1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các trường phái triết học Hy Lạp cổ đại

17 519 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 263,42 KB

Nội dung

Các trường phái triết học Hy Lạp cổ đại Nền triết học Hy Lạp cổ đại là khúc dạo đầu cho một bản nhạc giao hưởng, bản hợp xướng của triết học phương tây. Một giai đoạn lịch sử khởi nguyên tiềm tàng của triết học nhân loại làm tiền đề cho toàn bộ hệ thống triết học phương tây sau này. 1- Điều kiện ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại 1.1 Về tự nhiên* Hy Lạp cổ đại chính là cái nôi của nền triết học phương Tây. Đây là quốc gia rộng lớn có khí hậu ôn hòa. Bao gồm miền Nam bán đảo Ban Căng (Balcans), miền ven biển phía Tây Tiểu Á và nhiều hòn đảo ở miền Egee. Hy Lạp được chia làm ba khu vực. Bắc , Nam và Trung bộ. Trung bộ có nhiều dãy núi ngang dọc và những đồng bằng trù phú, có thành phố lớn như Athen. Nam bộ là bán đảo Pelopongnedơ với nhiều đồng bằng rộng lớn phì nhiêu thuận lợi cho việc trồng trọt. Vùng bờ biển phía Đông của bán đảo Ban Căng khúc khuỷu nhiều vịnh, hải cảng thuận lợi cho ngành hàng hải phát triển. Các đảo trên biển Êgiê (Egée) là nơi trung chuyển cho việc đi lại, buôn bán giữa Hy Lạp với các nước ở Tiểu Á và Bắc Phi. Vùng ven biển Tiểu Á là đầu mối giao thương giữa Hy Lạp và các nước phương Đông. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy nên Hy Lạp cổ đại sớm trở thành một quốc gia chiếm hữu nô lệ có một nền công thương nghiệp phát triển, một nền văn hóa tinh thần phong phú đa dạng. Nơi có nhiều triết gia mà triết lý của họ trở nên bất hủ. 1.2 - Về kinh tế * Hy Lạp cổ đại nằm ở một vị trí vô cùng thuận lợi về khí hậu, đất đai, biển cả và lòng nhiệt thành của con người là những tài vật, tài lực vô giá để cho tư duy bay bổng, mở rộng các mối bang giao và phát triển kinh tế. Thế kỷ VIII – VI BC, đây là thời kỳ quan trọng nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại là thời kỳ nhân loại chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt. Lúc bấy giờ đồ sắt được dùng phổ biến, năng xuất lao động tăng nhanh, sản phẩm dồi dào, chế độ sở hữu tư nhân được cũng cố. Sự phát triển này đã kéo theo phân công lao động trong nông nghiệp, giữa nghành trồng trọt và ngành chăn nuôi. Xu hướng chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ đã thể hiện ngày càng rõ nét. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, thủ công nghiệp từ cuối thế kỷ VIII BC là lực đẩy quan trọng cho trao đổi, buôn bán, giao lưu với các vùng lân cận. Engels đã nhận xét: “Phải có những khả năng của chế độ nô lệ mới xây dựng được một quy mô phân công lao động lớn lao hơn trong công nghiệp và nông nghiệp, mới xây dựng được đất nước Hy Lạp giàu có. Nếu không có chế độ nô lệ thì cũng không có quốc gia Hy Lạp, không có khoa học và công nghiệp Hy Lạp”.(1) 1.3 - Về chính trị - xã hội *[1] Từ điều kiện kinh tế đã dẫn đến sự hình thành chính trị - xã hội, xã hội phân hóa ra làm hai giai cấp xung đột nhau là chủ nô và nô lệ. Lao động bị phân hóa thành lao động chân tay và lao động trí óc. Đất nước bị chia phân thành nhiều nước nhỏ. Mỗi nước lấy một thành phố làm trung tâm. Trong đó, Sparte và Athen là hai thành phố cổ hùng mạnh nhất, nồng cốt cho lịch sử Hy Lạp cổ đại. Thành bang Athen nằm ở vùng đồng bằng thuộc Trung bộ Hy Lạp, có điều kiện địa lý thuận lợi nên đã trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa của Hy Lạp cổ đại, và là cái nôi của triết học Châu Âu. Tương ứng với sự phát triển kinh tế, văn hóa là thiết chế nhà nước chủ nô dân chủ Athen. Thành Sparte nằm ở vùng bình nguyên, đất đai rất thích hợp với sự phát triển nông nghiệp. Chủ nô quý tộc thực hiện theo lối cha truyền con nối. Chính vì thế Sparte đã xây dựng một thiết chế nhà nước quân chủ, thực hiện sự áp bức rất tàn khốc đối với nô lệ. Do sự tranh giành quyền bá chủ Hy Lạp, nên hai thành phố trên tiến hành cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài hàng chục năm và cuối cùng dẫn đến sự thất bại của thành Athen. Cuộc chiến tàn khốc đã lưu lại sự suy yếu nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và quân sự của đất nước Hy Lạp. Chiến tranh, nghèo đói đã nảy sinh các cuộc nỗi dậy của tầng lớp nô lệ. Nhưng lại thất bại vì họ xuất phát từ nhiều bộ lạc khác nhau, không có ngôn ngữ chung, không có quyền hạn, không được tham gia vào các hoạt động xã hội, chính trị. Chớp lấy thời cơ, Vua Philíp ở phía Bắc Hy Lạp đã đem quân xâm chiếm toàn bộ bán đảo Hy Lạp thế kỷ thứ II BC, Hy Lạp một lần nữa bị rơi vào tay của đế quốc La