TRIẾT HỌC CỦA ARIXTỐT & SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY

18 561 1
TRIẾT HỌC CỦA ARIXTỐT & SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Viện Đào tạo Sau đại học TRIẾT HỌC CỦA ARIXTỐT & SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY Học viên thực hiện: Nguyễn Mạnh Tuấn STT: 115 Nhóm: 8 Lớp: Đêm 1 Khóa: K22 Giảng viên phụ trách: TS.Bùi Văn Mưa TP.HCM, tháng 12/2012 Giới thiệu tổng quan về đề tài “Triết học của Arixtốt và sự ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Tây” Đề tài đưa ra yêu cầu: - Nghiên cứu về triết học của Arixtốt, đó là những tư tưởng, những quan điểm của Arixtốt, được đưa ra nhằm lý giải, giải quyết các vấn đề mà xã hội đặt ra tại thời kì đó (những năm 400 trước công nguyên). - Phân tích sự ảnh hưởng của những tư tưởng, những quan điểm đó đến xã hội phương Tây từ thời điểm đó về sau. Muốn giải quyết những yêu cầu đặt ra của đề tài, thì cần phải tìm hiểu, nghiên cứu về: bối cảnh xã hội tại thời điểm Arixtốt đang sống, những yếu tố tác động đến ông; con người, tư tưởng của Arixtốt, những thành tựu mà ông đã đạt được; sức lan truyền, ảnh hưởng của những tư tưởng đó. Tài liệu tham khảo sử dụng cho đề tài chủ yếu là: sách Triết học I (Đại cương về lịch sử triết học) và những tài liệu trên mạng internet. 2 I. Tổng quan về Arixtốt Arixtốt sinh tại Xtagi tại tiểu quốc Maxêđôin, vào năm 384 TCN. Cha của ông là ngự y, là bạn thân của quốc vương Maxêđôin Amintát. Ông này là tổ phụ của Alếchxăngđơ đại đế. Arixtốt là đoàn viên của một y sĩ đoàn danh tiếng thời ấy, ông có tất cả những cơ hội thuận tiện để học hỏi và phát triển tri thức. Có hai giả thuyết về thời kỳ niên thiếu của Arixtốt. Arixtốt học với Platông vào khoảng từ 8 đến 20 năm, con số 20 năm có lẽ đúng hơn nếu ta xét ảnh hưởng của Platông trong các tác phẩm của Arixtốt. Người ta có thể tưởng tượng rằng thời kỳ sống với Platông là một thời kỳ lý tưởng trong cuộc đời Arixtốt. Một môn đệ thông minh xuất chúng được ở gần một giáo sư toàn năng. Sự thật thì mối liên quan giữa hai thầy trò không phải luôn luôn tốt đẹp. Platông lớn hơn Arixtốt gần 50 tuổi. Platông công nhận rằng Arixtốt là một môn đệ thông minh xuất chúng, hiếu học vì Arixtốt là một trong những người đầu tiên trong lịch sử nhân loại biết sưu tầm những tài liệu viết tay thời bấy giờ để lập thành một thư viện. Nhà của Arixtốt được Platông gọi là nhà đọc sách. Một sự bất hoà khác quan trọng hơn xảy ra vào cuối đời Platông. Arixtốt có vẻ chống lại tư tưởng của Platông và nhiều khi không đồng ý với Platông. Thái độ này làm Platông rất bất bình coi Arixtốt như một đứa con vô ơn. Một vài học giả cho rằng Arixtốt lập một trường hùng biện. Trong số các môn sinh có Hơmiát sau này thành người cầm quyền tiểu quốc Atanớt. Để tỏ lòng nhớ ơn thầy cũ, Hơmiát mời Arixtốt về sống tại triều đình và năm 344 TCN, Hơmiát giới thiệu người chị của mình làm vợ Arixtốt. Sau đó một năm quốc vương Maxêđôin là Philíp mời Arixtốt về