1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

75 485 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 452 KB

Nội dung

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ PHẦN I. LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ, CHỦ THỂ CỦA LUẬT DÂN SỰ 1. Khái niệm chung về Luật dân sự Luật dân sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm các quy phạm điều chỉnh các quan hệ tài sản và một số quan hệ nhân thân. 1.1. Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự Phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự (BLDS) được xác định tại Điều 1 BLDS 2005: “Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác; quyền nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (được gọi chung là quan hệ dân sự)”. Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự là những nhóm quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phát sinh trong quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nhằm thoả mãn các nhu cầu về vật chất, tinh thần của các chủ thể. Như vậy, đối tư- ợng điều chỉnh của Luật dân sự bao gồm hai nhóm quan hệ là quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. * Nhóm quan hệ tài sản Quan hệ tài sản trong giao lưu dân sự là quan hệ giữa người và người thông qua một tài sản nhất định như: Tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng hoặc các quyền về tài sản. Quan hệ tài sản bao giờ cũng gắn liền với một tài sản hoặc một quyền tài sản nhất định. * Nhóm quan hệ nhân thân Đó là những quan hệ được hình thành từ một giá trị tinh thần của một cá nhân hoặc một tổ chức và luôn gắn liền với cá nhân hoặc tổ chức đó. Các quan hệ nhân thân do Luật dân sự điều chỉnh có thể chia thành hai nhóm sau đây: + Nhóm các quan hệ nhân thân có mối liên hệ trực tiếp với các quan hệ tài sản. + Nhóm các quan hệ nhân thân không có liên quan đến các tài sản. 1.2. Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự là những biện pháp, cách thức phù hợp mà thông qua đó pháp luật tác động đến xử sự của các chủ thể trong các quan hệ xã hội. Nhờ có sự tác động này, các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân đã phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt theo ý chí của Nhà nước được thể hiện trong các quy phạm pháp Luật dân sự cụ thể. 1.3. Các nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự Nguyên tắc của Luật dân sự là phương châm chỉ đạo cho các chủ thể khi vận dụng các quy phạm pháp Luật dân sự trong việc giải quyết các tranh chấp, đặc biệt đối với việc áp dụng pháp luật của những cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài những nguyên tắc chung, trong Bộ luật dân sự có các nguyên tắc riêng cho mỗi phần, mỗi chế định. Bộ luật Dân sự có các nguyên tắc cơ bản sau: - Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận; - Nguyên tắc bình đẳng; - Nguyên tắc thiện chí, trung thực; - Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự; - Nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp; - Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự; - Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; - Nguyên tắc tuân thủ pháp luật; - Nguyên tắc hoà giải. 2. Chủ thể của Luật dân sự Chủ thể của Luật dân sự rất đa dạng, có thể là cá nhân, có thể là tổ chức Để tham gia quan hệ pháp Luật dân sự thì các chủ thể phải có tư cách chủ thể - được xác định bởi năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Theo qui định của Bộ luật dân sự, chủ thể của Luật dân sự bao gồm: Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và Nhà nước CHXHCN Việt Nam. 2.1. Cá nhân: Năng lực chủ thể của cá nhân được xác định bởi hai yếu tố là năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. - Năng lực pháp luật của cá nhân. Năng lực pháp Luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự” (Khoản 1 Điều 14 BLDS). Năng lực pháp Luật dân sự của cá nhân là tiền đề pháp lí cần thiết để cá nhân tham gia các quan hệ pháp Luật dân sự. Năng lực pháp luật của cá nhân có những đặc điểm sau đây: + Các cá nhân là chủ thể của Luật dân sự đều được bình đẳng về năng lực pháp Luật dân sự. + Năng lực pháp Luật dân sự của cá nhân được pháp Luật dân sự ghi nhận và bảo đảm thực hiện. + Năng lực pháp Luật dân sự của cá nhân mới chỉ là khả năng, để biến thành quyền dân sự phải căn cứ vào sự kiện pháp lý nhất định. + Năng lực pháp Luật dân sự của cá nhân có từ lúc người đó sinh ra và gắn liền với một cá nhân suốt đời cho đến khi chết. Trong một số trường hợp cần thiết Luật dân sự còn công nhận và bảo vệ quyền lợi cho cá nhân khi người đó còn là thai nhi. - Năng lực hành vi dân sự của cá nhân. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự. Năng lực hành vi dân sự chính là khả năng của cá nhân để tiến hành các hành vi nhằm thực hiện năng lực pháp luật. Do đó, năng lực hành vi dân sự của cá nhân có quan hệ chặt chẽ với năng lực pháp luật, dựa trên năng lực pháp luật và có sau năng lực pháp luật. Bộ luật Dân sự phân chia năng lực hành vi dân sự thành các mức độ sau đây: + Người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự: Là những người từ 18 tuổi tròn trở lên nếu không bị Toà án tuyên bố là người hạn chế hay mất năng lực hành vi dân sự. + Người có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ: Những người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi là những người có năng lực hành vi chưa đầy đủ. Những người này khi xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ những giao dịch nhỏ phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. + Người không có năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự: Trẻ em dưới 6 tuổi thì không có năng lực hành vi dân sự. Những người bị bệnh tâm thần, mất trí bất kể họ ở lứa tuổi nào bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Mọi giao dịch dân sự của những người này đều phải do người đại diện theo pháp luật xác lập và thực hiện. * Tuyên bố mất tích, tuyên bố chết - Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là mất tích theo yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan khi người đó biệt tích đã hai năm liền mà không có tin tức xác thực là còn sống hay đã chết. Tài sản của người bị tuyên bố mất tích được giao cho người được người mất tích uỷ quyền quản lý; đối với tài sản chung do chủ sở hữu chung còn lại quản lý. Nếu vợ (chồng) người mất tích đã chết, hoặc mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con đã thành niên hoặc cha, mẹ quản lý nếu không còn ai nêu trên thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản. Nếu người vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn, Tòa án giải quyết cho ly hôn. Khi giải quyết cho vợ (chồng) của người bị tuyên bố mất tích ly hôn, tài sản của người bị tuyên bố mất tích được giao cho con đã thành niên quản lý hoặc cha mẹ của người bị tuyên bố mất tích quản lý nếu không có những người này thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản. - Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết theo yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan khi người đó biệt tích đã năm năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực là còn sống; hoặc khi quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực ba năm mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; người bị mất tích trong chiến tranh sau 5 năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; người bị mất tích do tai nạn, thảm họa, thiên tai sau một năm kể từ ngày tai nạn, thảm họa, thiên tai kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Tuỳ từng trường hợp Toà án xác định ngày chết của người bị tuyên bố chết căn cứ vào các điều kiện để Toà án tuyên bố chết nêu trên. Người vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố chết có quyền đi kết hôn với người khác. Tài sản của người bị tuyên bố chết được chia theo qui định của pháp luật về thừa kế. * Hộ tịch và nơi cư trú - Hộ tịch của cá nhân: Hộ tịch của cá nhân là tổng hợp những sự kiện pháp lí để xác nhận cá nhân là chủ thể của các quan hệ xã hội và là chủ thể của Luật dân sự. Đó là các sự kiện: Sinh, tử, kết hôn, ly hôn, giám hộ, nuôi con nuôi, thay đổi họ tên, quốc tịch, xác định dân tộc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận theo một trình tự, thủ tục nhất định. Mỗi cá nhân đều phải có nghĩa vụ đăng ký hộ tịch tại nơi người đó cư trú. Các giấy tờ chứng thư hộ tịch ghi nhận các sự kiện pháp lí để cá biệt hoá cá nhân, phân biệt cá nhân này với cá nhân khác. Các giấy tờ hộ tịch đã xác định như: Giấy khai sinh, đăng ký kết hôn, đăng ký giám hộ, nhận nuôi con nuôi sẽ là những bằng chứng pháp lí cần thiết có liên quan đến quyền và nghĩa vụ dân sự của cá nhân. - Nơi cư trú của cá nhân: Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống. Trường hợp không xác định được nơi người đó thường xuyên sinh sống thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống (Điều 52 BLDS). Nơi cư trú là một trong những quyền dân sự của cá nhân có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện và bảo vệ các quyền của cá nhân, bảo đảm sự quản lí về mặt nhà nước với cá nhân; là nơi Toà án theo thẩm quyền tống đạt các giấy tờ khi có tranh chấp dân sự mà cá nhân đó là bị đơn. Bộ luật Dân sự quy định cá nhân có quyền lựa chọn nơi cư trú hoặc có thể chọn một nơi khác với nơi cư trú để xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ (nếu cha, mẹ có nơi cú trú khác nhau) mà người chưa thành niên thường xuyên sinh sống. Tương tự, nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ. Người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên có thể có nơi cư trú khác, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định. Nơi cư trú của quân nhân là nơi đơn vị của quân nhân đóng quân. Nơi cư trú của sĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng là nơi đơn vị của những người đó đóng quân, trừ trường hợp họ có nơi thường xuyên sinh sống. Đối với người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiên hành nghề lưu động khác thì nơi cư trú là nơi đăng ký các phương tiện nếu họ không có nơi cư trú khác. 2.2. Pháp nhân * Khái niệm pháp nhân Khái niệm pháp nhân được hiểu là: Một tổ chức thống nhất, độc lập, được thành lập một cách hợp pháp. Tổ chức đó có tài sản riêng, chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình và nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. * Các điều kiện của pháp nhân Các điều kiện của pháp nhân được quy định tại Điều 84 BLDS. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: - Được thành lập một cách hợp pháp; - Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; - Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; - Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. 2.3. Hộ gia đình Theo quy định tại Điều 116 BLDS thì: “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này”. Như vậy, có thể coi hộ gia đình là chủ thể hạn chế của quan hệ pháp Luật dân sự. Trong hộ gia đình, tài sản chung của hộ là tài sản chung hợp nhất và là một thể thống nhất được tạo dựng bởi công sức của các thành viên, được tặng cho, thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung. Pháp Luật dân sự quy định: Quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình là tài sản chung của hộ. Tư cách chủ thể của hộ gia đình phát sinh đồng thời với việc hình thành hộ gia đình (điều này có tính chất tương tự như pháp nhân). Theo quy định của Điều 106 BLDS, hộ gia đình chỉ được tham gia các quan hệ dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp, vay vốn ở Ngân hàng để sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ. Hộ gia đình phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do chủ hộ, hoặc người đại diện theo uỷ quyền của chủ hộ đã xác lập, thực hiện nhân danh hộ gia đình (Điều 110 BLDS). Khi phải chịu trách nhiệm tài sản, thì tài sản đó là tài sản chung của hộ. Nếu tài sản chung của hộ không đủ để chịu trách nhiệm dân sự, thì các thành viên trong gia đình phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình. Trong trách nhiệm dân sự, hộ gia đình phải chịu trách nhiệm như cá nhân. Nghĩa là trách nhiệm của hộ gia đình là trách nhiệm vô hạn. 2.4. Tổ hợp tác Theo quy định tại Điều 111 BLDS thì: “Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự”. Hợp đồng hợp tác có các nội dung chủ yếu sau đây: Mục đích, thời hạn hợp đồng hợp tác; Họ, tên, nơi cư trú của