Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
165,5 KB
Nội dung
Trào lưu triết học khoa học và ảnh hưởng đến xã hội Phương Tây hiện đại GV : TS Bùi Văn Mưa TRÀO LƯU TRIẾT HỌC KHOA HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY THỜI HIỆN ĐẠI LỜI MỞ ĐẦU Triết học là hệ thống những quan điểm chung về thế giới , nó xuất hiện vào thời kỳ chiếm hữu nô lệ thời cổ đại vào khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước công nguyên với những thành tựu rực rỡ trong các nền triết học cổ đại ở Trung Quốc, Ấn độ và Hy Lạp Trải qua gần 3000 năm tồn tại và phát triển, triết học có nhiều trường phái và hệ thống khác nhau Các trường phái và hệ thống đó phản ánh trình độ phát triển về kinh tế- xã hội, chính trị và trình độ phát triển của các tri thức khoa học tự nhiên của nhiều quốc gia khác nhau và cùng đem lại những thành tựu nhất định chung cho nhân loại Trong nội dung phần I – Đại cương lịch sử triết học của chương trình Cao học Đại học Kinh tế Tp HCM, Triết học Phương Tây nói chung và Triết học Phương Tây từ cổ đại đến cận đại là một bộ phận quan trọng trong hệ thống triết học thế giới, với hai trào lưu triết học chính: đó là chủ nghĩa duy khoa học và chủ nghĩa nhân bản phi duy lý Trong bài tiểu luận của mình tôi dừng lại tìm hiểu và nghiên cứu về: “Trào lưu triết học khoa học và những ảnh hưởng tới xã hội Phương Tây hiện đại” Trong phạm vị hạn hữu của bài tiểu luận này, tôi mong muốn thực hiện việc nghiên cứu trọng tâm vào chủ nghĩa hậu thực chứng để hiểu rõ bối cảnh lịch sử, các đại diện tiêu biểu, tư tưởng triết học khoa học cơ bản cũng như những tư tưởng, quan điểm của họ ảnh hưởng mạnh mẽ tới xã hội Phương Tây hiện đại Đồng thời, rút ra những kết luận về đóng góp và hạn chế của triết học khoa học Phương Tây hiện đại Phan Thị Phương Lan Trang 3 Nhóm 2 Lớp Đ1 - K22 Trào lưu triết học khoa học và ảnh hưởng đến xã hội Phương Tây hiện đại GV : TS Bùi Văn Mưa NỘI DUNG I Hoàn cảnh ra đời: Từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, việc giai cấp tư sản nhiều nước Châu Âu giành được chính quyền đã buộc họ phải đối phó với nhiều lực lượng xã hội mới và các mẫu thuẫn xã hội mới bộc lộ ngày càng gây gắt Họ không còn nhu cầu chống lại thần học, tôn giáo như trước đây Tuy nhiên, để gia tăng sức sản xuất, củng cố sự thống trị, gia cấp tư sản cần phát triển khoa học và kỹ thuật Vì vậy, họ tìm cách điều hòa mâu thuẫn giữa khoa học và tôn giáo Nhưng sự tiến bộ mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật , năng suất tăng không đưa lại “tự do, bình đẳng, bác ái” mà dẫn tới các cuộc khủng hoảng xã hội, khủng hoảng tinh thần, khủng hoảng sinh thái ngày càng sâu sắc đẩy con người vào tình trạng tha hóa toàn diện và nặng nề hơn Đứng trước mâu thuẫn đó, một số nhà triết học cảm thấy bế tắc không có cách gì giải quyết Về mặt lý luận, họ chán ghét loại triết học thuần túy tự biện, cho rằng triết học này căn bản không thể góp phần giải quyết những vần đề xã hội đặt ra Trong khi đó, sự phát triển mãnh mẽ của khoa học tự nhiên lại đưa đến cho họ niềm hy vọng và chỗ dựa tinh thần mới, Vì vậy, họ chuyển hướng nghiên cứu triết học từ phương diện thế giới quan sang phương diện phương pháp luận của khoa học Tức là theo họ, triết học không nên nghiên cứu những vấn đề như bản chất của sự vật, các quy luật chung của thế giới vv mà đi tìm phương pháp khoa học có hiệu quả nhất, đáng tin cậy nhất mới là nội dung chủ yếu của nghiên cứu triết học Một loạt trường phái và phong trào được gọi là chủ nghĩa duy khoa học đã ra đời trong hoàn cảnh đó Ngoài ra, khi khoa học tự nhiên phát triển thì ra đời nhiều môn khoa học mới , sự phân công trong nội bộ khoa học ngày càng tỷ mỷ hơn, sự ứng dụng rộng rãi toán học và logic toán, việc khoa học ngày càng đi sâu hơn vào kết cấu vật chất, vai trò của mô hình và kết cấu lý luận tăng lên Tất cả những điều đó đòi hỏi các môn khoa Phan Thị Phương Lan Trang 4 Nhóm 2 Lớp Đ1 - K22 Trào lưu triết học khoa học và ảnh hưởng đến xã hội Phương Tây hiện đại GV : TS Bùi Văn Mưa học thực chứng không những phải nghiên cứu những nội dung cụ thể mà còn phải nghiên cứu những vấn đề chung của khoa học, đặc biệt là vấn đề phương pháp luận nhận thức của khoa học Chủ nghĩa duy khoa học dựa vào yêu cầu mới đó trong khoa học tự nhiên hiện đại để đưa ra các quan điểm triết học thực chứng của mình Trong bối cảnh lịch sử phức tạp này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển trào lưu triết học khoa học và trường phái ảnh hưởng lớn và lâu dài nhất là Chủ nghĩa thực chứng và hậu thực chứng II Trào lưu triết học khoa học: 2.1 Chủ nghĩa thực chứng 2.1.1 Sơ lược lịch sử phát triển của chủ nghĩa thực chứng: - Giai đoạn I - Thực chứng cổ điển: Từ khi xuất hiện đầu thế kỷ XIX do A.Comte khởi xướng, các đại diện tiêu biểu là Spencer, J.M.Mill Chủ nghĩa thực chứng mới ra đời chống lại chủ nghĩa duy tâm tư biện của Hêghen bằng đề cao nguyên tắc "thực chứng" - Giai đoạn II – Giai đoạn kinh nghiệm phê phán: Từ cuối thế kỷ XIX, với