triều đình để dạy cho thái tử Alếchxăngđơ. Đó là một vinh dự rất lớn cho Arixtốt, vì Philíp cũng như Alếchxăngđơ là những vị vua danh tiếng và hùng mạnh nhất trong lịch sử nhân loại. Philíp chinh phục Thờrây năm 356 TCN để chiếm những mỏ vàng vô cùng phong phú gấp 10 lần số vàng của Athen. Năm 338 TCN ông chiến thắng tại Athen và thống nhất được Hy Lạp. Ông mong chờ sẽ cùng người con là Alếchxăngđơ tiếp tục cuộc chinh phục thế giới nhưng giấc mộng của ông bị tan vỡ vì ông bị ám sát. 3 Sau 2 năm thọ giáo với Arixtốt, Alếchxăngđơ nối ngôi cha và bắt đầu chinh phục thế giới. Người ta thường so sánh thiên tài của Arixtốt trong lĩnh vực triết lý với thiên tài của Alếchxăngđơ trong lĩnh vực chính trị. Cả 2 vĩ nhân này đều có công với nhân loại: một thống nhất thế giới, một thống nhất triết lý. Năm 323 TCN, Arixtốt lâm bệnh và qua đời. II. Triết học Arixtốt và ảnh hưởng đến xã hội phương Tây Mặc dù ở trong một tiểu quốc đang sôi sục vì những biến cố chính trị, Arixtốt đã thành công trong việc lập nên một trường học lấy tên là Lixêum. chuyên nghiên cứu về sinh lý học và động vật học. Alếchxăngđơ ra lệnh cho các nhà săn bắn và chài lưới phải đem nộp cho Arixtốt tất cả những giống vật mới lạ. Một đội quân khoảng 1000 người rải rác khắp Hy Lạp và Á châu để sưu tầm những giống vật mới lạ, Arixtốt là người đầu tiên đã lập nên vườn bách thảo và bách thú trên toàn thế giới. Tuy nhiên chúng ta phải nhớ rằng những phương tiện nghiên cứu của Arixtốt vô cùng thô sơ so với những phương tiện nghiên cứu tối tân của chúng ta ngày nay. Ông phải đo lường thời gian mà không có đồng hồ, đo lường nhiệt độ mà không có hàn thử biểu, xem thiên văn mà không có viễn vọng kính, đoán thời tiết mà không có phong vũ biểu. Những phương tiện duy nhất mà Arixtốt đã sử dụng là một cái thước và một cái compa. Sức hút của trái đất, hiện tượng phát điện, áp lực không khí, nguyên lý ánh sáng, nhiệt lượng và hầu hết những lý thuyết tân tiến của khoa học hiện đại đều hoàn toàn chưa được phát minh. Những tác phẩm của Arixtốt lên đến hàng trăm cuốn. Có người bảo 400 cuốn, có người bảo 1000 cuốn. Những cuốn còn lại đến dời nay chỉ là một số nhỏ nhưng cũng có thể lập thành một tủ sách. Trước hết là những tác phẩm về luận lý dạy các cách xếp đặt và phân loại các ý nghĩ. Rồi đến các tác phẩm khoa học như vật lý học, thiên văn học, khí tượng học, vạn vật học, những sách nói về sự phát triển và suy tàn, về linh hồn, về cơ thể sinh vật, về cử động và về sự sinh đẻ. Loại thứ ba là những sách dạy về cách viết văn và làm thơ. Loại thứ tư là những sách về triết lý như đạo đức học, chính trị học và siêu hình học. 4 Toàn thể các tác phẩm có thể xem là một bộ bách khoa của Hy Lạp nhưng khác với bộ bách khoa của các nước khác ở chỗ chỉ do một người viết ra. Văn chương của Arixtốt không bóng bẩy và thi vị như của Platông, đó là một loại văn chương chính xác và khoa học. Arixtốt phải đặt thêm nhiều từ ngữ mới để có thể diễn tả hết tư tưởng của mình. Những từ ngữ Âu Mỹ hiện nay phải mượn ở những tác phẩm của Arixtốt như "faculty, mean, maxim, category, energy, actuality, motive, end, priciple, form ". Những chữ này không khác gì những viên gạch để xây dựng tư tưởng và góp phần rất lớn trong công cuộc phát triển tư tưởng đời sau. Arixtốt còn viết nhiều tác phẩm văn chương nhưng đến nay đã thất truyền. 