tổ trưởng và các tổ viên; Mức đóng góp tài sản, nếu có; phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức giữa các tổ viên; Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ trưởng, của các tổ viên; Điều kiện nhận tổ viên mới và ra khỏi tổ hợp tác; Điều kiện chấm dứt tổ hợp tác. Theo qui định của pháp luật, có thể hiểu tổ hợp tác là chủ thể của quan hệ pháp Luật dân sự khi có các điều kiện sau đây: - Thành viên của tổ hợp tác tối thiểu phải là 3, các cá nhân này phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Tài sản của tổ hợp tác do các thành viên đóng góp. Tài sản này được dùng để chịu trách nhiệm dân sự cho quan hệ dân sự mà tổ hợp tác tham gia; - Hợp đồng hợp tác phải được chứng nhận của Ủy ban nhân dân cấp cơ sở. Hoạt động của tổ hợp tác được thực hiện thông qua đại diện của tổ. Bộ luật dân sự quy định đại diện của tổ hợp tác trong giao dịch dân sự là tổ trưởng do các tổ viên cử ra. Tổ trưởng có thể uỷ quyền cho tổ viên thực hiện một số công việc nhất định cần thiết cho tổ. Việc uỷ quyền của tổ trưởng cũng phải tuân theo các quy định của Luật dân sự về uỷ quyền. Các giao dịch dân sự do người đại diện xác lập (bao gồm cả đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền) thực hiện vì mục đích hoạt động của tổ, được đa số tổ viên nhất trí sẽ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự của cả tổ hợp tác. Tổ hợp tác phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện (tổ trưởng hay đại diện uỷ quyền) xác lập, thực hiện nhân danh tổ hợp tác. Khi phải chịu trách nhiệm tài sản, thì tài sản chung của cả tổ là cơ sở để xác định trách nhiệm. Trong trường hợp tài sản chung của tổ không đủ để thực hiện nghĩa vụ, thì tổ viên phải chịu trách nhiệm liên đới theo phần tương ứng với phần đã đóng góp bằng tài sản riêng của mình. Trách nhiệm dân sự của tổ hợp tác cũng là trách nhiệm vô hạn (Điều 117 BLDS). II. TÀI SẢN VÀ QUYỀN SỞ HỮU 1. Tài sản, các loại tài sản 1.1. Khái niệm tài sản Điều 163 BLDS không định nghĩa thế nào là tài sản mà chỉ quy định mang tính liệt kê: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. 1.1.1. Vật Vật là loại tài sản nhiều nhất, phổ biến và thông dụng nhất trong đời sống con người. Vật phải đáp ứng ba yêu cầu sau: - Là một bộ phận của thế giới vật chất; - Con người kiểm soát được; - Đáp ứng lợi ích cho con người. 1.1.2. Tiền Giá trị của hàng hoá được xác định bằng lượng lao động kết tinh để sản xuất ra hàng hoá đó. Tiền là thước đo giá trị chung, là giá trị đại diện cho giá trị thực của hàng hoá và là phương tiện lưu thông trong giao lưu dân sự. Với vai trò quan trọng như vậy, tiền được coi là một tài sản quý. Ngoài ra, tiền còn có một khía cạnh chính trị pháp lý đặc biệt, thể hiện tư cách đại diện cho chủ quyền quốc gia. Nhà nước có quyền ấn định giá trị của tiền, phát hành tiền, quản lý việc lưu thông tiền Người có tiền (chủ sở hữu) khi sử dụng tiền phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của Nhà nước. 1.1.3. Giấy tờ có giá Ngoài tiền có giá trị thanh toán, các loại giấy tờ trị giá được bằng tiền như cổ phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, séc được sử dụng tương đối rộng rãi, góp phần làm cho giao lưu dân sự trở nên đa dạng, sôi động và phong phú hơn. Những giấy tờ này quy định những khoản tiền cụ thể mà chủ thể được hưởng khi xuất trình trước một tổ chức có trách nhiệm (ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng ). 1.1.4. Các quyền tài sản Quyền tài sản phải thoả mãn hai điều kiện là trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự. Đây là những quyền gắn liền với tài sản mà khi thực hiện các quyền đó chủ sở hữu sẽ có một tài sản. Ví dụ: Quyền đòi nợ, quyền sở hữu công nghiệp 1.2. Các loại tài sản Tài sản được phân biệt thành nhiều loại khác nhau dựa theo những căn cứ khác nhau. BLDS phân biệt các loại tài sản sau đây: 1.2.1. Bất động sản và động sản BLDS Việt Nam đã căn cứ vào tính chất vật lý của tài sản, đồng thời sử dụng phư- ơng pháp loại trừ để quy định bất động sản, động sản. Theo phương pháp này, trước hết người ta liệt kê cụ thể các tài sản là bất động sản, sau đó khẳng định “những tài sản không phải bất động sản là động sản”. Điều 174 BLDS quy định bất động sản và động sản như sau: “1. Bất động sản là các tài sản bao gồm: a- Đất đai. b- Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó. c- Các tài sản khác gắn liền với đất đai. d- Các tài sản khác do pháp luật quy định. 2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản”. 