Cũng theo xu hướng chung của lịch sử, triết học Hy Lạp cổ đại cũng nhanh chóng hình thành các trường phái khác nhau, đấu tranh kịch liệt lẫn nhau đến mức gay gắt, mà chủ yếu là cuộc đấu
Trang 1MỞ ĐẦU
Triết học hiểu theo nghĩa chung nhất đó là môn khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của thế giới Triết học ra đời từ rất lâu qua một quá trình lịch sử rất lâu dài Lịch sử triết học đó là một vấn đề rất quan trọng của triết học Khi chúng ta nghiên cứu lịch sử triết học nói chung thì vấn đề cơ bản nhất của lịch sử triết học đó
là cuộc đấu tranh giữa Chủ Nghĩa Duy Vật và Chủ Nghĩa Duy Tâm Vấn đề này được coi là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử triết học Cuộc đấu tranh này cũng chính là sự phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội đã phân chia thành các giai cấp đối kháng
Ở Phương Tây, Hy Lạp cổ đại được xem như là quê hương, nơi khởi đầu cho triết học Cũng theo xu hướng chung của lịch sử, triết học Hy Lạp cổ đại cũng nhanh chóng hình thành các trường phái khác nhau, đấu tranh kịch liệt lẫn nhau đến mức gay gắt, mà chủ yếu là cuộc đấu tranh về tư tưởng giữa Chủ Nghĩa Duy Vật và Chủ Nghĩa Duy Tâm Trong điều kiện xã hội chiếm hữu nô lệ phát triển cao độ, ở người
Hy Lạp đã nảy sinh những tư tưởng triết học đủ các màu sắc, hình thái, các xu hướng Cuộc đấu tranh giữa quý tộc, bình dân và nô lệ, cuộc xung đột giữa quý tộc công thương và quý tộc ruộng đất trong nội bộ giai cấp chủ nô đều được phản ánh khá trung thực trong lĩnh vực triết học
Trong bài nghiên cứu này, chúng ta sẽ tìm hiểu những nét chung nhất của hai trường phái Duy Vật và Duy Tâm, để từ đó tìm ra những đặc điểm chung và sự khác biệt giữa hai trường phái trên trong triết học Hy Lạp cổ đại
Trang 2I BỐI CẢNH RA ĐỜI VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
1 Điều kiện ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại
1.1 – Về tự nhiên
Hy Lạp cổ đại là một quốc gia rộng lớn có khí hậu ôn hòa, bao gồm miền Nam bán đảo Balkan, miền ven biển phía Tây Tiểu Á và nhiều hòn đảo ở miền Égée Hy Lạp cổ đại được chia làm ba khu vực: Bắc, Nam và Trung bộ, gồm nhiều dãy núi ngang dọc và những đồng bằng trù phú, rộng lớn phì nhiêu thuận lợi cho việc trồng trọt, nhiều hải cảng thuận lợi cho ngành hàng hải phát triển, mở rộng giao thương với các khu vực khác Với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy nên Hy Lạp cổ đại sớm trở thành một quốc gia chiếm hữu nô lệ có một nền công thương nghiệp phát triển, một nền văn hóa tinh thần phong phú đa dạng Nơi có nhiều triết gia mà triết
lý của họ trở nên bất hủ
1.2 – Về kinh tế
Thế kỷ VIII – VI trước công nguyên, đây là thời kỳ quan trọng nhất trong lịch sử
Hy Lạp cổ đại, là thời kỳ nhân loại chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt Lúc bấy giờ đồ sắt được dùng phổ biến, năng suất lao động tăng nhanh, sản phẩm dồi dào, chế độ sở hữu tư nhân được củng cố Sự phát triển này đã kéo theo phân công lao động trong nông nghiệp, giữa ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi Xu hướng chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ đã thể hiện ngày càng rõ nét Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, thủ công nghiệp từ cuối thế kỷ VIII trước công nguyên là lực đẩy quan trọng cho trao đổi, buôn bán, giao lưu với các vùng lân cận, giúp Hy Lạp mở rộng các mối bang giao và phát triển kinh tế Engels đã nhận xét:
“Phải có những khả năng của chế độ nô lệ mới xây dựng được một quy mô phân công lao động lớn lao hơn trong công nghiệp và nông nghiệp, mới xây dựng được