1. Khoa học tư biện – lý thuyết a. Thiên nhiên Thuyết nguyên nhân: Arixtốt cho rằng, tồn tại nói chung phải xuất phát từ bốn nguyên nhân cơ bản: vật chất (vật liệu), hình thức (hình dạng), vận động (thao tác) và mục đích (cứu cánh); trong đó, hình thức và vật chất giữ vai trò quan trọng nhất (nhị nguyên luận). Tuy nhiên, ông lại cho rằng, hình thức có vai trò quyết định hơn so với vật chất (nhất nguyên luận duy tâm); bởi vì, nếu không có hình thức thì vật chất chỉ là khả năng thụ động chứ không phải hiện thực. Hình thức là thực chất của tồn tại, là bản chất tích cực của sự vật; nó chức trong mình vận động và mục đích. Nhờ tính tích cực của hình thức mà mọi sự vật vận động được; còn vận động của sự vật là một quá trình khách quan diễn ra theo những trình tự sắp xếp trước, tức có mục đích của Thượng đế. Arixtốt còn cho rằng, tồn tại cả vật chất bàn đầu phi hình thức (cái khả năng thụ động) lẫn hình thức ban đầu phi vật chất (hình thức của mọi hình thức, lý tính thuần túy, Thượng đế, động cơ đầu tiên của thế giới, nguyên nhân tận cùng, mục đích tối thượng của mọi hiện tượng). Như vậy, khi chuyển từ lập trường nhị nguyên sang duy tâm, Arixtốt đã rơi vào mục đích luận của thần học. Tại đây, thay vì phải tách xa thuyết ý niệm của Platông thì ngược lại, thuyết nguyên nhân của Arixtốt lại tiến gần, thậm chí hòa nhập vào thuyết ý niệm của Platông. 5 Thuyết vận động: Arixtốt cho rằng, giới tự nhiên là toàn bộ các sự vật, quá trình luôn vận động có liên hệ với nhau và được cấu thành từ một bản thể vật chất. Vận động không thể bị tiêu diệt và cũng không thể tách ra khỏi sự vật, quá trình tự nhiên. Có sáu hình thức vận động là phát sinh, tiêu diệt, thay đổi trạng thái, tăng, giảm, di chuyển vị trí. Arixtốt đã dừng lại trước quan niệm vận động tự thân của vật chất mà thừa nhận cái hích đầu tiên của Thượng đế nằm bên ngoài giới tự nhiên là nguồn gốc thần thánh của mọi vận động xảy ra trong giới tự nhiên. Arixtốt cho rằng, vũ trụ là hữu hạn, liên tục và khép kín trong không gian nhưng vĩnh viễn về thời gian. Vạn vật trong vũ trụ từ Mặt trăng trở xuống Trái Đất đều được cấu thành từ bốn yếu tố vật chất (đất, nước, lửa, không khí) mang bốn tính chất nguyên thủy (nóng, lạnh, khô và ẩm), được đặc trưng bằng chuyển động thẳng, mang tính cưỡng bức, dựa trên nguyên lý vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ; do vậy mà mỗi yếu tố có một xu hướng vận động riêng, chiếm giữ một vị trí nhất định trong trật tự cấu trúc vũ trụ. Vũ trụ bên ngoài Mặt Trăng được bao trùm bởi ete, được đặc trưng bằng chuyển động tròn, mang tính tự do, lấy Trái Đất làm tâm. Arixtốt đặt nền móng cho thuyết vũ trụ địa tâm. Nếu chúng ta khảo sát một tác phẩm của Arixtốt nhan đề là Vật lý học, chúng ta sẽ bị thất vọng. Sự thật là trong cuốn vật lý học ấy chỉ trình bày những khái niệm siêu hình về vật chất, sự chuyển động, không gian, thời gian, nguyên lý, và những khái niệm tương tự. Một đoạn đặc sắc trong tác phẩm trên là đoạn công kích khái niệm chân không của một học giả đương thời. Arixtốt cho rằng trong vũ trụ không làm gì có chân không. Ngày nay thuyết của Arixtốt đã bị khoa học chứng minh là sai, nhưng chính nhờ sự công kích mà chúng ta biết được một thuyết khoa học có giá trị. Về khoa thiên văn Arixtốt không tiến bộ hơn các học giả đương thời là bao. Ông công kích thuyết của Pitago cho rằng mặt trời là trung tâm điểm của thái dương hệ, ông một dành vinh dự ấy cho trái đất. Tuy nhiên ông cũng có nhiều nhận xét giá trị về sức nóng của mặt trời làm bốc hơi nước biển, làm cạn sông ngòi, nước bốc hơi thành mây và rơi xuống thành mưa. Ông cho rằng xứ Ai Cập là công trình của xông Nin: chính phù sa của nước sông này trong hàng ngàn thế kỷ đã đem lại cho xứ Ai Cập những vùng đất phì nhiêu. 6 Arixtốt cũng đã giảng giải một cách thoả đáng sự thành lập các lục địa trên trái đất, ông cho rằng các lục địa được nảy sinh và dần dần biến mất dưới đáy biển cùng với tất cả những nền văn minh ở trên ấy trong một sự thay đổi tuần hoàn. Con người đi từ trạng thái sơ khai đến trạng thái văn minh cực độ rồi sẽ trở về trạng thái sơ khai do những biến cố vĩ đại của tạo hoá. b. Thần học Arixtốt quan niệm rằng có một Thiên chúa. Ông đi từ quan niệm cử động trong vũ trụ: mọi vật trong vũ trụ đều cử động xoay vần mãi mãi, nguyên do sự cử động ấy là ở đâu ? Arixtốt cho rằng nguyên do ấy là ở Thiên chúa, đó là vị chúa tể đã làm cho các tinh tú và hành tinh trong vũ trụ hoặc các yếu tố nhỏ hơn được xoay vần cử động theo một định luật bất di bất dịch. Vị chúa tể này không có hình thể, không thể phân chia, không thể thay đổi, không thể bị huỷ diệt. Theo Arixtốt thì Thiên chúa không tạo nên vũ trụ, ngài chỉ làm cho vũ trụ cử động. Ngài là cứu cánh cuối cùng của sự vật, là nguyên thể của vũ trụ, là lẽ sống, là toàn thể những diễn tiến sinh lý, là động lực của toàn thể. Ngài là năng lực hoàn toàn, có thể so sánh được với quan niệm năng lực của nền khoa học và triết lý hiện đại. Arixtốt còn quan niệm rằng thượng đế là một thực thể có nhiều bí hiểm vì ngài không bao giờ làm gì, không có ý muốn, không có mục đích, không có hành động. Vì ngài là đấng toàn năng nên không bao giờ ngài ước muốn, vì không ước muốn nên không bao giờ ngài hành động. Sau khi nhà Đại Hiền Triết Arixtốt qua đời, nền Triết Học của ông được giảng dạy tại Trường Lyceum do các môn đệ thuộc nhiều thế hệ sau. Một trong các nhà triết học này là Critolaus đã qua kinh thành Rome vào năm 155 TCN nhờ đó người La Mã được biết tới nền Triết Học Hy Lạp. Vào năm 50 TCN, Andronicus người đảo Rhodes, đã ấn hành