1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con người

10 2,9K 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 75,5 KB

Nội dung

Quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con người

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con người là một trong những quyền cơ bản, quan trọng nhất được luật hình sự nói riêng cũng như pháp luật nói chung bảo vệ Vì vậy mà, các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người được quy định ngay trong chương thứ hai sau chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia của Bộ luật hình

sự Việt Nam Đây là một trong những chương quan trọng nhất của Bộ luật hình

sự bao gồm những quy phạm pháp luật trực tiếp bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người Vì vậy, việc tìm hiểu các loại tội này và các giai đoạn thực hiện tội phạm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xác định trách nhiệm hình sự đối với các tội này Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về đề tài này nên em đã chọn tình huống dưới đây cho bài tập lớn học kỳ của mình:

Vì ghen tuông, A có ý định giết B A rủ B đi chơi, đến chỗ vắng, A rút dao đâm B ba nhát Tưởng rằng B đã chết, A bỏ đi Do được phát hiện và cấp cứu kịp thời, B đã được cứu sống Tòa án xác định A phạm tội giết người theo khoản

2 Điều 93 Bộ luật hình sự.

Hỏi:

1 Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự, hãy phân loại tội phạm đối với tội giết người.

2 hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội nào? Giải thích rõ tại sao?

3 Hãy chỉ ra đối tượng tác động của tội phạm và công cụ phạm tội trong vụ án.

4 Giả sử A mới đâm B một nhát, thấy B bị thương, máu ra nhiều, A sợ quá bỏ

đi không tiếp tục đâm B đến chết B bị thương tích với tỷ lệ thương tật là 21% A

có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Giải thích rõ tại sao?

5 Giả sử A đâm B ba nhát, tưởng rằng B đã chết, A bỏ đi nhưng do được phát hiện và cấp cứu kịp thời, B đã được cứu sống Tòa án áp dụng khoản 2 Điều 93

Bộ luật hình sự tuyên hình phạt đối với A là 13 năm tù thì hình phạt Tòa án quyết định đối với A có đúng không? Giải thích rõ tại sao?

Trang 2

6 Giả sử A là người nước ngoài đang là nhân viên làm thuê cho một công ty liên doanh ở Hà Nội Hành vi nói trên của A xảy ra ở Hà Nội thì A có bị xử lý theo luật hình sự Việt Nam không? Giải thích rõ tại sao?

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 phân loại tội phạm đối với tội giết người:

Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS thì, tội giết người quy định tại khoản 1

Điều 93 Bộ luật hình sự là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Tội giết người quy định tại khoản 2 Điều 93 Bộ luật hình sự là tội phạm rất nghiêm trọng.

Vì:

Theo khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội

phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 7 năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội

mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội

mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”.

Ta thấy: theo quy định trên thì việc phân loại tội phạm căn cứ vào hai dấu

hiệu: một là, Mức độ nguy hại cho xã hội của hành vi phạm tội là không lớn hay

là lớn, rất lớn, đặc biệt lớn Nhưng ta có thể thấy rằng trên thực tế việc xác định mức độ nguy hại cho xã hội của hành vi phạm tội rất phức tạp bởi mức độ nguy hại được phản ánh ra thực tế rất đa dạng, vì vậy việc xác định mức độ nguy hại cần dựa vào các yếu tố cấu thành tội phạm ấy trong từng trường hợp cụ thể đồng thời cũng cần xem xét tới thiệt hại do tội phạm ấy gây ra

Trang 3

Hai là, căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt theo quy định của

pháp luật đối với tội ấy cụ thể là bao nhiêu Bởi vì hình phạt chính là sự phản ánh tương xứng của mức độ nguy hại cho xã hội của hành vi

Xét quy định tại khoản 1 Điều 93: “Người nào giết người thuộc một trong các

trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết nhiều người;

b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

c) Giết trẻ em;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

Trang 4

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn”.

Ta thấy, theo quy định tại khoản này thì mức cao nhất của hình phạt đối với tội này là tử hình- mức hình phạt nghiêm khắc nhất.Thông qua việc quy định hình phạt như vậy ta cũng có thể thấy tội phạm quy định tại khoản này có mức

độ nguy hại cho xã hội là đặc biệt nghiêm trọng Do đó tội giết người quy định trong khoản này là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Xét quy định tại khoản 2 Điều 93 BLHS: “Phạm tội không thuộc các trường

hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm” Ta thấy, mức cao nhất của hình phạt đối với tội này là mười lăm năm tù.

