng Tây Nguyên đất đai rộng, điều kiện thuận lợi nhưng đàn bò chỉ chiếm 10,8%. Đàn trâu phân bố tập trung ở miền núi và trung du phía Bắc ( 52%), tiếp đó là khu 4 cũ ( 22%). Đàn trâu, bò phần lớn nuôi trong nông hộ (2 - 3 con/hộ) theo phương thức quảng canh, bán thâm canh. Bò sữa được quan tâm phát triển mạnh trong những năm gần đây chủ yếu ven các thành phố lớn: Hà Nội, Hồ Chí Minh và được nuôi thâm canh. Thịt trâu, bò chỉ chiếm 8% tổng lượng thịt các loại, lượng sữa sản xuất ra còn ít, mới chỉ chiếm 8,6% lượng sữa tiêu thụ ở Việt Nam. Một số vùng trâu, bò được dùng để cày, kéo nhưng nhu cầu cung cấp sức kéo (đặc biệt ở trâu) ngày càng giảm. Cơ cấu giống bò chủ yếu vẫn là bò nội (bò vàng Việt Nam) chiếm 85% tổng đàn với tầm vóc nhỏ, năng suất thịt sữa đều thấp. Khối lượng trưởng thành bò cái 180 - 200 kg/con, bò đực 210 - 250 kg/con, tỉ lệ thịt xẻ 40 - 45%, bò lai Zêbu chiếm 14,4%, các giống bò cao sản nhập nội mới chiếm 0,5% tổng đàn bò. 1.2.2.6.Tình hình chăn nuôi các đối tượng vật nuôi khác Trong những năm gần đây thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hướng tới chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững, ngành chăn nuôi đã được quan tâm và phát triển đa dạng hơn. Ngoài các vật nuôi truyền thống: lợn, trâu bò, gà thì dê, cừu, ngan, vịt, chim cút, bồ câu, đà điểu… cũng được chú ý đầu tư phát triển. Đồng thời với việc bảo tồn quỹ gen các gia súc, gia cầm địa phương, việc nhập nội các gia súc gia cầm cao sản phục vụ phát triển chăn nuôi thâm canh, sản xuất hàng hoá đã được triển khai thực hiện như: bò sữa cao sản từ Úc; lợn có tỷ lệ nạc cao từ Bỉ, Nhật; gà lông màu từ Trung Quốc; vịt cao sản thịt, trứng từ Anh, Thái Lan; ngan Pháp; bồ câu Pháp…đã tạo nên sự đa dạng trong sản phẩm chăn nuôi ở nước ta, đang góp phần tích cực trong các chương trình xoá đói giảm nghèo vươn lên làm giàu từ chăn nuôi và đã mở ra bước phát triển mới của ngành chăn nuôi. 1.3. Định hướng phát triển chăn nuôi đến năm 2010 1.3.1. Mục tiêu sản xuất chăn nuôi đến năm 2010 + Mục tiêu chung của phát triển chăn nuôi là: - Đảm bảo nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và sản xuất được thực phẩm có chất lượng cao để xuất khẩu. - Cung cấp phân bón cho cây trồng và nguyên liệu khác cho công nghiệp. - Tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện thu nhập và điều kiện sống cho các vùng nông thôn. Khai thác hiệu quả diện tích bãi chăn và phụ phẩm nông-công nghiệp. - Góp phần xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường trên cơ sở công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành chăn nuôi. - Tăng dần giá trị ngành chăn nuôi so với tổng giá trị nông nghiệp lên 30% vào năm 2010, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. + Mục tiêu cụ thể Năm 2010, Việt Nam đặt mục tiêu tổng đàn lợn 30 triệu con, đàn trâu 3,5 triệu con, đàn bò 4,6 triệu con, đàn gia cầm 350 triệu con. Sản phẩm chăn nuôi tính theo đầu người (tính cho 90 triệu dân): thịt 42 kg, trứng 77 quả, sữa 2500ml. Trong quá trình phát triển chăn nuôi coi trọng năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế, an toàn (thực phẩm sạch) và khả năng cạnh tranh. 1.3.2. Định hướng phát triển chăn nuôi (2001-2010) Nghị quyết về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của Chính phủ ban hành ngày 15/6/2000 chỉ rõ: “Phát triển đàn lợn phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu dùng trong nước, một số vùng chăn nuôi lợn chất lượng cao để xuất khẩu. Phát triển chăn nuôi bò theo hướng thâm canh có năng suất cao, phấn đấu trong 10 năm tới có 200000 con bò sữa, trong đó 100000 con bò cái vắt sữa với sản lượng 300000 tấn sữa tươi/năm. Phát triển đàn gia cầm chủ yếu là gà vịt.” Từ định hướng phát triển chung nói trên, định hướng phát triển cụ thể