Thừa kế theo pháp luật

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ (Trang 52)

- Đối với di chúc miệng

3. Thừa kế theo pháp luật

3.1. Khái niệm thừa kế theo pháp luật

Nếu người chết có để lại di chúc thì quá trình dịch chuyển đó sẽ căn cứ vào ý chí của người để lại di sản được thể hiện trong di chúc.

Trong những trường hợp người chết không để lại di chúc, không xác định được ý chí của người để lại di sản thì di sản được dịch chuyển theo các quy định của pháp luật. Điều 674 BLDS quy định: "Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và

trình tự thừa kế do pháp luật quy định". Theo quy định trên, người được hưởng di sản là

những người được pháp luật xác định theo từng hàng thừa kế dựa trên mối quan hệ thân thích, ruột thịt giữa họ với người chết. Những người này chỉ được hưởng thừa kế với những điều kiện sau:

- Còn sống vào thời điểm mở thừa kế.

- Sinh ra và còn sống sau khi người có tài sản chết nhưng đã thành thai trước khi người đó chết.

- Không có những hành vi đã được quy định tại Khoản 1 Điều 643 BLDS.

3.2. Các trường hợp thừa kế theo pháp luật

Điều 675 BLDS quy định:

"1) Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau:

a. Không có di chúc;

b. Di chúc không hợp pháp;

c. Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc, cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm

mở thừa kế;.

d. Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền hưởng di sản.

2) Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: a. Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b. Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực

c. Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền hưởng di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế”.

3.3. Diện và hàng thừa kế theo pháp luật

3.3.1. Diện thừa kế theo pháp luật

Diện những người thừa kế theo pháp luật là phạm vi những người có thể được hưởng di sản của người chết theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 676 BLDS thì phạm vi trên được xác định như sau:

- Người có quan hệ hôn nhân với người đã chết: Là quan hệ vợ chồng được xác lập thông qua việc kết hôn. Đây là sự kiện làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng được pháp luật xác định và bảo vệ. Theo mối quan hệ này thì người thừa kế theo pháp luật của người chết là vợ hoặc chồng của người đó.

- Người có quan hệ nuôi dưỡng với người đã chết: Được xác lập thông qua việc nhận nuôi con nuôi. Việc nhận nuôi con nuôi phải được đăng ký và làm thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình và pháp luật về hộ tịch.

- Người có quan hệ huyết thống với người chết. Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ hoặc bàng hệ được xác định thông qua sự kiện sinh đẻ. Phạm vi những người thừa kế theo pháp luật được xác định từ quan hệ huyết thống bao gồm:

+ Huyết thống trực hệ: Các cụ, ông, bà, cha đẻ, mẹ đẻ của người chết; cháu là người thừa kế của ông, bà; chắt là người thừa kế của các cụ .

+ Huyết thống bàng hệ: Anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cô ruột, dì ruột, cậu ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là cô, dì, chú, bác, cậu ruột.

3.3.2. Hàng thừa kế theo pháp luật

Phạm vi những người thừa kế theo pháp luật (diện thừa kế) được xác định thông qua các mối quan hệ nói trên được pháp luật xếp theo từng hàng thừa kế.

Có ba hàng thừa kế theo pháp luật sau đây:

con nuôi của người chết.

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là ông bà nội, ngoại.

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

3.4. Thừa kế thế vị

Điều 677 BLDS quy định: “Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước

người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng đã chết trước người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.

Theo quy định trên thì: Thừa kế thế vị là việc con thay thế vị trí của bố hoặc mẹ đẻ nhận di sản thừa kế từ ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cụ nội, cụ ngoại nếu bố mẹ đã chết trước những người này. Phần di sản mà người con được hưởng trong di sản của người để lại thừa kế nói trên là phần di sản mà bố hoặc mẹ của họ được hưởng nếu còn sống. Tất cả các cháu, chắt được hưởng một suất nếu bố, mẹ cháu còn sống được hưởng.

3.5. Thanh toán và phân chia di sản

- Họp mặt những người thừa kế

Trước khi phân chia di sản, những người thừa kế cần họp mặt để cùng nhau bàn bạc thỏa thuận và thống nhất những vấn đề liên quan đến việc quản lý và phân chia di sản. Việc thỏa thuận này được quyết định theo đa số.

Mục đích của họp mặt những người thừa kế nhằm tăng cường sự đoàn kết nhất trí của những người thừa kế trong việc cùng nhau hưởng di sản, khuyến khích họ tự giải quyết phân chia di sản một cách hòa thuận, giảm bớt những tranh chấp không đáng có trong thực tế.