các đại diện tiêu biểu chính như Makhơ, Avênarius, chủ nghĩa thực chứng mới giai đoạn này tuyệt đối hoá vai trò "cảm giác" Coi cảm giác là cái có trước quyết định sự vật hiện tượng (đó là phức hợp cảm giác) đã bị V.I.Lênin phê phán trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (t.18.Nxb, Tiến bộ Matxcơva) - Giai đoạn III - Chủ nghĩa thực chứng mới ra đời từ sau chiến tranh thế giới I và phát triển đỉnh cao vào những năm 50 của thế kỷ XX Giai đoạn này có 2 chi phái: + Chủ nghĩa nguyên tử logic: + Chủ nghĩa thực chứng logic và triết học phân tích: Đây là những môn phái đưa chủ nghĩa thực chứng mới vào thời kỳ thịnh nhất để rồi sau đó rơi vào thời kỳ tan rã không tránh khỏi Phan Thị Phương Lan Trang 5 Nhóm 2 Lớp Đ1 - K22 Trào lưu triết học khoa học và ảnh hưởng đến xã hội Phương Tây hiện đại GV : TS Bùi Văn Mưa 2.1.2 Một số khái niệm và tư tưởng triết học cơ bản của chủ nghĩa thực chứng - Giao đoạn thực chứng cổ điển: do Côngtơ (O.Comte, 1798-1857, Pháp); Dz Stiuart Mill (1806-1837, Anh); Gerbert Spenxer (1820-1903) đề xướng Chủ nghĩa thực chứng cổ điển là một trào lưu triết học tư sản có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn được thành lập vào những năm 30 của thế kỷ XIX, đầu tiên xuất hiện ở Pháp, sau đó lan sang Anh rồi đến các nước Tây Âu trong hoàn cảnh, khi mà cuộc đấu tranh giành chính quyền của tư sản đã kết thúc thắng lợi và các nước tư bản chủ yếu trên thế giới đang đứng trước thềm của cuộc cải cách công nghiệp Các nhà triết học cho rằng chỉ có các hiện tượng hoặc sự kiện mới là cái thực chứng, do đó, họ không thừa nhận bất cứ cái gì ngoài hiện tượng, không thừa nhận bản chất của sự vật Họ muốn lẩn tránh vấn đề cơ bản của triết học, muốn loại trừ vấn đề thế giới quan ra khỏi triết học truyền thống Theo họ, những “khoa hoc” nào mà không ‘thực chứng” được thì không phải là triết học Từ đó, họ đi đến kết luận con người không cần tới triết học, vì triết học không phải là khoa học Phan Thị Phương Lan Trang 6 Nhóm 2 Lớp Đ1 - K22 Trào lưu triết học khoa học và ảnh hưởng đến xã hội Phương Tây hiện đại - GV : TS Bùi Văn Mưa Giai đoạn kinh nghiệm phê phán: xuất hiện vào thập niên 70 - 90 thế kỷ XIX Đại biểu của giai đoạn này là Makhơ (Mach) và Avênariút (Avenarius) Họ đề xướng quan niệm duy tâm chủ quan về kinh nghiệm; coi cảm giác của con người không quan hệ gì với thực tại khách quan; coi khách thể không thể có được nếu không có chủ thể; họ phủ nhận sự tồn tại của quy luật cũng như của chân lý khách quan Như vậy, chủ nghĩa thực chứng đã chuyển từ chủ nghĩa hiện tượng mang tính chất bản thể luận sang chủ nghĩa hiện tượng mang tính chất nhận thức luận - Giai đoạn thực chứng mới: ra đời sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và phát triển đỉnh cao vào những năm 50 Giai đoạn này có hai chi phái chính: + Chủ nghĩa nguyên tử lôgích: xuất hiện đầu thế kỷ XX, đại biểu là Rútxen (Russell) và Vítgenxtanh (Wittgenstein), hai người có ảnh hưởng tương đối lớn Họ coi nhiệm vụ phân tích hình thức và phân tích lôgích là nội dung chủ yếu của triết học, ông chủ trương lấy lôgích toán làm cơ sở tạo ra ngôn ngữ nhân tạo để đảm bảo sự nhất trí giữa cấu trúc cú pháp của mệnh đề và hình thức lôgích của nó + Chủ nghĩa thực chứng lôgích và triết học phân tích: xuất hiện Phan Thị Phương Lan Trang 7 Nhóm 2 Lớp Đ1 - K22 Trào lưu triết học khoa học và ảnh hưởng đến xã hội Phương Tây hiện đại GV : TS Bùi Văn Mưa giữa thập kỷ 20 thế kỷ XX, đại biểu chính là Cácnáp (Camap R.), Slích (Shelich)…Họ phủ nhận các vấn đề đối tượng, nhiệm vụ và vai trò thường được nghiên cứu trong triết học truyền thống và cho rằng triết học truyền thống là vô nghĩa, bởi triết học này đã quy định một nhiệm vụ không thể thực hiện được Đó là phát hiện và hình thành một loại tri thức không có liên quan gì với khoa học thực nghiệm Chủ nghĩa thực chứng lôgích dựa trên hai nguyên tắc: nguyên tắc kiểm chứng và nguyên tắc quy ước Nguyên tắc kiểm chứng được dùng để phân định các luận điểm có ý nghĩa đối với khoa học và những luận điểm không có ý nghĩa đối với khoa học; còn nguyên tắc quy ước cho phép coi lôgích và toán học không phải là tri thức về hiện thực, chúng không có nội dung khách quan mà chỉ là những kết cấu lôgích chủ quan, do con người quy ước và thỏa thuận với nhau tạo ra Các nhà thực chứng lô gíc đã thủ tiêu đối tượng, nhiệm vụ triết học truyền thống, hoà tan triết học vào lô gíc, thay lô gíc toán học cho triết học truyền thống, về thực chất đây là sự hạ thấp vai trò của triết học Mác-Lênin Triết học thực chứng hoà tan triết học vào các khoa học, không phân biệt được vai trò của triết học khác với vai trò lô gíc, khoa học phân tích cấu trúc ngôn ngữ v.v về thực chất đó là sự phản ứng tuyệt vọng của triết học tư sản trước vị thế triết học Mác-Lênin Do vậy, chủ nghĩa thực chứng mới là chủ nghĩa duy tâm chủ quan, tuyệt đối hoá vai trò cảm giác kinh nghiệm Bên cạnh đó, đề cao thực chứng chống triết học tư biện của Hêghen cũng là đóng góp của chủ nghĩa thực chứng Chủ nghĩa ngôn ngữ học thường ngày: triết học phân tích ngôn ngữ do Wittgenstein tiếp tục phát triển chủ nghĩa nguyên tử lôgíc lên trình độ cao cùng với G.Mur Trường phái này cho rằng, đối tượng của triết học là phân tích ngôn ngữ Phan Thị Phương Lan Trang 8 Nhóm 2 Lớp Đ1 - K22 Trào lưu triết học khoa học và ảnh hưởng đến xã hội Phương Tây hiện đại GV : TS Bùi Văn Mưa Tóm lại, chủ nghĩa thực chứng có vai trò tích cực giúp một số ngành khoa học tự nhiên thoát khỏi một số tình trạng bế tắc và thúc đẩy sự phát triển của tri thức khoa học nhưng trào lưu triết học này đã xem thường tư duy lý luận, thủ tiêu ý nghĩa thế giới quan của triết học từ đó phủ nhận bản thân triết học nên nó không thể thúc đẩy sự phát triển của khoa học tự nhiên hiện đại ngày càng mang tính lý luận được Vì vậy, chủ nghĩa thực chứng không thể mở ra con đường mới cho triết học 2.2 Chủ nghĩa hậu thực chứng: Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, triết học khoa học phương Tây chuyển từ trào lưu thực chứng sang trào lưu hậu thực chứng Các vấn đề tăng trưởng tri thức, thay đổi lý luận, phát triển khoa học được nghiên cứu gắn liền với thực trạng khoa học lúc bấy giờ theo tinh thần phủ chứng và quan điểm lịch sử Đại diện tiêu biểu: K.Popper, T.Kuhn, I.Lakatos, P Feyerabend, F.Gonseth v.v Quan điểm của họ không giống hệt nhau nhưng có chỗ nhất trí Họ đều phản đối chủ nghĩa thực chứng lô gíc ở chỗ chỉ tiến hành phân tích lô gíc ở trạng thái tĩnh đối với lý luận khoa học, không quan tâm nghiên cứu sự phát triển của tri thức khoa học, mà cho rằng các tri thức khoa học chỉ tích lũy về lượng Họ cho rằng khoa học tiến bộ thông qua con đường cách mạng trong tri thức, do đó phải tiến hành sự phân tích lịch sử khoa học theo tráng thái động, thông qua giải quyết mẫu thuẫn Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về quan điểm của từng triết gia 2.2.1 Karl Popper: (1902 - 1994) Karl Popper là con một luật sư giàu có K Popper lớn lên trong một gia đình mà sách và âm nhạc luôn đóng vai trò quan trọng Ngay từ khi còn trẻ Popper đã chú ý đến những câu hỏi về triết học Ông là chuyên gia về toán, lịch sử, tâm lý học, vật lý lý thuyết và triết học K.Popper đã kế thừa có phê phán chủ nghĩa thực Phan Thị Phương Lan Trang 9 Nhóm 2 Lớp Đ1 - K22 Trào lưu triết học khoa học và ảnh hưởng đến xã hội Phương Tây hiện đại GV : TS Bùi Văn Mưa chứng lôgích đang suy tàn và tìm kiếm một hình thức mới - chủ nghĩa phủ chứng K.Popper đưa ra nguyên tắc giả hoá của lý luận khoa học để bác bỏ nguyên lý về tính có thể chứng thực trực tiếp của chủ nghĩa thực chứng lô gíc mà để đạt tới chân lý, khoa học phải được "giả hoá" phải được "cách mạng không ngừng" Việc phủ định hoàn toàn thực chứng trực tiếp, không thấy vai trò cảm giác K.Popper rơi vào chủ nghĩa duy tâm Ông cho rằng cũng như mọi giả thuyết, lý luận khoa học nào cũng đều có khả năng bị bác bỏ, bị phủ định, bị "giả hoá" Công thức giải hóa: P 1 -> TT > EE > P2 , trong đó: P1: Vấn đề cần giải quyết TT là lý thuyết tạm thời (giả thuyết khoa học) EE là giai đoạn cách mạng để giả thuyết để loại trừ sai lầm trong trong nghiên cứu khoa học (là các bước nghiên cứu khoa học) P2 là vấn đề đã được giải quyết Như vậy, khoa học bắt đầu phát triển từ vấn đề khoa học Khoa học là một sự nghiệp mang tính thể nghiệm nên sai lầm khó tránh khỏi Muốn khoa học tiến lên chúng ta cần phải biết xử lý để loại bỏ sai lầm một cách nhanh chóng Do khoa học phát triển trong quá trình cạnh tranh giữa các lý luận khả dĩ nên cần phải phê phán để tuyển lựa lý luận tối ưu, nhằm thúc đẩy sự phát triển khoa học Khoa học phát triển khi lý luận cũ bị phủ định để tạo tiền đề cho sự ra đời lý luận mới Nhà khoa học không phải chỉ biết phủ định lý luận của người khác mà phải dám và tìm mọi cách phủ định lý luận của chính mình 2.2.2 Thomas Samuel Kuhn (1922-1996) T.Kuhn là một trong số các triết gia khoa học nhiều ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20, mà có lẽ là người ảnh hưởng nhiều nhất Tác phẩm Cấu trúc của các cuộc Cách mạng khoa học là một trong số các đầu sách được trích dẫn nhiều nhất trong mọi thời đại Nghiên cứu lịch sử phát triển của các ngành khoa học mà theo cách hiểu của ông chủ yếu là khoa học tự nhiên,T.Kuhn đưa ra các qui luật mà ngay chính ông cũng không ngờ là đã tác động mạnh và thậm chí làm thay đổi toàn bộ ngành khoa học xã hội trong nửa sau của thế kỷ 20 Triết học cách mạng trong khoa học của Kuhn cũng tương tự như qui luật lượng biến thành chất trong triết học Mác Phan Thị Phương Lan Trang 10 Nhóm 2 Lớp Đ1 - K22 Trào lưu triết học khoa học và ảnh hưởng đến xã hội Phương Tây hiện đại GV : TS Bùi Văn Mưa T.Kuhn đưa ra lý thuyết về các giai đoạn phát triển của khoa học thay thế cho thuyết "giả hoá" hay "cách mạng không ngừng" của K.Popper T.Kuhn cho rằng khoa học phát triển qua hai giai đoạn "thời kỳ bình thường" và "thời kỳ cách mạng" Thời kỳ khoa học phát triển bình thường có sự xuất hiện các hiện tượng trái với bình thường Sự tích luỹ các hiện tượng đó đến chứng mực nào đó sẽ dẫn đến khủng hoảng trong khoa học, khi đó tạo ra "thời kỳ cách mạng" trong khoa học "hệ biến thái cũ" được thay thế bằng "hệ biến thái mới" T.Kuhn đã ngả sang chủ nghĩa phi duý lý và chủ nghĩa duy tâm trong triết học khi cho rằng, sự lựa chọn hệ biến thái nào phụ thuộc quy ước do niềm tin của các nhà khoa học đề ra Theo T.Kuhn sự thay thế nhau của các "hệ biến thái" là quá trình tích luỹ dần dần, điều này vô tình đã làm rõ quy luật lượng chất trong nhận thức 2.2.3 Imre Lakatos (1922-1974) Lakatos trước là học trò của Popper, ông chấp nhận một số ý niệm của Kuhn nhưng cải thiện thuyết phản nghiệm của K Popper Cũng như K.Popper và T.Kuhn, Lakatos không cho rằng lý thuyết khoa học bắt nguồn từ quy nạp các dữ kiện Tuy vậy, ông (cũng như Kuhn) không cho rằng động cơ của tiến bộ khoa học là sự phủ nhận qua phản nghiệm các lý thuyết khoa học hiện tại, song là sự phát triển của cái mà ông gọi là những "chương trình nghiên cứu khoa học”, Ông cho rằng khoa học là sự phát triển có kế tục của cái mà ông gọi là các "chương trình nghiên cứu" Cụ thể, một chương trình nghiên cứu được cho là có "tiến bộ lý thuyết" nếu mỗi lý thuyết của chương trình đó hàm chứa nhiều nội dung thực nghiệm hơn chương trình trước, và "tiến bộ thực nghiệm" nếu một số nội dung thực nghiệm này được phối hợp kiểm chứng Nói tóm lại, phản nghiệm kiểu Lakatos là dựa vào sự liên hệ giữa các thuyết khoa học, trong khi phản nghiệm kiểu K.Popper chỉ xem xét một lý thuyết nào đó có khoa học hay không Quan điểm của Lakatos có vẻ hợp lý nhất đối với đa số các ngành khoa học hiện đại (kể cả các ngành khoa học xã hội) 2.2.4 Paul Feyerabend (1924-1994) Phan Thị Phương Lan Trang 11 Nhóm 2 Lớp Đ1 - K22 Trào lưu triết học khoa học và ảnh hưởng đến xã hội Phương Tây hiện đại GV : TS Bùi Văn Mưa P.Feyerabend là một học trò khác của Popper, thì tuyên bố thẳng thừng trong tác phẩm "Chống phương pháp" sự phá sản của mọi cố gắng đi tìm "phương pháp luận" cho sự khám phá khoa học Feyerabend cho rằng không có một phương pháp khoa học nào là thích hợp cho mọi trường hợp, và hô hào "dân chủ" trong nghiên cứu khoa học Ông định nghĩa "khoa học là cái gì mà các nhà khoa học làm"! Feyarabend kêu gọi phân chia, tách rời ảnh hưởng khoa học ra khỏi xã hội, giống như tách rời tôn giáo và nhà nước, để tránh sự độc tôn của một chủ thuyết khoa học trong việc vận hành xã hội Tóm lại, Chủ nghĩa hậu thực chứng đã kế thừa, phát huy thành tựu của chủ nghĩa thực chứng đồng thời đưa ra những luận điểm mới và phát minh mới cho nền khoa học tự nhiên, chú trọng hơn đến ý nghĩa thế giới quan của triết học đến khoa học nhưng do thiếu quan điểm duy vật lịch sử nên họ vẫn không có cách nào thoát khỏi hạn chế của mình III Ảnh hưởng của triết học khoa học đến xã hội phương Tây hiện đại: Như đã tìm hiểu ở trên, đến đầu thế kỷ 20, chủ nghĩa thực chứng đã bộc lộ nhiều giới hạn trong hầu hết mọi ngành Ngay cả khi, những vật thể quan sát được, điểm then chốt của thực chứng bị chỉ trích và phủ định khi nó cho là có những quan sát hoàn toàn độc lập, và trung tính với các lý thuyết, ý niệm, và ngôn ngữ Triết học thực chứng bị xem là lạc hậu, không còn hữu dụng khi nghiên cứu về tương lai và ban đầu được thay thế bởi triết lý phản nghiệm của Karl Popper Ta lần lượt nghiên cứu các luận điểm của các đại biểu trong giai đoạn hậu thực chứng để thấy ảnh hưởng tới xã hội và nền khoa học Phương Tây hiện đại như thế nào? 3.1 Triết lý phản nghiệm của Karl Popper Tuy xuất thân từ trường phái thực chứng, Popper đã vượt qua những hạn chế của trường phái này và có nhiều đóng góp vào triết học khoa học hiện đại Trái với Phan Thị Phương Lan Trang 12 Nhóm 2 Lớp Đ1 - K22 Trào lưu triết học khoa học và ảnh hưởng đến xã hội Phương Tây hiện đại GV : TS Bùi Văn Mưa thực chứng, ông cho rằng tất cả những quan sát đều không trung tính, mà đầy lý thuyết Ông nghĩ rằng không có các môn như tâm lý, xã hội, thiên nhiên mà chỉ có các vấn đề và ước muốn của chúng ta để giải thích chúng Đối với Popper, câu hỏi then chốt là: làm sao chúng ta có thể xác định một lý thuyết là khoa học hay không khoa học mà ông gọi là ngụy khoa học Theo ông, một lý thuyết được gọi là khoa học khi nó có những điều kiện sau: - Có thể đưa tới chứng nghiệm theo dữ liệu tức là thuyết ấy phải được kiểm nghiệm để chứng tỏ là nó sai; - Đưa ra những tiên đoán: thuyết phải “gan dạ”, “táo bạo” tiên đoán những hiện tượng chưa được quan sát và kiểm nghiệm trước đó; Theo ông điều kiện thứ nhất rất là quan trọng, vì thế thuyết K.Popper được gọi là chủ nghĩa phản nghiệm Một lý thuyết khoa học mới chỉ xứng đáng thay thế một lý thuyết đang có khi lý thuyết mới ấy tổng quát hơn, giải thích được hết những gì lý thuyết cũ có khả năng giải thích, cũng như giải thích được nhiều trường hợp mà lý thuyết cũ đã bị phản nghiệm Rồi, bản thân lý thuyết mới ấy phải cho nhiều cơ hội phản nghiệm.Và khoa học "thực sự" phải có những tiên đoán về các hiện tượng chưa quan sát nhưng sẽ xảy