Trang 3đất nước Hy Lạp giàu có Nếu không có chế độ nô lệ thì cũng không có quốc gia Hy Lạp, không có khoa học và công nghiệp Hy Lạp”
1.3 – Về chính trị – xã hội
Từ điều kiện kinh tế đã dẫn đến sự hình thành chính trị – xã hội, xã hội phân hóa
ra làm hai giai cấp xung đột nhau là chủ nô và nô lệ Lao động bị phân hóa thành lao động chân tay và lao động trí óc Đất nước bị chia phân thành nhiều nước nhỏ Mỗi nước lấy một thành phố làm trung tâm Trong đó, Sparta và Athens là hai thành phố
cổ hùng mạnh nhất, nòng cốt cho lịch sử Hy Lạp cổ đại Do sự tranh giành quyền bá chủ Hy Lạp, nên hai thành phố trên tiến hành cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài hàng chục năm và cuối cùng dẫn đến sự thất bại của thành Athens Chiến tranh, nghèo đói đã nảy sinh các cuộc nổi dậy của tầng lớp nô lệ Nhưng lại thất bại vì họ xuất phát từ nhiều bộ lạc khác nhau, không có ngôn ngữ chung, không có quyền hạn, không được tham gia vào các hoạt động xã hội, chính trị Chớp lấy thời cơ, Vua Philip ở phía Bắc Hy Lạp đã đem quân xâm chiếm toàn bộ bán đảo Hy Lạp thế kỷ thứ II trước công nguyên, Hy Lạp một lần nữa bị rơi vào tay của đế quốc La Mã Tuy rơi vào tay La Mã, nhưng Hy Lạp lại tiếp thu và chinh phục lại nền văn hóa của
La Mã cổ đại
Vì điều kiện kinh tế, nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hóa mà các chuyến vượt biển đến với các nước phương Đông trở nên thường xuyên, chính vì thế tầm nhìn của họ cũng được mở rộng Trong thời đại này, nhờ quá trình thông thương, Hy Lạp
đã xây dựng được một nền văn minh vô cùng xán lạn với những thành tựu rực rỡ thuộc các lĩnh vực khác nhau như văn hóa, nghệ thuật điêu khắc, thẩm mỹ, toán học, thiên văn Chúng là cơ sở hình thành nên nền văn minh phương Tây hiện đại Và đặc biệt, người Hy Lạp cổ đại đã để lại một di sản triết học vô cùng đồ sộ và sâu sắc
2 Quá trình hình thành và phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại:
Trang 4Triết học Hy Lạp cổ đại ra đời trong bối cảnh diễn ra sự chuyển biến lâu dài và sâu sắc các quan hệ xã hội Đó là sự ra đời của xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch
sử – chế độ chiếm hữu nô lệ
Chế độ chiếm hữu nô lệ đã tạo cơ sở cho sự phân hóa lao động và đề cao lao động trí óc, coi thường lao động chân tay Điều này đã thúc đẩy sự hình thành tầng lớp trí thức biết xây dựng và sử dụng hiệu quả tư duy lý luận để nghiên cứu triết học
và khoa học
Tuy nhiên, do có cách nhìn nhận về thế giới sự vật khác nhau mà ở Hy Lạp cổ đại, triết học phát triển theo 2 khuynh hướng trái ngược nhau, và đấu tranh gay gắt trong suốt cả quá trình hình thành và phát triển, đó là Chủ Nghĩa Duy Vật và Chủ Nghĩa Duy Tâm
Chủ Nghĩa Duy Vật (CNDV): Trường phái này cho rằng vật chất là cái có trước,
ý thức là cái có sau; vật chất sinh ra ý thức và quyết định ý thức; do đó họ cho rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới Được hình thành trong trường phái duy vật đơn nguyên Milet, Héraclite; sau đó phát triển qua trường phái đa nguyên Empédocle, Anaxagore và phát triển cực thịnh trong trường phái duy vật nguyên tử luận của Démocrite
Chủ Nghĩa Duy Tâm (CNDT): trường phái này cho rằng ý thức, tinh thần mới là
cái có trước, sinh ra và quyết định vật chất CNDT tồn tại dưới hai hình thức là Chủ Nghĩa Duy Tâm khách quan và Chủ Nghĩa Duy Tâm chủ quan, được hình thành qua các trường phái Pythagore, Élée, và phát triển mạnh trong trường phái duy tâm khách quan của Platon Trái với CNDV, CNDT phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người, họ cho rằng sự nhận thức chỉ có được ở thế giới thần linh thượng đế do thượng đế quyết định Những nhận thức mà con người có được là do thần linh mách bảo
