Di sản dùng vào việc thờ cúng

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ (Trang 51)

- Đối với di chúc miệng

2.6. Di sản dùng vào việc thờ cúng

Pháp luật nước ta trên nguyên tắc tôn trọng tín ngưỡng của nhân dân nên tại Điều 670 BLDS đã quy định người lập di chúc có quyền để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng và có quyền chỉ định, giao nghĩa vụ cho người thừa kế thực hiện việc thờ cúng với nội dung như sau:

Nếu người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng. Nếu người được chỉ định thực hiện việc thờ cúng không thực hiện việc thờ cúng đúng như người lập di chúc đã dặn lại hoặc không đúng như thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền lấy lại tài sản dùng vào việc thờ cúng để giao cho một người khác quản lý để thờ cúng.

Nếu trong di chúc không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử ra một người quản lý di sản thờ cúng đó.

Nếu tất cả những người thừa kế theo di chúc đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang thực tế quản lý số di sản đó (phải là người trong diện những người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản).

Pháp luật nước ta cho phép người để lại thừa kế dùng một phần di sản để thờ cúng là sự ghi nhận và tôn trọng bản sắc văn hoá của dân tộc. Phát huy lòng tôn kính của thế hệ sau đối với những người đã khuất. Vì vậy, về nguyên tắc, di sản dùng vào việc thờ cúng phải được giữ lại từ đời này qua đời khác. Người quản lý di sản thờ cúng không được sử dụng vào mục đích khác và không được định đoạt tài sản này.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w