Như vậy có thể khẳng định đây là loại tội rất nghiệm trọng

Từ phân tích trên đây ta nhận thấy rằng, tội giết người là loại tội mà tính nguy hiểm cho xã hội rất lớn hoặc đặc biệt lớn nhằm tước đoạt tính mạng– quyền được sống - một quyền cơ bản của con người Do đó, pháp luật quy định hình phạt nghiêm khắc đối với tội này là rất hợp lý, không chỉ nhằm trừng phạt

mà còn có tính răn đe, giáo dục góp phần đẩy lùi tội phạm

2 Hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội nào?

Hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội chưa đạt (chưa đạt đã hoàn thành)

Vì:

Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội

Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là trường hợp người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm nhưng hậu quả của tội phạm chưa xảy ra hoặc đã xảy ra nhưng hậu quả đó chưa thỏa mãn dấu

Trang 5

Chưa đạt trong trường hợp này là chưa đạt về hậu quả và đã hoàn thành về hành vi

Trong cấu thành tội giết người, thời điểm hoàn thành của tội phạm được tính

từ khi xảy ra hậu quả chết người

Đối chiếu với hành vi phạm tội của A, B chưa chết, tức là hậu quả chết người chưa xảy ra nhưng xét về mặt hành vi khách quan A đã thực hiện xong hành vi khách quan A cho là cần thiết để giết B – đâm ba nhát dao Vì A cho rằng B đã chết nên mới bỏ đi B được phát hiện và cấp cứu kịp thời nên đã được cứu sống nghĩa là việc A không thực hiện tội phạm được đến cùng là vi nguyên nhân ngoài ý muốn của A – A không mong muốn và không thể biết trước là sẽ

có người phát hiện và cứu sống B

3 Chỉ ra đối tượng tác động của tội phạm và công cụ phạm tội trong vụ án.

Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ Đối tượng tác động của tội phạm có thể là con người, các đối tượng vật chất, hoạt động bình thường của chủ thể,…

Trong vụ án này khách thể của tội phạm là quyền được sống của con người

và đối tượng tác động tác động của tội phạm là thân thể con người đang

sống một cách bình thường – đó chính là B.

Công cụ phạm tội là dạng cụ thể của phương tiện phạm tội – những đối tượng được chủ thể của tội phạm sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội của mình

Công cụ được sử dụng trong vụ án này chính là con dao mà A đã dùng

để đâm B.

Việc xác định đối tượng tác động và công cụ phạm tội có ý nghĩa quan trọng, đối tượng tác động là một bộ phận của khách thể và công cụ phạm tội là

Trang 6

một yếu tố trong mặt khách quan của tội phạm các yếu tố này giúp ta đánh giá được đầy đủ hơn mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và giúp xác định tội danh phù hợp Việc xác định đối tượng tác động và công cụ phạm tội còn có ý nghĩa trong việc xác định các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cho tội danh theo quy định của pháp luật

4 Giả sử A mới đâm B một nhát, thấy B bị thương, máu ra nhiều, A sợ quá bỏ đi không tiếp tục đâm B đến chết B bị thương tích với tỷ lệ thương tật

là 21% A có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Giải thích rõ tại sao?

Trong trường hợp này, A được miễn trách nhiệm hình sự về tội giết người

nhưng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự.

Lý giải:

Ở đây A đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, tức là tự ý mình không

thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản Việc A chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm xảy ra ở giai đoạn chưa đạt chưa hoàn thành (chưa đạt về hậu quả và chưa đạt về hành vi khách quan)

Sở dĩ nói rằng A tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là vì:

Thứ nhất, tội phạm được thực hiện ở giai đoạn chưa đạt chưa hoàn thành (A mới

đâm B một nhát- chưa thực hiện hết hành vi cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm; B chưa chết mà chỉ bị thương tật- tức hậu quả chết người chưa xảy ra)

Thứ hai, việc chấm dứt không tiếp tục thực hiện tội phạm là do A tự mình dừng

việc thực hiện tội phạm (A sợ quá- nguyên nhân chủ quan) chứ không phải do

nguyên nhân bên ngoài, trở ngại khách quan chi phối – thỏa mãn điều kiện tự nguyện chấm dứt

A bỏ đi mà không tiếp tục thực hiện, thể hiện sự dứt khoát dừng việc thực hiện tội phạm – thỏa mãn điều kiện dứt khoát chấm dứt

Thứ ba, Điều kiện khách quan không có gì ngăn cản việc thực hiện tội phạm,

nếu A muốn thực hiện tội phạm, A hoàn toàn có thể tiến hành được

Trang 7

Theo quy định tại Điều 19 Bộ luật hình sự: “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc

phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.

Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình

sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác ,thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này”.

Trong trường hợp này, A định phạm tội giết người nhưng A đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội nhưng vì thực tế hành vi của A đã cấu thành tội

cố ý gây thương tích: về mặt khách quan, hành vi của A đã đã gây ra thương tích cho B với tỷ lệ thương tật là 21%; về mặt chủ quan, hành vi của A thể hiện lỗi

cố ý trực tiếp; về chủ thể, A là người đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và không thuộc trường hợp ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình

sự, tức là người có năng lực trách nhiệm hình sự Nên đối chiếu với quy định trên ta thấy rằng A được miễn trách nhiệm hình sự về tội giết người nhưng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội ý gây thương tích quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự

5 Giả sử A đâm B ba nhát, tưởng rằng B đã chết, A bỏ đi nhưng do được

phát hiện và cấp cứu kịp thời, B đã được cứu sống Tòa án áp dụng khoản 2 Điều 93 Bộ luật hình sự tuyên hình phạt đối với A là 13 năm tù thì hình phạt Tòa án quyết định đối với A có đúng không? Giải thích rõ tại sao?