Mã. Tuy đế quốc La Mã chinh phục được Hy Lạp, nhưng lại bị Hy Lạp chinh phục về văn hóa. Engels đã nhận xét “không có cơ sở văn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì không có Châu Âu hiện đại được” [2]. Vì điều kiện kinh tế, nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hóa mà các chuyến vượt biển đến với các nước phương Đông trở nên thường xuyên. Chính vì thế tầm nhìn của họ cũng được mở rộng, những thành tựu văn hóa của Ai Cập, Babilon đã làm cho người Hy Lạp ngạc nhiên. Tất cả các lĩnh vực, những yếu tố của nước bạn đều được người Hy Lạp đón nhận, “Những người Hy Lạp mãi mãi là đứa trẻ nếu không hiểu biết gì về Ai Cập”. Trong thời đại này Hy Lạp đã xây dựng được một nền văn minh vô cùng xán lạn với những thành tựu rực rỡ thuộc các lĩnh vực khác nhau. Chúng là cơ sở hình thành nên nền văn minh phương Tây hiện đại. Về văn học, người Hy Lạp đã để lại một kho tàng văn học thần thoại rất phong phú, những tập thơ chứa chan tình cảm, những vở kịch hấp dẫn, phản ánh cuộc sống sôi động, lao động bền bỉ, cuộc đấu tranh kiên cường chống lại những lực lượng tự nhiên, xã hội của người Hy Lạp cổ đại.[3] Về nghệ thuật, đã để lại các công trình kiến trúc, điêu khắc, hội họa có giá trị. Về luật pháp, đã sớm xây dựng một nền pháp luật và được thực hiện khá nghiêm tại thành bang Athen. Về khoa học tự nhiên, những thành tựu toán học, thiên văn, vật lý… được các nhà khoa học tên tuổi như Thalés, Pythago, Heraclite sớm phát hiện ra. Và đặc biệt, người Hy Lạp cổ đại đã để lại một di sản triết học vô cùng đồ sộ và sâu sắc. 2. Đặc trưng cơ bản của triết học cổ Hy Lạp Đỉnh cao của nền văn minh cổ đại đó chính là triết học Hy Lạp cổ đại, và cũng là điểm xuất phát của lịch sử thế giới. Nhìn chung triết học Hy Lạp có những đặc trưng sau: -Thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấp chủ nô thống trị. - Có sự phân chia và các sự đối lập rõ ràng giữa các trào lưu, trường phái, duy vật - duy tâm, biện chứng - siêu hình, vô thần - hữu thần. - Gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên để tổng hợp mọi hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau, nhằm xây dựng một bức tranh về thế giới như một hình ảnh chỉnh thể thống nhất mọi sự vật, hiện lại xảy ra trong nó. Đã xây dựng nên phép biện chứng chất phác, hoang sơ. - Coi trọng vấn đề về con người. Triết học cổ Hy Lạp mang tính duy vật tự phát và biện chứng sơ khai. Tách ra khỏi yếu tố thần linh thống trị con người từ xưa, đỉnh cao của triết học cổ Hy Lạp là triết gia Socrate. Ông đã đề cập đến thân phận con người. Đa phần các triết gia có xu hướng hướng ngoại thì Socrate quay về hướng nội, ông đã đề cập đến đạo đức con người. 3-Các trường phái triết học Hy Lạp cổ đại 3.1-Chủ nghĩa duy vật* Chủ nghĩa duy vật được hình thành từ trường phái Milet- trường phái Heraclite, trường phái Đa nguyên và đạt được đỉnh cao như trong trường phái Nguyên tử luận. 3.1.1-Trường phái Milet* Trường phái triết học Milet là trường phái của các nhà triết học đầu tiên xứ Lonie, một vùng đất nổi tiếng của Hy Lạp. Nằm chạy dài trên miền duyên hải Tiểu Á, nằm giữ huyết mạch giao thông, là cửa mở đi về phương Đông, và là trung tâm kinh tế, văn hóa của thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Nơi đây được xem là quê hương của nhiều trường phái triết học của triết gia nổi tiếng. Trường phái này do ba nhà triết học lập nên như: Thales, Anaxi-mène và Anaximandes. Đóng góp quan trọng nhất của trường phái này là đã đặc nền móng do sự hình thành các khái niệm triết học để các triết gia sau này tiếp tục bổ xung và làm phong phú thêm những khái niệm đó như khái niệm chất, không gian, sự đấu tranh của các mặt đối lập v.v… Một điều đáng quý nữa là các triết gia đã xuất phát từ thế giới để giải thích thế giới, khẳng định thế giới xuất phát từ một thời nguyên vật chất duy nhất. 3.1.2-Trường phái Héraclite : (540 – 575 BC)* Do nhà ẩn dật Héraclite sáng lập. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình quý tộc chủ nô ở thành phố Ephetdơ. Ông sớm trở thành một nhà triết học duy vật thể hiện rõ các tư tưởng biện chứng chất phát từ thời cổ Hy Lạp. Ông coi bản nguyên của thế giới là lửa. Vũ trụ không phải do Thượng Đế hay một lực lượng siêu nhiên nào đó tạo ra, mà nó “đã” và “đang” sẽ mãi mãi là ngọn lửa vĩnh hằng không ngừng bùng cháy và lụi tàn. Tàn lụi và bùng cháy theo cái logos tức là “quy luật, trật tự” nội tại của chính mình. Ông xem thế giới “vừa tồn tại vừa không tồn tại”, “không ai tắm hai lần trong một dòng sông”. Thế giới vật chất “vừa đa dạng vừa thống nhất, vừa mang tính hài hòa vừa xung đột”. Như vậy, Héraclite là nhà triết học đã nêu lên các phỏng đoán thiên tài về quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, mà sau này Marx đã đề cập và đi sâu. Phép biện chứng duy vật chất phát là đóng góp của triết học Héraclite vào kho tàng tư tưởng của nhân loại. “Thế giới chỉ là ngọn lửa đang bập bùng cháy suốt ngày đêm”.[4] 3.1.3-Trường phái đa nguyên* Để giải thích tính đa dạng của vạn vật trong thế giới theo tinh thần duy vật Empedocles ( 490 – 430 TCN ) và Anaxagoras ( 500 – 428 TCN ) cố vượt qua quan niệm đơn nguyên sự khai minh của các trường phái như Milet - trường phái Héraclite xây dựng quan niệm đa nguyên về bản chất của thế giới vật chất đa dạng. Empedocles thừa nhận khởi nguyên của thế giới là bốn yếu tố : đất, nước, lửa và không khí. Anaxagorax cho rằng cơ sở đầu tiên của tất cả mọi sự vật là “những hạt giống”. Anaxagorax xem “ mọi cái được trộn lẫn trong mọi cái”.[5] Tuy nhiên, quan điểm của họ cũng còn mang tính sơ khai, nghĩa là còn hạn chế. Những hạn chế này được thuyết phục bởi thuyết nguyên tử luận. Nhưng thuyết này vẫn còn sơ khai và nhận định bằng cảm tính. 3.1.4-Trường phái nguyên tử luận* Trường phái này là đỉnh cao của triết học duy vật Hy Lạp cổ đại được thể hiện trong trường phái nguyên tử luận thế kỷ V – III BC. Leucippe là người sáng lập và Démocrite là người kế thừa và phát triển. Leucippe (500 – 440 BC), ông cho rằng, mọi sự vật được cấu thành từ những nguyên tử. Đó là những hạt vật chất tuyệt đối không thể phân chia được, nó vô hạn về số lượng và vô hạn về hình thức, nó vô cùng nhỏ bé, không thể thẩm thấu được. Tư tưởng của ông không được hiểu một cách đầy đủ, nhưng ông đã để lại qua những trang viết của các học trò ông tổng hợp. Démocrite (460 – 370 BC) là học trò của Leucippe đã kế thừa và phát triển thuyết nguyên tử luận trên một phương diện mới. Theo ông vũ trụ được cấu thành bởi hai thực thể đầu tiên là nguyên tử và chân không. Hai thực thể này là căn nguyên của các sự vật hiện tượng. 3.2-Chủ nghĩa duy tâm*[6] Giai đoạn Hy Lap cổ đại, chủ nghĩa duy tâm được hình thành trong trường phái triết học Pythagore, trải qua trường phái duy lý Elee và đạt được đỉnh cao trong trường phái duy tâm khách quan của Platon, tức thế giới ý niệm. 3.2.1-Trường phái Pythagore Pytagore (Pythagore, 571 – 497 TCN) là nhà triết học, toán học uyên bác. Sinh ra và lớn lên ở vùng Tiểu Á. Do ảnh hưởng của toán học ông cho rằng “con số” là bản nguyên của thế giới, là bản chất của vạn vật. Một vật tương ứng với một con số nhất định, con số có trước vạn vật. Và tư tưởng Pythagore cũng thừa nhận sự bất tử và luân hồi của linh hồn. Ông cũng bàn đến các mặt đối lập vôn có của mọi sự vật hiện tượng, ông quy về mười cặp đối lập hữu hạn và vô hạn, chẳn và lẻ, đơn và đa, phải và trái, nam và nữ, động và tĩnh, thẳng và công, sáng và tối, tốt và xấu, tứ giác và đa diện. Mười cặp đối lập này chia làm bốn lĩnh vực là: toan học, vật lý, sinh học và đạo đức. Đó là những mặt đối lập cơ bản của tự nhiên và xã hội. Chính trường phái Pythagore đã đặc nền móng ban đầu cho trào lưu duy tâm thời cổ đại của triết học Hy Lạp. 3.2.2-Trường phái Elée Trường phái Elée (V – IV BC) do Xénophane thành lập theo chủ nghĩa duy vật, nhưng sau đó Parménide phát triển theo chủ nghĩa duy tâm và được Zeno nhiệt thành bảo vệ và phát huy. Xénophane (570 – 478 BC) là bạn của Thales nên chịu ảnh hưởng của nhà triết học này. Ông cho rằng mọi cái đều từ đất mà ra, và cuối cùng trở về đất. Đất là cơ sở của vạn vật. Cùng với nước, đất tạo nên sự sống của muôn loài. Parménide (500 – 449 BC) xuất thân trong một gia đình trí thức giàu có ở Elée. Ông cho rằng, “tồn tại” là bản chất chung thể hiện tính thống nhất của vạn vật trong thế giới. “Tồn tại” là một phạm trù triết học mang tính khái quát cao, và nhận thức bởi tư duy, lý tính. Quan niệm “tồn tại”đánh dấu một giai đoạn mới trong phát triển triết học Hy Lạp cổ đại. Zeno (490 – 430 BC), là người bảo vệ nhiệt thành trường phái Elée. Ông đưa ra những Aporic nghĩa là tình trạng không có lối thoát hay nghịch lý. Thông qua chúng, ông chứng minh rằng, “tồn tại là đồng nhất, duy nhất là bất biến”. Còn tính phức tạp, đa dạng và vận động của thế giới là không thực. 3.2.3-Trường phái duy tâm khách quan Thể hiện lập trường chính trị của tầng lớp chủ nô bảo thủ chống lại nền dân chủ Athen và hệ thống triết học duy vật của trường phái nguyên tử luận. Được xây dựng bởi Socrate và Platon. Socrate (469 – 399 BC), khác với nhiều nhà bác học khác là không nghiên cứu về giới