1.2.2. Hoa lợi và lợi tức Hoa lợi là những vật mới thu được do sự phát triển hữu cơ của một vật mà có, như hoa quả của cây, sữa, trứng, con giống từ con mẹ Người chủ sở hữu được hưởng hoa lợi theo mối liên hệ nguồn gốc phụ thuộc giữa vật chủ ban đầu với hoa lợi đó. Lợi tức là món lợi bằng tiền hoặc hiện vật mà chủ sở hữu thu được do việc cho người khác sử dụng tài sản hoặc thực hiện quyền dân sự đối với tài sản. 1.2.3. Vật chính và vật phụ Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng. Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính nhưng có thể tách rời vật chính. Vật chính và vật phụ tạo thành một đối tượng thống nhất nên khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ khi có thỏa thuận khác. 1.2.4. Vật chia được và vật không chia được Về mặt pháp lý, vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng. Ví dụ: Các loại lương thực như gạo, bột mỳ; nhiều vật dụng khác như xăng, dầu, vôi, cát là vật chia được. Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. Ví dụ: Tivi, đài, giường, tủ, xe đạp, xe máy Khi cần phân chia vật không chia được (chia tài sản thừa kế, chia tài sản ly hôn ) thì phải trị giá bằng tiền để chia. 1.2.5. Vật tiêu hao và vật không tiêu hao Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu: Xà phòng, xi măng, vôi, các loại thực phẩm Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu: Ti vi, tủ lạnh, quạt điện, xe máy Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn tài sản. 1.2.6. Vật cùng loại và vật đặc tính Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị do lường thông dụng như kg, lít Ví dụ: Thóc, gạo, vải vóc, xi măng, vôi, cát Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau. Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí: nhà ở, xe máy Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó (mua bán, thuê, mượn tài sản ). 1.2.7. Vật đồng bộ Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 1.3. Chế độ pháp lý đối với tài sản Căn cứ vào chế độ pháp lý của tài sản, tài sản được phân biệt theo các chế độ: Tài sản cấm lưu thông, tài sản hạn chế lưu thông và tài sản tự do lưu thông. 1.3.1. Tài sản cấm lưu thông Những tài sản cấm lưu thông có vai trò to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, đối với an ninh quốc phòng hoặc trật tự, trị an xã hội Nhà nước cấm mua bán, dịch chuyển Các tài sản này không thể là đối tượng của các giao dịch dân sự. Ví dụ: Ma túy, vũ khí, quân dụng, pháo nổ, các loại động vật hoang dã thuộc danh mục bảo tồn 1.3.2. Tài sản hạn chế lưu thông Những tài sản hạn chế lưu thông có ý nghĩa quan trọng khác nhau trong nền kinh tế quốc dân, an ninh, quốc phòng Nhà nước thực hiện sự kiểm soát chặt chẽ quá trình dịch chuyển tài sản này bằng những quy định riêng của pháp luật. Những tài sản này có thể là đối tượng của các giao dịch dân sự nhưng phải đảm bảo tuân thủ các điều kiện luật định. Ví dụ: Vàng bạc, ngoại tệ, thuốc chữa bệnh 1.3.3. Tài sản tự do lưu thông Tài sản tự do lưu thông là những tài sản mà Nhà nước không có một quy định cụ thể nào xác định trực tiếp đối với việc dịch chuyển tài sản. Đối với những tài sản này, chủ thể được phép tự do mua bán, dịch chuyển chỉ cần đảm bảo tuân thủ những quy định chung của pháp luật về quyền tự do kinh doanh. Đó hầu hết là những tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt tiêu dùng thông thường. 2. Khái niệm quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu 2.1. Khái niệm quyền sở hữu Khái niệm quyền sở hữu ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, theo đó quyền sở hữu là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng và các tài sản khác trong xã hội. Ở một góc độ khác, quyền sở hữu còn được hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự - khi bản thân nó chính là hệ quả của sự tác động của một bộ phận pháp luật vào các quan hệ xã hội về sở hữu. Theo nghĩa này, quyền sở hữu bao gồm đầy đủ ba yếu tố cấu thành là chủ thể, khách thể, nội dung như bất kỳ một quan hệ pháp luật dân sự nào khác. 2.2. Nội dung quyền sở hữu Xét theo những phương diện khác nhau, chủ sở hữu có đủ ba quyền năng đối với tài sản: Về mặt thực tế chủ sở hữu có quyền chiếm hữu tài sản, về mặt kinh tế chủ sở hữu có quyền sử dụng tài sản, về mặt pháp lý chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản. Ba quyền năng này hợp thành nội dung của quyền sở hữu. 2.2.1. Quyền chiếm hữu Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản (Điều 182 BLDS). Thông thường chủ sở hữu tự mình chiếm hữu tài sản. Các trường hợp này chiếm đa số làm người ta dễ dàng đồng nhất người chiếm hữu tài sản với chủ sở hữu tài sản. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp một người đang thực tế chiếm hữu tài sản nhưng lại không phải là chủ sở hữu tài sản đó. Ví dụ: Người thuê, người mượn tài sản Vì vậy cần có các căn cứ để xem xét việc chiếm hữu của họ có hợp pháp hay không, từ đó áp dụng biện pháp bảo vệ quyền sở hữu một cách phù hợp. Tương ứng như vậy pháp Luật dân sự phân biệt hai hình thức chiếm hữu là chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. - Chiếm hữu có căn cứ pháp luật Là việc chiếm hữu tài sản phù hợp với quy định của pháp luật. Đó là việc chiếm hữu tài sản trong các trường hợp sau đây: + Chủ sở hữu tự mình nắm giữ, quản lý tài sản theo ý chí của mình nhưng không trái pháp luật, đạo đức xã hội; + Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản; + Người được chủ sở hữu chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự; + Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định; + Người phát hiện gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc; + Các trường hợp khác do pháp luật quy định như việc chiếm hữu tang vật phục vụ cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án theo chức năng và thẩm quyền luật định của các cơ quan Công an, Viện kiểm sát và Tòa án. - Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật Là việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định của pháp luật. Cụ thể đó là việc chiếm hữu tài sản của một người mà không thuộc về bất cứ trường hợp nào của việc chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật. Trong thực tế, một người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật một tài sản sẽ được coi là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình nếu người đó không biết và không thể biết việc chiếm hữu đó là không có căn cứ pháp luật. Mặt khác, nếu người đó biết hoặc tuy không biết nhưng buộc phải biết việc chiếm hữu đó là không có căn cứ pháp luật mà vẫn chiếm hữu sẽ bị coi là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình. 2.2.2. Quyền sử dụng Quyền sử dụng là khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản (Điều 198 BLDS). Như vậy, thực hiện quyền sử dụng chính là việc con người khai thác những lợi ích của tài sản để thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần phát sinh trong đời sống của mình. Việc khai thác những lợi ích này bao gồm cả việc con người thu nhận những kết quả do tài sản mang lại như thu hoạch hoa, quả, hưởng trứng của gia cầm, hưởng tiền do cho người khác thuê tài sản Việc sử dụng một tài sản thông thường do chủ sở hữu thực hiện theo ý chí và phù hợp với lợi ích riêng của mình, đồng thời phải đảm bảo không gây thiệt hại và làm ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người [...]... mình về lối đi, cấp, thoát nước,cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý nhưng phải đền bù, nếu không có thoả thuận khác” Chủ sở hữu có một số quyền sau: - Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề; - Quyền mắc đường dây tải điện; - Quyền về cấp, thoát nước, tưới tiêu nước; III NGHĨA VỤ DÂN SỰ VÀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ 1 Khái niệm chung về nghĩa vụ dân sự. .. những hợp đồng dân sự thông dụng thường xảy ra trong thực tiễn, còn các loại thoả thuận khác được áp dụng những qui định chung về hợp đồng để giải quyết tranh chấp Khi giải quyết các tranh chấp về hợp đồng dân sự, cơ quan áp dụng pháp luật cần phải căn cứ vào thỏa thuận của các bên, vào các quy định của pháp luật về hợp đồng đó, các quy định chung về hợp đồng và các quy định về giao dịch dân sự để giải... nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo đảm 3 Hợp đồng dân sự 3.1 Khái niệm Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự Như vậy, khi các chủ thể thỏa thuận với nhau và trên cơ sở đó làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một hoặc nhiều quyền hoặc nghĩa vụ dân sự thì gọi là hợp đồng dân sự Tuy... hữu như là một quyền dân sự tuyệt đối Với ý nghĩa này bảo vệ quyền sở hữu không chỉ đơn thuần là một chế định trong Luật dân sự mà nó còn được thể hiện ở nhiều ngành luật khác Mỗi ngành luật có những cách thức, biện pháp riêng trong việc bảo vệ quyền sở hữu mang đặc thù của phương pháp điều chỉnh của ngành luật đó Luật dân sự bảo vệ quyền sở hữu bằng việc quy định những phương thức kiện dân sự nhằm phục... phục toàn bộ hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra Bản chất của quan hệ dân sự là tự nguyện và vì lợi ích của các bên Cho nên, khi đã tham gia vào một quan hệ dân sự nào đó, các bên phải tự giác thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình và không được lừa dối, ép buộc nhau để mưu cầu lợi ích cho riêng mình hoặc cho người thứ ba 1.6 Phân loại nghĩa vụ dân sự 1.6.1 Nghĩa vụ liên đới Là loại nghĩa... nhiệm dân sự đối với phần nghĩa vụ đó và căn cứ vào thời hạn của từng phần nghĩa vụ để xác định thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện về vi phạm nghĩa vụ 1.7 Trách nhiệm dân sự 1.7.1 Khái niệm trách nhiệm dân sự Là hậu quả pháp lý được áp dụng đối với người vi phạm nghĩa vụ của mình Trách nhiệm dân sự thường mang tính chất tài sản vì hành vi khắc phục hậu quả của người vi phạm liên quan đến một tài... được mà pháp luật không cấm, không trái với đạo đức xã hội Nếu đối tượng của nghĩa vụ là vật thì vật này không bị pháp luật cấm giao dịch Nếu là vật hạn chế giao dịch thì khi chuyển giao cho chủ thể khác phải tuân thủ theo quy định của Nhà nước về chuyển giao đó (vàng, ngoại tệ ) 1.3 Các yếu tố của nghĩa vụ dân sự 1.3.1 Chủ thể Với tư cách là một quan hệ pháp luật dân sự, nghĩa vụ gồm ba yếu tố hợp thành:... vụ 1.4 Căn cứ phát sinh nghĩa vụ 1.4.1 Hợp đồng dân sự Hợp đồng là sự kiện pháp lý phổ biến làm phát sinh nghĩa vụ Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận của các bên làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự 1.4.2 Hành vi pháp lý đơn phương Khác với hợp đồng dân sự, hành vi pháp lý đơn phương là hành vi của một chủ thể, họ tự mình thực hiện một hành vi pháp lý Hành vi này sẽ là căn cứ phát... có thẩm quyền, quyết định hoặc bản án có hiệu lực pháp luật 1.5 Thực hiện nghĩa vụ dân sự 1.5.1 Khái niệm thực hiện nghĩa vụ dân sự Sau khi quan hệ nghĩa vụ dân sự đã phát sinh, các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình như đã thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định Các chủ thể phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình như: đúng về đối tượng, địa điểm, thời hạn, phương thức Trường hợp... vụ dân sự Khái niệm nghĩa vụ dân sự được quy định tại Điều 280 BLDS: “Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (bên có quyền)” Theo quy định trên thì trong quan hệ nghĩa vụ dân sự . MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ PHẦN I. LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ, CHỦ THỂ CỦA LUẬT DÂN SỰ 1. Khái niệm chung về Luật dân sự Luật dân sự là một. thể của Luật dân sự đều được bình đẳng về năng lực pháp Luật dân sự. + Năng lực pháp Luật dân sự của cá nhân được pháp Luật dân sự ghi nhận và bảo đảm thực hiện. + Năng lực pháp Luật dân sự của. yếu tố là năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. - Năng lực pháp luật của cá nhân. Năng lực pháp Luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự

Ngày đăng: 12/04/2015, 14:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w