Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
89,5 KB
Nội dung
LỜI NÓI ĐẦU Sau khi Thế chiến II kết thúc,trong tình hình chính trị thế giới đã xảy ra sự thay đổi rất lớn,đó là sự xuất hiện của hai phe đối lập trên trường quốc tế là:phe TBCN phương Tây do các nước Mỹ,Anh,Pháp đứng đầu và XHCN phương Đông do Liên Xô đứng đầu,vì có niềm tin chính trị khác nhau,nên có thái độ thù địch với nhau.Với vài triệu quân và vài ngàn đầu đạn hạt nhân,nếu đem sức mạnh quân sự này ra sử dụng thì bên nào cũng có thể tiêu diệt được đối phương đến vài lần,vì thế cả Mỹ và Liên Xô không nước nào dám sử dụng sức mạnh quân sự để phát động chiến tranh.Tuy nhiên bên nào cũng muốn làm cho đối phương bị suy yếu,đi tới tan vỡ,cho nên tất cả các thủ đoạn bên ngoài phạm vi quân sự đều được sử dụng.Các thủ đoạn này bao gồm: phong toả kinh tế,không để cho các tài liệu kinh tế lọt vào tay đối phương cản trở sự phát triển kinh tế của đối phương,vận dụng mọi công cụ để tuyên truyền, tấn công vào các điểm yếu, đánh vào lòng dân của đối phương;phá hoại,lật đổ,đào tạo gián điệp tiến hành các hoạt động phá hoại;chạy đua trang bị quân sự,không ngừng tăng cường các hoạt động quân sự,ra sức phát triển các vũ khí mũi nhọn,luôn muốn làm cho sức mạnh quân sự của mình hơn được đối phương.Tuy cả hai phe đều chưa trực tiếp nổ súng nhưng thực chất hai phe đang nằm trong một trạng thái chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào,Thượng nghị sỹ Mỹ Becna Baluc đã mệnh danh trạng thái này là chiến tranh lạnh,để phân biệt với chiến tranh nóng trong đó có dùng pháo thật và đạn thật.Như vậy,vì sao chiến tranh lạnh lại xảy ra vào đầu thời kỳ sau chiến tranh?“Trong các cuộc tranh luận về nguồn gốc của chiến tranh lạnh.Theo quan điểm chính thống của Mỹ,trách nhiệm thuộc về Josef Stalin và Liên Xô” 1 .Chính vì vậy,mục tiêu của tôi khi chọn đề tài này chỉ là muốn làm sáng tỏ thêm cho lí do vì sao chiến tranh lạnh lại xảy ra. NỘI DUNG I. Khái niệm Chiến tranh lạnh Chiến tranh lạnh là một cuộc đối đầu ý thức hệ, kinh tế và địa chính trị giữa hai phe: chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản sau Thế chiến thứ hai. Đây có lẽ là cuộc chiến tranh lạnh được nhiều người biết đến trong lịch sử của thế kỷ 20. Bản chất chung của cuộc chiến là sự gây mâu thuẫn giữa Mỹ và Liên bang xô viết những năm sau Thế chiến II. (2) II. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh lạnh 1. Môi trường quốc tế a. Chất keo kết dính phát xít không còn: Môi trường quốc tế thời kỳ đầu sau chiến tranh đã tạo điều kiện cho sự xung đột và đối kháng giữa hai nước Xô-Mỹ;sự đối lập về tín ngưỡng hình thái ý thức và khác biệt về lợi ích quốc gia của hai nước Xô-Mỹ đã khiến cho hai nước trong môi trường quốc tế chạm trán nhau,xung đột và đối kháng là điều không thể tránh khỏi.Trong Thế chiến II,do cùng phải đối mặt với nguy cơ phát xít,cho nên các nước không cùng chế độ, không cùng lợi ích quốc 1 Samuel P.Huntington “ No exit the errors of Endism”. The National Interest 17( mùa thu,1989) tr10 – chính sách đối ngoại của Mỹ (2) http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_L%E1%BA%A1nh gia,không cùng khu vực trên thế giới đã kết thành đồng minh rộng rãi,và hợp tác chặt chẽ với nhau.Sự nghiệp chung chống phát xít Đức,Ý,Nhật đã trở thành chất keo kết dính để duy trì đồng minh trong thời chiến của một số nước lớn.Nhưng cùng với sự kết thúc của chiến tranh Thế giới thứ 2 thì chất keo kết dính đó đã bắt đầu từng bước mất đi.Chính vì thế về khách quan thì hòa bình sau chiến tranh đã tạo điều kiện cho xung đột và đối kháng giữa các nước lớn. b. So sánh lực lượng quốc tế đã có sự thay đổi: Các nước phát xít hùng mạng trước kia như Đức,Ý,Nhật đã bị đánh bại hoàn toàn.Anh và Pháp tuy là nước thắng trận nhưng đã bị tổn thương nghiêm trọng trong chiến tranh,trên thực tế,sau chiến tranh đã bị tụt hậu xuống hàng ngũ các nước “hạng hai”.Sau chiến tranh chỉ có Mỹ và Liên Xô trở thành hai nước hùng mạnh nhất trên thế giới,không một nước nào khác có thể sánh được.Trước chiến tranh,các nước lớn như Anh,Pháp,Đức,Ý, Nhật, Mỹ,Liên Xô cùng tồn tại,sức lực ngang nhau,so sánh lực lượng quốc tế với đặc trưng là “đa cực hóa”.Nhưng sau chiến tranh,so sánh lực lượng quốc tế đã có sự thay đổi mang tính căn bản,đặc trưng cơ bản của nó là “ hai cực hóa” nghĩa là“cán cân quyền lực mới chỉ còn lại hai nước Mỹ- Xô”.Tình trạng“ hai cực hóa”trong so sánh lực lượng quốc tế đã tạo điều kiện cho xung đột và đối kháng Xô-Mỹ và đã chuyển từ đồng minh sang chiến tranh lạnh.Bởi vì,từ góc độ lịch sử trong hệ thống quốc tế “hai cực hóa”,hai cường quốc chung sống hữu hảo với nhau là hết sức khó khăn. Bên nào cũng coi cái được của đối phương đối với đồng minh cũng như là uy hiếp đến an ninh của bản thân mình.Từ đó,dẫn đến sự thù địch và đấu tranh lẫn nhau ngày càng gay gắt.Chính vì thế mà có thể nói rằng không có “ hai cực hóa”sau chiến tranh II thì không thể có cuộc chiến tranh lạnh giữa Xô-Mỹ hay Đông Tây.Tóm lại,môi trường quốc tế sau chiến tranh, đặc biệt là cục diện so sánh lực lượng quốc tế “hai cực hóa”đã tạo điều kiện cho xung đột và đối kháng Xô-Mỹ,từ đồng minh thời chiến lao vào chiến tranh lạnh. c. Quá trình giải quyết các vấn đề quốc tế: Vấn đề này đã được thỏa thuận tại các hội nghị lớn trong chiến tranh thế giới thứ II.Ví dụ trong vấn đề Ba Lan: thỏa thuận ban đầu tại hội nghị Yalta và Posdam là xây dựng một chính phủ liên minh giữa những người cộng sản và thành viên lưu vong ở nước ngoài.Giai đoạn sau chiến tranh: lực lượng cộng sản phát triển mạnh mẽ;sự hiện diện của Hồng quân Liên Xô- là những nhân tố quan trọng giúp Ba Lan thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ,thu quyền về tay Đảng Cộng Sản.Sau này,rất nhiều học giả và chính trị gia Mỹ viễn dẫn dẫn chứng này để kết luận rằng chính Liên Xô là người gây ra chiến tranh lạnh.Phải thấy một điều rằng, xuất phát từ mục tiêu và lợi ích của mình,Liên Xô mong muốn một Ba Lan XHCN;nhưng cũng cần lưu ý có những vấn đề của chính Ba Lan phát triển vượt ra ngoài tầm kiểm soát của Liên Xô.Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết,tình hình có những biến chuyển khác đi so với thỏa thuận.Bên cạnh đó,trong mỗi vấn đề quốc tế,Liên Xô-Mỹ đều có những nhìn nhận đánh giá hoàn toàn trái ngược nhau,xuất phát từ lợi ích hoàn toàn khác biệt của hai bên. d. Sự phát triển tự nhiên của hai lực lượng sau chiến tranh: Hai thế lực cách mạng và phản cách mạng;vì hòa bình,chống chiến tranh và thế lực với tham vọng duy trì trật tự đế quốc phân chia thành hai giới tuyến rõ nét có tác động rất lớn đến quá trình chuyến hóa quan hệ Xô Mỹ.Hai nước có thể lựa chọn thái độ hợp tác cùng giải quyết những vấn đề gặp phải sau chiến tranh.Nhưng sự thực sau chiến tranh,hai nước Xô – Mỹ lại không lựa chọn phương thức hợp tác,mà từng bước đi đến chiến tranh lạnh.Đó là vì sự đối lập căn bản về ý thức hệ,sự khác biệt cơ bản về lợi ích quốc gia của hai nước.Hoặc nói cách khác,động cơ hành vi của hai nước về cơ bản là triệt tiêu lẫn nhau.Sự đối lập đó đã có những biểu hiện rõ ràng trong thời kỳ chiến tranh,sau chiến tranh lại càng rõ ràng hơn. 2. Đối kháng lợi ích quốc gia và ý thức hệ a. Đối kháng ý thức hệ: Liên Xô-Mỹ,một là nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất,một là nước tư bản chủ nghĩa lớn nhất.Chịu sự chi phối của tín ngưỡng ý thức hệ,hai nước dựa vào tiến triển của Chiến tranh thế giới thứ II và cục diện sau chiến tranh để ra sức mở rộng phạm vi ảnh hưởng tín ngưỡng ý thức hệ của bản thân, ở những khu vực mà khả năng cho phép đều xây dựng và duy trì chế độ giống như của mình.Là một quốc gia tôn thờ chủ nghĩa cộng sản,Liên xô trong chính sách đối ngoại của mình cũng thể hiện rõ nét những tư duy về mặt ý thức hệ.Ngay trong chiến tranh,từ 1944,Liên Xô đã bắt đầu phản công với quy mô lớn,thu được lãnh thổ đã bị mất và tiến mạnh ra bên ngoài biên giới. Thời kỳ sau chiến tranh và thời kỳ đầu sau chiến tranh,Hồng quân Liên xô đã giúp đỡ các nước Đông Âu như: Ba Lan,Tiệp Khắc,Bungari,…xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, Đảng Cộng sản Nam Tư và Anbani trong quá trình lập chính quyền. Tổng thống Liên Xô lúc đó là Stalin từng phát biểu “Chiến tranh lần này và trước kia là khác nhau bất luận ai chiếm lĩnh đất đai thì đều đàn áp đặt chế độ của mình ở đó,không thể khác được”.Tuy nhiên chính sách chủ yếu của Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lại là duy trì đồng minh thời chiến,sắc thái ý thức hệ không rõ ràng. b. Đối kháng lợi ích quốc gia: b.1)Như vậy lợi ích quốc gia của Liên Xô là gì? Đó là bảo đảm an ninh, đặc biệt an ninh biên giới phía Tây.Sở dĩ Liên Xô đặc biệt coi trọng việc bảo đảm an ninh biên giới phía Tây vì Liên Xô là một quốc gia nằm ở trung tâm của lục địa Á-Âu,phía Tây là một dải bình nguyên rộng lớn, thiếu hẳn lá chắn tự nhiên như“đại dương,dãy núi hiểm trở,đầm lầy khắp nơi và rừng rậm không thể vượt qua được nên nó rất dễ bị tấn công từ các nước lớn Phương Tây.Nước Đức đã từng hai lần tấn công Liên Xô,vì thế mà Liên Xô đã mất đi khoảng 20 triệu sinh mạng, tổn hại về vật chất và tinh thần khó có thể tính được” (3) . Thời kỳ đầu sau chiến tranh Liên Xô ở trong cục diện lực lượng “hai cực” là một bên tương đối yếu, hơn nữa nó lại phải xây dựng lại từ đống tro tàn nên rất cần một môi trường quốc tế hòa bình trước hết là phải bảo đảm có một vùng trời biên giới phía Tây ổn định. Stalin cho rằng: “Ba Lan với Liên Xô không chỉ là vấn đề danh dự mà còn là vấn đề liên quan đến sự sống còn” (4) . (3) Arthur Schlesigner,Jr., “ Original of the Cold War”. Foreign Affairs, October 1967 (4) Trích yếu ghi chép Hội nghị Têhêran,Yalta,Postdam,Nxb.Nhân dân Thượng Hải 1974,tr.141 Để thực hiện mục tiêu của mình, Liên Xô đưa ra bốn hướng sau: Thứ nhất,xác lập biên giới phía Đông và phía Tây đáng tin cậy. Thứ hai, giúp đỡ thành lập và ủng hộ chính phủ hữu hảo với Liên Xô. Thứ ba,bảo đảm Đức sẽ không phát động xâm lược lần nữa. Thứ tư, trong nhiều vấn đề quan trọng sau chiến tranh,Liên Xô cố gắng tránh đối kháng với nước lớn phương Tây như Anh, MỸ thậm chí còn có một số thỏa hiệp và nhượng bộ để tạo ra một môi trường quốc tế hòa bình. b.2) Vậy lợi ích quốc gia của Mỹ là gì? Thứ nhất là an ninh chính trị và quân sự là bộ phận cấu thành quan trọng trong lợi ích quốc gia của Mỹ,nó bao gồm tránh sự bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới nguy hại đến sự sinh tồn của nước Mỹ,bảo đảm cho thế giới phương Tây không bị uy hiếp về mặt chính trị quân sự từ phương Đông Thứ hai, mở rộng ảnh hưởng và thế lực của nó trên toàn thế giới giữ vai trò chủ đạo trên vũ đài chính trị quốc tế. Ngày 21/10/1946,tại hội nghị Ngoại Giao ở Mỹ, Roservelt đã từng phát biểu một bài diễn văn:“Nước ta có sức mạnh về các mặt tinh thần,chính trị,kinh tế và quân sự,cố nhiên có trách nhiệm lãnh đạo xã hội quốc tế,và cũng có cơ hội để lãnh đạo xã hội quốc tế.Nước ta tính đến lợi ích của bản thân và cả hòa bình,nhân đạo,đối với trách nhiệm đó không thể sợ hãi rụt rè,không nên sợ hãi,và trên thực tế lại chưa hề sợ hãi” (5) . Để thực hiện mục tiêu của mình, giới (5) Tuyển biên tư liệu sử quan hệ quốc tế, Nxb Đại học Vũ Hán 1983, quyển hạ,tr 67,68 cầm quyền Mỹ triệt để vứt bỏ chính sách theo chủ nghĩa cô lập truyền thống,tham gia rộng rãi vào công việc quốc tế.Mỹ cố gắng lấp khoảng trống,ra sức mở rộng phạm vi thế lực của mình.