tự nhiên, ông dành phần lớn nghiên cứu về con gười, đạo đức. “Con người hãy nhận thức về chính mình”. Bàn về con người dưới khía cạnh đạo đức. Platôn (427 – 347 BC), xuất thân trong một gia đình chủ nô quý tộc ở Athen. Ông trở thành kiệt xuất nhất thời cổ đại Hy Lạp bởi quan niệm triết học duy tâm khách quan. Ông xây dựng chủ nghĩa duy tâm khách quan với nội dung chính là “thuyết ý niệm”, với giá trị bên trong là phép biện chứng của khái niệm và nhiều tư tưởng sâu sắc khác về đạo đức, chính trị, xã hội. 3.3-Chủ nghĩa nhị nguyên Triết học Aristote : Aristote (384 – 322 TCN). Ông sinh ra tại miền Bắc Hy Lạp, là học trò xuất sắc của Platon. Nhưng đặc biệt ông phê phán học thuyết “ý niệm” của Platon. Vì ý niệm nó thuộc về thế giới bên kia không có lợi cho người. Theo Platon, ông cho rằng thuộc tính quan trọng của thế giới là “vận động”. Triết học của Platon còn thể hiện ở quan điểm về thế giới tự nhiên. Tự nhiên là toàn bộ của sự vật có một bản thể vật chất mãi mãi vận động và biến đổi. Thông qua vận động mà giới tự nhiên được thể hiện ra. Vận động không tách rời vật thể tự nhiên. Vận động của thế giới tự nhiên có nhiều hình thức, sự tăng và giảm, sự ra đời và tiêu diệt, sự thay đổi trong không gian, sự thay đổi về chất … Tuy nhiên, triết học của ông còn hạn chế, dao động giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, nhưng ông đã mở ra một chân trời mới cho khoa học Phương Tây phát triển. 4-Vài ưu điểm và hạn chế của triết học Hy Lạp cổ đại 4.1- Ưu điểm: -Triết học cổ hy lạp như hồi chuông tỉnh thức giấc mộng thần thánh muôn đời của người dân Hy Lạp. Tách ly vai trò của thần thánh ra khỏi ý thức hệ của con người. -Vai trò của tự nhiên và con người được đề cập một cách khách quan. Nhằm đi đến tìm hiểu con người và tự nhiên từ đâu mà có và đi về đâu. -Đạo đức lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại được đề cập. -Là nền tảng cho các trường phái triết học sau này. -Khoa học Duy nghiệm và Duy lý manh nha hình thành. -Trả lời phần nào câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức thế giới không? 4.2-Hạn chế -Triết học cổ Hy Lạp còn nằm trên tư duy trừu tượng là chủ yếu. -Các vấn đề triết học còn chưa rõ ràng, còn rời rạc chưa hệ thống hóa. -Tuy có đặt vai trò của con người, nhưng chưa hoàn toàn tách khỏi yếu tố thần linh. KẾT LUẬN Triết học Hy Lạp-La Mã cổ đại là tiếng chuông vàng, là nhịp cầu vững chắc, nối những bến bờ triết học sau này. Đến nay những gì mà triết học Hy Lạp cổ đại mang đến cho nhân loại vẫn còn nguyên giá trị đó. Triết học Hy Lạp cổ đại chia làm ba thời kỳ. Thời ky tiền Socrate, thời kỳ Socrate là thời kỳ cực thịnh, thời kỳ hậu Socrate. Trong giai đoạn này có rất nhiều triết gia nổi bậc như: Thales, Anaximandre, Heraclite, Pythagore, Xenophane, Parmenide, Zenon, Anaxagore, Empedocle, Democrite, Socrate, Platon, Aristote…Triết lý Hy Lạp cổ đại là những viên gạch đầu tiên xây nên toàn bộ ngôi nhà văn minh của Châu Âu ngày nay. Ta có thể thấy cả bề mặt và bề trái của Châu Âu ngày nay qua nền triết học Hy Lạp cổ đại. Điều đó làm cho nó sáng rực rỡ trên vũ đài triết học nhân loại và trở nên bất hủ. Marx nói: “Dại dột cho ai không thấy giá trị Hy Lạp cổ đại”. Những triết gia đã đóng góp vào kho tàng triết học ấy nổi bậc và ngời sáng là Socrate, triết gia đã sống và chết không phải cho riêng mình. A. DẪN NHẬP 1- Lý do chọn đề tài Nền triết học Hy Lạp cổ đại là khúc dạo đầu cho một bản nhạc giao hưởng, bản hợp xướng của triết học phương tây. Một giai đoạn lịch sử khởi nguyên tiềm tàng của triết học nhân loại làm tiền đề cho toàn bộ hệ thống triết học phương tây sau này. Nền triết học trung cổ là khoảng lặng của những phách nhạc thời gian trải qua hàng ngàn năm. Rồi mới được thăng hoa lên những nốt thăng cung bậc là thời kỳ phục hưng. Đây là giai đoạn quan trọng bừng dậy sau dấu lặng mà khoảng trắng quá dài. Từ những âm ba của những nốt nhạc thăng trầm đó mà ta có cả nền triết học cận và hiện đại như nay. Trong bản nhạc giao hưởng đầy tính bác học của triết học phương tây, mà khúc dạo đầu lại rực rỡ âm sắc trang hoàng đó là những trường phái triết học Hy Lạp cổ đại, nó bức ra khỏi những nốt nhạc trời đầy màu sắc thần linh để khảy lên bằng chính đôi tay của người phàm tục. Những đôi tay vàng ấy được phản ánh qua những triết gia dệt nên những trang bất hủ bởi thời gian, một trong những đôi tay đẹp hơn tất cả đôi tay thời bấy giờ là Socrate, triết lý của ông đã mỹ miều và cái chết của ông như là linh hồn của bản giao hưởng bức ra khỏi phím đàn bay xa vào không gian bất tận. Ta muốn tìm hiểu nét nổi bậc của khúc dạo đầu đầy quyến rũ đó không gì khác hơn là hãy nghiên cứu khái quát về Các Trường Phái Triết Học Hy Lạp cổ đại, cuộc đời và cái chết của triết gia Socrate. 