Chứng cứ trong tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ (Trang 66)

- Đối với di chúc miệng

4. Chứng cứ trong tố tụng dân sự

4.1. Khái niệm chứng cứ

Muốn tìm ra chân lý khách quan của vụ án thì nhiệm vụ của Tòa án là phải làm sáng tỏ những tình tiết liên quan đến vụ án.

Việc phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các đương sự gắn liền với những sự kiện pháp lý nhất định.

Các sự kiện khi xảy ra trong thực tế thì nhất thiết phải thể hiện dưới những hình thức khác nhau, phải để lại những dấu vết hoặc giữ lại trong trí nhớ của những người chứng kiến.

Để làm sáng tỏ được những tình tiết liên quan đến vụ án, Tòa án cần triệu tập các đ- ương sự, người làm chứng và những người khác để nghe lời khai của họ, phải nghiên cứu những tài liệu khác nhau, xem xét các vật khác nhau. Lời khai cuả các đương sự, người làm chứng, kết luận của người giám định, các tài liệu, các vật có liên quan được Tòa án sử dụng làm phương tiện để xác định những tình tiết cuả vụ án. Tòa án sử dụng chúng như là những phương tiện, vì chúng chứa đựng những tin tức của vụ án. Trong tố tụng dân sự với những phương tiện mà nhờ nó Tòa án xác định được các tình tiết của vụ án được gọi là chứng cứ. Chứng cứ được rút ra từ những phương tiện nêu trên (Điều 82 BLTTDS).

Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Toà án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.

4.2. Các đặc điểm của chứng cứ

Chứng cứ có ba đặc điểm sau đây:

4.2.1. Tính khách quan của chứng cứ

Chứng cứ trước hết phải là những gì có thật, tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người. Chứng cứ hình thành, thay đổi hình thức hay nội dung và có thể mất đi hoàn toàn nằm ngoài ý muốn của con người. Nếu một ai đó muốn tạo ra một sự kiện giả để đánh lừa Tòa án thì những sự kiện đó không thể là chứng cứ. Tòa án, Viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng có thể thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ, nhưng không tạo ra chứng cứ.

Một sự kiện tồn tại khách quan muốn được sử dụng trong quá trình chứng minh thì trước hết cần phải được con người phát hiện, nghiên cứu, đánh giá. Như vậy, tuy không tạo ra chứng cứ nhưng con người cần tác động vào sự kiện đó để khai thác chúng như là chứng cứ.

Chứng cứ là những sự kiện thực tế tồn tại khách quan và có liên quan mật thiết đến vụ án mà Tòa án cần giải quyết.

Mỗi một sự kiện thực tế cần phải mang một nội dung thiết thực gắn liền với việc giải quyết vụ án của Tòa án. Những sự kiện không có ý nghĩa đối với vụ án thì không được thu thập và đánh giá như những chứng cứ. Do đó, Tòa án phải biết chọn lọc và chỉ đánh giá những sự kiện có liên quan và có ý nghĩa đối với vụ án.

Tuy vậy, lý luận về chứng cứ cũng thừa nhận trong nhiều trường hợp có những sự kiện không trực tiếp liên quan đến vụ án, nhưng nếu chứng minh được những sự kiện đó có tồn tại thì giúp Tòa án làm sáng tỏ được những tình tiết cần chứng minh trong vụ án. Những sự kiện không trực tiếp liên quan đến vụ án này được gọi là những sự kiện trung gian.

Việc Tòa án sử dụng các sự kiện trung gian trong tố tụng dân sự khác với lý luận về suy đoán chứng cứ.

4.2.3. Tính hợp pháp của chứng cứ

Các sự kiện hợp pháp nêu trên cần phải được thu thập, bảo quản, củng cố, nghiên cứu và đánh giá theo một trình tự do luật định. Các sự kiện thực tế khách quan sẽ mất hết giá trị nếu Tòa án trong qúa trình thu thập, củng cố và đánh giá các sự kiện này vi phạm những quy định của pháp luật. Bản thân những sự kiện này cũng sẽ tự mất đi giá trị thực của nó nếu không được bảo quản và củng cố tốt.

4.3. Phân loại chứng cứ

Việc phân loại chứng cứ đối với thực tiễn xét xử của Tòa án có ý nghĩa quan trọng. Nó giúp Tòa án thu thập, nghiên cứu đánh giá được đầy đủ các chứng cứ của vụ án, bảo đảm việc giải quyết đúng đắn vụ án. Có nhiều cách phân loại, song phổ biến nhất là ba cách phân loại sau:

4.3.1. Phân loại chứng cứ dựa vào nguồn thu nhận chứng cứ

Dựa vào nguồn thu nhận, chứng cứ được phân ra thành chứng cứ theo người và chứng cứ theo vật.

4.3.2. Phân loại chứng cứ căn cứ vào hình thức tạo thành chứng cứ

Căn cứ vào hình thức tạo thành chứng cứ, chứng cứ được chia thành chứng cứ gốc và chứng cứ thuật lại.

Chứng cứ gốc là những sự kiện thực tế đầu tiên về sự kiện cần chứng minh. Thông tin đó có liên quan trực tiếp đến sự kiện cần chứng minh.