Đồng thời,sáng lập Liên Hợp Quốc,Quỹ tiền Tệ quốc tế và Ngân Hàng Thế Giới,những con bài trên vũ đài kinh tế, chính trị quốc tế sau chiến tranh.Chính vì thế,lợi ích quốc gia của hai nước Xô-Mỹ là trái ngược nhau,chính sách mà hai bên áp dụng để thực hiện lợi ích quốc gia cũng triệt tiêu nhau.Liên xô muốn thiết lập và bảo vệ một “ phạm vi thế lực” để bảo đảm an ninh quốc gia và ra sức mở rộng phạm vi thế lực của mình,trong khi Mỹ để chống lại “sự uy hiếp của chủ nghĩa cộng sản” và “ lãnh đạo thế giới” hòng làm suy yếu, thậm chí đánh đổ Liên Xô. Tóm lại,nếu như nói môi trường quốc tế sau chiến tranh đã tạo điều kiện cho sự đối kháng giữa hai nước thậm chí là hai tập đoàn quốc gia lớn hoặc hai khối do họ đứng đầu thì sự đối lập ý thức hệ và sự khác biệt về lợi ích quốc gia cũng khiến hai nước không thể tránh khỏi đối kháng trong môi trường quốc tế sau chiến tranh,dẫn đến sự xuất hiện của chiến tranh. 3. Vai trò của các cá nhân a. Nhận thức của các nhà lãnh đạo hai nước: Một học giả người Mỹ khi nghiên cứu chính sách của Mỹ đối với Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh đã nói như sau:“Nhận thức luôn là một hoạt động như vậy,một bộ phận của nó là hiện thực,một bộ phận là hình thức tư tưởng của người nhận thức” (6) .Môi trường quốc tế sau chiến tranh cũng có liên quan rất nhiều đến nhận thức cũng như phương thức xử lý ngoại giao của lãnh (6) Thomas T.Hammond,ed,Witness to the original of the Cold War, University of Washington Press,Seattle,1982,tr.13 đạo hai nước đối với đối phương.Ý thức hệ ảnh hưởng đến nhận thức của lãnh đạo Xô Mỹ về đối phương.Nhận thức về đối phương của lãnh đạo hai nước chịu ảnh hưởng lớn của ý thức hệ mỗi bên.Hay nói một cách khác, ý thức hệ là một tấm kính màu của họ để nhìn thế giới bên ngoài. Dùng tấm kính màu đó để xem xét đối phương,tất nhiên là có chỗ không phù hợp với thực tế khiến cho hai nước nghi ngờ và không tin tưởng lẫn nhau. b. Phương thức xử lý ngoại giao: Phong cách ngoại giao và sách lược của Rooservelt và Truman khác nhau đương nhiên liên quan đến các nhân tố như cá tính của hai người khác nhau,sự từng trải cũng khác nhau,nhưng căn bản là do họ ở vào môi trường quốc tế khác nhau.Đúng như Molotop đã từng nói“Truman khác với Rooservelt,có thái độ không hữu hảo đối với Liên Xô” (7) . Ví dụ như nhiệm vụ đầu tiên trong chính sách đối ngoại của Rooservelt là nhanh chóng kết thúc chiến tranh nhằm tăng cường đồng minh với Liên Xô mặc dù có những tranh chấp gay gắt như mở mặt trận thứ hai, vấn đề Ba Lan Truman sau khi lên nắm chính quyền,Thế chiến thứ hai đã dần đi đến hồi kết thúc,chính trị thời chiến đã chuyển sang chính trị thời bình.Điều đó khiến cho những nhà lãnh đạo Mỹ cho rằng không cần đến Liên xô nữa.Hơn nữa,sau chiến tranh địa vị thực lực của Mỹ cùng khiến giới cầm quyền Mỹ cảm thấy quốc gia mình cái gì cũng có thể làm được,và có ý thức "lãnh đạo" thế giới. Bằng chứng là Mỹ tỏ ra hung hổ,áp buộc các quốc gia khác tuân theo.Trong khi đó Liên Xô lại (7) Thomas G.Paterson,On every Front:The Making of the Cold War .W.W.Norton&Company,New York,1979,tr.147 phải chịu tổn thất nặng nề do chiến tranh nên hành vi đối ngoại cẩn thận,có lúc cứng rắn,thiếu đi tinh thần thỏa hiệp. [...]