2- Phạm vi và phương pháp nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong giai đoạn triết học Hy lạp cổ đại. Với phương pháp nghiên cứu là phương pháp lịch sử và đối chiếu. Bài nghiên cứu quy mô như một bài thu hoạch nên các vấn đề được đề cập mang tính khái quát. B. NỘI DUNG 1- Điều kiện ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại 1.1 Về tự nhiên* Hy Lạp cổ đại chính là cái nôi của nền triết học phương Tây. Đây là quốc gia rộng lớn có khí hậu ôn hòa. Bao gồm miền Nam bán đảo Ban Căng (Balcans), miền ven biển phía Tây Tiểu Á và nhiều hòn đảo ở miền Egee. Hy Lạp được chia làm ba khu vực. Bắc , Nam và Trung bộ. Trung bộ có nhiều dãy núi ngang dọc và những đồng bằng trù phú, có thành phố lớn như Athen. Nam bộ là bán đảo Pelopongnedơ với nhiều đồng bằng rộng lớn phì nhiêu thuận lợi cho việc trồng trọt. Vùng bờ biển phía Đông của bán đảo Ban Căng khúc khuỷu nhiều vịnh, hải cảng thuận lợi cho ngành hàng hải phát triển. Các đảo trên biển Êgiê (Egée) là nơi trung chuyển cho việc đi lại, buôn bán giữa Hy Lạp với các nước ở Tiểu Á và Bắc Phi. Vùng ven biển Tiểu Á là đầu mối giao thương giữa Hy Lạp và các nước phương Đông. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy nên Hy Lạp cổ đại sớm trở thành một quốc gia chiếm hữu nô lệ có một nền công thương nghiệp phát triển, một nền văn hóa tinh thần phong phú đa dạng. Nơi có nhiều triết gia mà triết lý của họ trở nên bất hủ. 1.2 - Về kinh tế * Hy Lạp cổ đại nằm ở một vị trí vô cùng thuận lợi về khí hậu, đất đai, biển cả và lòng nhiệt thành của con người là những tài vật, tài lực vô giá để cho tư duy bay bổng, mở rộng các mối bang giao và phát triển kinh tế. Thế kỷ VIII – VI BC, đây là thời kỳ quan trọng nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại là thời kỳ nhân loại chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt. Lúc bấy giờ đồ sắt được dùng phổ biến, năng xuất lao động tăng nhanh, sản phẩm dồi dào, chế độ sở hữu tư nhân được cũng cố. Sự phát triển này đã kéo theo phân công lao động trong nông nghiệp, giữa nghành trồng trọt và ngành chăn nuôi. Xu hướng chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ đã thể hiện ngày càng rõ nét. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, thủ công nghiệp từ cuối thế kỷ VIII BC là lực đẩy quan trọng cho trao đổi, buôn bán, giao lưu với các vùng lân cận. Engels đã nhận xét: “Phải có những khả năng của chế độ nô lệ mới xây dựng được một quy mô phân công lao động lớn lao hơn trong công nghiệp và nông nghiệp, mới xây dựng được đất nước Hy Lạp giàu có. Nếu không có chế độ nô lệ thì cũng không có quốc gia Hy Lạp, không có khoa học và công nghiệp Hy Lạp”. (1) 1.3 - Về chính trị - xã hội * [1] Từ điều kiện kinh tế đã dẫn đến sự hình thành chính trị - xã hội, xã hội phân hóa ra làm hai giai cấp xung đột nhau là chủ nô và nô lệ. Lao động bị phân hóa thành lao động chân tay và lao động trí óc. Đất nước bị chia phân thành nhiều nước nhỏ. Mỗi nước lấy một thành phố làm trung tâm. Trong đó, Sparte và Athen là hai thành phố cổ hùng mạnh nhất, nồng cốt cho lịch sử Hy Lạp cổ đại. Thành bang Athen nằm ở vùng đồng bằng thuộc Trung bộ Hy Lạp, có điều kiện địa lý thuận lợi nên đã trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa của Hy Lạp cổ đại, và là cái nôi của triết học Châu Âu. Tương ứng với sự phát triển kinh tế, văn hóa là thiết chế nhà nước chủ nô dân chủ Athen. Thành Sparte nằm ở vùng bình nguyên, đất đai rất thích hợp với sự phát triển nông nghiệp. Chủ nô quý tộc thực hiện theo lối cha truyền con nối. Chính vì thế Sparte đã xây dựng một thiết chế nhà nước quân chủ, thực hiện sự áp bức rất tàn khốc đối với nô lệ. Do sự tranh giành quyền bá chủ Hy Lạp, nên hai thành phố trên tiến hành cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài hàng chục năm và cuối cùng dẫn đến sự thất bại của thành Athen. Cuộc chiến tàn khốc đã lưu lại sự suy yếu nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và quân sự của đất nước Hy Lạp. Chiến tranh, nghèo đói đã nảy sinh các cuộc nỗi dậy của tầng lớp nô lệ. Nhưng lại thất bại vì họ xuất phát từ nhiều bộ lạc khác nhau, không có ngôn ngữ chung, không có quyền hạn, không được tham gia vào các hoạt động xã hội, chính trị. Chớp lấy thời cơ, Vua Philíp ở phía Bắc Hy Lạp đã đem quân xâm chiếm toàn bộ bán đảo Hy Lạp thế kỷ thứ II BC, Hy Lạp một lần nữa bị rơi vào tay