Chứng cứ thuật lại là những chứng cứ được sao chép lại từ những chứng cứ khác. Giữa chứng cứ thuật lại và chứng cứ gốc là một khâu trung gian.

4.3.3. Phân loại chứng cứ căn cứ vào mối liên hệ giữa chứng cứ với những sự kiện cần chứng minh

Căn cứ vào mối liên hệ giữa chứng cứ với sự kiện cần chứng minh, chứng cứ được chia ra thành chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp

Chứng cứ trực tiếp là những sự kiện, tin tức thực tế mà dựa vào đó Tòa án có thể rút ra được một kết luận xác thực là có hay không có trong thực tế những sự kiện cần chứng minh. Ví dụ: Bản di chúc trong tranh chấp về thừa kế, bản hợp đồng trong tranh chấp về hợp đồng.

Chứng cứ gián tiếp là chứng cứ nếu đứng độc lập thì giúp Tòa án rút ra không phải là một kết luận nhất định nào đó mà là nhiều giả thiết, nhiều giả thiết này nếu được so sánh với các chứng cứ khác thì giúp Tòa án tìm ra được một kết luận nhất định.

II.THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ1. Khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự 1. Khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự

1.1. Khởi kiện vụ án dân sự

1.1.1. Quyền khởi kiện vụ án dân sự

Quyền khởi kiện vụ án dân sự là quyền tố tụng của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác.

Các chủ thể có quyền khởi kiện vụ án dân sự được quy định tại Điều 161, 162 BLTTDS. Cụ thể như sau:

- Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

- Cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình trong trường hợp do Luật hôn nhân và gia đình quy định.Chẳng hạn, yêu cầu Tòa án huỷ việc kết hôn trái pháp luật, xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, cấp dưỡng, chấm dứt việc nuôi con nuôi....

- Công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động do pháp luật quy định.

- Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách.

1.1.2. Điều kiện thực hiện quyền khởi kiện vụ án dân sự

Để thực hiện quyền khởi kiện vụ án dân sự, các chủ thể của quyền khởi kiện vụ án dân sự phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Một là phải có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hay tranh chấp, trừ trường hợp

pháp luật có quy định khác.

Hai là việc khởi kiện vụ án dân sự phải đúng thẩm quyền của Tòa án. Đối với những

việc pháp luật quy định phải được cơ quan khác giải quyết trước khi Tòa án giải quyết thì chỉ được khởi kiện khi cơ quan hữu quan đã giải quyết.

án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.

Bốn là đối với những việc pháp luật quy định thời hiệu khởi kiện thì việc khởi kiện

phải được tiến hành trong thời hiệu khởi kiện.

Ngoài các điều kiện trên, đối với cá nhân muốn khởi kiện vụ án dân sự còn phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Những người không có năng lực hành vi tố tụng dân sự, trong trường hợp cần yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ thì người đại diện theo pháp luật khởi kiện thay. Đối với các tổ chức, muốn khởi kiện phải có tư cách pháp nhân. Với tổ chức không có tư cách pháp nhân, các thành viên của tổ chức có thể cùng khởi kiện.

1.2. Thụ lý vụ án dân sự và trả lại đơn khởi kiện

1.2.1. Thụ lý vụ án dân sự

Thụ lý vụ án dân sự là việc Tòa án nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện và vào sổ thụ lý vụ án dân sự để giải quyết.

Việc thụ lý vụ án dân sự được thực hiện theo trình tự sau:

- Khi nhận được đơn khởi kiện Tòa án phải nghiên cứu xem đã rõ ràng chưa, nếu thiếu Toà án có thể yêu cầu người khởi kiện sửa đổi, bổ sung;

- Xét xem người khởi kiện có quyền khởi kiện không;

- Trên cơ sở yêu cầu khởi kiện, xác định thẩm quyền của Tòa án đối với việc giải quyết vụ án;

- Sau khi đã nghiên cứu, xem xét kỹ các mặt, nếu thấy đủ điều kiện để thụ lý vụ án thì Tòa án ấn định mức tiền tạm ứng án phí nguyên đơn phải nộp và thông báo cho họ nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí tại Cơ quan thi hành án cùng cấp nơi Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án. Trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nộp đơn nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí, trừ trường hợp được miễn án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí. Tòa án có thể gia hạn nộp tiền tạm ứng án phí thêm một tháng. Hết hạn đó nếu nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng án phí thì Tòa án không thụ lý vụ án.

- Khi nguyên đơn xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí, Tòa án vào sổ thụ lý vụ án. Thời hạn chuẩn bị xét xử tính từ ngày thụ lý vụ án. Nếu người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Tòa án thụ lý vụ án từ ngày nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo (Điều 171 BLTTDS).

1.2.2. Những trường hợp trả lại đơn kiện

Đối với những trường hợp sau, theo Điều 168 BLTTDS, Tòa án không thụ lý vụ án mà trả lại đơn kiện cho người khởi kiện:

- Thời hiệu khởi kiện đã hết;

- Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;

- Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường

hợp vụ án mà Toà án bác đơn xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại hoặc vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Toà án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện;

- Hết thời hạn được thông báo theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự mà người khởi kiện không đến Toà án làm thủ tục thụ lý vụ án, trừ trường hợp có lý do chính đáng;

- Chưa có đủ điều kiện khởi kiện;

- Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w