các tác phẩm của Arixtốt nhờ đó nhiều học giả đã học tập và phân tích nền Triết Học kể trên, đặc biệt tại xứ Alexandria. Sau khi Đế Quốc La Mã suy tàn, kiến thức về nền Triết Học của Arixtốt bị hầu như quên lãng, nhất là trong khoảng thời gian từ năm 500 sau CN tới thế kỷ thứ 9. Sang thế kỷ 9 này, các học giả người Ả Rập đã 7 dịch các tác phẩm của Arixtốt sang ngôn ngữ của họ và đưa chúng vào thế giới Hồi giáo. Nhà triết học người Tây Ban Nha gốc Ả Rập tên là Averroes thuộc thế kỷ 12 là học giả danh tiếng nhất, đã nghiên cứu và nhận xét về Arixtốt. Qua thế kỷ 13, các tác phẩm của Arixtốt lại được quan tâm do các học giả Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo, và Thánh Thomas Aquinas, một trong các nhà triết học gây ảnh hưởng lớn mạnh nhất, đã dùng nền Triết Học của Arixtốt làm căn bản cho các tư tưởng Thiên Chúa giáo thời đó. c. Sinh vật học Trong khi Arixtốt quan sát những loại sinh vật trong vườn bách thảo rộng lớn của ông, tự nhiên ông nhận thấy rằng những loại sinh vật có thể được xếp hạng và giữa những hạng ấy có những mối liên hệ mật thiết trong nhiều phương diện khác nhau chẳng hạn như trong sự cấu tạo cơ thể, cách sinh sống, sự thụ thai, sự cảm xúc Những mối liên hệ này nối liền những loại sinh vật thô sơ nhỏ bé nhất đến những loại sinh vật phức tạp nhất. Người ta có thể kết luận rằng đời sống trên trái đất phát triển một cách liên tục từ trạng thái thô sơ nhất đến trạng thái phức tạp nhất. Trí thông minh cùng phát triển theo với trạng thái, nói cách khác: trạng thái càng phức tạp, trí thông minh càng phát triển. Đồng thời các cơ quan kiểm soát càng ngày càng tập trung, thần kinh hệ được phát triển cùng với sự tập trung này. Mặc dù có những nhận xét xác đáng kể trên, Arixtốt không chủ trương thuyết tiến hoá. Ông đả kích thuyết cho rằng các sinh vật đấu tranh để sống và chỉ những sinh vật nào thích hợp nhất mới được tồn tại Vì các phương tiện nghiên cứu và quan sát trong lĩnh vực này còn thiếu sót nên Arixtốt có nhiều lầm lẫn: Ông không biết gì về sự hiện hữu của các bắp thịt trong cơ thể, ông không phân biệt động mạch và tĩnh mạch, ông tưởng rằng khối óc dùng để làm cho máu trở nên lạnh, ông tin rằng đàn ông có nhiều mảnh xương sọ hơn đàn bà, ông tin rằng người ta chỉ có 8 cặp xương sườn và đàn bà có ít răng hơn đàn ông. Đó là những sự nhầm lẫn tuy rõ ràng nhưng không quan trọng so với sự đóng góp của Arixtốt vào nền sinh vật học. Ví dụ ông biết rằng loài chim và loài bò sát có cơ 8 thể rất giống nhau, loài khỉ là một loài trung gian giữa người và vật 4 chân. Ông nhận xét rằng linh hồn của trẻ sơ sinh cũng giống như linh hồn của súc vật. Các món ăn quyết định cách sinh sống: có những con thú sống theo đàn, có những con thú sống cô độc, miễn làm sao chúng có thể kiếm ăn một cách dễ dàng. Ông đã tìm ra kết luận gần giống như thuyết của Vonbaơ về các đặc tính của giống nòi và thuyết của Sờpenxơ về sự tương quan của các giống vật và sự phát triển của chúng. Nói