1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và công nghệ Hồng Dương

40 498 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 397,5 KB

Nội dung

GVHD: Ths Đỗ Thị Bình Khóa luận tốt nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cạnh tranh cũng là một nhu cầu tất yếu của hoạt động kinh tế trong cơ chế thị trường, cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế. Trong mọi hoạt động đều phải có cạnh tranh, nó ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực, các thành phần kinh tế và các doanh nghiệp, mang lại cả những tác động tích cực và tiêu cực tới hoạt động của doanh nghiệp. Cạnh tranh không những là môi trường và động lực của sự phát triển, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hóa các mối quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội. Ngày nay nhu cầu năng lượng của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng ngày một gia tăng, dầu nhớt là một trong những sản phẩm quan trọng. Các sản phẩm dầu nhớt của Shell đóng vai trò trong việc giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày một gia tăng của thế giới. Trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế đã và sẽ xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh, không chỉ là các đối thủ trong cùng một ngành, mà ngay cả giữa các nhà phân phối cùng phân phối các sản phẩm cảu Shell như công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Hồng Dương. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho ngành kinh doanh dầu nhớt nói chung, cho công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Hồng Dương nói riêng. Đứng trước những khó khăn trên, doanh nghiệp muốn duy trì và phát triển được không còn cách nào khác là phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình nhằm đứng vững trước những khó khăn, sóng gió trong kinh doanh. Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Hồng Dương, tác giả nhận thấy rằng công ty hiện nay cũng đang phải chịu những tác động tiêu cực đến từ cuộc khủng hoảng và lạm phát, bên cạnh đó là những khó khăn trong ngành kinh doanh mà công ty đang tham gia. Do đó cần có thêm những giải pháp phù hợp với công ty và đi từ thực tế nhằm giúp cho khả năng cạnh tranh của công ty được tăng lên là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với công ty trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và công nghệ Hồng Dương” được lực chọn làm đề tài khóa luận. SV thực hiện: Nguyễn Thị Thùy An K45A4 – Khoa Quản trị doanh nghiệp GVHD: Ths Đỗ Thị Bình Khóa luận tốt nghiệp 2. Xác lập các vấn đề nghiên cứu Đề tài: “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và công nghệ Hồng Dương” tập trung trả lời các câu hỏi sau: Đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp là những doanh nghiệp nào? Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở nào? Năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp được đánh giá như thế nào? Năng lực cạnh tranh tương đối của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh được đánh giá như thế nào? Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp bằng các giải pháp marketing? Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp bằng các giải pháp phi marketing? 3. Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài: “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và công nghệ Hồng Dương” được thực hiện nhằm ba mục đích sau: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của công ty kinh doanh bao gồm các khái niệm, đặc điểm, nội dung, cách tính năng lực cạnh tranh Tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Hồng Dương. Từ cơ sở lý luận đã được hệ thống cùng với những đánh giá khách quan về thực trạng triển khai chiến lược kinh doanh, chiến lược cạnh tranh của công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Hồng Dương, đề tài đưa ra các giải pháp, đề xuất nhằm hoàn thiện việc triển khai chiến lược kinh doanh, chiến lược cạnh tranh cho công ty. 4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Là các yếu tố ảnh hưởng, quy trình phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Hồng Dương. Phạm vi nghiên cứu: SV thực hiện: Nguyễn Thị Thùy An K45A4 – Khoa Quản trị doanh nghiệp GVHD: Ths Đỗ Thị Bình Khóa luận tốt nghiệp Về không gian: đề tài tiến hành nghiên cứu năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Hồng Dương chủ yếu trên thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hải Dương Về thời gian: các dữ liệu, thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài được thu thập trong thời gian từ 2009 – 2012, đề tài có ý nghĩa ứng dụng đến 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu: Để tìm hiểu thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Hồng Dương, tác giả đã sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu đó là phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Phương pháp định tính: Phương pháp quan sát, tiếp cận thông qua các dữ liệu thứ cấp. Phương pháp vận dụng lý thuyết, các lý luận cơ bản về quản trị chiến lược và quản trị marketing làm nền tảng cho nâng cao năng lực cạnh tranh. Phương pháp phân tích, logic, tổng hợp. Phương pháp định lượng: sử dụng phương pháp thống kê, phần mềm excel để xử lý dữ liệu. 6. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo thì khóa luận được chia làm 3 chương: Chương 1. Một số cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và cộng nghệ Hồng Dương Chương 3: Các kết luận và đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và cộng nghệ Hồng Dương SV thực hiện: Nguyễn Thị Thùy An K45A4 – Khoa Quản trị doanh nghiệp GVHD: Ths Đỗ Thị Bình Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 1. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.1. Các khái niệm và lý thuyết liên quan đến năng lực cạnh tranh của công ty kinh doanh 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 1.1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh là một phạm trù kinh tế cơ bản, là một khài niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và có nhiều cách quan niệm khác nhau dưới cá góc độ khác nhau: Theo Từ điển Bách khoa của Việt Nam (tập 1) thì Cạnh tranh (trong kinh doanh) là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẻ người tiêu dùng, thương nhân…) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Theo Các Mác: "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch’. Theo Hữu Khuê Mai, cạnh tranh là sự đấu tranh đối lập giữa các cá nhân, tập đoàn hay quốc gia. Cạnh tranh nảy sinh khi hai bên hay nhiều bên cố gắng giành lấy thứ mà không phải ai cũng có thể giành được. (Nguồn: Từ điển Thuật ngữ kinh tế học, NXB Từ điển Bách Khoa, 2001). Các tác giả trong cuốn "Các vấn đề pháp lý về thể chế và chính sách cạnh tranh kiểm soát độc quyền kinh doanh, thuộc sự án VIE/97/016 thì cho: Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt đựơc một mục tiêu kinh doanh cụ thể, ví dụ như lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần. Cạnh tranh trong một môi trường như vậy đồng nghĩa với ganh đua. Từ các định nghĩa trên có thể tiếp cận cạnh tranh ở những góc độ: Thứ nhất, cạnh tranh là sự ganh đua giành lấy phần thắng. Thứ hai, mục đích cuối cùng của cạnh tranh là lợi nhuận. Thứ ba, cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể. SV thực hiện: Nguyễn Thị Thùy An K45A4 – Khoa Quản trị doanh nghiệp GVHD: Ths Đỗ Thị Bình Khóa luận tốt nghiệp Thứ tư, các chủ thể tham gia cạnh tranh có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau: chất lượng, giá bán sản phẩm dịch vụ, bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm. Thứ năm, ngày nay cạnh tranh còn được xem là sự ganh đau mang tính hợp tác, Từ đó, theo tác giả: “Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, đạt được một mục tiêu kinh doanh cụ thể như lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần”. 1.1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh Theo GS.TS. Nguyễn Bách Khoa, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và năng lực cạnh tranh của sản phẩm nói riêng được hiểu là tích hợp các khả năng và nguồn lực để duy trì và phát triển thị phần, lợi nhuận và định vị những ưu thế cạnh tranh của sản phẩm đó trong mối quan hệ với đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm tàng trên thị trường muc tiêu xác định. (Nguồn: Bài viết : Phương pháp luận xác định cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp, Tạp chí khoa học thương mại). Theo slide bài giảng quản trị chiến lược của bộ môn quản trị chiến lược trường Đại học Thương mại: Năng lực cạnh tranh là những năng lực mà doanh nghiệp thực hiện đặc biệt tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Đó là các thế mạnh mà các đối thủ cạnh tranh không dễ dàng thích ứng hoặc sao chép. Theo tác giả: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực doanh nghiệp có thể tự duy trì vị trí của nó lâu dài trên thị trường cạnh tranh, vượt trội đối thủ cạnh tranh, đảm bảo duy trì và phát triển thị phần, lợi nhuận và những mục têu mà doanh nghiệp đề ra. 1.1.2. Phân loại năng lực cạnh tranh Để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cân phải đánh giá theo năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh vùng, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh sản phẩm. Năng lực cạnh tranh quốc gia: Năng lực cạnh tranh quốc gia được định nghĩa là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của người dân. Theo diễn đàn kinh tế thế giới WEF, năng lực cạnh tranh của quốc gia được đo bằng tám chỉ tiêu: mức độ mở của nền kinh tế, vai trò của Nhà nước, vai trò của thị trường tài chính, môi trường công nghệ, kết cấu hạ tầng, chất lượng quản trị kinh doanh, hiệu quả và SV thực hiện: Nguyễn Thị Thùy An K45A4 – Khoa Quản trị doanh nghiệp GVHD: Ths Đỗ Thị Bình Khóa luận tốt nghiệp tính linh họat của thị trường lao động, môi trường pháp lý. Năng lực cạnh tranh ngành: Xét theo phạm vi ngành kinh tế, cạnh tranh được chia làm hai loại : Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất kinh doanh một loại dịch vụ. Cạnh tranh trong nội bộ ngành là một cuộc cạnh tranh tất yếu phải xảy ra, tất cả đều nhằm vào mục tiêu cao nhất là lợi nhuận của doanh nghiệp. Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp phải cải tiến kỹ thuật, năng lực quản lý nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm để tìm lợi nhuận siêu ngạch. Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ trong các ngành kinh tế khác nhau nhằm mục tiêu lợi nhuận, vị thế và an toàn. Cạnh tranh giữa các ngành tạo ra xu hướng di chuyển của vốn đầu tư sang các ngành kinh doanh thu được lợi nhuận cao hơn và tất yếu sẽ dẫn đến sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân. Năng lực cạnh tranh sản phẩm: Năng lực cạnh tranh của ngành hay doanh nghiệp lại được thể hiện thông qua năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của nó. Đây cũng là cái thể hiện rõ nhất năng lực cạnh tranh của các chủ thể nói chung. Theo tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 317, tháng 10 năm 2004 của TS Nguyễn Văn Thanh: “Năng lực cạnh tranh cấp sản phẩm được hiểu là khả năng sản phẩm có được nhằm duy trì được vị thế của nó một cách lâu dài trên thị trường cạnh tranh” Năng lực cạnh tranh sản phẩm được nhận biết thông qua lợi thế cạnh tranh của sản phẩm đó với các sản phẩm khác cùng loại. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm có thể được đánh giá thông qua: giá sản phẩm, sự vượt trội về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, thương hiệu… so với đối thủ cạnh tranh trên cùng một phân đoạn thị trường vào cùng một thời điểm. Mối quan hệ giữa ba cấp cạnh tranh Có thể nói ba cấp độ của năng lực cạnh tranh mặc dù có sự độc lập tương đối nhưng giữa chúng vẫn tồn tại mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là yếu tố cơ bản, cốt lõi tạo nên năng lực cạnh tranh của ngành (doanh nghiệp), và tổng hợp lại góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. Ngược lại năng lực cạnh tranh của quốc gia sẽ tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh ngành (doanh nghiệp), và SV thực hiện: Nguyễn Thị Thùy An K45A4 – Khoa Quản trị doanh nghiệp GVHD: Ths Đỗ Thị Bình Khóa luận tốt nghiệp chính năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khi được nâng cao sẽ tạo nên sức hút, sự hấp dẫn với sản phẩm, dịch vụ của người tiêu dùng từ đó tạo nên năng lực cạnh tranh của sản phẩm. 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty kinh doanh. Hoạt động của doanh nghiệp luôn luôn nằm trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các nhân tố ảnh hưởng của môi trường. Do đó, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng sẽ chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường vĩ mô, các nhân tố thuộc nội bộ ngành cũng như các yếu tố trong bản thân nội tại doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm. 1.1.3.1 Nhóm nhân tố môi trường vĩ mô Tự nhiên: tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về cơ bản thường tác động bất lợi đối với các hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có liên quan đến tự nhiên như: sản xuất nông phẩm, thực phẩm theo mùa, kinh doanh khách sạn, du lịch. Kinh tế: Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hố đoái tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kỹ thuật - Công nghệ: đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp. Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng Văn hóa - Xã hội: ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Chính trị - Pháp luật: gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, xu hướng chính trị các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư. 1.1.3.2. Nhóm nhân tố môi trường vi mô. Khách hàng Khách hàng là người trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Các hoạt động của doanh nghiệp suy cho cùng là để phục vụ khách hàng. SV thực hiện: Nguyễn Thị Thùy An K45A4 – Khoa Quản trị doanh nghiệp GVHD: Ths Đỗ Thị Bình Khóa luận tốt nghiệp Đối thủ cạnh tranh Muốn thành công khi phát triển thị trường, không những doanh nghiệp cần hiểu khách hàng mà còn cần hiểu được đối thủ. Doanh nghiệp cần xác định được ai là đối thủ trực tiếp, ai là đối thủ gián tiếp. Doanh nghiệp nên mở rộng thị trường, xâm nhập ở những thị trường mà đối thủ còn gặp hạn chế, là điểm mạnh của doanh nghiệp. Nhà cung cấp Nhà cung ứng có vai trò hết sức quan trọng, cung cấp đầu vào cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một trong những nguyên tắc của doanh nghiệp đó là không hoàn toàn phụ thuộc vào một nhà cung ứng. Để đảm bảo an toàn trong kinh doanh, doanh nghiệp nên có nhiều nhà cung ứng, phân loại nhà cung cấp chính phụ. Khi đó sẽ có sự lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp. 1.1.3.3. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp Nhóm nhân tố bên trong gồm nguồn lực và năng lực của doanh nghiệp. Nguồn lực là những yếu tố đầu vào, bao gồm: nguồn lực hữu hình (vật chất, tài chính, con người, tổ chức,…) và nguồn lực vô hình (công nghệ, danh tiếng, bí quyết,…) Năng lực thể hiện khả năng sử dụng nguồn lực để tạo nên sản phẩm, dịch vụ. Doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ về mặt nguồn lực, đặc biệt là về tài chính và nhân lực khi thực hiện chiến lược phát triển thị trường 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Đã có nhiều công trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. Sau đây tác giả xin giới thiệu một số công trình tiêu biểu mà tác giả đã biết: 1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ngoài đã được nhiều nhà nghiên cứu, các nhà quản lý doanh nghiệp rất quan tâm nghiên cứu. Liên quan đến đề tài này, ở nước ngoài đã có những công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến. Điển hình như: [1] W. Chan Kim & R. Mauborgne (2005), “Chiến lược đại dương xanh”, NXB Tri thức. [2] Fred David (2004), “Khái luận về quản trị chiến lược”, NXB Thống kê. [3] Michael Porter (năm 1998), “Chiến lược cạnh tranh” (Competitive Strategy), NXB Khoa học & Kỹ thuật. [4] PhilipKoler (năm 2009), “Quản trị marketing”, NXB Lao Động. 1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta, các doanh nghiệp, sản SV thực hiện: Nguyễn Thị Thùy An K45A4 – Khoa Quản trị doanh nghiệp GVHD: Ths Đỗ Thị Bình Khóa luận tốt nghiệp phẩm, đã được giới học thuật, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, quản lý doanh nghiệp, rất quan tâm nghiên cứu. Liên quan đến đề tài này, ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ kinh tế, đề cập. Chẳng hạn: [1] Lê Duy Thắng (2012), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Vilexim Chi nhánh Hải Phòng, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thương mại. [2] Lê Thị Hồng Huê (2006), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà trên thị trường nội địa, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thương mại. [3] Phạm Thu Huyền (2006), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Hải Anh, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thương mại. [4] PGS Lê Thế Giới, TS. Nguyễn Thanh Liêm (2007), “ Quản trị chiến lược”, NXB Thống kê. [5] GS.TS Nguyễn Bách Khoa (2003), “Chiến lược kinh doanh quốc tế”, NXB Thống kê. [6] Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam (2006), “Chiến lược và chính sách kinh doanh”, NXB Lao động xã hội. Các công trình nghiên cứu nói trên đã tập trung phân tích các vấn đề: Lý luận cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường Các quan điểm và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và ngành trong hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, đề tài “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và công nghệ Hồng Dương” là hoàn toàn mới, chưa có ai nghiên cứu, Vì vậy tác giả lựa chọn đề tài này. 1.3. Phân định nội dung nghiên cứu 1.3.1 Mô hình nghiên cứu Với đề tài này, tác giả sẽ nghiên cứu theo mô hình như sau: SV thực hiện: Nguyễn Thị Thùy An K45A4 – Khoa Quản trị doanh nghiệp Nhận diện các đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp GVHD: Ths Đỗ Thị Bình Khóa luận tốt nghiệp BH 1.1: Mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh 1.3.2. Nội dung nghiên cứu 1.3.2.1. Nhận diện các đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp Ngày nay trong kinh doanh các doanh nghiệp chỉ mới hiểu được các khách hàng của mình thôi là chưa đủ thành công. Họ còn phải am hiểu về các đối thủ cạnh tranh của mình nữa, để có thể hoạch định các chiến lược marketing cạnh tranh có hiệu quả. Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp xác định rõ đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp mình, xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ, tương quan lực lượng giữa sản phẩm của doanh nghiệp và đối thủ. Từ đó doanh nghiệp có những quyết định chính xác chiến lược kinh doanh phù hợp trong môi trường cạnh tranh. Những người làm marketing cân biết rõ năm vấn đề về năng lực cạnh tranh: Những ai là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp? Chiến lược của họ như thế nào? Mục tiêu của họ là gì? Các điểm mạnh điểm yếu của họ như thế nào? Cách thức phản ứng của họ ra sao? 1.3.2.2. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để đánh giá năng lực cạnh tranh của một công ty, cần phải xác định được các yếu tố phẩn ánh năng lực cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau và cấn thực hiện việc đánh giá bằng cả định tính và định lượng. Các công ty hoạt động sản xuất kinh doanh ở những ngành, lĩnh vực khác nhau có các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh khác nhau. Mặc dù vậy, dựa trên các tài liệu nghiên cứu cạnh tranh, vẫn có thể tổng hợp được các yếu tố SV thực hiện: Nguyễn Thị Thùy An K45A4 – Khoa Quản trị doanh nghiệp Đánh giá năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bằng các giải pháp phi marketing Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bằng các giải pháp marketing Đánh giá năng lực cạnh tranh tương đối của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh [...]... cao 2.4.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh tương đối của công ty TNHH Thương Mại và công nghệ Hồng Dương so với các đối thủ cạnh tranh Năng lực cạnh tranh tương đối của công ty so với đối thủ cạnh tranh = Tổng điểm quan trọng của công ty/ Tổng điểm quan trọng cảu đối thủ xạnh tranh Năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Hồng Dương so với công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Chem - lube... thị phần, công ty cố gắng giữ vững vị trí số một trên thị trường miền Bắc trong các nhà phân phối của công ty Shell 3.3 Một số đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Thương Mại và công nghệ Hồng Dương 3.3.1 Các giải pháp nhằm nâng cao Năng lực cạnh tranh phi marketing Giải pháp nâng cao nguồn lực Nguồn vốn: Vốn là một công cụ quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và mang... cho công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Hồng Dương những lợi thế trong cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường 2.4 Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Thương Mại và Công nghệ Hồng Dương 2.4.1 Nhận diện các đối thủ cạnh tranh chính của công ty TNHH Thương Mại và công nghệ Hồng Dương Theo kết quả phỏng vấn, điều tra trắc nghiệm, hai đối thủ cạnh tranh chính của. .. (lần) Năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Hồng Dương so với công ty TNHH Thương mại Bee = 2.89/2.115 = 1.366 (lần) Qua điều tra phỏng vấn và dựa trên số liệu đã phân tích ở trên cho ta thấy nhìn chung năng lực cạnh tranh của công ty so với 2 đối thủ cạnh tranh chính đều >1,2 lần Điều này chứng tỏ công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Hồng Dương có lợi thế hơn đối thủ cạnh tranh. .. tiến thương mại, nguồn nhân lực công ty, uy tín và thương hiệu công ty CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ HỒNG SV thực hiện: Nguyễn Thị Thùy An K45A4 – Khoa Quản trị doanh nghiệp GVHD: Ths Đỗ Thị Bình Khóa luận tốt nghiệp DƯƠNG 3.1 Các kết luận thực trạng về năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Thương Mại và công nghệ Hồng Dương. .. dịch vụ của công ty, bằng chứng cụ thể là công ty chưa có trang web riêng của mình Công ty chưa tạo được mối quan hệ tốt với công ty Shell Việt Nam, cụ thể công ty cổ phần đầu tư thương mại Bee là một trong những khách hàng thường xuyên của Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Hồng Dương, mua lại sản phẩm từ công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Hồng Dương, điều này cũng là một bất lợi cho công ty cổ phần... thiết bị và công nghệ tại công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Hồng Dương hiện nay vẫn chưa được quan tâm và đầu tư hiệu quả Từ đó tác giả xây dựng được bảng sau: Bảng 2.2: Các tiêu chí và độ quan trọng của các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Hồng Dương Tiêu chí Giá cả Chất lượng sản phẩm Sự đa dạng của sản phẩm Hệ thống phân phối Xúc tiến thương mại Thương. .. Việt Nam, Một công ty có uy tín, thương hiệu, có tiềm lực tài chính mạnh, có khả năng hỗ trợ cả về tài chính, công nghệ và một số hoạt động marketing luôn đảm bảo về chất lượng và số lượng hàng bán, đã có một vị thế tốt trong tâm trí người tiêu dùng, điều này góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Hồng Dương Đối thủ cạnh tranh: Những đối thủ cạnh tranh là những... năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Thương Mại và công nghệ Hồng Dương Để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, cần phải xác định được các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau và cần thực hiện việc đánh giá bằng cả định tính và định lượng Thông qua quá trình phỏng vấn điều tra, tác giả đã xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của công. .. trên thương trường trước các áp lực cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ HỒNG DƯƠNG SV thực hiện: Nguyễn Thị Thùy An K45A4 – Khoa Quản trị doanh nghiệp GVHD: Ths Đỗ Thị Bình Khóa luận tốt nghiệp 2.1 Khái quát về công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Hồng . trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và cộng nghệ Hồng Dương Chương 3: Các kết luận và đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và cộng nghệ Hồng Dương SV. và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và ngành trong hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, đề tài Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thương. nghiên cứu Đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và công nghệ Hồng Dương tập trung trả lời các câu hỏi sau: Đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp

Ngày đăng: 14/04/2015, 09:07

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w