ra và kiểm chứng Quan điểm của K.Popper về sự phản nghiệm rất được phổ biến và thường được các nhà khoa học áp dụng để bác bỏ các lý thuyết ngụy khoa học Trong thời của K.Popper, hai đối tượng chính là tâm lý học theo Freud và triết học Marx về lịch sử mà ông dùng để phân biệt với khoa học thực sự Nhưng ngay cả các lý thuyết khoa học ở các ngành khoa học đã đạt tiêu chuẩn có thể phản nghiệm thì hầu như trong thực tế khó có lý thuyết khoa học nào mà không bị loại hay chối bỏ bởi một tập hợp quan sát trong một thí nghiệm quyết định, như Kuhn đã cho thấy Điều này cũng xuất phát từ bối cảnh thời K.Popper là đặt trọng tâm vào việc chống lại "siêu hình" và "ngụy" khoa học, và nhất là thời huy hoàng của vật lý khi mà vật lý là trung tâm của khoa học Phan Thị Phương Lan Trang 13 Nhóm 2 Lớp Đ1 - K22 Trào lưu triết học khoa học và ảnh hưởng đến xã hội Phương Tây hiện đại GV : TS Bùi Văn Mưa Tuy nhiên, thuyết phản nghiệm của K.Popper có vài khuyết điểm dễ thấy: Thứ nhất, nếu mục đích của khoa học là làm giàu tri thức thì việc "phản nghiệm một giả thuyết là sai" khó thể xảy ra, và không cho ta thêm tri thức nhiều hơn khi một giả thuyết khoa học rất có thể đúng và chấp nhận được bị phản nghiệm là sai Nói cách khác, phản nghiệm là sai một "ngụy khoa học" hay lý thuyết tồi không mang lại cho chúng ta điều gì mới để tiến lên Thứ hai, có những xác định không thể phản nghiệm, ví dụ: Làm sao xác định sự hiện hữu của một vật thể tưởng tượng? Thứ ba, quan trọng hơn là K.Popper tự mâu thuẫn về vấn đề quy nạp Một mặt, ông không cho rằng những chứng cớ thực nghiệm có thể củng cố giả thuyết khoa học bằng phương pháp quy nạp (theo ông, quy nạp là vô ích và vô tác dụng) Mặt khác, ông lại dùng ý niệm "chứng thực thêm", thật ra không khác ý niệm quy nạp Theo ông, những giả thuyết khoa học “tốt” là giả thuyết đã được "chứng thực thêm" Nếu bác bỏ quy nạp thì đa số lý thuyết khoa học đều sai vì bị phản biện, và nếu có thuyết đúng thì ta cũng không biết là nó đúng Để tránh bế tắc này, theo K.Popper, khoa học không cần dùng phương pháp quy nạp Khoa học tiến bộ là nhờ sự cạnh tranh giữa các lý thuyết, lý thuyết nào gần với ‘trạng thái thật’ hơn thì được chấp nhận Giả thuyết nào chứa nhiều “sự thật” được suy diễn từ giả thuyết, và ít sai (qua phản nghiệm hay “chứng thực thêm”) hơn giả thuyết khác, thì được chấp nhận Vì thế, một giả thuyết khoa học dù có bị phản nghiệm đôi lần, nhưng nếu bị ít hơn thuyết khác, và có chứa nhiều thông tin, nhiều “sự thật” hơn, thì nó vẫn có giá trị và được chấp nhận Ít ra là cho đến khi giả thuyết khác tốt hơn được đề xuất Nói chung nền tảng cơ bản của triết lý khoa học K.Popper vẫn là máy móc, vật chất và khách quan, không khác nhiều với triết lý thực chứng logic.Mô hình này không còn được áp dụng trong khoa học, ngoài sự hữu dụng của nó hiện nay để chống ngụy khoa học không thể kiểm nghiệm như chiêm tinh, hay các "khoa học" Phan Thị Phương Lan Trang 14 Nhóm 2 Lớp Đ1 - K22 Trào lưu triết học khoa học và ảnh hưởng đến xã hội Phương Tây hiện đại GV : TS Bùi Văn Mưa huyền bí khác Quan niệm về khoa học đã đi đến cái nhìn đa hướng, đa phương pháp để đạt đến tri thức khoa học từ mọi khía cạnh mà các nhà triết học hậu hiện đại sau này đã triển khai và phát triển qua nhiều quan niệm của các nhà tư tưởng như Kuhn, Feyerabend,Derrida,v.v Tuy vậy, bước đầu K.Popper cũng đã có nhiều đóng góp quý báu thông qua duy lý luận phê bình với tác phẩm "The Open Society and its Enemies" ("Xã hội mở và các kẻ thù của nó") Ông cho rằng trong cộng đồng khoa học cũng như trong xã hội, để có tiến bộ và phát triển, phải chấp nhận có phê phán, mở rộng phê bình các lý thuyết, chủ thuyết cạnh tranh qua duy lý để đi đến "sự thật" Tư tưởng của ông được lột tả rõ nét: "Anh có thể đúng, tôi có thể sai, nhưng với một chút cố gắng, chúng ta có thể đến gần với sự thật" Ông mạnh dạn cho rằng "sự thật" là tuyệt đối, và chấp nhận sự thiếu hiểu biết trong kiến thức của con người Ông kêu gọi cộng tác và cạnh tranh để đưa đến ý niệm mới, kiến thức mới gần với sự thật, có lợi cho tất cả mọi người trong xã hội qua quá trình chỉ trích không giới hạn 3.2 4 Triết lý Thomas Kuhn Thuyết phản nghiệm của Popper đã có những đóng góp nhất định trong một giai đoạn, như T.Kuhn và I.Lakatos nhận xét Tuy nhiên, thuyết còn quá nhiều giới hạn, khi phủ nhận một lý thuyết khoa học bởi vì có một hiện tượng không phù hợp với nó Điều này không đúng với thực tế ở các ngành khác Lý thuyết cũ vẫn được dùng trong phạm vi giới hạn của nó Theo K.Popper thì tất cả lý thuyết, phương pháp phải khách quan và phải tách rời khỏi ngôn ngữ và vũ trụ quan của con người T.Kuhn cũng cho là không thực tế Triết học khoa học của T.Kuhn được trình bày trong quyển "The structure of scientific revolutions" ("Cấu trúc của các cuộc cách mạng khoa học") Đối với T.Kuhn, lịch sử khoa học được thể hiện bởi những cuộc cách mạng về cách nhìn và phương pháp Đầu tiên, các nhà khoa học chấp nhận và hoạt động trong khuôn khổ của một mô thức chính (môi trường khoa học bình thường) với một số niềm tin sẵn Phan Thị Phương Lan Trang 15 Nhóm 2 Lớp Đ1 - K22 Trào lưu triết học khoa học và ảnh hưởng đến xã hội Phương Tây hiện đại GV : TS Bùi Văn Mưa có, được coi như đúng và truyền đạt trong thế hệ đương thời Đến khi có những dị thường xảy ra mà không giải thích được, bế tắc hay trái ngược với gì được mong đợi, là khởi đầu của khủng hoảng Các nhà khoa học bắt đầu đặt lại câu hỏi về những điểm cơ bản của mô thức (paradigm) cũ và từ đó các lý thuyết mới được tạo lập, cho đến khi một trong các lý thuyết này được chấp nhận vì nó có những thành tích mà cộng đồng khoa học cho là quan trọng, đặt nền tảng cho sự hoạt động và phát triển khoa học trong một hệ thống mô thức mới Những thành tích này có thể được gọi là mô thức Nó là khuôn khổ cần thiết để nghiên cứu khoa học, nó là một cấu thể đan nhau lại các lý thuyết và phương pháp của các niềm tin, tư tưởng Khi một "paradigm" đã được đa số chấp nhận, nó được dùng để phát triển với nhiều nghiên cứu tăng thêm kiến thức, tăng lên sự tương ứng giữa dữ kiện và tiên đoán dùng "paradigm" làm nền tảng Đây là những hoạt động mà T.Kuhn gọi là "chiến dịch dọn dẹp" "Paradigm" bắt đầu trở thành “khoa học bình thường” Nghiên cứu trong “khoa học bình thường” không khác gì giải các câu đố Như một đặc tính của nghiên cứu trong “khoa học bình thường” là khám phá cái gì đã biết rồi, chứ không phải hiện tượng hoàn toàn mới lạ Trong khuôn khổ ấy, những nghiên cứu không cho phép tìm thấy những điều mong đợi thì không được công bố “Khoa học bình thường” trở thành “bảo thủ” cho đến khi có khủng hoảng và một cuộc cách mạng mới ra đời Theo T.Kuhn, thật ra chúng ta không thể có tiêu chuẩn nào để so sánh các "paradigm", vì mỗi "paradigm" có các suy nghĩ, cách nhìn và phương pháp hoàn toàn khác nhau Như các khoa học gia theo vật lý Newton và khoa học gia theo vật lý Einstein sống riêng rẽ trong thế giới của nhóm họ Vì thế, theo T.Kuhn, ta đều không thể không chấp nhận các mô thức "paradigm" của những người nghiên cứu khoa học hoạt động theo tiêu chuẩn hệ thống "văn hoá" riêng của họ Phan Thị Phương Lan Trang 16 Nhóm 2 Lớp Đ1 - K22 Trào lưu triết học khoa học và ảnh hưởng đến xã hội Phương Tây hiện đại GV : TS Bùi Văn Mưa Đây chính là chìa khoá mở rộng khoa học đến nhiều thành phần trong xã hội, để khoa học không còn là “sân chơi” của một thiểu số Nó cũng khởi điểm một phong trào dùng thuyết của Kuhn để chỉ trích cái gọi là “khoa học khách quan”, coi đó chẳng qua chỉ là một hiện tượng xã hội, một thời trang tri thức Thuyết của Kuhn đã làm sáng tỏ phương thức hoạt động khoa học, làm mất đi sự bí ẩn, hào quang và nể sợ trong quần chúng trước đây về sự tìm hiểu, nghiên cứu khoa học, và từ đó nó mở rộng cho nhiều giới tham gia đề cập cũng như tranh luận về khoa học Điểm đặc biệt là T.Kuhn xuất thân là một nhà vật lý nhưng chính triết lý khoa học của ông lại được dùng làm nền tảng khởi đầu của các nhà xã hội học và hậu hiện đại nghiên cứu về khoa học như một hiện tượng xã hội Ngẫu nhiên,T.Kuhn đã tạo ra một sự chuyển dịch mô thức từ triết lý khoa học duy lý đến sự nghiên cứu cấu tạo tri thức qua lăng kính xã hội Thuyết của T.Kuhn ra đời vào đầu thập niên 1960 khi mà xã hội phương Tây bắt đầu cởi mở về văn hoá, chính trị với nhiều phong trào phản kháng các nền tảng và trật tự xã hội hiện hữu Các nhóm trí thức xã hội học, triết học, đa số từ phe tả chống lại những gì đại diện cho chính thống trong xã hội, đã dùng thuyết của T.Kuhn để nghiên cứu vấn đề xã hội trong sự phát triển khoa học và tri thức Từ đó một ngành mới được thành hình song song với ngành triết lý khoa học và lần lần lấn át ngành triết lý khoa học cổ điển Ngành mới này sau được gọi là xã hội học về tri thức khoa học Bản thân T.Kuhn muốn mình là một triết gia khoa học, nhưng lý thuyết của T.Kuhn đã được dùng ngoài dự tính của ông để đánh đổ chính ngành mà ông muốn tham gia với tư cách đồng nghiệp của các triết gia trong ngành triết học khoa học Nhưng họ đã không chấp nhận ông và cáo buộc ông đã kéo khoa học và triết học khoa học xuống tâm lý của đám đông và coi ý niệm của T.Kuhn về cái mà ông gọi Phan Thị Phương Lan Trang 17 Nhóm 2 Lớp Đ1 - K22 Trào lưu triết học khoa học và ảnh hưởng đến xã hội Phương Tây hiện đại GV : TS Bùi Văn Mưa "khoa học bình thường" là sỉ nhục cho hoạt động khoa học Theo họ, thuyết của T.Kuhn không đưa ra phương tiện nào giúp ta chọn lựa một lý thuyết khoa học giữa nhiều lý thuyết khoa học khác nhau ChínhT.Kuhn cũng khẳng định ông là người của khoa học, không cực đoan, và phản đối việc dùng thuyết của ông trong lý thuyết xã hội Nhưng quá trễ, lý thuyết của ông đã không còn là của ông nữa mà là của tất cả mọi người trong khoa học xã hội, trong mọi ngành khoa học Stephen Jay Gould, nhà cổ sinh vật học, là một người đã dùng quan niệm chuyển dịch mô thức của T.Kuhn để đề xuất thuyết tiến hoá với ý niệm "cân bằng đứt đoạn" Trong ngành sinh học tiến hoá, thuyết của Gould đã bị những người theo thuyết Darwin cổ điển chỉ trích kịch liệt, một phần cũng vì những quan niệm khác nhau về khoa học và vai trò của khoa học 3.3 Chủ nghĩa phủ chứng tinh tế của I Lakatos I.Lakatos trước là học trò của K.Popper, ông vạch ra sai lầm cơ bản của chủ nghĩa phủ chứng thô sơ K Popper là quá đề cao tính phủ chứng của kinh nghiệm, I.Lakatos đã khắc phục nó bằng chủ nghĩa phủ chứng tinh tế I Lakatos cho rằng, bản chất của lý luận khoa học không phải là tính khả phủ chứng mà là tính mềm dẻo chịu đựng và tính phụ thuộc lẫn nhau Vì vậy, các lý luận khoa học hợp lại tạo thành tri thức bối cảnh của khoa học thống nhất Khi sự thật kinh nghiệm và lý luận xung đột nhau thì rất khó xác định lý luận sai hay tri thức cồng kềnh không đúng Nếu biết điều chỉnh thích đáng tri thức bối cảnh thì lý luận khoa học có thể sống sót từ sự phản bác kinh nghiệm Vì vậy, theo ông: Sự thật kinh nghiệm không thể xác chứng hay phủ chứng một trần thuật lý luận nào Khi một lý luận T nào đó chỉ bị phủ chứng: Một là, xuất hiện lý luận T có nội dung kinh nghiệm phong phú hơn nó và cho phép dự kiến hay phát hiện nhiều sự thực mới hơn là T; Hai là, T' nói rõ sự thành công mà T đã đạt được trước đó; Ba là, toàn bộ nội dung chưa phản bác của T đều được bao hàm trong T''; Bốn là, có một số nội dung dư thừa của T' so với T đã được xác chứng Khi xung đột với sự thật kinh nghiệm Lý luận không Phan Thị Phương Lan Trang 18 Nhóm 2 Lớp Đ1 - K22 Trào lưu triết học khoa học và ảnh hưởng đến xã hội Phương Tây hiện đại GV : TS Bùi Văn Mưa nhất thiết phải bị đào thải mà đòi hỏi phải điều chỉnh lại để cứu vãn nó Muốn đánh giá đúng một lý luận nào đó cần phải đặt nó trong mối liên hệ với những lý luận khác hay với những giả thuyết phụ trợ của nó, phải đặt nó trong điều kiện, hoàn cảnh mà nó xuất hiện, nghĩa là phải có quan điểm toàn diện, lịch sử - cụ thể I.Lacatốt coi sự tăng trưởng liên tục của tri thức khoa học là do sự sản sinh và cạnh tranh của các hệ lý luận khoa học chứ không phải do sự phản bác dẫn đường hay sự bất thường xảy ra trong khoa học; coi mỗi kết quả thực nghiệm phải được lý giải trong mối liên hệ phức tạp giữa lý luận với lý luận hay giữa lý luận với kinh nghiệm; coi mọi giả thuyết hay trần thuật lý luận đã được xác chứng trước đó có thể bị phủ chứng bởi một hệ lý luận hoàn chỉnh hơn chứ không phải bởi một sự thực kinh nghiệm đơn lẻ Từ đây, Lacatôt cho rằng, tính khoa học chỉ là thuộc tính của một hệ nhiều lý luận liên kết chặt chẽ với nhau mà ông gọi là *Cương lĩnh nghiên cứu khoa học Cương lĩnh này được tạo thành từ bốn yếu tố là: hạt cứng, dây bảo hộ, quy tắc gợi ý phản diện và quy tắc gợi ý chính diện I Lacatốt cho rằng sự điều chỉnh dây bảo hộ sẽ làm cho cương lĩnh nghiên cứu thay đổi theo hướng tiến bộ - khi nội dung kinh nghiệm tăng lên và giải thích, dự đoán được nhiều sự thực kinh nghiệm hơn, hay theo hướng thoái bộ - các trường hợp còn lại Trong giai đoạn tiến bộ, cương lĩnh nghiên cứu không bị lung lay hay lẩn tránh các sự kiện bất thường, bất lợi mà chủ động thu hút, đồng hóa để biến chúng thành cái bình thường, có lợi Tuy nhiên, sau giai đoạn tiến bộ, cương lĩnh nghiên cứu sẽ chuyển sang giai đoạn thoái bộ; khi ấy, các sự kiện bất thường, bất lợi sẽ ngày càng tăng và thu hút sự chú ý của các nhà khoa học Một cương lĩnh Phan Thị Phương Lan Trang 19 Nhóm 2 Lớp Đ1 - K22 Trào lưu triết học khoa học và ảnh hưởng đến xã hội Phương Tây hiện đại GV : TS Bùi Văn Mưa nghiên cứu thoái bộ chỉ bị phủ chứng khi xuất hiện một cương lĩnh nghiên cứu mới T’ tiến bộ hơn Dựa trên chủ nghĩa phủ chứng tinh tế, Lacatốt xây dựng lại lịch sử khoa học và thuyết minh quá trình tăng trưởng tri thức khoa học một cách hợp lý Ngoài ra, ông còn dùng lịch sử khoa học để đánh giá các phương pháp luận cạnh tranh nhau trong trào lưu triết học khoa học bấy giờ Theo ông, lịch sử khoa học chỉ được xây dựng hợp lý khi biết kết hợp lịch sử bên trong với lịch sử bên ngoài (các yếu tố tâm lý, lịch sử, xã hội) của khoa học, đặc biệt là biết vận dụng lý tính tự do vô hạn để hóa dễ mọi khó khăn Như vậy, nếu chủ nghĩa phủ chứng thô sơ chỉ quan tâm đến khía cạnh lôgích, lý tính mà ít hay không chú trọng đến lịch sử, sự kiện hiện thực, thì chủ nghĩa phủ chứng tinh tế đã bàn đến vai trò của lịch sử hiện thực, nhưng lịch sử hiện thực lại bị che đậy kín đáo bởi lý tính tự do vô hạn Điều này nói rằng, chủ nghĩa phủ chứng cố vượt ra khỏi chủ nghĩa lôgích, nhưng nó vẫn còn bị ràng buộc với lý tính lôgích, trong nó, chủ nghĩa lịch sử mới chỉ nhú mầm chứ chưa bám rễ vững chắc 3.4 Phương pháp luận đa nguyên của Paul Feyerabend Phan Thị Phương Lan Trang 20 Nhóm 2 Lớp Đ1 - K22 Trào lưu triết học khoa học và ảnh hưởng đến xã hội Phương Tây hiện đại GV : TS Bùi Văn Mưa Paul Feyerabend, là triết gia người Áo như K Popper, Phương pháp luận đa nguyên là định hướng để ông xây dựng lý luận về khoa học tự do trong một xã hội tự do trong tác phẩm nổi tiếng "Against method" ("Chống phương pháp"), P.Feyerabend cho rằng không có một phương pháp khoa học nào