Trang 5II KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA DUY TÂM THỜI HY LẠP CỔ ĐẠI
1 Chủ nghĩa duy vật thời Hy Lạp cổ đại
Chủ nghĩa duy vật được hình thành từ trường phái đơn nguyên Milet – trường phái Héraclite, trường phái đa nguyên Empédocle – Anaxagore và đạt được đỉnh cao như trong trường phái nguyên tử luận Leucippe – Démocrite
1.1 Trường phái Milet:
Đây là trường phái duy vật đơn nguyên do ba nhà triết học duy vật là Thalès, Anaximandre, Anaximene xây dựng nhằm làm sáng tỏ bản nguyên vật chất của thế giới Họ không tin vào thần thoại truyền thống, coi các thần linh là nguyên nhân tạo
ra thế giới, mà cho rằng bản nguyên của thế giới là một vật thể xác định Nếu bản nguyên thế giới được Thalès cho rằng là nước, thì Anaximandre cho là apeiron (là cái vô định hình), còn Anaximene cho rằng là không khí
Những quan niệm triết học duy vật của trường phái Milet tuy còn mộc mạc thô
sơ nhưng có ý nghĩa vô thần, đây là một bước tiến vô cùng lớn trong sự tiến bộ về nhận thức của con người khi không cần viện đến thần thánh để giải thích sự việc; đồng thời đã chứa đựng được những yếu tố biện chứng chất phác
1.2 Trường phái Héraclite:
Héraclite là một nhà triết học duy vật sớm thể hiện rõ các tư tưởng biện chứng chất phác từ thời cổ Hy Lạp thông qua phỏng đoán thiên tài về quy luật thống nhất
và đấu tranh của các mặt đối lập Ông coi bản nguyên của thế giới là lửa, cho rằng thế giới như ngọn lửa vĩnh hằng, không ngừng bùng cháy và tàn lụi, tàn lụi và bùng cháy theo cái logos (quy luật, trật tự) nội tại của mình Sự vật luôn ở trạng thái vận động, biến đổi và phát triển không ngừng Chúng không ngừng sinh thành, biến đổi
Trang 6và chuyển hóa, cái này biến hóa thành cái kia và ngược lại, “Không ai có thể tắm
được hai lần trên cùng một dòng sông”
1.3 Trường phái đa nguyên Empédocle – Anaxagore
Empédocle – Anaxagore xây dựng quan niệm đa nguyên về bản chất của thế giới vật chất đa dạng Empédocle thừa nhận khởi nguyên của thế giới là bốn yếu tố: đất, nước, không khí, lửa; chúng chịu sự tác động của hai loại lực là tình yêu và hận thù Dưới tác dụng của hai loại lực này mà bốn yếu tố trên hợp lại hoặc tách ra để sự vật hình thành và mất đi Anaxagore cho rằng vạn vật sinh ra từ “những hạt giống” – cái bảo tồn và phát triển tính chất của sự vật cùng loại Những hạt giống này cực nhỏ và phân chia đến vô tận Anaxagore xem “mỗi cái chứa mọi cái”, mỗi sự vật vật chất chứa trong mình mọi hạt giống của các sự vật khác nhưng nó chỉ bị quy định bởi tính chất hạt giống của chính nó Đây là ý tưởng biện chứng khá độc đáo mà khoa học hiện đại đang khai thác
1.4 Trường phái nguyên tử luận
Đây là trường phái đỉnh cao của triết học duy vật Hy Lạp cổ đại do Leucippe là người sáng lập nên và Démocrite là người kế thừa và phát triền, đưa trường phái nguyên tử luận lên thành đỉnh cao của triết học duy vật Hy Lạp cổ đại trong giai đoạn cực thịnh, đủ sức đương đầu chống lại các trào lưu duy tâm đang thịnh hành lúc bấy giờ, mà trước hết là trào lưu duy tâm nổi tiếng của Platon Theo ông, nguyên
tử và chân không chính là căn nguyên của các sự vật, hiện tượng Các nguyên tử vận động trong chân không theo luật nhân quả mang tính tuyệt đối Khi các nguyên tử cố kết, tụ lại thì sự vật được tạo thành, và khi chúng tách rời nhau thì sự vật biến mất
Sự sống phát sinh từ những vật thể ẩm ướt, dưới tác dụng của nhiệt độ; chỉ có sinh vật mới có linh hồn
2 Chủ nghĩa duy tâm thời Hy Lạp cổ đại
