1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách du lịch nhật bản

89 1K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 177,5 KB

Nội dung

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài nhằm thực hiện một số nhiệm vụ và đạt được các mục tiêunhư sau: - Mục tiêu nghiên cứu: + Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch

Trang 1

Lời cảm ơn

Được sự cho phép của khoa Khách sạn-Du lịch trường Đại học Thương Mại nhóm

nghiên cứu chúng em đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học : “Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý của khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam”.

Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu lời đầu tiên chúng em xin bày tỏ lời cảm ơn chânthành nhất đến cô giáo Ths Dương Thị Hồng Nhung đã tận tình chu đáo giúp đỡ chúng

em trong quá trình thực hiện đề tài Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến khoa Kháchsạn- Du lịch và trường Đại học Thương Mại cũng đã giúp đỡ chúng em điều kiện tốt nhất

để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học

Mặc dù đã hết sức nỗ lực và cố gắng, nhưng do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn hẹpnên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự chỉ đạo và đónggóp ý kiến từ các thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn nữa

Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 3 năm 2015 Nhóm thực hiện

Lê Thị Thanh

Đào Thu Phương Trần Linh Phương

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 Tổng quan nghiên cứu

5 Kết cấu đề tài nghiên cứu

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH DỰA TRÊN ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA KHÁCH DU LỊCH

1.1 Khái luận về sản phẩm du lịch và đặc điểm tâm lý khách du lịch

1.1.3.1 Khái niệm tâm lý khách du lịch

1.1.3.2 Đặc điểm hành vi tiêu dùng du lịch của du khách

1.1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý của khách du lịch

1.2 Nội dung nghiên cứu về phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách du lịch

1.2.1 Mục tiêu và vai trò của phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách du lịch

1.2.1.1 Mục tiêu của phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách du lịch

Trang 3

1.2.1.2 Vai trò của phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách du lịch

1.2.2 Điều kiện phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách du lịch

1.2.2.1 Những điều kiện chung

1.2.2.2 Những điều kiện đặc trưng

1.2.3 Nội dung phát triển

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển các sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách du lịch

1.3.1 Các nhân tố khách quan

1.3.2 Các nhân tố chủ quan

1.4 Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý tại một số quốc gia.

1.4.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch của Singapore

1.4.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch của Thái Lan.

1.4.3 Kinh nghiệm phát triển du lịch của Nhật Bản

1.4.4 Kinh nghiệm phát triển du lịch của Malaysia

1.4.5 Kinh nghiệm phát triển du lịch từ Indonesia

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH DỰA TRÊN ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN ĐẾN VIỆT NAM 2.1 Phương pháp nghiên cứu

2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

2.1.1.1 Thu thập dữ liệu sơ cấp

2.1.1.2 Thu thập dữ liệu thứ cấp

2.1.2 Các phương pháp xử lý số liệu

2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến việc phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam.

2.2.1 Tình hình phát triển du lịch của Việt Nam trong thời gian qua

2.2.1.1 Khái quát về tài nguyên du lịch Việt Nam

Trang 4

2.2.1.2 Tình hình kinh doanh của ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 2011- 2014

2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch ở Việt Nam

2.2.2.1 Khí hậu và môi trường

2.2.2.2 Kinh tế

2.2.2.3 Cơ sở hạ tầng viễn thông

2.2.2.4 Tình hình an ninh, chính trị, an toàn xã hội

2.2.2.5 Chính sách phát triển du lịch

2.3 Kết quả nghiên cứu thực trạng phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý của khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam

2.3.1 Đặc điểm tâm lý của thị trường khách du lịch Nhật Bản

2.3.1.1 Một số đặc điểm khái quát về đất nước Nhật Bản

2.3.1.2 Đặc điểm tiêu dùng của khách Nhật

2.3.1.3 Quan hệ ngoại giao Việt-Nhật, sự hợp tác về du lịch giữa hai nước

2.3.2 Kết quả khai thác thị trường khách du lịch Nhật Bản trong thời gian qua

2.3.2.1 Số lượng và cơ cấu khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam qua các năm

2.3.2.2 Một số nguyên nhân thúc đẩy người Nhật Bản sang Việt Nam du lịch

2.3.3 Thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách di lịch Nhật Bản đến Việt Nam

2.3.3.1 Về điều kiện phát triển

2.3.3.2 Đặc điểm khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam

2.3.3.3 Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch

2.3.3.4 Thực trạng xúc tiến quảng bá các sản phẩm du lịch

2.4.1 Ưu điểm và nguyên nhân

2.4.1.1 Ưu điểm

2.4.1.2 Nguyên nhân của các ưu điểm

2.4.2 Nhược điểm và nguyên nhân

2.4.2.1 Nhược điểm

2.4.2.2 Nguyên nhân của các nhược điểm

Trang 5

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH DỰA TRÊN ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN ĐẾN VIỆT NAM

3.1 Xu hướng phát triển và một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách di lịch Nhật Bản đến Việt Nam

3.1.1 Mục tiêu, phương hướng phát triển ngành du lịch Việt Nam

3.1.1.1 Mục tiêu phát triển

3.1.1.2 Phương hướng phát triển

3.1.2 Xu hướng phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách di lịch Nhật Bản đến Việt Nam

3.1.3 Một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách di lịch Nhật Bản đến Việt Nam

3.1.3.1 Đối với Tổng cục Du lịch

3.1.3.2 Đối với chính quyền địa phương tại điểm đến du lịch

3.1.3.3 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch

3.2 Các đề xuất và kiến nghị nhằm phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách di lịch Nhật Bản đến Việt Nam

3.2.1 Đối với Nhà nước

3.2.2 Đối với Tổng cục du lịch

Trang 6

Danh mục các bảng

2.1 Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam và khách nội địa

giai đoạn 2011- 20142.2 Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2011- 2014

2.3 Cơ cấu khách du lịch Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc

đếnViệt Nam chia theo thị trường khách giai đoạn

2011-20142.4 Lượng khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam giai đoạn

2011-20142.5 Chi tiêu bình quân một ngày khách du lịch Nhật Bản tại

Việt Nam2.6 Chi tiêu một ngày của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

Danh mục các biểu đồ

2.1 Cơ cấu giới tính khách du lịch Nhật Bản tới Việt Nam

2.2 Thời gian lưu trú của khách du lịch Nhật Bản tại Việt Nam

2.3 Tỷ lệ khách du lịch Nhật Bản trở lại Việt Nam

2.4 Cơ cấu khách du lịch Nhật Bản theo nghề nghiệp tới Việt

Nam

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, du lịch đã và đang trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đờisống văn hóa, xã hội ở nhiều nước trên thế giới Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành mộttrong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước phát triển và mạng lưới du lịch đãđược thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Việc phát triển du lịch đã mang lại lợiích kinh tế to lớn cho mỗi quốc gia, cụ thể là lợi nhuận thu được thông qua việc tiêu dùngcác sản phẩm du lịch của du khách Bên cạnh đó, vì sản phẩm du lịch mang tính liênngành có quan hệ đến nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế nên việc phát triển du lịch sẽkéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân

Đối với nước ta, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh

tế chung của cả nước, đem lại hiệu quả kinh tế rất cao Cụ thể, năm 2012, doanh thungành du lịch Việt Nam là 160.000 tỷ đồng, đóng góp 5% vào GDP của Việt Nam Năm

2013, doanh thu ngành du lịch Việt Nam đạt khoảng 200.000 tỷ đồng Theo dự báo củaTổng cục du lịch Việt Nam, dự kiến năm 2015 ngành du lịch Việt Nam sẽ thu hút 7-8triệu lượt khách quốc tế, 32-35 triệu khách nội địa, con số tương ứng năm 2020 là 11-12triệu khách quốc tế; 45-48 triệu khách nội địa, doanh thu từ du lịch dự kiến sẽ đạt 18-19

tỷ USD năm 2020

Thị trường khách du lịch Nhật Bản được coi là một trong những thị trường lớn nhấttrên thế giới với với lượng khách du lịch nước ngoài những năm gần đây có thể lên đến

18 triệu lượt khách mỗi năm Đối với Việt Nam, trong những năm gần đây, lượng khách

du lịch Nhật Bản đến Việt Nam ngày càng tăng và trở thành một trong những nước cólượng khách inbound vào Việt Nam lớn nhất, với 481.519 lượt khách vào năm 2011, chỉđứng sau Trung Quốc và Hàn Quốc Tuy nhiên so với một số nước khác như Thái Lan

Trang 8

hay Singapore, số lượng khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam vẫn còn ít, thời gian lưutrú không dài và chi tiêu trung bình du lịch còn thấp Nguyên nhân là do nước ta vẫn cònnhều hạn chế trong việc thu hút khách du lịch Nhật Bản trong đó có những hạn chế vềphát triển các sản phẩm du lịch Thêm vào đó, cạnh tranh giữa các nước trong khu vựctrong việc thu hút khách du lịch Nhật Bản ngày càng lớn Do đó, việc nghiên cứu các đặcđiểm tâm lý của khách du lịch Nhật Bản để phát triển các sản phẩm du lịch nhằm đẩymạnh thu hút khách du lịch Nhật Bản rất có ý nghĩa với các doanh nghiệp du lịch

Qua sự phân tích trên, nhóm chúng em đã chọn đề tài “Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý của khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam” Với đề tài này,

nhóm chúng em hy vọng đánh giá được thực trạng và hoạt động để từ đó đưa ra một sốphương hướng và giải pháp khắc phục những tồn tại và đẩy mạnh việc phát triển các sảnphẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách du lịch Nhật Bản, tạo điều kiện để ngành dulịch ta thâm nhập sâu hơn vào thị trường khách du lịch Nhật Bản

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài nhằm thực hiện một số nhiệm vụ và đạt được các mục tiêunhư sau:

- Mục tiêu nghiên cứu:

+ Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của

+ Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận liên quan đến việc phát triển các sản phẩm

du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách du lịch

Trang 9

+ Đánh giá thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lýkhách du lịch Nhật Bản đến Viêt Nam.

+ Đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hơn nữa các sản phẩm du lịch dựa trên đặcđiểm tâm lý khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các sản phẩm du lịch được xây dựng dựa trên đặcđiểm tâm lý khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đến ViệtNam giai đoạn 2011-2014 và định hướng nghiên cứu cho các năm tiếp theo

+ Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tập trung trên toàn lãnh thổ Việt Nam

+ Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu về phát triển các sản phẩm du lịch dựa trên đặcđiểm tâm lý khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam Đồng thời, đề xuất một số giải phápnhằm phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách du lịch Nhật Bản đếnViệt Nam

4 Tổng quan nghiên cứu

Liên quan đến vấn đề phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý củakhách du lịch, chúng em đã tìm hiểu được một số tài liệu liên quan

Về phát triển các sản phẩm du lịch, các giảng viên, sinh viên của trường Đại họcThương Mại cũng có những đóng góp khác nhau, các giải pháp marketing nhằm thu hútkhách du lịch tới Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh hay các giải pháp nhằm hoànthiện phát triển các sản phẩm du lịch :

Các luận văn thạc sĩ Trường Đại học Thương Mại:

Lê Thị Ánh Duyên (2013), Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ ăn uống của chuỗi nhà hàng Ashima thuộc công ty cổ phần thương mại dịch vụ Cổng Vàng trên địa bàn thành phố Hà Nội Tác giả đưa ra những đánh giá về thị phần, vị thế, của

công ty cổ phần thương mại dịch vụ Cổng Vàng: đánh giá chất lượng của các sản phẩmdịch vụ ăn uống của chuối nhà hàng Ashima và sự đa dạng của dịch vụ của công ty Đồngthời tác giả cũng đưa ra một số ưu điểm, nhược điểm của công ty từ đó đưa ra một số giải

Trang 10

pháp nhằm khắc phục những hạn chế cho công ty như: đa dạng hóa sản phẩm, phát triểnthị trường, chính sách giá hợp lý, tăng cường quảng bá và xúc tiến thương mại.

Nguyễn Hải Hường (2013), Quản lý phát triển du lịch làng nghề trên địa bàn Hà Nội Bài luận văn trình bày những lý luận về quản lý phát triển du lịch làng nghề, đánh

giá thực trạng quản lý và phát triển du lịch làng nghề tại Hà Nội Đồng thời tác giả đưa racác nhận xét đánh giá về thực trạng về phát triển du lịch làng nghề trên địa bàn Hà Nội và

đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý phát triển du lịch làng nghề tại Hà Nộitrong thời gian tới

Các luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại:

Đỗ Minh Phượng (2008), Giải pháp marketing nhằm tăng cường thu hút khách du lịch Nhật Bản của Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) Đề tài đã đánh

giá tình hình hoạt động kinh doanh, hoạt động marketing của công ty VietNam Airlines

và đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm giúp công ty tăng cường thu hút khách du lịchNhật Bản

Lê Thị Bưởi (2011), Phát triển các sản phẩm dịch vụ du lịch mới với điểm đến du lịch Thanh Hoá giai đoạn 2010 – 2020 Đề tài bao gồm một số lý luận về phát triển các

dịch vụ du lịch mới, các phương pháp nghiên cứu và thực trạng phát triển các sản phẩmdịch vụ du lịch mới tại Thanh Hóa Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp để phát triển sảnphẩm dịch vụ du lịch mới tại Thanh Hóa trong giai đoạn 2010-2020

Các đề tài nghiên cứu khoa học của Trường đại học Thương Mại:

Với đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, tác giả Vũ Đức Minh - chủ nhiệm đề tài

(2007), Giải pháp phát triển một số loại hình du lịch mới, phù hợp với thủ đô Hà Nội trong tiến trình hội nhập và phát triển đã cho thấy thực trang kinh doanh các loại hình du

lịch mới tại Hà Nội như du lịch mua sắm, du lịch sự kiện thể thao, du lịch MICE…Sau đótác giả đưa ra các định hướng phát triển và các giải pháp phù hợp cho từng loại hình dulịch mới

Với đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, tác giả Đỗ Trang Đoan - chủ nhiệm

đề tài (2010), Giải pháp phát triển dịch vụ du lịch biển Hải Hoà - Tĩnh Gia - Thanh Hoá

gồm các khái luận về du lịch biển và thực trạng phát triển dịch vụ du lịch biển, các loại

Trang 11

hình du lịch biển tại Hải Hòa-Tĩnh Gia-Thanh Hóa từ đó đánh giá ưu nhược điểm và đềxuất giải pháp khắc phục nhược điểm và phương hướng phát triển cho dịch vụ du lịchbiển Hải Hoà - Tĩnh Gia - Thanh Hoá.

Các công trình nghiên cứu, luận văn nói trên đã đề cập tới nhiều vấn đề trong phát triểncác sản phẩm du lịch như phát triển du lịch biển, du lịch MICE, du lịch sự kiện thể thao,

du lịch mua sắm…, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển một sốsản phẩm, dịch vụ du lịch, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp du lịch.Tuy nhiên, trong các đề tài trên chưa có đề tài nào nghiên cứu về sản phẩm du lịchchuyên biệt dành cho khách du lịch Nhật Bản, các sản phẩm mang tính phù hợp với vănhóa truyền thống sở thích và các đặc điểm tâm lý riêng của khách du lịch Nhật Bản Vậy

đề tài “Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý của khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam” không trùng với các công trình đã công bố trước đây.

5 Kết cấu đề tài nghiên cứu

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặcđiểm tâm lý của khách du lịch

Chương 2: Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý củakhách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để phát triển sản phẩm du lịch dựatrên đặc điểm tâm lý khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam

Trang 12

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH DỰA TRÊN ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA KHÁCH DU LỊCH 1.1 Khái luận về sản phẩm du lịch và đặc điểm tâm lý khách du lịch

Từ khái niệm về sản phẩm và khái niệm về du lịch như trên, một số tác giả và công trìnhnghiên cứu đã đưa ra các khái niệm về sản phẩm du lịch như sau:

Theo quan điểm Marketing: "Sản phẩm du lịch là những hàng hoá và dịch vụ có thểthoả mãn nhu cầu của khách du lịch, mà các doanh nghiệp du lịch đưa ra chào bán trênthị trường, với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm và tiêu dùng của khách du lịch"

Theo Điều 4 chương I - Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 giải thích từ ngữ: “Sảnphẩm du lịch (tourist product) là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu củakhách du lịch trong chuyến đi du lịch”

Ví dụ: du lịch thăm quan di tích kết hợp với du lịch nghiên cứu bản sắc văn hóacác dân tộc tiểu số ở Đông Trường Sơn; du lịch tham quan nghiên cứu hệ sinh thái caonguyên gắn với các sản vật hoa, cà phê, voi ở các tỉnh Tây Nguyên, các sản phẩm thổcẩm ở Sa Pa, các loại sản phẩm nón lá ở Huế…

Trang 13

Từ các khái niệm và quan điểm trên, ta có thể khái quát về sản phẩm du lịch baogồm:

- Theo nghĩa rộng: Sản phẩm du lịch có thể được hiểu là tất cả các hàng hoá và dịch vụ

mà khách du lịch tiêu dùng cho chuyến đi du lịch của họ

- Theo nghĩa hẹp: Sản phẩm du lịch là các hàng hoá và dịch vụ mà khách mua lẻ hoặctrọn gói, do các doanh nghiệp du lịch tạo ra nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch

1.1.1.2 Phân loại sản phẩm du lịch

Trong thị trường du lịch hiện nay sản phẩm du lịch rất phong phú và đa dạng, đượcchia ra làm hai loại sau: sản phẩm vật chất và sản phẩm tinh thần Sản phẩm vật chất làtoàn bộ các hàng hóa, tiện nghi, điều kiện, phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu của dukhách Sản phẩm du lịch vật chất cũng có thể là các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của dukhách như: vận chuyển, ăn uống, nghỉ ngơi, đồ lưu niệm, các dịch vụ vui chơi, giải trí.Sản phẩm du lịch tinh thần là những sản phẩm vô hình có vai trò hết sức quan trọng trongviệc thỏa mãn các nhu cầu cao cấp của du khách như: các giá trị văn hóa, lịch sử mà dukhách tìm hiểu, khám phá được khi thực hiện chuyến đi, cùng những trạng thái tâm lý(thỏa mãn hay không thỏa mãn) của du khách sau mỗi tour

Hiện nay việc phân loại sản phẩm du lịch dựa trên một số tiêu chí sau:

- Theo các yếu tố của sản phẩm du lịch:

+ Điểm thu hút khách (các di sản văn hóa, vườn quốc gia, bãi biển, công trình kiếntrúc, lễ hội, phong tục tập quán )

+ Khả năng tiếp cận của điểm đến (cơ sở hạ tầng, các loại phương tiện dịch chuyển,lịch trình hoạt động của các phương tiện đó)

+ Các tiện nghi và dịch vụ của điểm đến (các dịch vụ lưu trú, nhà hàng, các cửahàng bán lẻ, các khu vui chơi giải trí, khu thể thao )

+ Hình ảnh của điểm đến (Hình ảnh của một điểm đến là sự đánh giá của khách dulịch về điểm đến dựa trên niềm tin, thái độ và quan điểm của họ Trong suy nghĩ của dukhách có thể bao gồm cả những ấn tượng tích cực và tiêu cực về điểm đến.)

Trang 14

+ Giá cả hàng hoá, dịch vụ của điểm đến (ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua

và tiêu dùng các sản phẩm du lịch tại điểm đến của khách du lịch, luôn đòi hỏi giá cả phảiphù hợp với chất lượng dịch vụ được đáp ứng.)

Vì sản phẩm dịch vụ không tồn tại dưới dạng vật chất nên khách du lịch chỉ cảmnhận sản phẩm chứ không nhìn thấy, các dịch vụ đó như các hàng hoá khác, không mangđược chúng về nhà sau khi mua Khó trưng bày, không vận chuyển sản phẩm dịch vụtrong không gian như các hàng hoá thông thường khác

Sản phẩm du lịch thường là một kinh nghiệm nên rất dễ dàng bị sao chép, bắt chước vàviệc làm khác biệt hóa sản phẩm manh tính cạnh tranh khó khăn hơn lĩnh vực kinh doanhhàng hoá thông thường

- Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra đồng thời:

Đối với các sản phẩm thông thường, quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra táchbiệt nhưng đối với sản phẩm du lịch quá trình sản xuất và tiêu dùng hầu hết các dịch vụdiễn ra đồng thời Sản xuất và tiêu dùng dịch vụ du lịch trùng nhau cả về mặt thời gian vàkhông gian nên ta không thể sản xuất ra hàng loạt dịch vụ rồi mới tiêu dùng như sảnphẩm là hàng hoá và cũng không có thời gian để sửa chữa, loại bỏ các sản phẩm hư hỏngtrước khi tiêu dùng Vì sản phẩm du lịch nằm ở xa nơi cư trú của khách du lịch, nênkhách thường mua sản phẩm trước khi thấy sản phẩm

- Tính không đồng nhất :

Trang 15

Mỗi khách hàng có sở thích, thói quen không giống nhau do sự khác nhau về khuvực địa lý, sự ảnh hưởng của các nền văn hoá khác nhau tới lối sống, sự khác nhau vềtâm sinh lý, kinh nghiệm trải qua việc sử dụng nhiều lần….nên họ có những yêu cầu,đánh giá về chất lượng dịch vụ khác nhau Từ đó ta có thể thấy được rằng thật khó có thểđưa ra tiêu chuẩn chung cho các sản phẩm du lịch Điều này buộc các nhà quản trị doanhnghiệp du lịch phải đưa ra các sản phẩm du lịch đáp ứng được các nhu cầu khác nhau củatừng đối tượng du khách.

Chất lượng của các sản phẩm du lịch thường dao động trong một biên độ rất rộng,phụ thuộc vào nhiều yếu tố đến từ nhà cung cấp, khách hàng và các yếu tố bên ngoàikhác Vì thế khách hàng khó có thể kiểm tra chất lượng của sản phẩm du lịch trước khimua, gây khó khăn cho việc lựa chọn sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch do sự tổng hợp các ngành kinh doanh khác nhau Khách mua sảnphẩm du lịch ít trung thành với công ty bán sản phẩm.Việc tiêu dùng sản phẩm du lịchmang tính thời vụ

- Tính không dự trữ, tồn kho

Sản phẩm du lịch không thể lưu kho cất trữ: để thực hiện được các sản phẩm dulịch công ty lữ hành phải đặt trước các dịch vụ vận chuyển, ăn uống, ngủ nghỉ (máy bay,tàu, khách sạn, nhà hàng) mà những dịch vụ đặt trước như chỗ ngồi ở máy bay, phòngngủ khách sạn, ghế ngồi nhà hàng không thể để tồn kho vì không tiêu thụ được là mộtkhoản thu nhập bị mất không thu lại được

Ngoài các đặc điểm như đã phân tích như trên, sản phẩm du lịch còn có những đặctrưng riêng biệt khác:

- Sản phẩm du lịch mang tính tổng hợp và đa dạng: Nó bao gồm cả yếu tố vật chất và phivật chất Sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể (yếu tố vật chất– hữu hình) nhưthức ăn, đồ uống, hàng lưu niệm hoặc một món hàng không cụ thể (yếu tố phi vật chất –

vô hình) như chất lượng phục vụ, sự trải nghiệm, bầu không khí tại nơi nghỉ mát, kinhnghiệm du lịch, Tính tổng hợp đồng bộ của sản phẩm du lịch xuất phát từ nhu cầu củakhách du lịch Ngoài việc ăn uống, ngủ nghỉ, khách du lịch còn muốn thỏa mãn nhữngnhu cầu khác như tham quan, giải trí, mua sắm,… Do đó, để có một sản phẩm du lịch

Trang 16

hoàn thiện cần có sự tham gia của nhiều ngành kinh doanh khác nhau Như Krapf chorằng: “một khách sạn không làm nên du lịch”.

- Khách hàng bắt buộc phải mua sản phầm trước khi thấy sản phẩm Thấy được sản phẩmtức là phải tiêu dùng sản phẩm Trong du lịch hầu như không có trường hợp cho kháchhàng dùng sản phẩm rồi mới quyết định có mua nó hay không

- Mặt khác, sản phẩm du lịch thường là kinh nghiệm nên dễ bắt chước, dễ bị sao chép.Sản phẩm du lịch phụ thuộc vào tài nguyên du lịch mà tài nguyên không thuộc về cá nhânhay có thể đăng kí quyền sở hữu điểm tham quan và chương trình du lịch Điều này dẫntới tình trạng khi doanh nghiệp du lịch đầu tư công sức và tiền bạc để phát triển nhữngsản phẩm du lịch mới, khi đưa vào bán, các sản phẩm này sau một thời gian sẽ bị đối thủcạnh tranh hoặc công ty du lịch khác bắt trước và bán với mức giá thấp hơn do khôngphải tốn nhiều công sức cho việc đầu tư Khi mà luật sở hữu trí tuệ vào bảo vệ thươnghiệu sản phẩm đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam vẫn chưa được chặt chẽ, thìchính điều này đã tạo ra rào cản cho việc xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịchmới trên thị trường

- Kênh phân phối sản phẩm chủ yếu là kênh gián tiếp Sản phẩm du lịch thường ở cách xanơi ở thường xuyên của khách do đó cần phải có một hệ thống phân phối thông qua việc

sử dụng các trung gian như các cơ quan du lịch các đại lý bán buôn, bán lẻ, văn phòng đạidiện du lịch

- Nhu cầu của khách đối với sản phẩm du lịch dễ bị thay đổi vì sự giao động về tiền tệ,chính trị và tập trung vào khoảng thời gian nhất định, không diễn ra đều đặn và mang tínhthời vụ điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữhành Nó dẫn đến tình trạng quá tải trong mùa du lịch chính vụ, điều này ảnh hưởng trựctiếp đến chất lượng các dịch vụ Cũng vào giai đoạn chính vụ nhiều doanh nghiệp du lịchmọc lên và làm ăn theo kiểu “manh mún”, “chộp giật”, “bóc ngắn cắn dài”, các doanhnghiệp này bán sản phẩm với giá rẻ hơn nhưng chất lượng các dịch vụ không đảm bảo.Tất cả những yếu tố đó ảnh hưởng gián tiếp đến các doanh nghiệp du lịch làm ăn chínhđáng

Trang 17

- Khoảng thời gian từ khi khách mua đến khi thấy và sử dụng sản phẩm rất lâu Thôngthường, khách du lịch thường có kế hoạch, tìm hiểu và đặt dịch vụ trước ngày khởi hànhmột hoặc hai tháng.

- Sản phẩm du lịch được thực hiên ở xa nơi ở của khách hàng: mỗi khách hàng thực hiệnhành vi tiêu dùng du lịch trước tiên đều nhằm mục đích thay đổi vị trí, môi trường màmình đang sinh sống và làm việc trong một khoảng thời gian nhất định nhằm một mụcđích nào đấy như để vui chơi, nghỉ dưỡng, giảm căng thẳng, tham quan,… Bởi vậy, khi đi

du lịch họ thường chọn một điểm đến có khoảng cách đủ để họ cảm nhận được sự khácbiệt, mới lạ đối với nơi họ đang sống và làm việc Kéo theo đó, sản phẩm du lịch đượcthực hiện tại điểm đến cũng cách xa nơi ở của khách

1.1.2 Khách du lịch

1.1.2.1 Khái niệm khách du lịch

Theo nhà kinh tế học người Áo, Lozep Stander: “Khách du lịch là hành khách

xa hoa, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả mãn những nhu cầu caocấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế”

Theo Kripendort, ông đưa ra cách nhìn nhận chủ quan phiến diện của mình về

du khách như sau: “là những kẻ nực cười, ngốc nghếch ít học, những nhà giàu có, quenthói bóc lột và vô cảm với môi trường”

Năm 1963, Hội nghị do liên hiệp quốc tổ chức tại Rôma (Ý) để thảo luận về du lịch

đã đi đến kết luận phạm trù khách du lịch quốc tế như sau: “Khách du lịch là công dâncủa một nước sang thăm và lưu trú tại nước khác trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ

mà ở đó họ không có nơi ở thường xuyên, nhưng cũng không công nhận những ngườinước ngoài ở quá một năm hoặc những người đi ra nước ngoài thực hiện hợp đồng, hoặctìm nơi lưu trú của mình cũng như những người ở vùng biên giới, sống nước này sanglàm việc nước khác”

Theo luật Du lịch Việt Nam: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi dulịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”

Từ những khái niệm trên, có thể khái quát: Khách du lịch là những người đi ra khỏi môitrường sống thường xuyên của mình để đến một nơi khác trong thời gian ít hơn 12 tháng

Trang 18

liên tục với mục đích chính của chuyến đi là thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí haycác mục đích khác ngoài việc tiến hành các hoạt động để đem lại thu nhập và kiếm sống

ở nơi đến

Khách du lịch là đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình hướng dẫn du lịch củahướng dẫn viên, là đối tượng của các đơn vị phục vụ và kinh doanh du lịch Nói đến dulịch người ta hiểu rằng đó là cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của con người đến nơikhác nhằm mục đích thoả mãn mọi nhu cầu về nghỉ dưỡng, chữa bệnh, văn hoá, nghệthuật, thể thao.v.v Đối với hoạt động du lịch, con người với vai trò là một du khách cónhu cầu du lịch, rời khỏi nơi cư trú để thực hiện tour du lịch Điều này có nghĩa để trởthành một khách du lịch, con người phải hội tụ các điều kiện sau:

-Có thời gian rảnh rỗi: đối với tất cả các hoạt động trong đời sống nói chung và với hoạtđộng du lịch nói riêng, con người muốn thực hiện đều cần có thời gian Hoạt động du lịchthông thường chỉ được thực hiện khi con người có thời gian rảnh rỗi Khi đó họ khôngphải làm việc, học tập và có thời gian để thỏa mãn các nhu cầu khác

-Có khả năng thanh toán: khi tham gia hoạt động du lịch, con người phải tiêu dùng cácsản phẩm du lịch tại điểm đến Do đó, họ cần phải có khả năng thanh toán cho việc sửdụng nó.Khả năng thanh toán quyết định khá lớn đến toàn bộ quá trình đi du lịch củakhách hàng

-Có nhu cầu cần được thỏa mãn: khi con người nảy sinh một nhu cầu nào đó như thamquan, nghỉ dưỡng, khám phá, học tập, tìm hiểu, giải trí… thì họ mới có xu hướng đi dulịch Và chỉ khi thực hiện hoạt động du lịch thì họ mới là khách du lịch Như vậy, nhu cầucần được thỏa mãn là một trong những điều kiện cần để con người trở thành khách dulịch

1.1.2.2 Phân loại khách du lịch

Theo Uỷ ban thông lệ Liên hợp quốc, khách du lịch bao gồm:

- Khách tham quan du lịch: là những cá nhân đi đến một đất nước khác ngoài nơi ởthường xuyên của họ trong một khoảng thời gian không quá 12 tháng với mục đích chủyếu không phải kiếm tiền trong phạm vi lãnh thổ mà họ đến

Trang 19

- Khách du lịch quốc tế: là tất cả những khách du lịch đã ở lại đất nước mà họ đến ít nhất

tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cứ tại nước ngoài vào Việt Nam du lịch;công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch Bên cạnh các phân loại này còn có các cách phân loại khác

- Phân loại khách du lịch theo nguồn gốc dân tộc: cơ sở của việc phân loại này xuất phát

từ yêu cầu của nhà kinh doanh du lịch cần nắm được nguồn gốc khách, qua đó mới hiểuđược mình đang phục vụ ai, họ thuộc dân tộc nào để nhận biết được tâm lý lối sốngphong tục tập quán của họ để phục vụ một cách chuyên nghiệp không phạm vào các điềutối kị làm phiền lòng khách hàng

- Phân loại khách du lịch theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp: cách phân loại này sẽ chophép nhà cung cấp khám phá ra các yêu cầu cơ bản và những đặc trưng cụ thể về khách

1.1.3 Tâm lý khách du lịch

1.1.3.1 Khái niệm tâm lý khách du lịch

Trang 20

Theo dòng tâm lý học Mác-Lênin tâm lý con người được định nghĩa như sau: “Tâm lýcon người là sự phản ánh hiện thực khách quan của não, là hình ảnh chủ quan của thế giớikhách quan, là sự tiếp thu những kinh nghiệm lịch sử của loài người biến thành cái riêngcủa từng người, bản chất con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội.”

Tâm lý là tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong khối óc con người, nó thamgia điều khiển và điều chỉnh mọi hành vi, hành động và hoạt động của con người Nhưvậy, tâm lý khách du lịch được hiểu là những diễn biến tâm lý của khách du lịch trongquá trình tìm kiếm, lựa chọn, tiêu dùng, cảm nhận và đánh giá các sảm phẩm, dịch vụ dulịch

Tâm lý khách du lịch vô cùng phong phú và đa dạng mỗi nhóm tính khí khác nhaulại thể hiện những hành động và diễn biến tâm lý khác nhau, tâm lý ảnh hưởng đến cáchcảm nhận và đánh giá mang tính cá nhân của mỗi cá thể về sản phẩm du lịch

1.1.3.2 Đặc điểm hành vi tiêu dùng du lịch của du khách

Hành vi tiêu dùng du lịch là những hành vi có ý thức mà người tiêu dùng (khách dulịch và doanh nghiệp) thể hiện trong việc tìm kiếm, mua sắm, đánh giá và sử dụng cácsản phẩm, dịch vụ du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn và mục đích của họ.Hành vi tiêu dùng du lịch có những đặc điểm sau đây:

- Hành vi tiêu dùng du lịch rất phong phú và đa dạng Cùng một du khách có thể thể hiệnnhiều hành vi tiêu dùng khác nhau như: đặt tour, mua vé tàu xe, đặt phòng nghỉ, sử dụngcác dịch vụ vui choi giải trí Hành vi tiêu dùng du lịch ở mỗi khách hàng khác nhaucũng khác nhau, phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, đặc điểm tâm lý và môi trường sốngcủa họ

- Hành vi tiêu dùng của du khách bị quy định bởi nhu cầu, động cơ và ý thức của họ.Nếu đối tượng của nhu cầu du lịch (các sản phẩm, dịch vụ) không được phát lộ hoặc chủthể không có điều kiện chiếm lĩnh đối tượng, thì nhu cầu không trở thành động cơ vàhành vi tiêu dùng du lịch không được thực hiện

- Hành vi tiêu dùng phụ thuộc vào các yếu tố: kinh tế, xã hội, văn hóa, thẩm mỹ, đạo đức

và tâm lý của du khách

Trang 21

- Hành vi tiêu dùng phụ thuộc vào tình huống hoàn cảnh cụ thể của hoạt động du lịch.Nếu như du khách được phục vụ cùng với cảnh quan môi trường du lịch hấp dẫn thìchuyến đi sẽ tạo ra được tình cảm, ấn tượng tốt và du khách sẽ tiếp tục đến với doanhnghiệp Ngược lại, nếu không được phục vụ chu đáo, cảnh quan môi trường du lịch, anninh không đảm bảo thì du khách sẽ hạn chế tiêu dùng hoặc không quay lại tiêu dùngdịch vụ của doanh nghiệp hoặc có những ý kiến không tốt về doanh nghiệp ảnh hưởngđến quyết định đến với doanh nghiệp của nhiều khách hàng khác.

1.1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý của khách du lịch

Phong tục là những hành vi, cách ứng xử, thói quen, nếp sinh hoạt tương đối ổn địnhcủa nhóm xã hội được thừa nhận, gắn liền với tín ngưỡng, nhận thức, tình cảm và hành

vi, và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống các thành viên trong nhóm

Trong hoạt động kinh doanh du lịch, nhà quản lý du lịch cần nắm vững phong tục tậpquán của du khách và địa phương nơi diễn ra hoạt động du lịch nhằm xây dựng chươngtrình và kế hoạch cung ứng sản phẩm, dịch vụ phù hợp thỏa mãn nhu cầu du khách nhằmđem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Người phục vụ cần nắm được du khách từ đâu tới,phong tục tập quán của họ ra sao, để cung ứng thực phẩm, nước uống phù hợp với phongtục tập quán của du khách Đồng thời cũng cần cho du khách hiểu biết phong tục, tậpquán của địa phương nơi diễn ra hoạt động du lịch, giúp họ có ý thức tôn trọng phong tục,tập quán của địa phương, tránh được các mâu thuẫn không đáng có

- Truyền thống:

Truyền thống là một hiện tượng tâm lý xã hội, chứa đựng những văn hóa, xã hội mangtính chất tiến bộ, thể hiện qua cách thức ứng xử, hành vi và quan hệ tương đối ổn địnhgiữa các thành viên trong và ngoài nhóm Nói đến truyền thống là nói đến các giá trị tiến

Trang 22

bộ, phù hợp với sự phát triển của xã hội Truyền thống được đúc kết trong lịch sử hìnhthành và phát triển của nhóm thông qua hoạt động, giao lưu của các thành viên Truyềnthống luôn được thể hiện thông qua các hành vi, cách ứng xử ổn định.

Trong hoạt động kinh doanh du lịch, nhà quản lý doanh nghiệp du lịch cần phải xâydựng truyền thống tốt đẹp trong doanh nghiệp, góp phần tạo ra bầu không khí tâm lý lànhmạnh thúc đẩy hoạt động kinh doanh Ngoài ra cũng cần nắm được truyền thống của dukhách để có thể đưa ra các chương trình, kế hoạch, sản phẩm và dịch vụ du lịch phù hợpvới nhu cầu của họ, đồng thời cũng phải cho du khách hiểu biết những truyền thống củađịa phương qua hoạt động du lịch, giúp du khách có ý thức tôn trọng truyền thống địaphương để có hành vi, cách ứng xử phù hợp

- Tín ngưỡng, tôn giáo:

Một trong các hiện tượng tâm lý xã hội chi phối mạnh mẽ tới đời sống tâm lý của conngười chính là tín ngưỡng Tín ngưỡng là niềm tin sâu sắc của con người vào một sự vật,hiện tượng nào đó (có thực hoặc không có thực) chi phối nhận thức, hành vi và cách ứng

xử của họ Tín ngưỡng là một định hướng giá trị khá bền vững, ổn định, được thể hiệntrong các lễ nghi, các hành vi, quan hệ, ứng xử gắn với đời sống tâm linh, lối sống cộngđồng Tín ngương phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, lứa tuổi, nhận thức và hoàn cảnh,điều kiện của từng du khách, vì vậy, ảnh hưởng của tín ngưỡng tới các cá nhân là khácnhau Tôn giáo là hình thức tổ chức có cương lĩnh, mục đích và có nghi thức và hệ thống

lí luận để mang lại cho con người một tín ngưỡng nào đó một cách bền vững

Trong du lịch, tín ngưỡng, tôn giáo là yêu tố cơ bản tạo nên các sản phẩm du lịch tínngưỡng đồng thời cũng là yếu tố có tác động lớn tới tâm lý của khách du lịch Khách dulịch thường có xu hướng tìm tới những nơi mà có tín ngưỡng tôn giáo mình tin tưởnghay muốn tìm hiểu về nó Mặt khác tín ngưỡng tôn giáo địa phương cũng có thể gây cảntrở đối với quyết định đi của khách du lịch nếu nó xung khắc với niềm tin mà họ đang có Trong hoạt động kinh doanh du lịch, nhà quản trị phải hiểu được tín ngưỡng, tôn giáocủa các nhóm du khách khác nhau, nhận biết được những điều kiêng kị của họ, từ đó đưa

ra các hình thức phục vụ phù hợp Ngoài ra, nhà quản trị cần phải nắm được tín ngưỡng

Trang 23

tôn giáo của các địa phương nơi diễn ra các hoạt động du lịch, từ đó thiết kế các tour phùhợp, tránh xảy ra mâu thuẫn, xung đột có thể xảy ra với người dân địa phương.

- Tính cách dân tộc:

Mỗi dân tộc thường sinh sống và hoạt động trong các điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội

và lịch sử hết sức khác nhau Điều này tạo nên hệ thống thái độ đối với tự nhiên, conngười và với chính bản thân họ cùng với hệ thống hành vi cách ứng xử hết sức khác nhau

và đó là tính cách dân tộc Tính cách dân tộc là một trong các yếu tố tâm lý căn bản củatâm lý dân tộc, tâm lý cộng đồng Nói đến tính cách dân tộc là nhấn mạnh những đặcđiểm tâm lý độc đáo, điển hình không lặp lại của họ Để nghiên cứu tính cách dân tộc cầnnghiên cứu lịch sử, hình thái xã hội và nền văn hóa của dân tộc đó

Tính cách dân tộc là một hiện tượng tâm lý xã hội ổn định, được hình thành tronghoạt động và giao lưu của cộng đồng, nó chứa đựng các giá trị văn hóa xã hội, lịch sử vàthể hiện thái độ, cách ứng xử của họ đối với con người, tự nhiên và xã hội

Trong hoạt động quản trị kinh doanh, thông qua tính cách của du khách đến từquốc gia, dân tộc nào đó, nhà kinh doanh du lịch có thể tạo ra các sản phẩm du lịch, cáchthức phục vụ phù hợp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty Giới thiệu với du khách

về giá trị, bản sắc văn hóa, tính cách dân tộc, giới thiệu cho du khách hiểu hơn về đấtnước con người Việt Nam Cần cho du khách nắm được tính cách dân tộc cộng đồng dân

cư địa phương, nơi tiến hành hoạt động du lịch nhằm tăng cường sự phối hợp giữa công

ty, du khách với người dân địa phương tốt hơn

Trong hoạt động kinh doanh du lịch, mốt là hiện tượng tâm lý xã hội rất phổ biến,

vì thế các nhà kinh doanh, các nhà tâm lý học du lịch cần nghiên cứu để tìm ra quy luậtcủa mốt nhằm áp dụng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của mình Dựa vào quy luật

Trang 24

phát triển mốt trong du lịch, có thể đưa ra các kiểu hình du lịch phù hợp hơn với thị hiếu,nhu cầu của du khách và giúp các địa phương sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ theo xuhướng phát triển của mốt Căn cứ vào các giai đoạn phát triển của mốt du lịch, doanhnghiệp có thể đưa ra các chương trình quảng cáo, tiếp thị và xây dựng chiến lược kinhdoanh có hiệu quả hơn Hợp tác liên kết giữa các hãng, các doanh nghiệp du lịch củaquốc gia và quốc tế trong việc thiết kế, dự báo xu hướng phát triển sản phẩm du lịch mốtnhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch.

- Thị hiếu:

Trong cuộc sống xã hội, con người luôn luôn tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ dothiên nhiên ban tặng hoặc do con người tạo ra Trong quá trình tiêu dùng đó con ngườiluôn thể hiện thái độ lựa chọn ổn định đối với sản phẩm, dịch vụ thể hiện thị hiếu của họ

Sự lựa chọn này dựa trên các giá trị, chuẩn mực, phong tục, tập quán của cộng đồng hoặccác đặc điểm tâm lý của họ Biểu hiện trước hết của thị hiếu nhóm trong hoạt động dulịch là du khách của cùng một quốc gia thường lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ tươngđối giống nhau Thị hiếu là một hiện tượng tâm lý xã hội được hình thành và phát triểntrong quá trình hoạt động và giao lưu của nhóm, cộng đồng Thị hiếu không chỉ phản ánhnhững đặc điểm tâm lý văn hóa, xã hội, lịch sử, lối sống và trình độ phát triển của cộngđồng mà còn phản ánh nhu cầu, trình độ thẩm mỹ của họ Như vậy, thị hiếu là một hiệntượng tâm lý xã hội phản ánh lối sống, trình độ thẩm mỹ và sự phát triển của cộng đồng,

bị quy định bởi các chuẩn mực văn hóa, truyền thống, phong tục tập quán, thể hiện ở thái

độ hành vi lựa chọn ổn định đối với sản phẩm, dịch vụ

Trong hoạt động kinh doanh du lịch nhà quản trị cần nắm được thị hiếu của cácnhóm nhằm tạo ra chương trình, sản phẩm, dịch vụ du lịch phù hợp với thị hiếu của họ,góp phần thúc đẩy kinh doanh mang lại lợi nhuận cao hơn cho công ty, doanh nghiệp.Nhà quản trị cũng cần phải nắm bắt được xu hướng của thị hiếu, của thị trường du lịch từ

đó dự báo để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp Thông qua thịhiếu thể hiện trong các lễ hội của cộng đồng dân cư địa phương danh nghiệp có thể quảng

bá các xản phẩm, dịch vụ độc đáo của địa phương

- Bầu không khí xã hội:

Trang 25

Bầu không khí tâm lí xã hội là một hiện tượng tâm lí xã hội phát sinh và phát triển trongcác mối quan hệ lẫn nhau, tâm lý người này có ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý của ngườikia tạo nên một tâm trạng chung của tập thể.

Bầu không khí tâm lý xã hội có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động củakhách du lịch Tâm lí xã hội thoải mái, lành mạnh là yếu tố tăng sức hấp dẫn cho các sảnphẩm du lịch, thu hút khách du lịch Ngược lại, nó có thể gây ảnh hưởng xấu tới tâm lí,mức độ thỏa mãn của khách du lịch

1.2 Nội dung nghiên cứu về phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách du lịch

1.2.1 Mục tiêu và vai trò của phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách du lịch

1.2.1.1 Mục tiêu của phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách du lịch

Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách du lịch nhằm nâng cao chấtlượng các sản phẩm du lịch đang khai thác Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên dulịch, cải thiện cơ sở vật chất, chất lượng các dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của

du khách, tăng khả năng chi tiêu của du khách

Dựa trên đặc điểm tâm lý của du khách, xây dựng các sản phẩm du lịch mới, cácsảm phẩm du lịch chuyên đề dành riêng cho từng đối tượng khách du lịch Hiện nay, sốlượng khách quốc tế đến với Việt Nam liên tục tăng trưởng cao tuy nhiên thời gian lưu lạingắn và hầu như không quay lại lần thứ hai Vì vậy, cần xây dựng các sản phẩm du lịchmới phù hợp, hấp dẫn, nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến và quay trở lại Việt Nam Các cơ sở du lịch đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách về các dịch vụ ăn uốngnghỉ ngơi, các dịch vụ vui chơi giải trí thăm quan nghỉ dưỡng nhằm có thể kích thích nhucầu của du khách từ đó kéo dài thời gian sử dụng các sản phẩm du lịch giúp tăng doanhthu, lợi nhuận từ khách, không chỉ vậy còn giúp lựa chọn được thị trường khách mục tiêu

để tập trung phát triển các dịch vụ một cách hiệu quả

1.2.1.2 Vai trò của phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách du lịch

Trang 26

Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách du lịch có vai trò quan trọnggiúp các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh du lịch đáp ứng một cách tối đa nhu cầu tiêudùng du lịch của du khách.

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có thể khai thác các sản phẩm du lịch để kéodài thời gian lưu trú và tăng khả năng chi tiêu của khách nhằm mang lại chất lượng và lợinhuận cao trong hoạt động du lịch là một trong những vấn đề đã và đang được quan tâmtại các địa phương phát triển du lịch Từ đó, kết hợp những dịch vụ, phương tiện và cơ sởvật chất gắn liền với việc khai thác tốt các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du kháchmột khoảng thời gian thú vị, những trải nghiệm tương đối trọn vẹn và sự hài lòng

Việc phát triển các sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách giúp ngành

du lịch cũng như các doanh nghiệp thuộc ngành này tạo ra sự đồng bộ trong việc pháttriển các sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch là yếu tố quan trọng để thu hút du khách.Ngoài việc chủ động xây dựng nhiều sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, mang tính đặc trưngnhằm đáp ứng nhu cầu của du khách, các sản phẩm du lịch cũng cần cân bằng dựa trêncác yếu tố cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử, nhân văn đặc thù của mỗi vùngmiền; đồng thời, cũng cần có sự liên kết của các doanh nghiệp với các đơn vị kinh doanh

du lịch tại điểm đến, phối hợp chặt chẽ với các hãng hàng không, cơ sở lưu trú, đơn vịvận chuyển, điểm ẩm thực, thực hiện giảm giá sâu ở nhiều tour, tuyến

Ngoài ra, việc nghiên cứu giúp các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phát hiện vàkhai thác một số nhu cầu tiêu dùng mới của khách trong việc làm mới một số sản phẩm

du lịch hiện có để tránh tình trạng sản phẩm mới chết yểu sản phẩm cũ thì nghèo nàn.Doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần phải phục vụ được cái khách cần và thể hiện đượccái mình có Việc phát triển một sản phẩm du lịch hoàn toàn mới rất khó khăn, vì vậy cácdoanh nghệp kinh doanh du lịch có thể phát hiện thêm những nhu cầu mới của khách sau

đó tích hợp thêm vào sản phẩm du lịch cũ nhằm phục vụ tốt hơn như nhu cầu trải nghiệmmua sắm, thể hiện bản thân khám phá bản thân của du khách

1.2.2 Điều kiện phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách du lịch

1.2.2.1 Những điều kiện chung

- Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội

Trang 27

Du lịch nói chung và sản phẩm du lịch nói riêng chỉ có thể phát triển mạnh tronghòa bình hữu nghị giữa các quốc gia và dân tộc Thực tế cho thấy ở những nước hay khuvực có chế độ chính trị ổn định, tình hình trật tự trị an đảm bảo luôn tạo được sức hút rấtlớn với khách du lịch Du khách thích đến những đất nước và vùng du lịch có không khíchính trị hòa bình, họ cảm thấy bảo vệ, tính mạng được coi trọng Tại những nơi này, dukhách có thể đi lại tự do trong đất nước mà không cần lo sợ và không cần sự chú ý đặcbiệt nào Những điểm đến du lịch mà tại đó không có sự phân biệt chủng tộc, tôn giáo,đến đó du khách có thể gặp gỡ người dân bản xứ, giao thiệp và làm quen với phong tụctập quán của địa phương sẽ thu hút được nhiều du khách hơn những nơi họ bị cô lập vớingười dân sở tại Việt Nam đang được rất nhiều du khách quốc tế biết đến như một quốcgia hòa bình, thân thiện,Việt Nam xếp thứ 6 trong top 10 những điểm du lịch an toàn nhấttrên thế giới do trang Business insider của Mỹ bình chọn.

Ngược lại ở những nước, những vùng có sự bất ổn về chính trị, xung đột, chiếntranh sẽ gây ảnh hưởng rất xấu hoặc dẫn đến sự ngừng trệ các hoạt động du lịch.Ở cácnước có những sự kiện làm xấu đi tình hình chính trị hòa bình, số lượng khách du lịchthường giảm và thấp Tình hình chiến tranh ở Irac, nội chiến ở Nam Tư, khủng bố ở Mĩ,đảo chính ở Thái Lan, làm cho hình ảnh du lịch tại các quốc gia này giảm đi trên bản đồ

du lịch thế giới

Các hiện tượng thiên tai như bão, lũ lụt, động đất hay các loại dịch bệnh cũng ảnhhưởng xấu đến phát triển sản phẩm du lịch và toàn ngành du lịch Những tác động củathiên tai làm cho khả năng cung ứng của dịch vụ du lịch gặp nhiều khó khăn Sự phátsinh và lây lan các các loại dịch bệnh là những nguy cơ đe dọa đến sức khỏe tính mạng

du khách, làm ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch khu vực

- Điều kiện kinh tế

Điều kiện kinh tế là một trong những điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến xâydựng và phát triển các sản phẩm du lịch Nhưng vùng, quốc gia có nền kinh tế phát triển

sẽ có những điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất vốn đầu tư cho du lịch và cho việc pháttriển du lịch

Trang 28

Hơn nữa, mức thu nhập là yếu tố kinh tế quan trọng nhất ảnh hưởng tới nhu cầu dulịch vì nó có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra quyết định du lịch Những người có thunhập ổn định và cao sẽ có nhu cầu đi du lịch nhiều hơn yêu cầu dịch vụ cao cấp hơn vàkhả năng chi tiêu của họ cho du lịch cũng cao hơn

