Thừa kế theo di chúc

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ (Trang 46)

IV. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG 1 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

2. Thừa kế theo di chúc

2.1. Khái niệm về thừa kế theo di chúc

Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống khác theo ý chí của người đã chết thể hiện trong di chúc mà họ để lại.

Như vậy, trong thừa kế theo di chúc thì ai là người được hưởng di sản, mỗi người hưởng bao nhiêu, loại tài sản gì đều do người lập di chúc quyết định. Tuy nhiên, việc thừa kế chỉ được thực hiện theo di chúc nếu di chúc đó đảm bảo các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo luật định.

2.2. Các điều kiện có hiệu lực của di chúc

Một di chúc có hiệu lực pháp luật khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

* Người lập di chúc có năng lực hành vi

Người lập di chúc phải là người đủ 18 tuổi trở lên, vào thời điểm lập di chúc người đó phải đủ sáng suốt, minh mẫn.

Người đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi vẫn có thể lập di chúc để định đoạt tài sản của mình nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

* Người lập di chúc phải tự nguyện

Chỉ khi nào sự định đoạt được thể hiện trong nội dung của di chúc là ý chí tự nguyện của người lập di chúc thì di chúc đó mới có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, nếu di chúc được

lập ra do người lập di chúc bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép thì di chúc đó sẽ không có giá trị pháp lý.

* Nội dung của di chúc không được trái pháp luật, đạo đức xã hội

Theo điều kiện này thì tất cả các vấn đề mà người lập di chúc đã định đoạt trong nội dung của di chúc phải phù hợp với ý chí của Nhà nước, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật.

* Hình thức của di chúc phải tuân thủ trình tự pháp luật đã quy định

Di chúc được thể hiện theo một trong hai hình thức sau đây:

- Di chúc viết (hình thức văn bản): Là loại di chúc mà ý chí của người để lại di sản được thể hiện thông qua chữ viết.

- Di chúc miệng: Là di chúc mà ý chí của người để lại di sản được thể hiện thông qua lời nói của họ.

Tùy theo di chúc mà người chết để lại là "viết" hay "miệng", pháp luật nước ta đã quy định yêu cầu mỗi hình thức di chúc phải tuân theo thủ tục, trình tự bắt buộc.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w