Trang 7Chủ nghĩa duy tâm được hình thành trong trường phái Pythagore, trải qua trường phái Élée và đạt được đỉnh cao trong trường phái duy tâm khách quan của Platon
2.1 Trường phái Pythagore
Khác với quan niệm của nhiều trường phái triết học Hy Lạp cổ đại khác, coi khởi nguyên của thế giới là một dạng vật chất cụ thể nào đó, Pythagore coi con số là khởi nguyên của thế giới, là bản chất của sự vật, là quy luật của vũ trụ Nhưng do quá đề cao vai trò của các con số, biến chúng thành những lực lượng siêu nhiên Pythagore tin ở thuyết luân hồi Cho rằng linh hồn bị giam hãm trong thể xác Giải thoát linh hồn ra khỏi sự ràng buộc của thế xác là mục đích của cuộc sống
2.2 Trường phái Élée
Trường phái Élée do Xénophane thành lập theo tinh thần duy vật, nhưng sau đó được Parmenide phát triển theo hướng duy tâm và được Zénon bảo vệ và phát huy Chịu ảnh hưởng Thalès, Xénophane cho rằng mọi cái đều từ đất mà ra, và cuối cùng trở về với đất Ông cho rằng không phải thần thánh tạo ra con người, mà chính con người tạo ra thần thánh theo trí tưởng tượng dựa vào hình tượng của mình Parmenide lại cho rằng “tồn tại” là bản chất chung thể hiện tính thống nhất của vạn vật trong thế giới “Tồn tại” là một phạm trù triết học mang tính khái quát cao, bản chất của sự tồn tại là bất biến và vĩnh hằng, đơn nhất; và, tồn tại – bản chất của vạn vật chỉ có thể được nhận thức bởi tư duy lý tính
Zénon là người bảo vệ nhiệt thành trường phái Élée Ông đưa ra các apôri để chứng minh rằng không thể dùng trực quan cảm tính để nhận thức sự vật mà phải dùng tư duy trừu tượng Tuy nhiên, sai lầm của ông là ở chỗ tuyệt đối hóa và tách tính gián đoạn ra khỏi tính liên tục của vận động, không nhật thấy rằng vận động là quá trình thống nhất biện chứng giữa vận động và đứng im, giữa tính liên tục và tính gián đoạn
Trang 82.3 Trường phái duy tâm khách quan của Socrate – Platon
Trường phái này thể hiện lập trường chính trị của tầng lớp chủ nô quý tộc bảo thủ chống lại nền dân chủ Athens và hệ thống triết học duy vật của trường phái nguyên tử luận Được xây dựng bởi Socrate và được hoàn thiện bởi Platon – học trò của ông
Khác với những nhà triết học khác, Socrate không nghiên cứu về giới tự nhiên vì ông cho rằng chúng đã được thần thánh an bài, mà ông dành phần lớn nghiên cứu về con người, đạo đức Platon xuất thân trong một gia đình chủ nô quý tộc ở Athens Ông đã xây dựng chủ nghĩa duy tâm khách quan với nội dung chính là thuyết ý niệm, với giá trị bên trong là phép biện chứng của khái niệm và nhiều tư tưởng sâu sắc về đạo đức, chính trị, xã hội,… Coi ý niệm là cái sản sinh, có trước, là nguyên nhân, là bản chất, khuôn mẫu của sự vật; coi sự vật là cái có sau, cái bóng được mô phỏng, sao chép lại từ ý niệm
III SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA DUY TÂM
1 Sự tương đồng
Tuy có cách nhìn nhận về bản chất sự vật rất không giống nhau, tuy nhiên giữa CNDV và CNDT vẫn có một vài điểm tương đồng, thể hiện bản chất chung của triết học Hy Lạp thời cổ đại
Thứ nhất, cả CNDV và CNDT đều thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấp chủ nô thống trị Nó là công cụ lý luận của giai cấp này nhằm mục đích duy trì trật tự xã hội, củng cố vai trò thống trị của họ Họ thừa nhận sự quan trọng của nhà nước nhằm duy trì sự ổn định, sự phân công xã hội, đảm bảo xã hội trật tự và vận hành theo đúng chức năng của từng tầng lớp, giai cấp