... lai không xa lại bùng nổ cuộc chiến tranh lạnh mới là điều không thể vì cục diện quốc tế “hai cực hóa” trong nhân tố của tầng lớp quốc tế là điều kiện tiền đề cơ bản để chiến tranh lạnh xảy ra và tồn tại đã không còn.Cũng có thể nói rằng, nếu như không có cục diện quốc tế “hai cực hóa” sau chiến tranh thì không có khả năng phát sinh chiến tranh lạnh, thời điểm kết thúc chiến tranh lạnh cũng chính là... Thông qua sự phân tích về nguồn gốc chiến tranh lạnh chúng ta có thể rút ra một số vấn đề có tính kết luận hoặc đáng để suy ngẫm hơn nữa: Thứ nhất,từ phân tích ở trên,chúng ta có thể nhìn thấy sự phát sinh chiến tranh lạnh là sản vật của nhiều yếu tố,nó vừa là nguyên nhân ở tầng quốc tế,cũng có nguyên nhân ở tầng nấc quốc gia và cá nhân Thứ hai ,chiến tranh lạnh là sản vật của một giai đoạn lịch...Kết luận Tóm lại bàn về chiến tranh lạnh đã có rất nhiều những luồng ý kiến khác nhau về vấn đề này nhưng để hiểu được nguồn gốc của chiến tranh lạnh Đông–Tây sẽ là tiền đề để phân tích tính chất,sự phát triển và quá trình kết thúc của nó.Có thể nói chiến tranh lạnh xảy ra là do 3 nguyên nhân tác động đến:môi trường quốc tế,động cơ hành vi quốc gia và cá nhân lãnh đạo, nghĩa là... quốc gia và cá nhân lãnh đạo, nghĩa là vừa miêu tả quá trình lịch sử, vừa quy nạp lý luận, kết hợp lịch sử và lý luận: vừa phân tích Mỹ,vừa phân tích Liên Xô,từ đó cố gắng giải thích nguồn gốc của chiến tranh lạnh một hiện tượng lịch sử.Cũng có thể nói chiến tranh lạnh là sản vật của môi trường quốc tế đặc thù sau chiến tranh, là kết quả của sự đối lập ý thức hệ và khác biệt về lợi ích quốc gia giữa hai... Trương Tiểu Minh, Chiến tranh lạnh và di sản của nó – Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội 2002 2, Trần Văn Đào – Phan Doãn Nam ,Giáo trình lịch sử quan hệ quốc tế 1945-1990 – Học viện Quan Hệ Quốc Tế 2001 3, Thầy Đỗ Sơn Hải ,Tập bài giảng Lịch sử quan hệ quốc tế II từ 1945 đến nay – Khoa Chính Trị Quốc Tế – Học viện Ngoại giao Việt Nam 4, Nguyễn Xuân Sơn,Trật tự thế giới trong thời kỳ chiến tranh lạnh. .. Thạch, Thế giới trong 5 năm qua và 25 năm tới – NXB Chính trị quốc gia – 1998 6,Lý Kiện,Ngọn lửa chiến tranh lạnh tập 1 – Nhà xuất bản Thanh niên 7,Nguyễn Anh Thái, Lịch sử thế giới hiện đại – Nhà xuất bản giáo dục 8,Thomas J.Mc Cormick,Nước Mỹ nửa thế kỷ – Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong và sau chiến tranh 9,NC Baibacốp, Từ Stalin đến Enxin – Nhà xuất bản chính trị quốc gia 2001 Môc lôc . với chiến tranh nóng trong đó có dùng pháo thật và đạn thật.Như vậy,vì sao chiến tranh lạnh lại xảy ra vào đầu thời kỳ sau chiến tranh? “Trong các cuộc tranh luận về nguồn gốc của chiến tranh lạnh. Theo. những năm sau Thế chiến II. (2) II. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh lạnh 1. Môi trường quốc tế a. Chất keo kết dính phát xít không còn: Môi trường quốc tế thời kỳ đầu sau chiến tranh đã tạo điều. đề tài này chỉ là muốn làm sáng tỏ thêm cho lí do vì sao chiến tranh lạnh lại xảy ra. NỘI DUNG I. Khái niệm Chiến tranh lạnh Chiến tranh lạnh là một cuộc đối đầu ý thức hệ, kinh tế và địa chính