của đế quốc La Mã. Tuy đế quốc La Mã chinh phục được Hy Lạp, nhưng lại bị Hy Lạp chinh phục về văn hóa. Engels đã nhận xét “không có cơ sở văn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì không có Châu Âu hiện đại được” [2] . Vì điều kiện kinh tế, nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hóa mà các chuyến vượt biển đến với các nước phương Đông trở nên thường xuyên. Chính vì thế tầm nhìn của họ cũng được mở rộng, những thành tựu văn hóa của Ai Cập, Babilon đã làm cho người Hy Lạp ngạc nhiên. Tất cả các lĩnh vực, những yếu tố của nước bạn đều được người Hy Lạp đón nhận, “Những người Hy Lạp mãi mãi là đứa trẻ nếu không hiểu biết gì về Ai Cập”. Trong thời đại này Hy Lạp đã xây dựng được một nền văn minh vô cùng xán lạn với những thành tựu rực rỡ thuộc các lĩnh vực khác nhau. Chúng là cơ sở hình thành nên nền văn minh phương Tây hiện đại. Về văn học, người Hy Lạp đã để lại một kho tàng văn học thần thoại rất phong phú, những tập thơ chứa chan tình cảm, những vở kịch hấp dẫn, phản ánh cuộc sống sôi động, lao động bền bỉ, cuộc đấu tranh kiên cường chống lại những lực lượng tự nhiên, xã hội của người Hy Lạp cổ đại. [3] Về nghệ thuật, đã để lại các công trình kiến trúc, điêu khắc, hội họa có giá trị. Về luật pháp, đã sớm xây dựng một nền pháp luật và được thực hiện khá nghiêm tại thành bang Athen. Về khoa học tự nhiên, những thành tựu toán học, thiên văn, vật lý… được các nhà khoa học tên tuổi như Thalés, Pythago, Heraclite sớm phát hiện ra. Và đặc biệt, người Hy Lạp cổ đại đã để lại một di sản triết học vô cùng đồ sộ và sâu sắc. 2. Đặc trưng cơ bản của triết học cổ Hy Lạp Đỉnh cao của nền văn minh cổ đại đó chính là triết học Hy Lạp cổ đại, và cũng là điểm xuất phát của lịch sử thế giới. Nhìn chung triết học Hy Lạp có những đặc trưng sau: -Thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấp chủ nô thống trị. - Có sự phân chia và các sự đối lập rõ ràng giữa các trào lưu, trường phái, duy vật - duy tâm, biện chứng - siêu hình, vô thần - hữu thần. - Gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên để tổng hợp mọi hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau, nhằm xây dựng một bức tranh về thế giới như một hình ảnh chỉnh thể thống nhất mọi sự vật, hiện lại xảy ra trong nó. Đã xây dựng nên phép biện chứng chất phác, hoang sơ. - Coi trọng vấn đề về con người. Triết học cổ Hy Lạp mang tính duy vật tự phát và biện chứng sơ khai. Tách ra khỏi yếu tố thần linh thống trị con người từ xưa, đỉnh cao của triết học cổ Hy Lạp là triết gia Socrate. Ông đã đề cập đến thân phận con người. Đa phần các triết gia có xu hướng hướng ngoại thì Socrate quay về hướng nội, ông đã đề cập đến đạo đức con người. 3-Các trường phái triết học Hy Lạp cổ đại 3.1-Chủ nghĩa duy vật* Chủ nghĩa duy vật được hình thành từ trường phái Milet- trường phái Heraclite, trường phái Đa nguyên và đạt được đỉnh cao như trong trường phái Nguyên tử luận. 3.1.1-Trường phái Milet* Trường phái triết học Milet là trường phái của các nhà triết học đầu tiên xứ Lonie, một vùng đất nổi tiếng của Hy Lạp. Nằm chạy dài trên miền duyên hải Tiểu Á, nằm giữ huyết mạch giao thông, là cửa mở đi về phương Đông, và là trung tâm kinh tế, văn hóa của thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Nơi đây được xem là quê hương của nhiều trường phái triết học của triết gia nổi tiếng. Trường phái này do ba nhà triết học lập nên như: Thales, Anaxi-mène và Anaximandes. Đóng góp quan trọng nhất của trường phái này là đã đặc nền móng do sự hình thành các khái niệm triết học để các triết gia sau này tiếp tục bổ xung và làm phong phú thêm những khái niệm đó như khái niệm chất, không gian, sự đấu tranh của các mặt đối lập v.v… Một điều đáng quý nữa là các triết gia đã xuất phát từ thế giới để giải thích thế giới, khẳng định thế giới xuất phát từ một thời nguyên vật chất duy nhất. 3.1.2-Trường phái Héraclite : (540 – 575 BC)* Do nhà ẩn dật Héraclite sáng lập. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình quý tộc chủ nô ở thành phố Ephetdơ. Ông sớm trở thành một nhà triết học duy vật thể hiện rõ các tư tưởng biện chứng chất phát từ thời cổ Hy Lạp. Ông coi bản nguyên của thế giới là lửa. Vũ trụ không phải do Thượng Đế hay một lực lượng siêu nhiên nào đó tạo ra, mà nó “đã” và “đang” sẽ mãi mãi là ngọn lửa vĩnh hằng không ngừng bùng cháy và lụi tàn. Tàn lụi và bùng cháy theo cái logos tức là “quy luật, trật tự” nội tại của chính mình. Ông xem thế giới “vừa tồn tại vừa không tồn tại”, “không ai tắm hai lần trong một dòng sông”. Thế giới vật chất “vừa đa dạng vừa thống nhất, vừa mang tính hài hòa vừa xung đột”. Như vậy, Héraclite là nhà triết học đã nêu lên các phỏng đoán thiên tài về quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, mà sau này Marx đã đề cập và đi sâu. Phép biện chứng duy vật chất phát là đóng góp của triết học Héraclite vào kho tàng tư tưởng của nhân loại. “Thế giới chỉ là ngọn lửa đang bập bùng cháy suốt ngày đêm”. [4] 3.1.3-Trường phái đa nguyên* Để giải thích tính đa dạng của vạn vật trong thế giới theo tinh thần duy vật Empedocles ( 490 – 430 TCN ) và Anaxagoras ( 500 – 428 TCN ) cố vượt qua quan niệm đơn nguyên sự khai minh của các trường phái như Milet - trường phái Héraclite xây dựng quan niệm đa nguyên về bản chất của thế giới vật chất đa dạng. Empedocles thừa nhận khởi nguyên của thế giới là bốn yếu tố : đất, nước, lửa và không khí. Anaxagorax cho rằng cơ sở đầu tiên của tất cả mọi sự vật là “những hạt giống”. Anaxagorax xem “ mọi cái được trộn lẫn trong mọi cái”. [5] Tuy nhiên, quan điểm của họ cũng còn mang tính sơ khai, nghĩa là còn hạn chế. Những hạn chế này được thuyết phục bởi thuyết nguyên tử luận. Nhưng thuyết này vẫn còn sơ khai và nhận định bằng cảm tính. 3.1.4-Trường phái nguyên tử luận* Trường phái này là đỉnh cao của triết học duy vật Hy Lạp cổ đại được thể hiện trong trường phái nguyên tử luận thế kỷ V – III BC. Leucippe là người sáng lập và Démocrite là người kế thừa và phát triển. Leucippe (500 – 440 BC), ông cho rằng, mọi sự vật được cấu thành từ những nguyên tử. Đó là những hạt vật chất tuyệt đối không thể phân chia được, nó vô hạn về số lượng và vô hạn về hình thức, nó vô cùng nhỏ bé, không thể thẩm thấu được. Tư tưởng của ông không được hiểu một cách đầy đủ, nhưng ông đã để lại qua những trang viết của các học trò ông tổng hợp. Démocrite (460 – 370 BC) là học trò của Leucippe đã kế thừa và phát triển thuyết nguyên tử luận trên một phương diện mới. Theo ông vũ trụ được cấu thành bởi hai thực thể đầu tiên là nguyên tử và chân không. Hai thực thể này là căn nguyên của các sự vật hiện tượng. 3.2-Chủ nghĩa duy tâm* [6] Giai đoạn Hy Lap cổ đại, chủ nghĩa duy tâm được hình thành trong trường phái triết học Pythagore, trải qua trường phái duy lý Elee và đạt được đỉnh cao trong trường phái duy tâm khách quan của Platon, tức thế giới ý niệm. 3.2.1-Trường phái Pythagore Pytagore (Pythagore, 571 – 497 TCN) là nhà triết học, toán học uyên bác. Sinh ra và lớn lên ở vùng Tiểu Á. Do ảnh hưởng của toán học ông cho rằng “con số” là bản nguyên của thế giới, là bản chất của vạn vật. Một vật tương ứng với một con số nhất định, con số có trước vạn vật. Và tư tưởng Pythagore cũng thừa nhận sự bất tử và luân hồi của linh hồn. Ông cũng bàn đến các mặt đối lập vôn có của mọi sự vật hiện tượng, ông quy về mười cặp đối lập hữu hạn và vô hạn, chẳn và lẻ, đơn và đa, phải và trái, nam và nữ, động và tĩnh, thẳng và công, sáng và tối, tốt và xấu, tứ giác và đa diện. Mười cặp đối lập này chia làm bốn lĩnh vực là: toan học, vật lý, sinh học và đạo đức. Đó là những mặt đối lập cơ bản của tự nhiên và xã hội. Chính trường phái Pythagore đã đặc nền móng ban đầu cho trào lưu duy tâm thời cổ đại của triết học Hy Lạp. 3.2.2-Trường phái Elée Trường phái Elée (V – IV BC) do Xénophane thành lập theo chủ nghĩa duy vật, nhưng sau đó Parménide phát triển theo chủ nghĩa duy tâm và được Zeno nhiệt thành bảo vệ và phát huy. Xénophane (570 – 478 BC) là bạn của Thales nên chịu ảnh hưởng của nhà triết học này. Ông cho rằng mọi cái đều từ đất mà ra, và cuối cùng trở về đất. Đất là cơ sở của vạn vật. Cùng với nước, đất tạo nên sự sống của muôn loài. Parménide (500 – 449 BC) xuất thân trong một gia đình trí thức giàu có ở Elée. Ông cho rằng, “tồn tại” là bản chất chung thể hiện tính thống nhất của vạn vật trong thế giới. “Tồn tại” là một phạm trù triết học mang tính khái quát cao, và nhận thức bởi tư duy, lý tính. Quan niệm “tồn tại”đánh dấu một giai đoạn mới trong phát triển triết học Hy Lạp cổ đại. Zeno (490 – 430 BC), là người bảo vệ nhiệt thành trường phái Elée. Ông đưa ra những Aporic nghĩa là tình trạng không có lối thoát hay nghịch lý. Thông qua chúng, ông chứng minh rằng, “tồn tại là đồng nhất, duy nhất là bất biến”. Còn tính phức tạp, đa dạng và vận động của thế giới là không thực. 3.2.3-Trường phái duy tâm khách quan [...]