các loài vật nuôi như sau: 1.3.2.1. Chăn nuôi lợn + Hướng phát triển Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn ở tất cả các vùng để cung cấp thịt (2 - 6 triệu tấn/năm), cung cấp phân bón cho trồng trọt… Thịt lợn dùng để tiêu thụ trong nước là chính (70 - 75%), đồng thời một phần thịt lợn cho xuất khẩu (25 - 30%). + Biện pháp - Cải tiến phương thức chăn nuôi lợn truyền thống và phát triển các trang trại chăn nuôi lợn theo phương thức công nghiệp tại các tỉnh vùng trung du Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, miền Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Tìm kiếm thị trường xuất khẩu thịt lợn. - Tiếp tục nạc hoá đàn lợn bằng cách nuôi lợn ngoại và lợn lai nhiều máu ngoại, đưa đàn lợn có tỉ lệ nạc trên 50% lên 25 - 30% tổng đàn. Đồng thời lưu ý xử lý chất thải, phòng chống ô nhiễm môi trường với các cơ sở chăn nuôi lợn tập trung có quy mô lớn. 1.3.2.2.Chăn nuôi gia cầm + Hướng phát triển Phát triển chăn nuôi gà thả vườn, gà có chất lượng cao để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đồng thời coi trọng phát triển chăn nuôi gà công nghiệp chuyên dụng thịt, trứng cung cấp cho nhu cầu trong nước. Lưu ý phát triển chăn nuôi gà ở vùng trung du, đồng bằng và ven đô thị. Phát triển chăn nuôi vịt tập trung ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh duyên hải để cung cấp thịt, trứng, lông cho thị trường trong và ngoài nước. + Biện pháp - Cải tiến phương thức chăn nuôi truyền thống ở các nông hộ, đồng thời xây dựng các cơ sở chăn nuôi gia cầm công nghiệp. - Gây tạo giống gà thả vườn, gà chất lượng cao về thịt, trứng. Tiếp tục nhập nội các giống gà công nghiệp có năng suất thịt, trứng cao. 1.3.2.3. Chăn nuôi trâu bò + Hướng phát triển Phát triển chăn nuôi trâu bò ở miền núi vùng Đông Bắc, Tây Bắc và các tỉnh Bắc Trung Bộ để lấy thịt, sức kéo và cung cấp phân bón cho trồng trọt. Chọn lọc nhân thuần đàn trâu nội. Phát triển chăn nuôi bò thịt ở các vùng có đồng cỏ và nhiều phụ phẩm nông-công nghiệp, đặc biệt vùng Trung Bộ và Tây Nguyên. Thịt bò phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước là chính nhưng cần tìm kiếm thị trường cho xuất khẩu. Phát triển chăn nuôi bò sữa ven các thành phố lớn và khu công nghiệp (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…) và ở 2 cao nguyên Mộc Châu và Lâm Đồng để có thể tự túc 25% nhu cầu về sữa tiêu thụ trong nước. + Biện pháp - Cải tiến phương thức chăn nuôi truyền thống ở các nông hộ, đồng thời xây dựng các cơ sở chăn nuôi bò thịt, bò sữa hiện đại. - Tiếp tục Zêbu hoá đàn bò. Nhập một số giống bò chuyên dụng sữa, chuyên dụng thịt năng suất cao. Tiến hành lai tạo giữa bò chuyên dụng sữa, chuyên dụng thịt với bò đã được Zêbu hoá. Với các đối tượng vật nuôi khác tiếp tục quan tâm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi ngựa ở vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc để lấy sức kéo, thịt; dê để lấy thịt sữa; cừu lấy thịt, lông; ngan, ngỗng, các động vật quý hiếm khác như đà điểu, cá sấu…ở những nơi có điều kiện và các vùng thích hợp. . 1193 62 3083777 27 856 1997 1515004 116 621 5 22 6100 122 653 3168646 30768 1998 1608476 123 0 621 25 0100 127 755 322 6666 320 00 1999 1711 724 1318196 26 1808 131 720 34 428 63 396 92 20 00 1835 923 1408961 28 6513. 127 275 22 69086 13043 1993 1171538 878380 169878 123 280 23 46910 15073 1994 123 5933 937730 186411 1117 92 26 721 08 1 623 4 1995 1 322 097 1006918 197084 118064 28 25 025 20 925 1996 1408 320 1076004 21 2954. hướng phát triển chăn nuôi đến năm 20 10 1.3.1. Mục tiêu sản xuất chăn nuôi đến năm 20 10 + Mục tiêu chung của phát triển chăn nuôi l : - Đảm bảo nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và sản

Ngày đăng: 25/07/2014, 21:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan