Phiên tòa sơ thẩm dân sự

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ (Trang 73)

- Đối với di chúc miệng

3. Phiên tòa sơ thẩm dân sự

3.1. Thủ tục bắt đầu phiên tòa

Thủ tục bắt đầu phiên toà được quy định tại các điều từ Điều 213 tới Điều 215 BLTTDS.

Trước khi tiến hành phiên tòa, cán bộ Tòa án được phân công làm thư ký phiên tòa kiểm tra những người được triệu tập đã có mặt chưa, nếu có người vắng mặt thì tìm hiểu lý do, sau đó phổ biến nội quy của phiên tòa. Khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án thì mọi người phải đứng dậy. Thủ tục bắt đầu phiên toà được tiến hành như sau:

- Chủ toạ phiên toà khai mạc phiên toà và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.

- Thư ký Toà án báo cáo với Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên toà theo giấy triệu tập, giấy báo của Toà án và lý do vắng mặt.

- Chủ toạ phiên toà kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiên toà theo giấy triệu tập, giấy báo của Toà án và kiểm tra căn cước của đương sự.

- Chủ toạ phiên toà phổ biến quyền, nghĩa vụ của các đương sự và của những người tham gia tố tụng khác.

- Chủ toạ phiên toà giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch.

- Chủ toạ phiên toà hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch xem họ có yêu cầu thay đổi ai không.

- Trong trường hợp có người yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch thì Hội đồng xét xử phải xem xét, quyết định

- Khi có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên toà mà không thuộc trường hợp Toà án phải hoãn phiên toà thì chủ toạ phiên toà phải hỏi xem có ai đề nghị hoãn phiên toà hay không; nếu có người đề nghị thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định việc hoãn phiên toà.

- Trong trường hợp lời khai của đương sự và người làm chứng có ảnh hưởng lẫn nhau thì chủ toạ phiên toà có thể quyết định cách ly đương sự với người làm chứng trước khi hỏi người làm chứng.

3.2. Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa

Thủ tục xét hỏi được quy định tại các điều từ Điều 217 tới Điều 231 BLTTDS. Thủ tục này được tiến hành như sau:

- Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ các tình tiết của vụ án bằng cách nghe lời trình bày của người bảo vệ quyền lợi hợp pháp đương sự và nghe ý kiến bổ sung của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người đại diện đương sự.

- Sau khi nghe xong lời trình bày của đương sự, việc hỏi từng người về từng vấn đề được thực hiện theo thứ tự chủ toạ phiên toà hỏi trước rồi đến Hội thẩm nhân dân, sau đó đến người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự và những người tham gia tố tụng khác; trường hợp có Kiểm sát viên tham gia phiên toà thì Kiểm sát viên hỏi sau đương sự.

- Kết hợp với việc xét hỏi, Hội đồng xét xử công bố các tài liệu của vụ án, xem xét các tài liệu, vật chứng, kết luận giám định.

3.3. Tranh luận tại phiên tòa

Thủ tục tranh luận được quy định tại các điều từ Điều 232 tới Điều 235 BLTTDS. Sau khi kết thúc việc xét hỏi, Hội đồng xét xử hướng dẫn các đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền lợi của đương sự tiến hành tranh luận. Khi tranh luận, những người tham gia tranh luận không trình bày lại sự việc mà trình bày ý kiến của mình về đánh giá chứng cứ, hướng giải quyết vụ án.

Khi phát biểu về đánh giá chứng cứ, đề xuất quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án, người tham gia tranh luận phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và đã được xem xét, kiểm tra tại phiên toà cũng như kết quả việc hỏi tại phiên toà. Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác. Chủ toạ phiên toà không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến, nhưng có quyền cắt những ý kiến không có liên quan đến vụ án.

Trong trường hợp Kiểm sát viên tham gia phiên toà thì sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, chủ toạ phiên toà đề nghị Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.

Qua tranh luận, nếu xét thấy có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, việc xem xét chưa được đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc hỏi; sau khi hỏi xong phải tiếp tục tranh luận.

Hội đồng xét xử nghị án tại phòng riêng, khi nghị án, Hội đồng xét xử xem xét tất cả các vấn đề của vụ án và các yêu cầu của đương sự.

Trong quá trình nghị án, chủ tọa phiên tòa nêu từng vấn đề để các thành viên của Hội đồng xét xử thảo luận. Hội đồng xét xử quyết định giải quyết các vấn đề của vụ án theo đa số.

Tùy từng trường hợp, Hội đồng xét xử chấp nhận toàn bộ hay một phần yêu cầu của đương sự hoặc bác toàn bộ các yêu cầu của đương sự.

Khi nghị án phải có biên bản ghi lại các ý kiến đã thảo luận của từng thành viên Hội đồng xét xử và quyết định của Hội đồng xét xử (Điều 236 BLTTDS).

3.5. Tuyên án

Khi tuyên án chủ tọa phiên tòa phải đứng đọc nguyên văn bản án từ đầu đến cuối. Nếu Tòa án xử kín vụ án thì tùy từng trường hợp, chủ tọa phiên tòa có thể đọc toàn bộ bản án hoặc chỉ tóm tắt nội dung sự việc và nhận định của Tòa án, nhưng phần quyết định của bản án thì phải đọc công khai. Sau khi đã tuyên án, chủ tọa phiên tòa giải thích cho các đương sự về quyền kháng cáo của họ.

Trong trường hợp có đương sự không biết tiếng Việt thì sau khi tuyên án, người phiên dịch phải dịch lại cho họ nghe toàn bộ bản án sang ngôn ngữ mà họ biết (Điều 239 BLTTDS).

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w