một cách khác, một giống vật càng phát triển thì sự sinh đẻ càng ít. Ông nhận xét khuynh hướng bình đẳng của các giống vật nghĩa là những phần tử xuất chúng, do sự giao cấu với các phần tử thấp kém hơn dần dần sẽ mất các đặc tính của mình. Sau tất cả Arixtốt tạo nên một khoa học về sự phát triển của bào thai. Ông nói rằng muốn quan sát sự vật một cách chính xác không gì bằng quan sát ngay trong thời kỳ thai nghén. Híppôcờrây cũng đã áp dụng phương pháp này bằng cách quan sát trứng gà lộn trong những thời kỳ khác nhau và đã viết cuốn sách nhan đề là Nguồn gốc của đứa trẻ. Arixtốt cũng nghiên cứu hiện tượng này và những nhận xét của ông còn làm cho các nhà khoa học ngày nay phải ngạc nhiên. Ông đưa ra nhiều vấn đề thời sự về nhân chủng chẳng hạn như ông đã nhận xét một cuộc hôn nhân giữa người đàn bà da trắng và người đàn ông da đen. Tất cả những đứa con sinh ra đều da trắng nhưng đến thế hệ thứ hai thì nhiều đứa con da đen xuất hiện. Đó chỉ là một nhận xét mở đầu cho định luật danh tiếng về nhân chủng học mệnh danh là định luật Menđen. Nói tóm lại mặc dù những sai lầm trong các tác phẩm về sinh lý học của ông, Arixtốt cũng đã đặt nền móng cho khoa học này. Nếu chúng ta để ý rằng các phương pháp sưu tầm và nghiên cứu thời ấy rất thô sơ, chúng ta phải công nhận thiên tài vĩ đại của Arixtốt. Lý thuyết về ngành Động vật học của Arixtốt đã không thay đổi và được giảng dạy tại tất cả các trường học trong nhiều thế kỷ cho tới khi nhà khoa học người Anh Chalơ Đắcquin đề cập tới Thuyết Tiến Hóa vào thế kỷ 19. d. Lôgích học Càng ngày, khoa học càng nhận thức đầy đủ thể giới và càng đạt được nhiều chân lý, nghĩa là càng nhận thức đầy đủ thể giới và càng đạt được nhiều chân lý, nghĩa 9 là càng có nhiều tri thức hay tư tưởng phù hợp với hiện thực khách quan; còn thực tiễn, cuộc sống là tiêu chuẩn để xác định sự phù hợp đó… Muốn đạt được chân lý, tránh sai lầm trong quá trình tìm hiểu bản chất, khám phá quy luật của hiện thực khách quan thì linh hồn lý tính phải được trang bị các phương pháp suy nghĩ đúng đắn, phải tuân thủ những yêu cầu của lôgích học. Đó là tuân theo yêu cầu của quy luật đồng nhất, quy luật phi mâu thuẫn, quy luật triệt tam; hướng tư duy theo các quy tắc tam đoạn luận Bộ Organon của Arixtốt đã đặt nền móng vững chắc cho bộ môn lôgích hình thức. 2. Khoa học sáng tạo Arixtốt bàn về nghệ thuật và thẩm mỹ. Ông nói rằng nghệ thuật phát minh do nhu cầu của con người muốn diễn tả những cảm nghĩ, cảm giác của mình. Trong bản chất, nghệ thuật là một sự bắt chước và phản ảnh thiên nhiên giống như cái kiếng thu những hình ảnh của tạo vật. Trong tất cả mọi người đều có bản năng bắt chước, một bản năng mà thú vật thấp kém không có. Tuy nhiên mục đích của nghệ thuật không phải là diễn tả bề ngoài của sự vật mà chính là diễn tả ý nghĩa ở bên trong. Nghệ thuật cao cả nhất vừa đánh động lý trí vừa đánh động tình cảm, tạo nên một khoái cảm cao cả nhất cho con người. Do đó các công tác nghệ thuật phải hướng về sự đồng nhất. Ví dụ một vở kịch phải có cốt chuyện đồng nhất, nghĩa là không được có những giai đoạn đi ra ngoài đề. Sau cùng nhiệm vụ của nghệ thuật là sự thanh lọc: những cảm giác chất chứa trong con người do đời sống xã hội tạo nên có thể tìm thấy ở nghệ thuật một lối thoát êm đẹp thay vì gây ra sự bạo động. Những ý nghĩ trên đây ngày nay vẫn còn có giá trị và mở màn cho những thuyết tân kỳ về sức mạnh của nghệ thuật. 3. Khoa học thực hành a. Đạo đức học và bản chất của hạnh phúc Số môn đồ đến xin học với Arixtốt càng ngày càng đông, môn học càng ngày càng mở rộng từ vấn đề khoa học đến các vấn đề đạo đức. Những câu hỏi sau đây được đặt ra: cuộc đời lý tưởng phải thế nào ? Cái gì là mục đích tối thượng của cuộc đời ? Đạo đức là gì ? Làm sao có thể tìm thấy hạnh phúc ? 10 [...]... bị lu mờ bởi những chứng minh khoa học Nội dung của bài tiểu luận còn nhiều hạn chế, chưa giải quyết triệt để các vấn đề đưa ra, chỉ giải quyết được phần nào những tư tưởng của một nhà triết học vĩ đại Arixtốt Phân tích những ảnh hưởng của triết học Arixtốt đến xã hội phương Tây chưa thật sự rõ nét Một phần vì đề tài khá rộng, số lượng trang viết lại khá ít, đòi hỏi sự đầu tư về thời gian nhiều để thu... không biết hoà mình vào đời sống xã hội cũng đáng sợ hơn, chúng là những con vật tham lam, chỉ sự kiểm soát của xã hội mới đem chúng về con đường đạo đức Nhờ lời nói con người họp thành một xã hội, nhờ xã hội con người phát triển trí thông minh, nhờ trí thông minh con người sống trong trật tự, nhờ trật tự con người đi đến văn minh Chính trong xã hội con người mới có những cơ hội để phát triển Chỉ những... ta thấy rằng những tư tưởng của Arixtốt không khác gì một cơn gió mát thổi vào một buổi trưa hè Những nhận xét của Arixtốt về thiên nhiên chứa rất nhiều sai lầm quan trọng Ông thường để cho các tư tưởng siêu hình ảnh hưởng đến các nhận xét khoa học Đây cũng là một đặc điểm của nền văn hoá Hy Lạp : Các học giả thời ấy thường đi đến kết luận một cách quá hấp tấp Lý tưởng của Arixtốt thiên về một cuộc sống... phẩm của Arixtốt và các học giả thành Constantinople đã mang theo những tác phẩm của Arixtốt như những bảo vật khi họ phải tản cư khỏi thành phố này trước những đội quân xâm lăng Thổ Nhĩ Kỳ Các tác phẩm của Arixtốt được mến chuộng nhiều cho đến nỗi các cấp lãnh đạo giáo hội Thiên chúa giáo đem lòng ganh ghét vì sợ làm lu mờ các điều truyền dạy trong thánh kinh Năm 1215 việc giảng dạy các tác phẩm của Arixtốt. .. Platông Trong một xã hội mà tất cả phụ nữ và nhi đồng đều là của chung, tình yêu thương sẽ phai nhạt Chỉ những cái gì thực sự của ta mới được chiều chuộng và gắn bó Arixtốt tiên liệu sự phát triển của xã hội đến một đời sống máy móc khi ông viết: “Nếu tất cả các dụng cụ đều tự động làm việc, nếu máy dệt tự dệt lấy quần áo, nếu cái đàn tự phát ra những âm thanh thì lúc đó người ta không cần đến những kẻ thừa... những hành động của họ Do đó sự thánh thiện không phải là một