Trong trường hợp này, hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội chưa đạt (chưa đạt đã hoàn thành) như ở trên đã phân tích

Tòa án áp dụng khoản 2 Điều 93 Bộ luật hình sự tuyên phạt đối với A 13

năm tù thì hình phạt tòa án quyết định đối với A là sai, vì khoản 3 Điều 52 Bộ

luật hình sự, xác định hình phạt đối với tội phạm thuộc giai đoạn chưa đạt được

quy định như sau: “Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được

áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiệm trọng; nếu là

Trang 8

tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều

luật quy định”.

Mà, mức hình phạt cao nhất trong khung hình phạt được quy định tại khoản

2 Điều 93 Bộ luật hình sự là mười lăm năm tù

Như vậy, mức hình phạt cao nhất mà tòa án có thể tuyên phạt A chỉ là ba phần tư của 15 năm, tức là không quá 11 năm 3 tháng chứ không thể là 13 năm như mức phạt mà tòa án đã tuyên Như vậy tòa án tuyên phạt A 13 năm tù là nặng hơn mức hình phạt mà A phải chịu về hành vi phạm tội của mình theo quy định của pháp luật

Đánh giá: Quy định tại Điều 52 Bộ luật hình sự cho thấy, pháp luật hình sự Việt Nam thừa nhận trách nhiệm hình sự của chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt bao giờ cũng nhẹ hơn so với trường hợp tội phạm hoàn thành có các tình tiết khác tương đương Nếu đã thuộc cùng khung hình phạt thì chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt bao giờ cũng được giảm nhẹ hơn so với tội phạm hoàn thành Tuy nhiên, quy định này vẫn chưa khắc phục được những hạn chế của luật hình sự Việt Nam trong việc xác định trách nhiệm hình sự của trường hợp phạm tội chưa đạt chưa đạt chưa hoàn thành Mặt khác, Điều 52 chỉ xác định mức tối đa (giảm nhẹ) của khung hình phạt mà không quy định mức tối thiểu (giảm nhẹ) Do vậy, khả năng áp dụng Điều luật này còn hạn chế

6 Giả sử A là người nước ngoài đang là nhân viên làm thuê cho một công ty liên doanh ở Hà Nội Hành vi nói trên của A xảy ra ở Hà Nội thì A có bị xử lý theo luật hình sự Việt Nam không? Giải thích rõ tại sao?

Trong trường hợp này A sẽ bị xử lý theo luật hình sự Việt Nam, Vì

Theo khoản 1 Điều 5 Bộ luật hình sự : “Bộ luật hình sự được áp dụng đối

với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

Theo quy định trên thì tất cả hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều chịu sự tác động của Bộ luật

Trang 9

hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việc xác định lãnh thổ Việt Nam căn cứ vào quy định tại Điều 1 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung

2001) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Nước cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời Lãnh thổ giới hạn bởi biên giới quốc gia gồm biên giới quốc gia trên đất liền, biên giới quốc gia trên biển, biên giới lòng đất, biên giới trên không” Như vậy mọi hành vi

phạm tội được thực hiện trên những không gian nêu trên đều phải chịu sự tác động của luật hình sự Việt Nam

Theo quy định này thì không kể người thực hiện hành vi phạm tội là công dân Việt Nam hay người nước ngoài, người không quốc tịch đều phải chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam

Mà A là nhân viên làm thuê cho một công ty liên doanh, tức là không thuộc các đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự Mặt khác hành vi phạm tội của A được thực hiện ở Hà Nội

vì vậy A sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam

KẾT LUẬN

Trên đây là toàn bộ những quan điểm của em trong việc giải quyết tình huống mà đề bài đã đưa ra Thông qua việc giải quyết tình huống này, ta có thể thấy rằng Bộ luật hình sự Việt Nam đã có những quy định cụ thể về việc phân loại tôi phạm, các giai đoạn thực hiện tội phạm và xác định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội ở từng giai đoạn phạm tội khác nhau đồng thời cũng cho thấy hiệu lực về mặt không gian của Bộ luật hình sự Việt Nam

Trang 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập I, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2009;

2 TS.Trần Minh Hưởng, Học viện cảnh sát nhân dân (chủ biên), Hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam, tập I, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (thực hiện từ 01/01/2010), Nxb Lao động, Hà Nội, 2009;

3 Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009), Nxb Lao động, Hà Nội, 2009

Ngày đăng: 04/04/2013, 10:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w