Trang 9 Triết học Hy Lạp cổ đại gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên để tổng hợp mọi hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau nhằm xây dựng bức tranh về thế giới như một hình ảnh chỉnh thể thống nhất mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trong nó Nhưng chỉ mới nghiên cứu tự nhiên trong tổng thể để dựng nên bức tranh tổng quát về thế giới Vì chưa thể nhận biết được bản chất của sự vật nên họ mới gán cho nó những bản chất, nguồn gốc khác nhau mà hình thành nên hai trường phái đối nghịch nhau là CNDV và CNDT Tuy nhiên dù có xuất phát điểm khác nhau nhưng nhìn chung, các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đều là những nhà khoa học
tự nhiên, họ quan sát trực tiếp các hiện tượng tự nhiên để rút ra những kết luận triết học
Dù theo CNDV hay CNDT, các quan điểm triết học Hy Lạp cổ đại đều mang phép biện chứng chất phác Họ nghiên cứu và sử dụng phép biện chứng để nâng cao nghệ thuật hùng biện, để bảo vệ quan điểm triết học của mình, để tìm ra chân lý Họ đã phát hiện ra nhiều yếu tố của phép biện chứng nhưng chưa trình bày chúng thành một hệ thống lý luận chặt chẽ
Thứ tư, triết học Hy Lạp coi trọng vấn đề con người Các nhà triết học Hy Lạp
cổ đại đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về con người, về đạo đức và họ đều cho rằng con người là tinh hoa cao quý nhất của tạo hóa Họ cũng đưa ra quan điểm về đạo đức, cho rằng sống đúng mực, ôn hòa, không gây tổn hại cho mình cũng như người khác, làm điều thiện là sống có đạo đức
2 Sự khác biệt:
Do có sự khác biệt về cách nhìn nhận sự vật, thế giới nên các quan điểm triết học
Hy Lạp cổ đại có sự xung khắc gay gắt giữa CNDV và CNDT, trong đó cuộc đấu tranh giữa trường phái Duy Vật của Démocrite và Duy Tâm của Platon là tiêu biểu
và điển h́ình hơn cả
Trang 10Démocrite là “một trong những nhà Duy Vật lớn của thời kỳ cổ đại chiếm vị trí nổi bật trong triết học Duy Vật Hy Lạp cổ đại”, ông đã có quá trình tích lũy kiến thức qua việc đi qua các nước ở phương Đông, Babylon, là người am hiểu rất nhiều lĩnh vực Còn Platon là đại diện cho trường phái Duy Tâm, ông là người đầu tiên xây dựng hệ thống hoàn chỉnh của CNDT khách quan đối lập với thế giới quan Duy Vật Ông là người đã tiến hành đấu tranh gay gắt chống lại CNDV đặc biệt là chống lại những đại biểu của CNDV thời bấy giờ như Héraclite hay Démocrite
Về bản chất thế giới:
Démocrite cho rằng vật chất được cấu thành bởi hai thực thể đầu tiên là nguyên
tử và chân không Nguyên tử là những hạt vật chất cực nhỏ, không nhìn thấy, không phân chia được, không biến đổi, luôn vận động và tồn tại vĩnh viễn Chúng giống nhau về chất nhưng khác nhau về hình dạng (hình móc câu, hình cầu, hình tứ diện, hình lõm ), về kích thước, về tư thế (ngang, đứng, nghiêng ); sự kết hợp của các nguyên tử tại thành sự vật trong thế giới Chân không không có kích thước và hình dạng, vô tận và duy nhất Nguyên tử vận động trong chân không theo luật nhân quả tất nhiên tuyệt đối; bản tính thế giới là tất nhiên Démocrite cho rằng ban đầu các nguyên tử chuyển động hỗn độn, sau đó do va chạm vào nhau dần dẫn đến các nguyên tử sắp xếp lại với nhau để hình thành vũ trụ với đất là tâm Sinh vật biến đổi
là do sự sắp xếp của các nguyên tử, khi chúng tụ lại sẽ hình thành nên vật chất, và khi các nguyên tử tách rời nhau thì sự vật biến mất
Platon cho rằng thế giới gồm 2 phần là thế giới ý niệm, mang tính thần thánh và thế giới sự vật hữu hình Ý niệm là nguồn gốc sinh ra thế giới Ý niệm là cái có trước, là bản chất của sự vật Ý niệm tồn tại ngoài con người, ngoài cảm giác của con người; “ý niệm tồn tại vĩnh viễn bất biến, bất động” Sự vật là cái có sau, là cái bóng mô phỏng, sao chép lại từ ý niệm Ông cho rằng thần tạo hóa đã tạo ra thế giới