Ngoài ra, khi điều kiện kinh tế phát triển thì hệ thống giao thông vận tải cũng pháttriển từ đó ảnh hưởng đến việc phát triển hình thành các sản phẩm du lịch Nhiều loạihình giao thông ra đời, sự tăng lên một cách nhanh chóng số lượng phương tiện vậnchuyển đã tạo khả năng vận chuyển số lượng lớn du khách trên thế giới đi du lịch Sựphát triển giao thông vận tải làm cho mạng lưới giao thông vươn tới được mọi nơi trêntrái đất, tạo điều kiện để các doanh nghiệp du lịch có thể khai thác được các vùng tàinguyên du lịch hiệu quả hơn, những nơi có địa thế mạo hiểm những nơi chưa được khaithác làm du lịch trước đây như vùng sâu vùng xa, các đảo xa bờ hay các vùng đất mớinhư Nam Cực, nơi sinh sống nguyên sơ của các bộ tộc ít người

- Chính sách phát triển sản phẩm du lịch

Chiến lược và chính sách phát triển sản phẩm du lịch có ý nghĩa cực kỳ quantrọng, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển sản phẩm du lịch Chính sách phát triển củaquốc gia, vùng địa phương sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi hoặc cản trở sự phát triểncủa sản phẩm du lịch Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch giúp xác định phươnghướng phát triển như hình thành các sản phẩm du lịch mới, nâng cao chất lượng các sảnphẩm du lịch hiện có

Hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh việc phát triển ngành du lịch, coi đó là một mũinhọn trong việc phát triển kinh tế Vì vậy Chính phủ có các chính sách nhằm hỗ trợ việcphát triển các sản phẩm du lịch để thu hút du khách quốc tế đến với Việt Nam

Các cơ quan quản lý về du lịch đã chú trọng hơn việc nghiên cứu, phân tích đặcđiểm tâm lý của du khách nhằm xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với từng đốitượng du khách

Xây dựng các văn phòng xúc tiến tại các nước, tổ chức các buổi hội chợ quảng bá

du lịch Việt Nam đến các nước, xây dựng các wedside du lịch chính thức đối với từngquốc gia cụ thể

Trang 29

1.2.2.2 Những điều kiện đặc trưng

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên

Vị trí địa lý: Trong du lịch, sự di chuyển chỉ là một chiều tức là không có hiện tượngsản phẩm du lịch được mang đến tận tay khách du lịch, mà muốn thưởng thức nó khách

du lịch phải tự tìm đến Khoảng cách địa lý xa sẽ làm cho du khách tốn thêm chi phí choviệc di chuyển, hao tổn sức khỏe, rút ngắn thời gian lưu lại do tốn thời gian cho dichuyển, gây mất hứng thú nhất là với người có tuổi và người già vì vậy có thể là lý do bấtlợi cho việc phát triển các sản phẩm du lịch

Địa hình: Địa hình là một trong các yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và

sự đa dạng về tự nhiên cho điểm đến du lịch Đối với du lịch, địa hình càng đa dạngtương phản và độc đáo sẽ càng tạo được sứ hút đối với du khách nhất là với nhóm dukhách trẻ ưa mạo hiểm khám phá Sự đa dạng về địa hình cũng giúp tạo ra sự đa dạng củasản phẩm du lịch

Khí hậu: Khí hậu là yếu tố quan trọng của môi trường tự nhiên đối với hoạt động dulịch Những nơi có khí hậu ôn hòa mát mẻ thường được du khách yêu thích và tạo điềukiện thuận lợi cho việc phát triển các sản phẩm du lịch Khí hậu là yếu tố quan trọng tạo

ra tính thời vụ trong du lịch, vì vậy dựa vào điều kiện khí hậu khác nhau có thể tạo ra cácsản phẩm du lịch phù hợp với các thời điểm khác nhau nhằm khai thác tốt những ưukhuyết điểm của tài nguyên du lịch

Thủy văn: Nước không chỉ gắn với việc phục vụ các nhu cầu sinh hoạt, sản xuất củacon người mà còn gắn liền với các hoạt động du lịch Tài nguyên nước bao gồm nước bềmặt và nước ngầm Nước bề mặt bao gồm đại dương, biển, hồ, sông, suối,… có thể pháttriển các sản phẩm du lịch như du ngoạn trên sông, biển, du lịch sinh thái biển Nguồnnước nước khoáng có vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch chữa bệnh, nghỉdưỡng

Hệ động, thực vật: Hệ động, thực vật đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của dulịch chủ yếu nhờ sự đa dạng và tính đặc hữu Bên cạnh các loại hình du lịch văn hóa, dulịch về với thiên nhiên đang trở thành một xu thế và nhu cầu phổ biến trong xã hội hiệnđại ngày nay.Thế giới động thực vật hoang dã luôn kích thích tính tò mò của nhiều du

Trang 30

khách việc khai thác tốt hệ động thực vật vừa bảo vệ thiên nhiên vừa đem lại dấu ấn thú

vị cho điểm đến và sẽ ngày càng hấp dẫn nhiều du khách hơn

- Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn

Giá trị văn hóa lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho

sự phát triển du lịch ở một địa điểm, một vùng hoặc một đất nước Chúng có sức hấp dẫnđặc biệt đối với số đông khách du lịch với nhiều nhu cầu và mục đích khác nhau củachuyến du lịch Ở mỗi nước, các tài nguyên du lịch nhân văn có sức hấp dẫn khác nhauđối với khách du lịch Tài nguyên du lịch nhân văn góp phần quan trọng trong việc tạonên sự phong phú, đa dạng của sản phẩm du lịch, giúp xây dựng các sản phẩm du lịchkhác nhau phù hợp với nhu cầu và mục đích khác nhau của du khách

1.2.3 Nội dung phát triển

- Theo chiều rộng: Phát triển sản phẩm du lịch theo chiều rộng là sự tăng trưởngngành du lịch nhờ vào việc tăng các yếu tố đầu vào như cơ sở vật chất, lao động và tàinguyên thiên nhiên

Cụ thể, việc phát triển sản phát triển sản phẩm du lịch cần được tiến hành theohướng mở rộng quy mô các sản phẩm du lịch hiệu quả đang được cung cấp trên thịtrường du lịch Đa dạng hóa các loại dịch vụ trong sản phẩm du lịch tích hợp thêm nhiềudịch vụ mới đáp ứng những nhu cầu mới của khách, ngoài ra cũng cần thêm các dịch vụ

bổ sung để đáp ứng những nhu cầu cơ bản của khách như ăn uống nghỉ dưỡng vui chơigiải trí Đầu tư xây dựng về cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch tại địa phương như kháchsạn nhà hàng khu nghỉ dưỡng, khu chăm sóc sức khỏe vui chơi giải trí, ngoài ra còn các

cơ sở vật chất khác không chỉ phục vụ cho du lịch mà còn cho dân sinh như cơ sở y tế ,trung tâm điện nước, bãi đỗ xe, trung tâm cứu hộ, đồn cảnh sát…Khai thác tài nguyênthiên nhiên của địa phương để xây dựng thêm nhiều sản phẩm du lịch mới hấp dẫn mới

mẻ hơn

- Theo chiều sâu: Phát triển sản phẩm du lịch theo chiều sâu là thực hiện tăng trưởngdựa trên việc nâng cao hiệu quả sử dụng của các sản phẩm sẵn có thông qua cải tạo mởrộng, nâng cấp đồng bộ hóa, hiện đại hóa các cơ sở vật chất sẵn có, nâng cấp các sảnphẩm du lịch hiện có

Trang 31

Cụ thể: Mở rộng theo chiều sâu bằng việc doanh nghiệp du lịch cần nâng cao chấtlượng cho các sản phẩm cũ về cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ và tínhchuyên nghiệp của đội ngũ lao động; ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch có nhiều lợithế, hướng tới gắn việc xây dựng sản phẩm du lịch với việc bán sản phẩm du lịch (tạo rasản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của thị trường), từng bước tạo các sản phẩm chuyên đềvới đặc thù tâm lý từng nhóm khách Khách du lịch quốc tế có xu hướng thích một số loạisản phẩm du lịch: du lịch công vụ, du lịch sự kiện, du lịch tham quan các di tích trọngđiểm và du lịch nghỉ dưỡng biển Đối với thị trường khách du lịch nội địa, nhóm sảnphẩm du lịch hướng đến là du lịch biển, du lịch tham quan di tích lịch sử tìm hiểu vănhóa, du lịch sinh thái cộng đồng và du lịch sự kiện Tuy nhiên tùy thuộc vào điều kiện tựnhiên và văn hóa của từng vùng mà sẽ có thêm các sản phẩm du lịch khác nhau tạo nênnét đẹp và thu hút riêng cho từng vùng Ngoài ra, mỗi thị trường khách lại có sở thíchkhách nhau chẳng hạn khách Nhật Bản thích du lịch văn hóa, khách Nga thích du lịchmạo hiểm…Chính vì vậy ngoài tạo các sản phảm chuyên đề cho đối tượng khách nướcngoài và nội địa cũng cần các sản phẩm riêng biệt cho từng nhóm khách theo quốc gia,theo độ tuổi và các sản phẩm chất lượng cho từng nhóm khách thích du lịch biển, du lịchvăn hóa, sinh thái, du lịch mạo hiểm và du lịch thể thao Tuy nhiên để có thể tạo ra cácsản phẩm đó, trước hết, các doanh nghiệp du lịch tiến hành việc phát triển nguồn nhânlực thông qua công tác tổ chức đào tạo, huấn luyện chuyên sâu để mang lại tính chuyênnghiệp, đồng bộ trong quá trình cung cấp sản phẩm du lịch Bên cạnh đó, ngành Du lịchcần hỗ trợ xây dựng và phát triển hệ thống thương hiệu du lịch riêng cho từng khu vực,từng doanh nghiệp; tổ chức các cuộc thi bình chọn danh hiệu trong ngành du lịch nhằmnâng cao chất lượng dịch vụ, khẳng định thương hiệu du lịch của địa phương nhằm nângcao vị thế cạnh tranh trong nước và quốc tế như: tổ chức bình xét các doanh nhân tiêubiểu trong lĩnh vực du lịch, các danh hiệu hàng đầu trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn,vận chuyển, các khu, điểm dừng nghỉ, các trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch.Chính phủ cần có các giải pháp hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch, trong đó hỗ trợ xâydựng sản phẩm du lịch phù hợp thị trường mục tiêu trên cơ sở khai thác thế mạnh về tàinguyên du lịch, khai thác đặc trưng du lịch của từng vùng

Trang 32

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển các sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách du lịch

1.3.1 Các nhân tố khách quan

- Tính thời vụ trong hoạt động du lịch: được hiểu là những biến động lặp đi lặp lạihàng năm của cung và cầu các dịch vụ và hàng hóa du lịch dưới tác động của một số nhân

tố xác định

Thời vụ ngắn trong du lịch làm cho việc sử dụng tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất

kĩ thuật và lao động không hết công suất gây lãng phí lớn Do đó việc phát triển các sảnphẩm du lịch không đạt hiệu quả Bên cạnh đó, việc phát triển các sản phẩm du lịch cầnphải có sự tham gia của nguồn lao động lớn, nếu thời vụ du lịch ngắn thì một phần nguồnlao động này có thể chuyển dịch việc làm hoặc có thể giảm sự nhiệt tình trong việc traudồi nghiệp vụ chuyên môn do có những khoảng thời gian họ rất ít hoặc không có việclàm dẫn tới ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ của các sản phẩm du lịch

Thời vụ du lịch ngắn cũng là nguyên nhân khiến cơ sở vật chất- kĩ thuật được sử dụngtrong các sản phẩm du lịch không được sử dụng hết nên tỉ trọng chi phí cố định trong giáthành của sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng tới giá cả của sản phẩm trong việc tạo lợi thếcạnh tranh về giá

Nhu cầu của khách hàng là rất lớn nhưng tính thời vụ có thể hạn chế việc họ sửdụng sản phẩm du lịch do họ không thể tìm được điểm đến phù hợp với thời gian mà họmong muốn Hạn chế này khiến cho việc phát triển sản phẩm du lịch gặp khó khăn vì sảnphẩm được tạo ra nếu không đúng thời vụ thì sẽ chẳng có ai dùng được

Du lịch là một ngành có sự kết hợp với nhiều ngành kinh tế và dịch vụ liên quan.Việc phát triển các sản phẩm du lịch do đó cũng cần tới sự đóng góp của rất nhiều ngành

Do đó việc phân bố không đồng đều các hoạt động du lịch theo thời gian có thể gây ảnhhưởng tới sự phát triển của nhiều ngành Vì vậy đây có thể là nguyên nhân khiến nhiềungành không dám đầu tư vào du lịch nên sản phẩm du lịch vẫn kém đồng bộ Tính thời

vụ du lịch còn gây ra hiện tượng quá tải tại các điểm du lịch làm nảy sinh rất nhiều nhucầu mà các sản phẩm du lich không kịp đáp ứng hết Tuy nhiên đây cũng là động lực thúc

Trang 33

đẩy việc phát triển sản phẩm du lịch nhằm tạo vị thế cạnh tranh đối với doanh nghiệp nóiriêng và toàn ngành nói chung.

- Sự cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh du lịch:

Một trong những yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh chính là các sản phẩm du lịch Do đóviệc phát triển các sản phẩm du lịch dựa trên tâm lí khách du lịch là vô cùng quan trọng.Hiện tại du lịch được đánh giá là một ngành có tiềm năng phát triển rất lớn nên có rấtnhiều doanh nghiệp muốn đầu tư vào ngành này Để tồn tại và phát triển thì không còncách nào khác là doanh nghiệp phải tạo ra được sự khác biệt cho sản phẩm của mìnhđồng thời tạo ưu thế về giá Như vậy sự cạnh tranh là động lực để phát triển sản phẩm dulịch

- Sự tăng trưởng của dòng khách quốc tế và nhu cầu ngày càng cao của khách hàng: Hiện nay, do xu thế toàn cầu diễn ra ngày càng mạnh mẽ nên mỗi điểm đến du lịch khôngchỉ mở cửa đón các du khách trong nước mà còn đón một lượng lớn du khách nướcngoài Khách du lịch đến từ những vùng miền khác nhau, có thói quen và hành vi tiêudùng du lịch khác nhau nên họ có nhu cầu tiêu dùng du lịch khác nhau Do vậy, các sảnphẩm du lịch cần phải được xây dựng để đáp ứng những nhu cầu đó Tuy nhiên, khi dulịch trở nên phổ biến thì những nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, ngày càng đadạng Điều này đặt ra vấn đề là cần phải phát triển các sản phẩm du lịch dựa vào tâm lýcủa khách để đáp ứng một cách tối ưu nhu cầu của họ

- Chính sách của Nhà nước:

Để có thể phát triển sản phẩm du lịch, không chỉ dựa vào sự nỗ lực của mỗi doanh nghiệpkinh doanh du lịch mà còn cần sự hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước Việc phát triểnsản phẩm du lịch cần rất nhiều nguồn lực như vốn, nhân lực, khoa học công nghệ, tàinguyên thiên nhiên, cở sở hạ tầng Các chính sách Nhà nước giúp duy trì môi trường vĩ

mô ổn định cho ngành, tạo động lực thu hút đầu tư vào du lịch và công tác đào tạo, pháttriển nguồn nhân lực du lịch để tăng khả năng cạnh tranh trong ngành cũng như khu vực.Các chính sách nhà nước cũng tạo điều kiện cho việc tiếp thì, xúc tiến du lịch quốc gia,tạo điều kiện để khách du lịch sử dụng các sản phẩm du lịch mới, kích thích việc pháttriển các sản phẩm du lịch Bên cạnh đó các chính sách Nhà nước phát huy tác dụng trong

Trang 34

việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nhằm phát triển các sản phẩm du lịch vănhóa Mặt khác, trong việc phát triển sản phẩm du lịch, chính sách Nhà nước còn có tácdụng khuyến khích việc phát triển sản phẩm mới dựa trên cơ sở tài nguyên thiên nhiênsẵn có để phát triển sản phẩm với sự khác biệt và sức cạnh tranh cao.

1.3.2 Các nhân tố chủ quan

- Chiến lược, mục tiêu và kế hoạch phát triển du lịch:

Nhân tố này có tác dụng định hướng cho việc phát triển sản phẩm du lịch Nó chobiết việc phát triển sản phẩm du lịch nhằm hướng tới sản phẩm gì, dựa trên những yếu tốnào, cần sử dụng nhưng nguồn lực gì và trình tự tiến hành các hoạt động tác nghiệp đểđạt được hiệu quả cao nhất Một chiến lược tốt sẽ tạo tiền đề cho việc phát triển sản phẩm

du lịch một cách có hiệu quả

- Nhân tố con người

Đối với ngành du lịch nói chung và việc phát triển sản phẩm du lịch nói riêng thìcon người là yếu tố quan trọng Phát triển sản phẩm du lịch được triển khai ở rất nhiềukhía cạnh như lữ hành, khách sạn… mà ở bất kì khía cạnh nào cũng cần tới yếu tố conngười Nguồn nhân lực cần cho việc xây dựng và triển khai các dự án phát triển sảnphẩm Đồng thời nguồn nhân lực còn là người đưa các sản phẩm đó tới người tiêu dùng

du lịch, là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt và sức cạnh tranh của sản phẩm

du lịch

- Mức độ đầu tư cho du lịch

Mức độ đầu tư cho du lịch được xem là yếu tố cực kì quan trọng trong việc pháttriển sản phẩm du lịch Bất kì một dự án nào muốn đạt được hiệu quả đều cần một sự đầu

tư đúng mức Để phát triển sản phẩm cần sự đầu tư một cách đồng bộ bởi một sản phẩm

du lịch được tạo nên từ nhiều yếu tố như lữ hành, khách sạn, giao thông vận tải, nguồnnhân lực,… Sự đầu tư không chỉ là về vốn mà còn bao gồm cả cơ sở vật chất, khoa họccông nghệ để tạo ra những sản phẩm du lịch đáp ứng được nhu cầu của khách Nếu mức

độ đầu tư thấp thì không đủ điều kiện để thực hiện dự án, nếu quá lớn thì gây lãng phí.Một sự đầu tư hợp lí sẽ tạo động lực cho việc thực hiện dự án mà không làm lãng phínguồn lực

Trang 35

Ngoài những nhân tố được liệt kê trên, còn một số nhân tố cũng tác động tới việcphát triển sản phẩm du lịch như tình hình an ninh chính trị, an toàn xã hội, tình hình kinh

tế, tài nguyên du lịch…Các nhân tố đó không tác động trực tiếp tới việc phát triển sảnphẩm du lịch nhưng có ảnh hưởng tới mức đầu tư vào du lịch, số lượng khách du lịch tớiđiểm đến, tâm lí khách du lịch…nên nó ảnh hưởng tới hiệu quả của việc thực hiện dự ánphát triển

1.4 Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý tại một số quốc gia.

1.4.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch của Singapore

Singapore là một quốc đảo nhỏ, tài nguyên hạn chế, nhưng đã biết phát huy triệt

để tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý và nguồn lực on người để có những bước pháttriển vượt bậc Diện tích quốc đảo chỉ có 710 km 2 nhưng có đến 5,2 triệu người đangsinh sống, làm việc ở đây, trong đó có gần 2 triệu người nước ngoài Trong các thànhcông của Singapore thời gian qua phải kể đến sự thành công của chính sách phát triển dulịch Ở Singapore, tháng 6 năm 2010, quốc đảo này chạm mốc “một triệu khách du lịchtrong một tháng” Năm 2010 có 11,64 triệu khách quốc tế đến Singapore và năm 2011 là

13 triệu Năm 2010, du lịch đóng góp cho nền kinh tế Singapore 18,8 tỷ đô Sing, năm

2012 là 22,2 tỷ đô Sing, chiếm 3% GDP Singapore hiện có khoảng trên 50.000 phòngkhách sạn, với giá dịch vụ trung bình khoảng 245 đô Sing/phòng/ngày (khoảng hơn 4triệu đồng Việt Nam), tỷ lệ sử dụng phòng năm 2011 đạt đến 86% Đây thực sự là nhữngcon số ấn tượng của ngành du lịch ở một đất nước nhỏ bé, ít tài nguyên và chưa hẳn đã cónhiều lợi thế để phát triển du lịch như Singapore

Để có được kết quả này, phải nói đến sự thành công của việc hoạch định, xây dựng chiếnlược và các kế hoạch phát triển du lịch phù hợp cho từng giai đoạn của Chính phủSingapore Từ năm 1965 đến nay, Singapore đã hoạch định chiến lược, xây dựng 6 kếhoạch phát triển du lịch khác nhau, đó là: “Kế hoạch Du lịch Singapore” (năm 1968), “Kếhoạch Phát triển du lịch” (năm 1986), “Kế hoạch Phát triển chiến lược” (năm 1993), “Dulịch 21” (năm 1996), “Du lịch 2015” (năm 2005), “Địa giới du lịch 2020” (năm 2012)

Trang 36

Với “Kế hoạch phát triển du lịch” (năm 1986), Singapore chủ trương bảo tồn vàkhôi phục các khu lịch sử văn hóa như: Khu phố của người Hoa, Tanjong Tagar, LittleIndia, Kampong Glam, sông Singapore Với “Kế hoạch Phát triển chiến lược” (năm1993), Singapore tập trung phát triển các sản phẩm du lịch mới như: du thuyền, du lịchchữa bệnh, du lịch giáo dục, du lịch trăng mật; phát triển các thị trường du lịch mới; tổchức các lễ hội lớn mang tầm cỡ quốc tế; tập trung phát triển nguồn nhân lực phục vụ dulịch; trao các giải thưởng về du lịch; giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về dulịch…