... thần linh C-KẾT LUẬN Triết học Hy Lạp- La Mã cổ đại là tiếng chuông vàng, là nhịp cầu vững chắc, nối những bến bờ triết học sau này Đến nay những gì mà triết học Hy Lạp cổ đại mang đến cho nhân loại vẫn còn nguyên giá trị đó Triết học Hy Lạp cổ đại chia làm ba thời kỳ Thời ky tiền Socrate, thời kỳ Socrate là thời kỳ cực thịnh, thời kỳ hậu Socrate Trong giai đoạn này có rất nhiều triết gia nổi bậc như: Thales,... Aristote Triết lý Hy Lạp cổ đại là những viên gạch đầu tiên xây nên toàn bộ ngôi nhà văn minh của Châu Âu ngày nay Ta có thể thấy cả bề mặt và bề trái của Châu Âu ngày nay qua nền triết học Hy Lạp cổ đại Điều đó làm cho nó sáng rực rỡ trên vũ đài triết học nhân loại và trở nên bất hủ Marx nói: “Dại dột cho ai không thấy giá trị Hy Lạp cổ đại Những triết gia đã đóng góp vào kho tàng triết học ấy nổi... cho các trường phái triết học sau này -Khoa học Duy nghiệm và Duy lý manh nha hình thành -Trả lời phần nào câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức thế giới không? 6.2-Hạn chế -Triết học cổ Hy Lạp còn nằm trên tư duy trừu tượng là chủ yếu -Các vấn đề triết học còn chưa rõ ràng, còn rời rạc chưa hệ thống hóa -Tuy có đặt vai trò của con người, nhưng chưa hoàn toàn tách khỏi yếu tố thần linh C-KẾT LUẬN Triết. .. trở nên phi thường, đáng được người đời ghi nhận 6-Vài ưu điểm và hạn chế của triết học Hy Lạp cổ đại 6.1- Ưu điểm: -Triết học cổ hy lạp như hồi chuông tỉnh thức giấc mộng thần thánh muôn đời của người dân Hy Lạp Tách ly vai trò của thần thánh ra khỏi ý thức hệ của con người -Vai trò của tự nhiên và con người được đề cập một cách khách quan Nhằm đi đến tìm hiểu con người và tự nhiên từ đâu mà có và đi... đời ông không để lại một tác phẩm nào Chỉ biết được ông qua đệ tử của ông 4.2- Quan điểm triết học của Socrate Triết học của ông khác với các nhà triết học trước đó Các nhà triết học trước nghiên cứu về giới tự nhiên Nhưng ông dành phần lớn vào việc nghiên cứu về con người, về đạo đức, về nhân sinh quan Triết học không gì khác hơn là sự nhận thức của con người về chính mình, “con người hãy nhận thức... kiệt xuất nhất thời cổ đại Hy Lạp bởi quan niệm triết học duy tâm khách quan Ông xây dựng chủ nghĩa duy tâm khách quan với nội dung chính là “thuyết ý niệm”, với giá trị bên trong là phép biện chứng của khái niệm và nhiều tư tưởng sâu sắc khác về đạo đức, chính trị, xã hội 3.3-Chủ nghĩa nhị nguyên Triết học Aristote : Aristote (384 – 322 TCN) Ông sinh ra tại miền Bắc Hy Lạp, là học trò xuất sắc của... Schopanhaure, Hegel, Karl Marx… Trong những nhà triết gia phương tây ví như những nghệ sĩ chơi đàn ấy, góp phần cho bản giao hưởng triết học phương tây còn âm vang mãi, thì nghệ sĩ Socrate và khúc dạo đầu của triết học Hy Lạp cổ đại bao giờ cũng lắng đọng trong lòng người với những cảm xúc dịu dàng, yên ả Dù thời gian có qua đi tiết đấu bản giao hưởng có cách tân cách mấy thì khúc dạo đầu vẫn còn nguyên giá... niên Ông đã từ chối việc cứu ông ra nước ngoài và đã uống thuốc độc tự tử trong tù 4.3 Tư Tưởng Triết Học Của Socrate Socrates khác với các nhà triết học khác, ông không hướng về nghiên cứu tự nhiên Ông dành phần lớn công sức nghiên cứu triết học về nhân bản, về con người và về Đạo Đức, ông đã nói với các học trò rằng không nên đặt vấn đề nghiên cứu tự nhiên, vì giới tự nhiên đã được thần thánh an bài... giai cấp quý tộc và các triết gia mới là những người có đạo đức Bốn bước này quan hệ chặt chẽ với nhau trên bước đường tìm kiếm tri thức chân thật, bản chất giúp con người sống đúng với tư cách và phận sự, của nó trong đời sống xã hội Sự đóng góp của ông thay đổi từ nguyên lý vũ trụ sang nguyên lý nhân minh đã làm nên một bước chuyển mới trong nền triết học Cho nên, triết học Hy Lạp mới lấy ông làm... không thấy giá trị Hy Lạp cổ đại Những triết gia đã đóng góp vào kho tàng triết học ấy nổi bậc và ngời sáng là Socrate, triết gia đã sống và chết không phải cho riêng mình Nếu nền triết học phương tây là bản nhạc giao hưởng vu vươn đầy màu sắc, âm hưởng tuyệt vời Thì triết học cổ Hy Lạp là khúc dạo đầu hoàn mĩ Người nghệ sĩ tài ba đánh lên những nốt nhạc dạo đầu ấy chính là nghệ sĩ Socracte, làm say . Các trường phái triết học Hy Lạp cổ đại Nền triết học Hy Lạp cổ đại là khúc dạo đầu cho một bản nhạc giao hưởng, bản hợp xướng của triết học phương tây. Một giai đoạn. từ trường phái Milet- trường phái Heraclite, trường phái Đa nguyên và đạt được đỉnh cao như trong trường phái Nguyên tử luận. 3.1.1 -Trường phái Milet* Trường phái triết học Milet là trường phái. từ trường phái Milet- trường phái Heraclite, trường phái Đa nguyên và đạt được đỉnh cao như trong trường phái Nguyên tử luận. 3.1.1 -Trường phái Milet* Trường phái triết học Milet là trường phái

Ngày đăng: 12/04/2015, 14:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w