Việc họp mặt những người thừa kế được BLDS quy định tại Điều 681. Tuy nhiên, có phải họp mặt để bàn bạc về những vấn đề nói trên hay không hoàn toàn do những người thừa kế quyết định. Họ có thể họp mặt nếu xét thấy cần thiết. Tuy nhiên, khi đã họp mặt thì những kết quả đã thỏa thuận được phải ghi cụ thể trong một số văn bản như: Biên bản họp mặt những người thừa kế. Đây là bằng cứ pháp lý dự phòng cho những trường hợp tranh chấp về sau này. Vì vậy, trong văn bản phải có đầy đủ chữ ký của tất cả những người thừa kế. Đối với những người thừa kế không có hoặc chưa có năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thay mặt cho họ ký vào văn bản đó.

Trong cuộc họp mặt, những người thừa kế cần phải thỏa thuận với nhau về những vấn đề gì, tùy theo từng trường hợp cụ thể sau đây:

+ Nếu người để lại di sản đã chỉ định người quản lý di sản, người phân chia di sản thì cuộc họp mặt chỉ cần thỏa thuận về cách thức phân chia và hưởng di sản thừa kế.

+ Nếu người để lại di sản không chỉ định người quản lý, người phân chia di sản thì cuộc họp mặt cần thỏa thuận cử người quản lý di sản trong thời gian di sản chưa được

phân chia nhằm tránh hư hỏng mất mát hoặc phân tán di sản thừa kế. Trong cuộc họp mặt này những người thừa kế có thể cử luôn người phân chia di sản và cách thức phân chia nhưng cũng có thể chưa cần bàn đến nội dung này nếu họ xác định đến lúc phân chia di sản sẽ có một cuộc họp mặt tiếp theo.

+ Về nguyên tắc, nếu có người quản lý, người phân chia di sản thì những người thừa kế phải cùng nhau thỏa thuận để xác định với người đó về quyền và nghĩa vụ của họ. Tuy nhiên nếu không xác định thì quyền và nghĩa vụ của những người đó được xác định và thực hiện theo quy định tại các Điều 639, 640 và Điều 682 BLDS.

- Thanh toán di sản thừa kế

Trước khi di sản được phân chia cho những người thừa kế phải dùng di sản đó để thanh toán các nghĩa vụ về tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế theo thứ tự - ưu tiên đã được quy định tại điều 683 của BLDS như sau:

+ Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

+ Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; + Tiền cấp dưỡng còn thiếu;

+ Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; + Tiền công lao động;

+ Tiền bồi thường thiệt hại;

+ Thuế và các món nợ khác đối với Nhà nước; + Tiền phạt;

+ Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc tổ chức khác; + Chi phí cho việc bảo quản di sản;

+ Các chi phí khác.

- Phân chia di sản thừa kế

Di sản thừa kế được phân chia cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.

- Phân chia di sản theo di chúc

Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế, thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Trong trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật, thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu huỷ do lỗi của người khác, thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Trong trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản, thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.

- Phân chia di sản theo pháp luật

Khi phân chia di sản nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra, thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra sẽ được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra, thì những người thừa kế khác được hưởng.

Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật, thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được, thì hiện vật được bán để chia.

- Hạn chế phân chia di sản

Trong trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thoả thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định, thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.

Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định, nhưng không quá ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế; nếu hết thời hạn do Tòa án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Tòa án cho chia di sản thừa kế.

Trong trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trong trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

PHẦN II. LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAMI. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM 1. Khái niệm luật tố tụng dân sự Việt Nam

Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, Nhà nước bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của mọi chủ thể. Khi cá nhân, pháp nhân hay chủ thể khác có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm thì theo thủ tục do pháp luật quy định chủ thể đó được khởi kiện vụ án

dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ (Điều 4 Bộ luật tố tụng dân sự 2004) (sau đây viết tắt là BLTTDS). Các Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tòa án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật. Trong phạm vi chức năng của mình Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, các vi phạm pháp luật khác (Điều 1 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002). Do vậy, khi có chủ thể khởi kiện vụ án dân sự thì Tòa án có thẩm quyền phải thụ lý vụ án và giải quyết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Các vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động mà đương sự yêu cầu Tòa án giải quyết được gọi là vụ việc dân sự. Trong đó, những việc có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên được gọi là vụ án dân sự; những việc không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên được gọi là việc dân sự. Khi bản án, quyết định về dân sự của Tòa án có hiệu lực pháp luật, Cơ quan thi hành án có nhiệm vụ tổ chức thi hành các bản án, quyết định này nếu đương sự có đơn yêu cầu thi hành án, trừ những trường hợp mà pháp luật có quy định khác.

Quá trình giải quyết vụ án và thi hành án dân sự bao gồm những hoạt động khác nhau của Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, các đương sự và những người tham gia tố tụng. Tất cả các hoạt động của các chủ thể trong quá trình giải quyết vụ án và thi hành án dân sự đều phải thực hiện theo đúng trình tự mà pháp luật quy định. Trong khoa học pháp lý, trình tự do pháp luật quy định cho việc giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự được gọi là "tố tụng dân sự" . Trình tự này bao gồm các giai đoạn khởi kiện, giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w