là thích hợp cho mọi trường hợp, và hô hào "dân chủ" trong nghiên cứu khoa học Ông định nghĩa: "Khoa học là cái gì mà các nhà khoa học làm"! P.Feyerabend kêu gọi phân chia, tách rời ảnh hưởng khoa học ra khỏi xã hội, giống như tách rời tôn giáo và nhà nước, để tránh sự độc tôn của một chủ thuyết khoa học trong việc vận hành xã hội Ông cho rằng không một phương pháp hay phương thức nào có thể gọi là chuẩn để tuân theo trong nghiên cứu khoa học Nói cách khác, không nên loại bỏ phương pháp nào Kết quả của các nhà khoa học dựa vào các phương pháp không phải lúc nào cũng thành công Ta chỉ có thể đánh giá thành tựu sau kết quả của nghiên cứu, và không thể tiên đoán chắc chắn về sự thành công của các phương pháp Công chúng có thể tham gia vào các cuộc tranh luận khoa học, và nếu nó có ảnh hưởng đến mọi người trong xã hội thì công chúng nên tham gia Khoa học phải được dân chủ hoá và những khoa học gia thiểu sổ có ý kiến, phương thức khác với đa số phải được bảo vệ Theo P Feyerabend, có nhiều loại khoa học khi con người tiếp cận với thế giới bên ngoài và học hỏi qua nhiều phong cách, quan niệm khác nhau Thí dụ, ở vùng sa mạc nam California xưa kia có cả ngàn thổ dân Cuahila mà ngày nay chỉ có một vài gia đình da trắng có thể ở và tồn tại được Dân tộc Cuahila sống được là vì họ có những kiến thức mà họ tiếp thu qua con đường khác phương pháp mà chúng ta gọi là "khoa học" Khoa học của Tây phương hiện nay chỉ là một trong nhiều loại khoa học mà thôi Chúng ta phải chấp nhận và sử dụng thành quả kiến thức của các xã hội bản địa để phục vụ và làm lợi cho họ chứ không phải áp đặt thay thế hoàn toàn những kiến thức ấy Phan Thị Phương Lan Trang 21 Nhóm 2 Lớp Đ1 - K22 Trào lưu triết học khoa học và ảnh hưởng đến xã hội Phương Tây hiện đại GV : TS Bùi Văn Mưa Cơ bản, khoa học là một hoạt động "vô tổ chức" và nhân bản Vì thế, theo ông, nên khuyến khích, thúc đẩy sự tiến bộ, thay vì ép buộc khoa học vào một khuôn khổ được chỉ đạo theo "luật lệ và trật tự" Một nguyên lý duy nhất không ngăn cản sự tiến bộ của con người là: tất cả đều được cho phép và hoạt động Feyerabend cho rằng nên bãi bỏ sự phân biệt giữa bối cảnh (context) của sự khám phá và bối cảnh của sự phản nghiệm, của tiêu chuẩn, của dữ kiện quan sát Cố gắng phân biệt chúng sẽ có những kết quả thảm hại không lường được Theo Feyerabend, chủ nghĩa duy lý phê phán của K.Popper thất bại là vì thế Trong xã hội dân chủ, khoa học phải được tách rời ra khỏi chính quyền cũng như tôn giáo đã được tách ra khỏi chính quyền như hiện nay; không một phương pháp hay một tôn giáo nào được độc tôn trong hệ thống chính quyền xã hội KẾT LUẬN Như ta đã biết, cuộc cách mạng khoa học đầu thế kỷ XX phát triển mạnh mẽ ở Phương Tây cũng như những lợi ích thiết thực của chủ nghĩa tư bản là động lực, cơ hội cho các nhà triết học Phương Tây đưa ra nhiều luận điểm, phát minh mới nhằm đem lại sự tiến bộ trong tri thức khoa học hiện đại Phương Tây nói riêng và nhân loại nói chung Và trào lưu triết học khoa học phát xuất và phát triển mạnh mẽ theo đó Các triết gia khoa học đã kế thừa và đi sâu nghiên cứu nhiều thành quả trong toán học và trong các khoa học tự nhiên hiện đại nêu ra nhiều vấn đề mới cho triết học, mở ra nhiều hướng mới cho sự phát triển triết học duy vật và phép biện chứng Tất nhiên, trào lưu triết học này vẫn có những mẫu thuẫn, sai lầm không thể khắc phục được: đó là phủ nhận triết học truyền thống, ý nghĩa thế giới quan của triết học Mặc dù, những nhà triết học sau này như K.Popper và T.Kuln đã chú ý đến ý nghĩa thế giới quan của triết học đối với khoa học trong những nghiên cứu của mình Phan Thị Phương Lan Trang 22 Nhóm 2 Lớp Đ1 - K22 Trào lưu triết học khoa học và ảnh hưởng đến xã hội Phương Tây hiện đại GV : TS Bùi Văn Mưa nhưng do thiếu quan điểm duy vật lịch sử nên họ cũng không thoát khỏi hạn chế đó Vì vậy, trào lưu triết học khoa học cũng không thể mở ra một con đường mới thực sự đúng đắn cho sự phát triển của triết học Ngày này, trào lưu triết học duy khoa học tồn tại thông qua trường phái thực tại luận khoa học Trường phái này được sáng lập bởi Sellars từ thập niên 60 của thế kỷ XX TÀI LIỆU THAM KHẢO : 1.Triết học – Đại cương về lịch sử Triết học phần 1- TS.Bùi Văn Mưa (Chủ biên) 2 Triết học Mác – Lê Nin- Nhà Xuất Bản Chính trị Quốc gia 3 vi.wikipedia.org 4 www.google.com.vn Phan Thị Phương Lan Trang 23 Nhóm 2 Lớp Đ1 - K22 ... Thị Phương Lan Trang 16 Nhóm Lớp Đ1 - K22 Trào lưu triết học khoa học ảnh hưởng đến xã hội Phương Tây đại GV : TS Bùi Văn Mưa Đây chìa khố mở rộng khoa học đến nhiều thành phần xã hội, để khoa học. .. kéo khoa học triết học khoa học xuống tâm lý đám đông coi ý niệm T.Kuhn mà ông gọi Phan Thị Phương Lan Trang 17 Nhóm Lớp Đ1 - K22 Trào lưu triết học khoa học ảnh hưởng đến xã hội Phương Tây đại. .. cho khoa học tự nhiên, trọng đến ý nghĩa giới quan triết học đến khoa học thiếu quan điểm vật lịch sử nên họ khơng có cách khỏi hạn chế III Ảnh hưởng triết học khoa học đến xã hội phương Tây đại: