Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 44 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
44
Dung lượng
434 KB
Nội dung
NỘI DUNG TẬP HUẤN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC GIỚI VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI I. KHÁI NIỆM BÌNH ĐẲNG GIỚI II. TƯ TƯỞNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ CÔNG TÁC CÁN BỘ NỮ III. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ CÔNG TÁC CÁN BỘ NỮ IV. CHỦ TRƯƠNG CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ NỮ V. THẢO LUẬN VI. ĐẶC ĐIỂM VỀ NỮ VÀ CÁN BỘ NỮ NÓI CHUNG VÀ NGÀNH GIÁO DỤC NÓI RIÊNG VII.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ NỮ CBQLGD VIII. MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ NỮ CBQL NGÀNH GD& ĐT TỈNH PHÚ YÊN IX. KẾT LUẬN I. Bình đẳng giới là gì: 1. Theo tài liệu “Hướng dẫn lồng ghép giới trong họach định và thực thi chính sách” do Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam xuất bản năm 2004 thì “ Bình đẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới”. Nam giới và phụ nữ cùng có điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng và thực hiện các mong muốn của mình; có cơ hội bình đẳng để tham gia, đóng góp và thụ hưởng từ các nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển; được hưởng tự do và chất lượng cuộc sống bình đẳng; được hưởng thành quả bình đẳng trong mọi lĩnh vực của xã hội. Theo khái niệm trên thì bình đẳng giới không phải là sự hoán đổi vai trò của nam, nữ từ thái cực này sang thái cực khác và cũng không phải là sự tuyệt đối hóa bằng con số hoặc tỉ lệ 50/50 mà là sự khác biệt về giới tính trong các vai trò sản xuất, tái sản xuất, vai trò chính trị và cộng đồng, đặc biệt là sự chia sẻ công việc gia đình, chăm sóc các thành viên gia đình để tạo cơ hội và điều kiện cho nam, nữ phát triển tòan diện về mọi mặt. Đồng thời tạo điều kiện và cơ hội cho phụ nữ bù đắp những khoảng trống do việc mang thai, sinh con và gánh vác phần lớn lao động gia đình đem lại. Theo điều 5, điều 6 luật bình đẳng giới số 73/2006/QH 11 của Quốc hội khóa XI, ngày 29/11/2006: “ Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó” và “ Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển” Như vậy, bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được coi là sự bình đẳng về pháp luật, về điều kiện, cơ hội tiếp cận, về tiếng nói, khả năng tác động và đóng góp cho quá trình phát triển chung của cộng đồng. “Bất bình đẳng giới là sự khái niệm chỉ sự không ngang bằng nhau về các cơ hội và lợi ích khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm xã hội”. Khoản 1, 2, 3 điều 5 Luật Bình đẳng giới giải thích như sau: - Giới, chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội. - Giới tính, chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ. - Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. 2. Mục tiêu bình đẳng giới: là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Điều 6 Luật Bình đẳng Giới, quy định 6 nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới gồm: 1- Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. 2- Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới. 3- Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới. 4- Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới. 5- Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật. 6- Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân. Theo quy định tại điều 7 của Luật Bình đẳng giới, quy định 5 chính sách cơ bản của Nhà nước về bình đẳng giới bao gồm: 1- Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển. 2- Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình. 3- Áp dụng những biện pháp thích hợp để xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. 4- Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các họat động thúc đẩy bình đẳng giới. 5- Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiết để nâng chỉ số phát triển giới đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức trung bình của cả nước. Điều 10 Luật Bình đẳng giới qui định các hành vi bị nghiêm cấm như sau: 1- Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới. 2- Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức. 3- Bạo lực trên cơ sở giới. 4- Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật. 3. Nội dung thực hiện công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ: Kế hoạch hành động số 23/ UBND-VX của của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên, ngày 23/3/2012, về việc bình đẳng giới tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011 -2025 và năm 2012, với các mục tiêu sau: 1.Mục tiêu 1: Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị 2.Mục tiêu 2: Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, đời sống, việc làm 3. Mục tiêu 3: Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo 4. Mục tiêu 4: Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế 5.Mục tiêu 5: Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể thao 6. Mục tiêu 6: Bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình 7. Mục tiêu 7: Nâng cáo năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới [...]... bạo lực, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ” Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XI tiếp tục khẳng định “ Xây dựng và triển khai chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ, tập trung ở những vùng và khu vực có sự bất bình đẳng và nguy cơ bất bình đẳng cao; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn bán phụ nữ và bạo lực trong gia đình Tạo điều kiện để phụ nữ tham gia học tập, ... cần đề xuất 5 Để nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, đồng chí đề xuất gì với địa phương và ngành VI ĐẶC ĐIỂM VỀ NỮ VÀ CÁN BỘ NỮ NÓI CHUNG VÀ NGÀNH GIÁO DỤC NÓI RIÊNG VII CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ NỮ CBQLGD VIII MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ NỮ CBQL NGÀNH GD& ĐT TỈNH PHÚ YÊN 1 MỤC TIÊU CHỦ YẾU: - Về số lượng: Mỗi trường phố thông và đơn vị trực... hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011 -2020; Kế hoạch hành động số 23/ UBND-VX của của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên, ngày 23/3/2012, về việc bình đẳng giới tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011 -2025 và năm 2012 V THẢO LUẬN 1 Đặc điểm của nữ và cán bộ nữ nói chung và nữ ngành GD nói riêng 2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của đội ngũ nữ nhà giáo và nữ CBQL GD 3 Theo đồng... quan điểm: “ Phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới” -Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm... trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp -Quyết định số 1241/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, ngày 22 tháng 7 năm 2009, phê duyệt chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2015 -Nghị định của Chính phủ số 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 06 năm 2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới -Nghị định của Chính phủ số 48/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 05 năm 2009 quy định về. .. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU: Một là, công tác tuyên truyền, giáo dục về nhận thức về giới, năng lực giới Hai là, Xây dựng tiêu chuẩn nữ CBQL giáo dục Ba là, Thường xuyên khảo sát, đánh giá đúng đội ngũ nữ CBQL Bốn là, Quy hoạch đội ngũ nữ CBQL Năm là, Tăng cường bồi dưỡng và tự bồi dưỡng đội ngũ nữ CBQL Sáu là, Phát huy nội lực của nữ nhà giáo và Nữ CBQLGD CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Quyết định phê duyệt... gắng vươn lên Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ” III QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ CÔNG TÁC NỮ, CÔNG TÁC CÁN BỘ NỮ Môt số văn kiện tiêu biểu là: Nghị quyết của Ban Bí thư Số 25-NQ/TƯ, ngày 6 tháng 12 năm 1957 Về một số vấn đề công tác vận động phụ nữ; Chỉ thị của Ban Bí thư Số 137CT/TƯ, ngày 10-4-1959 Về việc tăng cường lãnh đạo công tác vận động phụ nữ;... X Về công tác vận động nữ CNVCLĐ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH; Kế hoạch số 23 của tỉnh kế hoạch hành động về bình đẳng giới tỉnh PY giai đoạn 2011-2015; Kế hoạch số 83 của UBND tỉnh Phú Yên Về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Với quan điểm nhất quán, trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng tiếp tục chỉ rõ: “Đối với phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt và. .. Xây dựng quy hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý đương chức và kế cận là cán bộ nữ ở cơ sở trường học và các cấp quản lý của ngành” Quyết định số 970/QĐ-BGDĐT ngày 9/3/2012 phê duyệt kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành giáo dục giai đoạn 2012 -2015, với mục tiêu: “ Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục và các cơ quan quản... vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em Bổ sung và hoàn chỉnh các chính sách về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã . NỘI DUNG TẬP HUẤN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC GIỚI VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI I. KHÁI NIỆM BÌNH ĐẲNG GIỚI II. TƯ TƯỞNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ CÔNG TÁC CÁN BỘ NỮ III Mục tiêu 6: Bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình 7. Mục tiêu 7: Nâng cáo năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới II. TƯ TƯỞNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ CÔNG TÁC NỮ, CÔNG. Luật Bình đẳng Giới, quy định 6 nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới gồm: 1- Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. 2- Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới. 3-