hành động đơn độc mà chính là một thói quen Người ta còn nhớ câu nói bất hủ của Arixtốt về vấn đề này: "Một con én không 11 làm nên mùa xuân" Tuổi trẻ là thời kỳ quá khích: nếu một thiếu niên lầm lỗi thì chắc chắn lỗi lầm đó là do sự quá khích mà ra Sự khó khăn của tuổi trẻ là làm sao không đi từ thái cực này đến thái cực khác vì người ta... cực kia Thuyết trung dung không phải riêng của Arixtốt mà của cả nền triết lý Hy Lạp Platông xem đạo đức là những hành động điều hoà không quá khích, Sôcờrát xem đạo đức là do sự suy luận mà có, trong đền thờ Apôlon người ta có khắc những chữ ‘meden agan’ có nghĩa là không làm điều gì quá trớn Người Hy Lạp cho rằng sự đam mê tự nó không phải là một điều xấu, nó là nguyên liệu tạo nên điều xấu hoặc điều... điểm đặc biệt là những tác phẩm về đạo đức học của Arixtốt được 2 trường đại học danh tiếng tại Anh là Oxford và Cambridge dùng làm sách giáo khoa Nhiều thế hệ sinh viên Anh xem tác phẩm của Arixtốt như kinh nhật tụng Tác phẩm nhan đề là "chính trị" đã góp phần xây dựng tư tưởng của người Anh mang lại một nền chính trị ôn hoà và hữu hiệu 16 Dù sao đi nữa Arixtốt cũng là một con người “khổng lồ” về... thể của giai cấp thống trị theo kiểu Platông; ông thích những đức tính cá nhân, sự tự do, sự hữu hiệu và trật tự xã hội Ông không muốn xem tất cả người xung quanh là anh chị, xem tất cả người có tuổi là cha mẹ Nếu tất cả đều là anh chị, lẽ tất nhiên không có người nào thực sự là anh chị Thà rằng có một người bà con xa, song thật sự là bà con còn hơn có những người bà con theo kiểu Platông Trong một xã. .. giáo hoàng Gregory IX thành lập một uỷ ban để khai trừ Arixtốt, tuy nhiên đến 1260 thì thái độ của giáo hội thiên chúa giáo đối với Arixtốt hoàn toàn thay đổi Việc giảng dạy các tác phẩm của ông chẳng những không bị cấm mà còn bị bắt buộc trong các trường thiên chúa giáo Những thi sĩ như Chaucer và Dante không tiếc lời ca ngợi Arixtốt Một số tư tưởng của ông đã ngự trị trong lịch sử văn minh nhân loại . về đề tài Triết học của Arixtốt và sự ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Tây Đề tài đưa ra yêu cầu: - Nghiên cứu về triết học của Arixtốt, đó là những tư tưởng, những quan điểm của Arixtốt, . Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Viện Đào tạo Sau đại học TRIẾT HỌC CỦA ARIXTỐT & SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY Học viên thực hiện: Nguyễn Mạnh Tuấn STT:. nhất triết lý. Năm 323 TCN, Arixtốt lâm bệnh và qua đời. II. Triết học Arixtốt và ảnh hưởng đến xã hội phương Tây Mặc dù ở trong một tiểu quốc đang sôi sục vì những biến cố chính trị, Arixtốt

Ngày đăng: 13/04/2015, 21:46

Mục lục

    Giới thiệu tổng quan về đề tài

    I. Tổng quan về Arixtốt

    II. Triết học Arixtốt và ảnh hưởng đến xã hội phương Tây

    1. Khoa học tư biện – lý thuyết

    2. Khoa học sáng tạo

    3. Khoa học thực hành

    a. Đạo đức học và bản chất của hạnh phúc

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan