Tài liệu giúp việc vệ sinh hàng ngày cho bé

7 282 2
Tài liệu giúp việc vệ sinh hàng ngày cho bé

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vệ sinh hằng ngày Hồi nhỏ tôi suýt chết vì vụ “tắm em” nên đến bây giờ vẫn còn sợ tắm. Theo lời mẹ tôi kể lại thì lúc tôi mới sinh được vài hôm, tại một nhà bảo sinh tỉnh, một cô học viên mang tôi đi tắm thế nào mà lúc mang trả lại tôi bị nghẹt thở suýt chết. Người nhà rối rít chạy đi mời thầy pháp, thì may Ba tôi về kịp. Ba tôi nghi ngờ cô học viên kia đã không biết tắm em nên tôi mới bị như thế chứ không phải ai bắt cả! Ba tôi cởi áo tôi, mở băng rún xem xét lại mới hay là cô băng chặt quá, tôi hết thở nổi. Vừa mở băng ra là tôi đã thở lại được và hồng hào trở lại. Hú vía! Mới đây, tôi có khám cho một em bé không biết vì sao vừa tắm xong bỗng hết cục cựa một cánh tay: thì ra chú bé trị trặc khớp xương vai! Đó, chuyện tưởng không có gì thực ra cũng gây nhiều nỗi phiền phức, có khi là những tai nạn chết người. Đã có bà mẹ nhúng con vào thau nước sôi vì quên kiểm soát nước trước khi tắm cho bé, vì tin tưởng người giúp việc đã pha sẵn nước đúng độ – Bà khác sợ bé yếu ớt, mỏng manh không dám nắm chặt, trợt tay làm bé đau hơn. Tại nhà bảo sinh, khi vừa sinh ra, bé được lau rửa sạch sẽ, nhỏ thuốc sát trùng vào mắt, mặc tã, áo đàng hoàng bởi các cô nữ hộ sinh lành nghề, không có việc gì để lo lắng cả. Sau đó, mỗi ngày, cũng chính các cô này lo việc tắm rửa cho bé, thay băng rún, làm vệ sinh mắt, mũi, tai, miệng cho bé. Nhưng có những trường hợp người mẹ sẽ phải tự lo lấy mọi việc, nếu không được sinh ở một nhà bảo sinh chẳng hạn. Và hiện này, sinh xong vài ba ngày bà mẹ đã được cho về nhà. Bình thường nếu bé chưa rụng rún, bé chưa được tắm vội. Bé chỉ được lau sạch sẽ bằng khăn thấm nước, chưa được nhúng bé vào thau. Khi bé đã rụng rún rồi và vết thương đã sạch rồi thì bé có quyền được tắm. Cách bồng bế, tắm rửa, lau chùi, mặc tã, áo, vớ cho bé tôi tưởng là “nghề” của các bà mẹ. Tự nhiên mà biết không cần ai chỉ dẫn. Tôi chỉ xin quí vị xem những hình vẽ sau đây, được lấy từ các sách hướng dẫn các bà mẹ trẻ trong nghệ thuật nuôi con, săn sóc con. Những tấm hình đó “nói” nhiều hơn là những lời mô tả dài dòng của một người không chuyên môn như tôi. Có một vài vấn đề cần được lưu ý: không nên băng rún chặt quá, vừa lâu khô, vừa dễ bị nghẹt thở. Ta có xu hướng băng kín bụng bé hằng tháng trời dù vết thương ở rún đã lành, đã khô, mục đích là để cho bé được ấm bụng, tránh đau bụng, cho có eo thực ra có hại hơn là có lợi. Những vẩy đen dính ở da đầu, vùng mỏ ác (thóp) ta thường gọi là “cứt trâu” không nên để nguyên cho ấm mỏ ác như ta vẫn tưởng. Cũng không nên tìm cách gỡ ngay. Tốt hơn nên thấm một lớp dầu dừa, dầu olive (ô-liu) hay vaseline (va-dơ- lin) cho mềm đi đã. Qua một đêm, sáng hôm sau sẽ gỡ dễ dàng. Không cần gội đầu thường xuyên và khi gội không nên chà xát mạnh. Chuẩn bị các thứ cần thiết Ngay khi vết rún đã lành, ta bắt đầu tắm cho bé mỗi ngày. Nên tắm vào buổi sáng. Nhớ kiểm soát xem nước tắm có quá nóng hay quá lạnh không. Nhiệt độ thích hợp là 37°C . Nếu không có nhiệt kế, có thể dùng khuỷu tay để thử lại. Nên rửa tay sạch sẽ trước khi tắm bé. Bắt đầu dùng khăn ướt lau mặt bé (không cần xà bông) Sau đó, lau khắp người bé với xà bông kể cả tóc, bằng cử động nhanh nhẹ, chính xác nhưng dịu dàng. Đặt bé vào trong thau. Nhớ giữ chặt. Lúc đầu bé sợ hãi nhưng sau khi quen nước sẽ không chịu ra khỏi thau! Rửa sạch xà bông một cách cẩn thận. Lau khô bé bằng một khăn lông sạch và khô Rắc phấn lên cổ, nách rồi mặc đồ cho bé. Nhẹ nhàng xỏ tay áo Lật nghiêng bé lại, quấn áo phía lưng. Cẩn thận, nếu bé còn quá nhỏ, chưa ngẩng cổ cao được dễ bị ngộp. Mặc tã và cách mặc tã. Có thể dùng thêm tấm láng. Để tránh bé khỏi đái ướt giường, nhưng đừng để bị hăm nóng. Mặc thêm quần thun bên ngoài. Tuy nhiên, ở những vùng nóng nực chỉ cần mặc tả thôi cũng đủ. Trong mùa lạnh có thể mặc thêm áo ấm. Sau đó, bắt đầu săn sóc mắt. Chỉ cần dùng bông gòn sạch lau khô nước quanh mắt. Không bao giờ nhỏ nước vào mắt vì mắt đã tự rửa sạch thường xuyên bằng nước mắt rồi. Ráy mũi nhẹ nhàng bằng bông gòn. Bé sẽ nhăn mặt khóc chứ không tươi cười như ảnh họa sĩ vẽ đâu! Ráy tai, cũng bằng bông gòn. Cắt móng tay. Ở đây cũng vậy, bé thường vùng vẫy la khóc chứ không nằm im cười như thế này! Nhiều khi phải cắt trong lúc bé ngủ say. Hăm tã Gần đây, với sự phổ biến của các loại tã, tình trạng hăm tã ngày càng thấy nhiều ở bé: Đỏ ửng vùng mông, bẹn, cơ quan sinh dục; có bé bị loét, lở, nổi mụn nước, nhiễm trùng, nhiễm nấm. Lý do, da bị kích thích vì tã mặc quá chật, tã ướt, dơ không thay, lại rắc phấn, thoa kem các thứ càng gây thêm trầm trọng! Nên để cho da bé thở, đừng bít da, trét phấn thoa kem! Thay tã lót thường xuyên. Giữ sạch sẽ, khô ráo, mát mẻ, thoải mái. . các cô nữ hộ sinh lành nghề, không có việc gì để lo lắng cả. Sau đó, mỗi ngày, cũng chính các cô này lo việc tắm rửa cho bé, thay băng rún, làm vệ sinh mắt, mũi, tai, miệng cho bé. Nhưng có. khi tắm cho bé, vì tin tưởng người giúp việc đã pha sẵn nước đúng độ – Bà khác sợ bé yếu ớt, mỏng manh không dám nắm chặt, trợt tay làm bé đau hơn. Tại nhà bảo sinh, khi vừa sinh ra, bé được. lấy mọi việc, nếu không được sinh ở một nhà bảo sinh chẳng hạn. Và hiện này, sinh xong vài ba ngày bà mẹ đã được cho về nhà. Bình thường nếu bé chưa rụng rún, bé chưa được tắm vội. Bé chỉ được

Ngày đăng: 14/04/2015, 00:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan