1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO THỰC TẬP-Nhận định về giá trị và hạn chế của các quan niệm về chính trị trong triết học Trung Hoa cổ đại (triết học của Nho gia và Pháp gia) từ góc độ hoạt động quản lý

30 654 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 253,5 KB

Nội dung

Những phạm trù cơ bản trong thuyết Chính trị - Đạo đức của Khổng Tử làNhân, Lễ, Nghĩa và Chính danh: - Nhân: là lòng thương người.. Tóm lại, triết học của Mạnh Tử tuy còn mang yếu tố duy

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC



Đề tài:

Nhận định về giá trị và hạn chế của các quan niệm về chính trị trong triết học

Trung Hoa cổ đại (triết học của Nho gia và Pháp gia) từ góc độ hoạt động quản lý.

Giáo viên giảng dạy : TS.

Lớp chuyên ngành : Cao học Quản lý Kinh tế 22Q Nhóm thực hiện : Nhóm 3

Hà Nội, tháng 01 năm 2014

Trang 2

5 CH 220758 Nguyễn Phương Hoa (Nhóm Trưởng)

6 CH 220772 Ngô Thị Thùy Ngân

Trang 3

I Đặt vấn đề

Sự hình thành và phát triển của triết học có tính quy luật và gắn liền với sự pháttriển điều kiện kinh tế - xã hội, với cuộc đấu tranh giữa các giai cấp, các lực lượng xãhội; với các thành tựu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội; với sự thâm nhập và đấutranh giữa các trường phái triết học với nhau Mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của

xã hội, mỗi giai cấp, mỗi lực lượng xã hội khác nhau sẽ xây dựng nên các hệ thống triếthọc khác nhau Sự phát triển và thay thế lẫn nhau giữa các hệ thống triết học trong lịch

sử là phản ánh sự biến đổi và thay thế lẫn nhau giữa các chế độ xã hội Chính vì vậy,nghiên cứu các tư tưởng triết học không thể tách rời điều kiện kinh tế xã hội, điều kiệngiai cấp và đấu tranh giai cấp đã sinh ra nó

Thời cổ đại, khi mới bắt đầu có sự phân chia giữa lao động trí óc và chân tay, trithức của loài người còn rất ít, chưa có sự phân chia giữa triết học với các khoa họckhác thành các khoa học độc lập Phương Đông cổ đại có nhiều trường phái triết học,tuy nhiên Trung Hoa và Ấn Độ là hai trung tâm triết học có ảnh hưởng nhiều đến lịch

sử tư tưởng, văn hoá Việt Nam

Triết học Trung Hoa cổ đại ra đời trong thời kỳ quá độ từ chế độ chiếm hữu nô

lệ sang chế độ phong kiến Xã hội lúc này ở vào tình trạng hết sức đảo lộn, chiến tranhxảy ra liên miên Lịch sử gọi thời kỳ này là “Bách gia chư tử”, và chính trong điều kiệnnhư vậy đã sản sinh ra các nhà tư tưởng lớn và hình thành nên các trường phái triết họckhá hoàn chỉnh.Các trường phái này luôn lấy con người và xã hội làm trung tâm nghiêncứu, có xu hướng chung là giải quyết các vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức của xãhội, mở đường cho xã hội phát triển Dựa trên nét nổi bật của văn hóa Ấn Độ cổ trungđại là mang dấu ấn sâu đậm về tín ngưỡng, tôn giáo, triết học Ấn Độ chịu ảnh hưởngrất lớn của những tư tưởng tôn giáo, giữa triết học và tôn giáo rất khó tách biệt

Đứng từ góc độ hoạt động quản lý, những tư tưởng của triết học Trung Hoa cổ,trung đại có tầm ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa và phong cách quản lý ở Việt Nam.Tiêu biểu nhất là thuyết “Đức trị” của Nho gia và thuyết “Pháp trị” của Pháp gia Bêncạnh những giá trị to lớn mà những tư tưởng này mang lại và phát huy đến ngày nay thìluôn có những hạn chế do tính chất lịch sử và hệ tư tưởng quy định Do đó, chúng tacần nhận định rõ những giá trị tích cực cần kế thừa đồng thời cần thấy được những hạnchế của những tư tưởng trên và tìm cách khắc phục, nhằm vận dụng một cách triệt đểnhất vào hoạt động quản lý với mục tiêu đạt hiệu quả cao nhất

Trang 4

II Giải quyết vấn đề

2.1 Nho gia

2.1.1 Tư tưởng chính trị của Triết học Nho gia

Nho gia là một trong những trường phái triết học chính của Trung Hoa cổ đại.Phái Nho gia được Khổng Tử sáng lập, Mạnh Tử phát triển về phía duy tâm tiênnghiệm và Tuân Tử phát triển về phía duy vật

Quan điểm chính trị - xã hội của Khổng Tử:

Khổng Tử là người sáng lập ra đạo Nho, ông được phong là “Chí thánh tiên sư,Vạn thế sư biểu”, nghĩa là thầy, thánh của muôn đời, muôn nhà

Khổng Tử coi xã hội là tổng hợp các mối quan hệ giữa người với người, trong

đó có các quan hệ như: Vua-tôi, Cha-con, Chồng-vợ, Anh-em, Bạn bè Năm mối quan

hệ này về sau được phái Nho gia gọi là Ngũ luân, trong đó 3 mối quan hệ Vua-tôi,Cha-con, Chồng-vợ là những mối quan hệ cơ bản nhất và được gọi là Tam cương

Những phạm trù cơ bản trong thuyết Chính trị - Đạo đức của Khổng Tử làNhân, Lễ, Nghĩa và Chính danh:

- Nhân: là lòng thương người Người có nhân là người có đạo đức hoàn toàn.

Trung và Thứ là hai khía cạnh của Nhân: Trung là tính ngay thẳng với người, điềumình muốn thì hãy làm cho người; Thứ là lòng vị tha, điều mình không muốn thì đừnglàm cho người Trong đạo nhân, hiếu là gốc - hiếu không chỉ thể hiện ở việc phụngdưỡng cha mẹ mà quan trọng nhất là lòng thành kính Khổng Tử nói: “Nuôi cha mẹ màchẳng kính trọng thì có khác gì nuôi thú vật”

-Lễ: là hình thức thể hiện lòng nhân Lễ bao gồm mối quan hệ rộng lớn, từ quan

hệ thần linh đến quan hệ ứng xử giữa người với người, quan hệ đạo đức, phong tục, tậpquán, quan hệ nhà nước, luật pháp … Tuân theo lễ là một điều kiện để thực hiện nhânđức Người quân tử không bao giờ làm trái với lễ

- Nghĩa: là hành vi đạo đức thể hiện đức nhân Người làm việc nghĩa thì hy sinh

lợi ích của mình vì người khác Nghĩa và lợi không thể dung hợp với nhau Khổng Tửnói: “Quân tử biết rõ về nghĩa, tiểu nhân biết rõ về lợi”

- Chính danh: có nghĩa là phải bố trí người ở cương vị phù hợp với năng lực,

người ở cương vị nào thì phải xứng đáng với cương vị đó, phải làm đúng danh phận,

Trang 5

chức trâch của mình “quđn quđn, thần thần, phụ phụ, tử tử” Nói vă lăm không đượcvượt chính danh:

+ Khổng Tử đề cao người hiền tăi với tư tưởng Thượng hiền vă khuyín câc nhăcai trị nín sử dụng người hiền tăi quản lý đất nước vă loại bỏ dần những kẻ bất tăitrong bộ mây cai trị

+ Phải thực hiện ba điều: thực túc, binh cường, dđn tín

+ Ông khuyín giai cấp thống trị phải thương yíu, tôn trọng chăm lo nhđn dđn.Đồng thời ông khuyín dđn phải an phận, lấy nghỉo lăm vui, nghỉo không oân trâch

+ Tuy nhiín những kế sâch chính trị của ông chỉ dừng lại ở tính chất cải lương

vă duy tđm chứ không phải phải bằng câch mạng hiện thực (hạn chế)

Quan điểm chính trị - xê hội của Mạnh Tử:

Tư tưởng về chính trị - xê hội của Mạnh Tử thể hiện ở triết lý nhđn sinh (triết lý

về cuộc đời) mă trung tđm lă học thuyết về tính thiện Ông nói: “Nhđn chi sơ tính bảnthiện” Tính thiện của con người có ở 4 đức tính lớn vốn có bẩm sinh, đó lă Nhđn, Lễ,Nghĩa, Trí vă chúng bắt nguồn từ tứ đoan:

- Ai sinh ra cũng có lòng thương xót nín phải lấy Nhđn mă cảm hoâ

- Ai sinh ra cũng có lòng ghen ghĩt nín phải lấy Nghĩa mă điều chỉnh

- Ai sinh ra cũng cung kính nín phải lấy Lễ mă giâo hoâ

- Ai sinh ra cũng biết phải trâi nín phải lấy Trí mă phđn biệt đúng sai

Tính thiện của con người vốn bắt nguồn từ câi tđm do trời phú để cho con người

ta biết suy nghĩ, phđn biệt phải trâi đúng sai để ứng xử với con người vă vạn vật

Dựa trín thuyết tính thiện vă tư tưởng đức trị của Khổng Tử, Mạnh Tử đưa rathuyết “Nhđn chính”, tức lă câi trị lă chính, phải vì nhđn chứ không phải vì lợi Chủtrương của thuyết năy lă lấy đức để thu phục lòng người, phản đối việc cai trị bằng bạolực

Trín cơ sở tư tưởng nhđn nghĩa vă chủ trương nhđn chính, Mạnh Tử đê đề ramột quan điểm rất độc đâo đó lă dđn bản Ông coi dđn lă quan trọng nhất, kế đến lăgiang sơn xê tắc, vua lă thường thôi “Dđn vi quý, xê tắc thứ chi, quđn vi khinh” Vẵng giải thích lă có dđn mới lập nín nước, có nước mới lập nín vua, chứ vua không thểsinh ra dđn Quan hệ vua tôi lă quan hệ hai chiều, tôn trọng lẫn nhau

Trang 6

Tóm lại, triết học của Mạnh Tử tuy còn mang yếu tố duy tâm và thần bí nhưngtrong học thuyết về chính trị - xã hội với tư tưởng “nhân chính”, “dân bản” có ý nghĩatiến bộ, phù hợp với yêu cầu và xu thế phát triển của lịch sử xã hội.

Quan điểm chính trị - xã hội của Tuân Tử:

Tuân Tử là người phát triển học thuyết của Khổng Tử, đề cao nhân, nghĩa, lễnhạc và chính danh Tuy nhiên, ông phản đối quan niệm của Khổng Tử và Mạnh Tử vềnhững vấn đề chính trị và đạo đức Tuân Tử đứng trên quan điểm duy vật và vô thần,ông cho rằng tự nhiên gồm ba bộ phận: trời, đất và người Trời chỉ là một bộ phận của

tự nhiên, bản thân tự nhiên là cơ sở hình thành và biến hoá của vạn vật Như vậy, trờikhông quyết định vận mệnh của con người, con người là sản phẩm cao nhất của giới tựnhiên Việc trị hay loạn, lành hay dữ là do con người làm ra chứ không phải tại trời.Nếu con người hành động thuận với lẽ tự nhiên thì lành, trái lại sẽ gặp loạn “Lấy sự trị

mà đối phó với đạo thì lành, lấy sự loạn mà đối phó với đạo ấy thì dữ”

Không chỉ hành động phù hợp với tự nhiên mà con người có thể cải tạo tự nhiên

và xã hội để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn Ông phê phán mê tín dị đoan, việc tôn thờtrời, ỷ lại trời, khuyên con người nên tin ở sức mình, ra sức phát triển sản xuất, thựchành tiết kiệm, ăn ở điều độ, giữ gìn sức khoẻ thì trời sẽ không để cho nghèo khó vàbệnh tật

Về đạo đức ông đưa ra thuyết tính ác cho nên ông chủ trương sửa trị việc nước,giáo dục đạo đức, lễ nghĩa làm cho xã hội tiến bộ, văn minh hơn Ông đề cao “lễ trị”,ông cho rằng lễ nghĩa và đẳng cấp trong xã hội là cần thiết để duy trì trật tự xã hội

Có thể thấy, Khổng Tử và các học trò của ông đã thấy được sức mạnh và vai trò

to lớn của đạo đức đối với xã hội Vì vậy, nội dung quan trọng của Nho giáo là luậnbàn về đạo đức

Theo Khổng Tử, đạo là năm mối quan hệ xã hội cơ bản của con người được gọi

là nhân luân, Mạnh Tử gọi là ngũ luân: vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, anh em, bạn

bè Trong đó, ba mối quan hệ cơ bản nhất, Đổng Trọng Thư gọi là Tam cương - ba sợidây ràng buộc con người từ trong quan hệ gia đình đến ngoài xã hội Đức chính là cácphẩm chất quan trọng nhất mà con người cần phải có để thực hiện tốt các mối quan hệ

cơ bản trên Khổng Tử nhấn mạnh “Tam đức” (nhân, trí, dũng); ở Mạnh Tử là “Tứđức” (nhân, nghĩa, lễ, trí); Đổng Trọng Thư là “ngũ thường” (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín).Tam cương và ngũ thường được kết hợp và gọi tắt là đạo cương - thường

Trang 7

Cương - thường là nội dung cơ bản trong đạo làm người của Nho giáo, lànguyên tắc chi phối mọi suy nghĩ, hành động và là khuôn vàng thước ngọc để đánh giáphẩm hạnh của con người Một mặt, đạo cương - thường góp phần điều chỉnh hành vicủa con người, đưa con người vào khuôn phép theo chế độ lễ pháp của nhà Chu trướcđây và các triều đại phong kiến sau này đặt ra Cương - thường là nhân tố quan trọnglàm cho xã hội ổn định theo thứ bậc, là cơ sở đảm bảo quyền thống trị của thiên tử Mặtkhác, đạo cương - thường với nội dung “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”, “phụ

xử tử vong, tử bất vong bất hiếu” (vua xử bề tôi chết, bề tôi không chết là không cólòng trung, cha xử con chết, con không chết là không có hiếu) là sợi dây trói buộc conngười, làm cho con người thụ động trong cả suy nghĩ và hành động Tư tưởng này làlực cản sự phát triển của xã hội và là một trong những nguyên nhân làm cho xã hộiphương Đông trì trệ

Phạm trù đạo đức đầu tiên, cơ bản nhất trong đạo cương - thường là Nhân (đức

nhân) Tất cả các phạm trù đạo đức khác đều xoay quanh phạm trù trung tâm này Từđức nhân mà phát ra các đức khác và các đức khác lại quy tụ về đức này Cả cuộc đờimình, Khổng Tử đã dành nhiều tâm huyết để làm cho đức nhân trở thành hiện thực.Ông mong muốn các học trò rèn luyện để đạt được đức nhân và ứng dụng nó trongthực tiễn Đức nhân được Khổng tử bàn đến với nội dung cơ bản sau:

- “Nhân” có nghĩa là yêu người : “Phàn Trì hỏi về người nhân, Khổng Tử nói:

đó là người biết yêu người” (Phàn Trì vấn nhân, Tử viết: “ái nhân”)

- “Nhân” có nghĩa là trung và thứ Bàn về chữ “trung”, ông giải thích:“Ngườinhân là người mình muốn lập thân thì cũng giúp người lập thân, mình muốn thành đạt

thì cũng giúp người thành đạt” (Phù nhân giả, kỉ dục lập nhi lập nhân, kỉ dục đạt nhi

đạt nhân) Về chữ thứ, ông viết: “Điều gì mình không muốn, chớ thi hành cho người

khác” (Kỉ sở bất dục vật thi ư nhân) Như vậy, trung thứ tức là từ lòng mình suy ra

lòng người, phải giúp người Khổng Tử khuyên rằng nên làm cho người những cái màmình muốn và đừng làm cho người những cái mình không muốn

- Đối với bản thân mình, người có đức nhân là phải thực hiện đúng lễ: “Dẹp bỏ

tư dục, trở về với lễ là phát huy điều nhân” (Khắc kỉ phục lễ vi nhân) Lễ là hình thức

thể hiện nhân và cũng là một chuẩn mực của Ngũ thường

Phạm trù Đức nhân tuy bao chứa nhiều nội hàm khác nhau, song cái gốc và cốtlõi của nhân là hiếu đễ Theo Khổng Tử, tình cảm giữa cha mẹ và con cái, giữa chồng

và vợ, giữa anh em với nhau (quan hệ gia đình) là những tình cảm tự nhiên, vốn có

Trang 8

thuộc về bản tính con người Từ cách hiểu này, ông cho rằng, trong gia đình nếu ngườicha đứng đầu thì mở rộng ra trong nước có ông vua đứng đầu Khổng Tử hình dungquốc gia là một gia đình lớn, ông vua là người cha của gia đình ấy Nho giáo đặt vuađứng đầu trong tam cương và ngũ luân Vì vậy, đạo làm người phải tận hiếu với cha

mẹ, tận trung với vua Một người biết yêu thương kính trọng cha mẹ mình thì mới biếtyêu thương người ngoài Khổng Tử bàn đến đạo đức từ xuất phát điểm đầu tiên là giađình, từ đó suy rộng ra đến quốc gia và thiên hạ Coi trọng vai trò gia đình trong việchình thành và tu dưỡng đạo đức của con người ở Nho giáo là một khía cạnh hợp lý vàvẫn còn có ý nghĩa nhất định đối với ngày nay, bỡi lẽ, gia đình là một tế bào của xãhội, xã hội không thể ổn định, thịnh trị nếu các gia đình lục đục và vô đạo Vì vậy,người cầm quyền nếu không “tề gia” (cai quản gia đình) của mình thì cũng không thể

“trị quốc” (cai trị đất nước) được

“Nhân” còn gắn liền với “Nghĩa” (nghĩa vụ, thấy việc đúng cần phải làm đểgiúp người) Khổng Tử cho rằng người quân tử cần chú ý đến nghĩa và coi thường lợi.Muốn thực hiện nhân, nghĩa thì cần có lòng dũng cảm (Dũng) và có trí tuệ (Trí) Có trímới biết cách giúp người mà không làm hại đến người, đến mình, mới biết yêu và ghétngười, mới biết đề bạt người chính trực và gạt bỏ người không ngay thẳng Tuy nhiên,Trí theo Khổng Tử và các môn đệ của ông không phải là những tri thức phản ánh thựctại khách quan của tự nhiên và xã hội để từ đó chỉ đạo hành động của con người mà lànhững tri thức mang tính giáo điều, chỉ gói gọn trong sự hiểu biết sách vở của Nho giáo(Tứ thư và Ngũ kinh)

Như vậy, đối với Khổng Tử, nhân chính là đạo lý làm người, vừa thương người(ái nhân), vừa phải giúp người (cứu nhân) Ông cho rằng, khi thi hành điều nhân phảiphân biệt thân sơ, trên dưới Nếu ở Khổng Tử đức nhân mang tính phức tạp rất khóthực hiện, nó vừa là lý tưởng nhưng lại mang yếu tố không tưởng thì đến thời Hán, đứcnhân lại được khoác thêm cái vỏ tôn giáo thần bí, do vậy càng không tưởng hơn

Về phạm trù Lễ, theo Nho giáo, lễ là quy định về mặt đạo đức trong quan hệ

ứng xử giữa người với người Con cái phải có hiếu với cha mẹ, bề tôi phải trung vớivua, chồng vợ có nghĩa với nhau, anh em phải trên kính dưới nhường, bạn bè phải giữđược lòng tin Những quy tắc này là bất di bất dịch mà ai cũng phải tuân theo Lễ là sợidây buộc chặt con người với chế độ phong kiến tập quyền Khổng Tử yêu cầu, từ vuacho đến dân phải rèn luyện và thực hiện theo lễ Đến Đổng Trọng Thư, lễ đã được đẩylên đến cực điểm của sự khắt khe Chỉ vì giữ lễ mà dẫn đến những hành vi ngu trung,ngu hiếu một cách mù quáng ở không ít người trong xã hội trước đây

Trang 9

Tư tưởng Lễ của Nho giáo có tính hai mặt Về ý nghĩa tích cực, tư tưởng Lễ đã

đạt tới mức độ sâu sắc, trở thành thước đo, đánh giá phẩm hạnh con người Sự giáo dụccon người theo lễ đã tạo thành một dư luận xã hội rộng lớn, biết quý trọng người có lễ

và khinh ghét người vô lễ Lễ không dừng lại ở lý thuyết, ở những lời giáo huấn mà đã

đi vào lương tâm của con người Từ lương tâm đã dẫn đến hành động đến mức trongcác triều đại phong kiến xưa, nhiều người thà chết chứ không bỏ lễ: chết đói là việcnhỏ, nhưng thất tiết mới là việc lớn (Chu Hy) Nhờ tin và làm theo lễ mà các xã hộitheo Nho giáo đã giữ được yên ổn trong gia đình và trật tự ngoài xã hội trong khuônkhổ của chế độ phong kiến Lễ trở thành điều kiện bậc nhất trong việc quản lý đất nước

và gia đình Yếu tố hợp lý này chúng ta có thể học tập

Về mặt hạn chế, Lễ là sợi dây ràng buộc con người làm cho suy nghĩ và hành

động của con người trở nên cứng nhắc theo một khuôn phép cũ; lễ đã kìm hãn sự pháttriển của xã hội, làm cho xã hội trì trệ Điều này nói lên rằng, tư tưởng Nho giáo mangtính bảo thủ, tiêu cực, phản lịch sử Khổng Tử đã từng nói: “ Ta theo lễ của nhà Chu vì

lễ đó rực rỡ lắm thay” và ông luôn mong xã hội lúc đó quay về thời đại Nghiêu, Thuấn.Khách quan mà đánh giá, thì hạn chế trên của Nho giáo có nguyên nhân từ thực tế lịch

sử Bởi vì, Khổng Tử sống trong thời đại xã hội loạn lạc, người ta tranh giành nhau,chém giết nhau không từ một thủ đoạn tàn ác nào để tranh bá, tranh vương, để có bổnglộc chức tước Ông hoài cổ, muốn quay ngược bánh xe lịch sử cũng là điều dễ hiểu.Tuy nhiên, chính mặt hạn chế này của Nho giáo đã để lại tàn dư cho đến tận ngày nay,

nó trở thành phong tục, lối sống, nó thấm sâu vào suy nghĩ và hành động của không ítngười ở các nước phương Đông, nơi tiếp nhận và chịu ảnh hưởng của Nho giáo

Tín là đức tính thứ năm trong Ngũ thường Tín có nghĩa là lời nói và việc làm

phải thống nhất với nhau, là lòng tin của con người với nhau Tín góp phần củng cốlòng tin giữa người với người Trong ngũ luân thì tín là điều kiện đầu tiên trong quan

hệ bè bạn Tuy nhiên, nội hàm của đức tín không chỉ bó hẹp trong mối quan hệ duynhất này mà nó còn bao gồm cả lòng tin vô hạn vào đạo lý của bậc thánh hiền và cácmối quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ Theo quan niệm của Nho giáo thì đức tín lànền tảng của trật tự xã hội

Để thực hiện Nhân và Lễ, Khổng tử đã nêu ra tư tưởng Chính danh (danh nghĩa

là tên gọi, danh phận, địa vị; chính có nghĩa là đúng, là chấn chỉnh lại cho đúng tên gọi

và danh phận) Do đó, chính danh là làm cho mọi người ai ở địa vị nào, danh phận nàothì giữ đúng vị trí và danh phận của mình, cũng không giành vị trí của người khác,không lấn vượt và làm rối loạn Ông cho rằng nguyên nhân hỗn loạn ở thời Xuân Thu

Trang 10

là do thiên tử nhà Chu không làm tròn trách nhiệm (không làm đúng danh) để quyềnlợi vào tay chư hầu; chư hầu không làm đúng danh nên sĩ đã lấn át Vì vậy, để xã hội

ổn định thì mọi người cần làm đúng danh phận Theo ông, “Danh không chính thì lờinói chẳng thuận, lời nói không thuận thì việc chẳng nên, việc không nên thì lễ nhạcchẳng hưng vượng, lễ nhạc không hưng vượng thì hình phạt chẳng trúng, hình phạt

không trúng ắt dân không biết xử trí ra sao” (danh bất chính tắc ngôn bất thuận, ngôn

bất thuận tắc sự bất thành, sự bất thành tắc lễ nhạc bất hưng, lễ nhạc bất hưng tắc hình phạt bất trúng, hình phạt bất trúng tắc dân vô sở thố thủ túc) Riêng đối với người

cầm quyền vua- thiên tử được thay trời cai trị thì càng phải làm đúng danh của mình,như vậy mọi người mới noi theo Đặc biệt, trong việc chính sự (việc nước), điều đầutiên nhà vua phải làm là lập lại chính danh, phải xác định vị trí, vai trò, nghĩa vụ vàtrách nhiệm của từng người để họ hành động cho đúng Khổng tử cho rằng không ởchức vị ấy thì không được bàn việc của chức vị đó, không được hưởng quyền lợi, bổnglộc của chức vị ấy

Mục đích của Chính danh mà Nho giáo đề cao là sự ổn định xã hội, suy chocùng là để bảo vệ quyền của thiên tử, duy trì sự phân biệt đẳng cấp Chính danh khôngnhững chỉ là nội dung tư tưởng chính trị của Nho giáo, mà còn mang ý nghĩa đạo đức,

là một yêu cầu về mặt đạo đức của con người Chúng ta biết rằng, một trong nhữngphạm trù đạo đức đó là lương tâm, trách nhiệm Nếu xét theo nghĩa này thì một ngườilàm tròn nghĩa vụ và bổn phận của mình tức là người đó có đạo đức

Ý nghĩa tích cực của tư tưởng chính danh là làm cho con người ý thức đượctrách nhiệm, nghĩa vụ của mình một cách rõ ràng trong các mối quan hệ xã hội Conngười tồn tại trong vô vàn các quan hệ xã hội đan xen, ở mỗi mối quan hệ đó con người

có nghĩa vụ nhất định phải thực hiện Điều này là cần thiết ở mọi chế độ xã hội, ở mọithời đại Tư tưởng chính danh yêu cầu con người thực hiện một cách đúng mức nghĩa

vụ của bản thân trước cộng đồng và xã hội trong khuôn khổ danh phận, góp phần vàoduy trì bình ổn xã hội Tuy nhiên, tư tưởng này lại kìm hãm tự do của nhân cách tớimức không chấp nhận bất kì sáng kiến nào của con người, làm cho con người luôn ởtrạng thái nhu thuận, chỉ biết phục tùng theo chủ trương “thuật nhi bất tác” (chỉ làmtheo mà không sáng tác gì thêm) Tư tưởng chính danh đã quá đề cao danh phận, làmcho con người luôn có tư tưởng hám danh, chạy theo danh, theo chức đến mức nhiềungười vì hám danh quên phận mà quên cả luân thường đạo lý

2.1.2 Giá trị và hạn chế trong tư tưởng triết học Nho gia

Trang 11

Giá trị tích cực của tư tưởng triết học Nho gia

Mặc dù có những quan niệm khác nhau, nhấn mạnh đức này hay đức khác củacon người nhưng nói chung, các nhà Nho đều cho rằng con người cần phải có nhữngphẩm chất đạo đức cơ bản: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín

Nho giáo được du nhập vào nước ta và đã tồn tại trong suốt thời kỳ phong kiến.Trong khoảng thời gian không ngắn đó, lịch sử tư tưởng Việt Nam đã tiếp thu nhiều tưtưởng khác như Phật giáo, Đạo giáo… Đã có thời kỳ Phật giáo giữ vai trò chính yếu,nhưng nhìn chung càng về sau Nho giáo càng chiếm ưu thế và trở thành công cụ tưtưởng cho các triều đại phong kiến Việt Nam Do có thời gian tồn tại lâu dài, do đượccác triều đại phong kiến tiếp thu và sử dụng có mục đích, cho nên Nho giáo có ảnhhưởng sâu rộng ở nhiều lĩnh vực Nho giáo đã đưa ra những tiêu chuẩn đạo đức nhằmcải tạo con người, hoàn thiện nhân cách của con người.Những tiêu chuẩn đạo đức màNho giáo đưa ra để khuyên răn, dạy bảo mọi người có rất nhiều tác dụng đối với sựhình thành nhân cách của mỗi người trong xã hội, chính vì những tư tưởng đó mà Nhogiáo còn có ảnh hưởng lớn đến xã hội ngày nay

Đức Nhân, Nghĩa của Nho giáo đã làm cho con người có sự đối xử nhân ái,khoan dung, độ lượng với nhau Đức lễ, với hệ thống các qui định chặt chẽ đã giúp conngười có thái độ và hành vi ứng xử với nhau theo thứ bậc, theo khuôn phép Xét theophương diện pháp luật thì Lễ của Nho giáo có tác dụng tích cực trong việc duy trì trật

tự, kỷ cương của xã hội, ngày nay chúng ta có thể kế thừa Nho giáo quan niệm trongnước cần phải có pháp lễ (luật pháp) thì nước mới nghiêm; trong gia đình phải có giapháp thì mới có trên có dưới Điều này đã tạo cho con người nếp sống trên kính dướinhường Tư tưởng chính danh giúp cho con người xác định được nghĩa vụ và tráchnhiệm của mình để từ đó suy nghĩ và xử thế đúng trong các quan hệ xã hội

Nét đặc sắc của Nho giáo là chú trọng đến vấn đề tu dưỡng đạo đức cá nhân, đặcbiệt là chú ý đến đạo đức người cầm quyền (những người có chức, quyền) G.S VũKhiêu đã nhận xét: Ở đây Nho giáo đã nhận thức được một thực tế là những ngườitrong bộ máy nhà nước mà mất đạo đức thì không thể cai trị được nhân dân Cho nênđạo đức là một phương tiện để tranh thủ được lòng dân Theo Nho giáo, đạo đức ngườicầm quyền có ảnh hưởng lớn đến sự hưng vong của một triều đại Vì vậy, Khổng Tửkhuyên người cầm quyền phải “tu thân” để làm tấm gương cho người dưới Với việc đềcao tu thân, coi đây là cái gốc trong rèn luyện nhân cách, Nho giáo đã tạo nên một lớpngười sống có đạo đức Trong lịch sử dân tộc Việt nam đã có nhiều tấm gương sáng

Trang 12

ngời về đạo đức của các vị vua, của các anh hùng hào kiệt Theo các nhà kinh điển củaNho giáo, người làm quan phải có đức, phải lấy nhân nghĩa, lấy chữ tín làm mục tiêu

để cảm hóa lòng người, để cai trị Muốn vậy, phải đặt lợi ích của thiên hạ lên trên lợiích của vua quan Cho đến ngày nay tư tưởng nêu trên vẫn còn nguyên giá trị Ngườicán bộ trong bộ máy nhà nước phải có đức, đó là điều kiện đầu tiên để dân tin yêu,kính phục Nho giáo coi những người làm quan mà hà hiếp dân là độc ác, để dân đói rét

là nhà vua có tội Nho giáo đã đề cao việc cai trị dân bằng đạo đức, bằng nhân nghĩa,bằng lễ giáo Muốn thực hiện được đường lối đức trị, người cầm quyền phải luôn “tu,

tề, trị, bình”

Nho giáo đưa ra những quan điểm về quản lý xã hội Thực hiện thuyết chínhdanh: Chủ trương làm cho xã hội có trật tự, ổn định Mỗi người làm đúng danh củamình thì xã hội sẽ có trật tự, kỉ cương, gia đình yên ấm Nho giáo đề cao nguyên lícông bằng xã hội

Hạn chế trong tư tưởng triết học Nho giáo

Bên cạnh ảnh hưởng tích cực, Nho giáo cũng có một số tác động tiêu cực, cụ thể là:

- Về chính trị:

+ Phong kiến dựa vào Nho giáo để cai trị với những thủ tục hà khắc trong quan

hệ tam cương – ngũ thường Theo Nho giáo mọi người trong xã hội đều bị trói buộcbởi 5 mối quan hệ tự nhiên: Vua – tôi, cha – con, vợ - chồng, anh – em, bạn bè Trong

xã hội phong kiến, mỗi gia đình được củng cố bằng chế độ tông pháp và chế độ tôngtrưởng, còn các quan hệ xã hội được duy trì bằng chế độ chính trị đẳng cấp Tương ứngvới mối quan hệ đó Nho giáo đặt ra những yêu cầu mang tính quy phạm đạo đức vàđược pháp luật ngầm bảo trợ Chính vì thế, mà những mối quan hệ dựa trên Nho giáotrở nên quá cứng nhắc, khô khan, khuôn mẫu Người phụ nữ trong xã hội phong kiến bịtrói buộc bởi tam tong tứ đức, họ không có quyền tự do quyết định cuộc sống củamình Thái độ chuộng đức và đề cao tu dưỡng của Nho giáo một mặt làm cho conngười ngoan ngoãn chấp nhận quân quyền, phụ quyền, nam quyền có tính áp bức

+ Nho giáo thể hiện tính nguyên tắc: Theo Nho giáo mỗi người phải có vị trí,nhiệm vụ của mình trong xã hội Những lễ chế của Nho giáo đè nặng lên con người vàbóp nghẹt nếp sống giản dị, những quan hệ xã hội trong sang, những tình cảm tự nhiên

và chân thực của con người bị xã hội phong kiến làm nó trở nên phản động, cổ hủ lạchậu

Trang 13

+ Nho giáo ở vị trí độc tôn thời phong kiến làm cho bệnh khuôn sáo phát triểnmạnh trong tư tưởng giáo dục Các học sĩ, quan lại đều lấy thánh kinh, huyền truyệncủa Nho giáo làm “khuôn vàng thước ngọc” cho mọi suy nghĩ, hành động của mình;lấy xã hội của thời Nghiêu Thuấn làm khuôn mẫu cho mọi tình trạng xã hội, lấy nhữngtích cực điều phạm trong kinh thư, kinh xuân thu làm tiêu chuẩn để bình giá mọi sựviệc Bệnh giáo điều này đã ăn sâu vào trong lĩnh vực khoa học nghệ thuật, nhất làtrong văn học và sử học khiến cho sự sáng tạo trong các lĩnh vực này bị dập vào nhữngcái khuôn có sẵn.

Khi đã chiếm được vị trí thống trị trên vũ đài tư tưởng, Nho giáo Việt Namkhông tiếp tục đi sâu vào khám phá bản chất của đời sống con người và vũ trụ, mà nóchỉ chú trọng đến những quan hệ chính trị và đạo đức thực tế Nên khi xã hội phongkiến rối loạn, vấn đề số phận và yêu cầu giải phóng con người được đặt ra thì Nho giáotrở thành bất lực

- Về kinh tế:

Các nhà Nho chỉ chăm lo vào học hành thi cử mà không chăm lo phát triển kinh

tế, xa rời thực tế dẫn đến nền sản xuất kém phát triển Chính sách kinh tế của Nhà nước

là trọng nông, ức thương, nhiều chính sách xã hội và văn hóa cũng nhằm ngăn can cảicách làm ăn Nho giáo coi thường những người chạy theo lợi nhuận, làm giàu là vì “viphú bất nhân, vi nhân bất phú”, coi thương nhân là hạng bét, coi việc hưởng dụng củacải do thương nghiệp tạo ra là một việc bẩn thỉu Chính vì thế, các giai cấp phong kiếnthường sử dụng các biện pháp bế quan tỏa cảng, không buôn bán giao lưu với nướcngoài, làm kinh tế kém phát triển

- Về văn hóa – xã hội:

Nho giáo mang tính hai mặt đan xen giữa các yếu tố vô thần duy tâm tôn giáo.Học thuyết của Nho giáo còn mang tính cải lương duy tâm.Nho giáo hạn chế vai tròcủa người phụ nữ, trọng nam khinh nữ, phân biệt đẳng cấp

Có thể thấy, một số người do quá “trọng đức”, “duy tình” trong khi xử lý cáccông việc và các mối quan hệ xã hội, dẫn đến buông lỏng kỷ cương phép nước và viphạm pháp luật Coi trọng đạo đức là cần thiết nhưng vì tuyệt đối hóa vai trò của đạođức mà quên pháp luật là sai lầm Tiếp thu truyền thống trọng đức của phương Đông,nhấn mạnh quan hệ đạo đức “thân thân”, “thân hiền” của Nho giáo, nhiều người khi cóchức quyền đã kéo bè kéo cánh, đưa người thân, anh em họ hàng vào cơ quan mìnhđang quản lý Sắp xếp và bố trí nhân sự không theo năng lực, trình độ và đòi hỏi của

Trang 14

công việc mà dựa vào sự thân thuộc, gần gũi trong quan hệ tông tộc, dòng họ Trongcông tác tổ chức cán bộ, vì đề cao quan hệ thân thích dẫn đến tư tưởng cục bộ địaphương Nhiều người vì quan hệ thân thuộc mà không dám đấu tranh với những sailầm của người khác Do quan niệm sai lệch về đức Nhân Nghĩa với nội dung đền ơn trảnghĩa mà trong thực tế một số cán bộ có thái độ ban ơn, cố tình lợi dụng kẽ hở củachính sách và luật pháp để trục lợi, móc ngoặc, hối lộ, cửa quyền….Thậm chí, một sốngười dùng tư tưởng gia trưởng để giải quyết các công việc chung Một trong nhữngphẩm chất của người lãnh đạo là tính quyết đoán Nhưng quyết đoán theo kiểu độcđoán, chuyên quyền là biểu hiện của thói gia trưởng.

Việc coi trọng lễ và cách giáo dục con người theo lễ một cách cứng nhắc, bảothủ là cơ sở cho tư tưởng tôn ti, tư tưởng bè phái, cục bộ, đề cao địa vị, coi thường lớptrẻ, trọng nam khinh nữ… hiện nay vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ và hành động củakhông ít người Những tư tưởng trên phản ánh cơ sở hạ tầng của xã hội phong kiến phụquyền gia trưởng: Đứng đầu gia đình là người cha, người chồng gọi là gia trưởng, đứngđầu dòng họ là trưởng họ, đại diện cho cả làng là ông lý, cả tổng là ông chánh, hệthống quan lại là cha mẹ dân và cao nhất là vua (thiên tử - gia trưởng của gia đình lớn –quốc gia, nước) Vì vậy, mọi người có nghĩa vụ theo và lệ thuộc vào “gia trưởng” Thực chất đạo cương – thường của Nho giáo là bắt bề dưới phải phục tùng bềtrên đã tạo nên thói gia trưởng Thói gia trưởng biểu hiện ở quan hệ xã hội, ở tổ chứcnhà nước Trong gia đình là quyền quyết định của người cha, người chồng :”cha mẹ đặtđâu con ngồi đấy”; “phu xướng phụ tòng” (chồng đề xướng, vợ phải theo) Ở cơ quan

là quyền duy nhất là của lãnh đạo Ở đâu vẫn còn có cán bộ mang tư tưởng gia trưởng,

bè phái thì ở đó quần chúng nhân dân sẽ không phát huy được khả năng sáng tạo, chủđộng được Ngày nay, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướcđang rất cần những con người năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và dám chịutrách nhiệm

Cũng từ việc coi trọng lễ giáo, coi trọng quan hệ gia đình thân thuộc nên nhiềungười đã đưa quan hệ gia đình vào cơ quan hình thành nên quan hệ “chú cháu”, “anhem” khiến cho người cấp dưới không dám góp ý và đấu tranh với khuyết điểm của họ

vì vị nể bậc cha chú Từ việc xem xét và giải quyết các vấn đề của xã hội thông qualăng kính gia đình nhiều khi dẫn đến những quyết định thiếu khách quan, không côngbằng Tư tưởng trọng nam khinh nữ đã dẫn đến một số người lãnh đạo không tin vàokhả năng của phụ nữ, ngại tiếp nhận nữ giới vào cơ quan hoặc cho rằng họ chỉ là ngườithừa hành mà không được tham gia góp ý kiến…là những trở ngại cho việc đấu tranh

Trang 15

vì quyền bình đẳng giới Vì quan hệ thứ bậc đã tạo nên quan niệm chạy theo chứcquyền Trong xã hội phong kiến, địa vị luôn gắn với danh vọng và quyền lợi Địa vịcàng cao thì quyền và lợi càng lớn Hơn nữa, khi có chức, không những bản thân đượcvinh hoa phú quý mà “một người làm quan cả họ được nhờ” Hám danh, tìm mọi cách

để có danh, để thăng quan, tiến chức đã trở thành lẽ sống của một số người Thậm chíviệc học tập theo họ cũng là “học để làm quan”

Sự giáo dục và tu dưỡng đạo đức của Nho giáo còn mang tính cứng nhắc đã tạonên những con người sống theo khuôn mẫu, hành động một cách thụ động Những tàn

dư tư tưởng trên đang làm cản trở và gây khó khăn cho việc xây đựng đạo đức mới và

xã hội mới ở nước ta hiện nay

Qua những điều phân tích ở trên có thể thấy rằng, tư tưởng đạo đức Nho giáo

đã có ảnh hưởng đáng kể ở nước ta Sự tác động, ảnh hưởng này ở hai mặt vừa có tínhtích cực, vừa có những hạn chế nhất định

Để xây dựng đạo đức mới cho con người Việt Nam hiện nay chúng ta cần kếthừa mặt tích cực, đồng thời khắc phục và xóa bỏ dần những ảnh hưởng tiêu cực của tưtưởng đạo đức Nho giáo Công việc này phải được tiến hành thường xuyên, kiên trì vàlâu dài

2.2 Pháp gia

2.2.1 Tư tưởng chính trị của Triết học Pháp gia

Pháp gia là một trường phái triết học lớn của Trung Hoa cổ đại, chủ trương dùngnhững luật lệ, hình pháp của nhà nước là tiêu chuẩn để điều chỉnh hành vi đạo đức củacon người và củng cố chế độ chuyên chế thời Chiến quốc Là tiếng nói đại diện chotầng lớp quý tộc mới, đấu tranh kiên quyết chống lại tàn dư của chế độ công xã giatrưởng truyền thống và tư tưởng bảo thủ, mê tín tôn giáo đương thời Tư tưởng Phápgia mặc dù chỉ nổi lên trong một thời gian ngắn nhưng vẫn có giá trị lịch sử lâu dài và

có ý nghĩa đến tận ngày nay

Thuyết Pháp trị: chủ trương lấy pháp luật làm căn bản trong việc cai trị Những

người trong học thuyết này cho rằng bản tính con người rất yếu hèn, dễ sai lầm, nênphải dựa vào pháp luật là những quy tắc khái quất được nhà cầm quyền đưa ra và ápdụng cho mọi người một cách đồng đều, không thiên vị, không phân biệt quý tộc haythường dân Tư tưởng pháp trị ban đầu còn rời rạc, được hệ thống hóa dần dần, sauđược tập hợp lại thành lý thuyết hoàn chỉnh Pháp trị chủ trương nhà cầm quyền khôngphải chú trọng nhiều đến việc tu thân mà cốt là đặt ra pháp luật cho rõ ràng và ban bố

Ngày đăng: 02/06/2015, 16:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w