Năm 1996, Singapore triển khai “Du lịch 21”, chuẩn bị và thực hiện tầm nhìn dàihạn cho sự phát triển của du lịch trong thế kỷ 21, với các chiến lược thị trường du lịchmới nổi, chiến lược du lịch khu vực, chiến lược phát triển sản phẩm du lịch mới, chiếnlược nguồn vốn du lịch, chiến lược “Nhà vô địch du lịch Singapore”

Trong “Du lịch 2015” (năm 2005), Singapore tập trung phát triển các thị trườngchính với phương châm tạo sự hiểu biết tốt hơn về Singapore, phát triển Singapore thànhmột điểm du lịch “phải đến”, cải thiện tiêu chuẩn dịch vụ nhằm cung cấp các dịch vụđáng nhớ cho khách du lịch, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển các doanh nghiệp

du lịch và nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp, phát triển các sản phẩm trọng tâm của

du lịch… Năm 2012, Singgapore chi 300 triệu đô Sing để tổ chức các sự kiện du lịch, chi

340 triệu đô Sing phát triển các sản phẩm du lịch, chi 265 triệu đô Sing phát triển nguồnnhân lực du lịch Đến năm 2015, Singapore sẽ đầu tư cho Quỹ phát triển du lịch là 2 tỷ đôSing, dự kiến đón khoảng 17 triệu khách du lịch quốc tế và doanh thu từ du lịch khoảng

30 tỷ đô Sing

1.4.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch của Thái Lan.

Vương quốc Thái Lan, thường gọi là Thái Lan, là một quốc gia nằm ở vùng ĐôngNam Á Với diện tích 514.000 km2, dân số 62 triệu người, Thái Lan là trung tâm củaĐông Nam Á, là của ngõ tự nhiên đi vào Đông Dương, Myanmar và Nam Trung Quốc

Du lịch là một ngành chính của nền kinh tế Thái Lan Năm 2011, dù phải gánh chịu trận

lũ lụt khủng khiếp nhất trong vòng 50 năm qua với ba phần tư diện tích quốc gia này bịngập lụt, song doanh thu của ngành du lịch vẫn đạt mức cao kỷ lục, 734,59 Baht (tương

Trang 37

đương với khoảng 23,08 tỷ USD), tăng 23,92% so với năm 2010, đóng góp khoảng16,3% GDP cho đất nước Trong năm này, xứ sở “nụ cười” đã tiếp đón được 19,09 triệulượt khách, tăng 19,8% so với năm 2010 Thái Lan đã rất thành công khi phát triển ngành

du lịch Năm 2006, Thái Lan đã được nhận giải " The words best tourist country 2006"

do tạp chí Travel news Na Uy trao tặng Ngoài ra, tạp chí Luxury Travel của Úc cũng đã

công bố "Danh sách vàng 2006" cho các giải thưởng trong ngành du lịch và Thái Lan

cũng đã giành được nhiều giải cao

Thái Lan đã xây dựng hình ảnh một đất nước thân thiện, thu hút khách du lịch quốc

tế Đồng thời chính phủ Thái Lan cũng đưa ra những chính sách phát triển du lịch rất hiệuquả Trước tiên họ thu hút du khách vào trước Thái Lan chủ trương thu hút thật đông dukhách bằng giá tour rất rẻ Thái Lan phối hợp với các công ty du lịch của các nước để xâydựng tour Để làm được điều đó, các khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi cùng thống nhất

hạ giá cho khách tour Ngoài cạnh tranh về giá, các điểm du lịch của Thái Lan đều là của

tư nhân, họ chủ động và linh hoạt trong kinh doanh, biết xây dựng nhiều chương trình,màn biểu diễn phong phú, hấp dẫn

Tiếp theo đó là họ kích thích du khách mở hầu bao một cách hợp lý nhất Nhữngngười bán hàng ở đây rất đàng hoàng, thân thiện, không chèo kéo khách Những ngườithợ săn ảnh chụp ảnh du khách sau đó bán lại cho họ, mua hay không cũng không sao, dukhách mua lại những tấm hình của họ một cách hoàn toàn tự nguyện Ngoài ra, Thái Lancũng luôn kết hợp nhuần nhuyễn giữa du lịch và thương mại

1.4.3 Kinh nghiệm phát triển du lịch của Nhật Bản

Theo JNTO ( Japan National Tourism Organization- Tổng cục Du lịch Nhật Bản) ,

số lượng khách quốc tế đến Nhật Bản trong tháng 6 năm 2013 là 901.000 (tăng 31,9% từtháng 4 năm 2012) Số lượng khách quốc tế đến Nhật Bản trong nửa đầu năm 2013 đạt4.955 ngàn, cao hơn số lượng người nước ngoài đến trong nửa đầu năm 2008 là 618.000 Sản phẩm du lịch được xây dựng dựa trên các điều kiện tài nguyên du lịch, hiệntrạng các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động du lịch của Nhật Bản NhậtBản có các sản phẩm du lịch đặc trưng sau: Du lịch văn hóa kết hợp với du lịch tham

Trang 38

quan nghiên cứu; du lịch tham quan di tích lịch sử, cách mạng; du lịch tham quan nghỉdưỡng biển và núi; du lịch sông nước; du lịch sinh thái

- Về phát triển du lịch sinh thái: Từ đầu những năm 1990, Nhật Bản đã quan tâmđến việc phát triển du lịch sinh thái Cũng từ năm đó, các nhóm kinh doanh và hoạt động

về du lịch sinh thái ở các địa phương bắt đầu tập hợp và họp bàn ở cấp toàn quốc Nhànước đưa ra các chính sách phát triển du lịch sinh thái tại Nhật Bản hướng tới việc bảotồn và phát triển bền vững của các nguồn tài nguyên tự nhiên, lịch sử, văn hóa của cácvùng Bên cạnh các dự án phát triển du lịch sinh thái là một loạt các dự án nhằm sử dụnghữu hiệu hơn các vườn quốc gia Bộ Môi trường Nhật Bản cũng phối hợp với các cơ quan

và tổ chức du lịch trong nước và quốc tế xây dựng và phổ biến các quy định và tài liệu

hướng dẫn phát triển du lịch bền vững tại các khu bảo tồn như “Hướng dẫn về du lịch tại các vườn và khu bảo tồn tại khu vực Đông Á”.

- Về phát triển du lịch làng nghề truyền thống: Là nước công nghiệp phát triển,nhưng Nhật Bản vẫn phát triển các làng nghề thủ công một cách bền vững, đóng gópnhiều sản phẩm có giá trị văn hóa cao Phát triển du lịch làng nghề cũng là hướng đi Nhật

Bản rất quan tâm, trong đó coi trọng việc giữ gìn cảnh quan môi trường Phong trào “mỗi làng một sản phẩm” ở tỉnh Oita của Nhật Bản đã thực sự thu hút được sự quan tâm, học

hỏi và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Thái Lan, Trung Quốc,Indonesia…

- Về phát triển du lịch di tích lịch sử, cách mạng: Để bảo vệ các di sản, hệ thốngquản lý về bảo tồn di sản văn hóa tại Nhật Bản được hình thành từ những năm 1910 vớiviệc ban hành luật Bảo tồn di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh tự nhiên, luật Bảo tồnnguồn tài nguyên quý hiếm quốc gia năm 1929, luật Bảo vệ tài sản Văn hóa năm 1950

1.4.4 Kinh nghiệm phát triển du lịch của Malaysia

Malaysia là đất nước có ngành Du lịch phát triển Năm 2010, Malaysia đã đónđược 24,6 triệu lượt khách du lịch quốc tế và thu nhập từ du lịch đạt 17,93 tỷ USD Mụctiêu phát triển du lịch của Malaysia đến năm 2020 trở thành nước phát triển về du lịchhàng đầu trong khu vực và quốc tế Trong chiến lược chung của Malaysia về chuyển dịchkinh tế, ngành Du lịch xây dựng kế hoạch chuyển dịch phát triển du lịch đến năm 2020

Trang 39

tập trung vào việc phát triển sản phẩm và thị trường với mục tiêu chính là tập trung vàothị trường có khả năng chi trả cao, đẩy mạnh chương trình tiêu dùng của khách du lịch.Hai hướng chính trong quan điểm phát triển là: bảo vệ, bảo tồn và giữ gìn môi trường;phát triển du lịch xanh, giải thưởng khách sạn xanh, chiến dịch quốc gia về một Malaysiaxanh, một Malaysia sạch và phát triển toàn diện, chú trọng tính cân bằng và tính bềnvững (tầm quan trọng của lợi ích cộng đồng) Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu hiệnnay Malaysia xác định phải có những sáng kiến và cải tiến trong phát triển sản phẩm.Các sáng kiến tập trung vào tổ chức các sự kiện tầm quan trọng quốc gia gồm: “Malaysiangôi nhà thứ 2 của tôi” để khuyến khích người nước ngoài mua nhà tại Malaysia để đi lạinghỉ ngơi, du lịch và kéo theo người thân và bạn bè tới du lịch tại đây Ngoài ra,Malaysia cũng tập trung vào duy trì và khuếch trương sản phẩm du lịch mua sắm Tậptrung các sản phẩm cho thị trường du lịch cao cấp và xác định địa điểm cụ thể và từnghoạt động: nghỉ dưỡng tại các khu du lịch, vui chơi giải trí, các loại hình thể thao, các địađiểm mua sắm Đặc biệt tập trung vào đẩy mạnh du lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục vàcuối cùng là du lịch MICE.

Về quy hoạch du lịch, Malaysia chỉ có “Kế hoạch chuyển đổi du lịch Malaysiađến năm 2020” nhằm thu hút các thị trường trường du lịch có khả năng chi trả cao vàtăng chi tiêu du lịch Căn cứ vào định hướng có tính quốc gia này, các địa phương, thậmchí doanh nghiệp du lịch sẽ có những kế hoạch phát triển du lịch cụ thể

1.4.5 Kinh nghiệm phát triển du lịch từ Indonesia

Indonesia đã xây dựng xong chiến lược tổng thể phát triển du lịch đến năm 2025,theo đó tư tưởng chính sẽ tập trung nâng cao chất lượng du lịch Cùng với chiến lược làmột kế hoạch phát triển đến năm 2015 cũng đã hoàn tất với nội dung tập trung phát triển

3 loại hình du lịch chính là du lịch sinh thái, du lịch nông thôn và du lịch biển Đối với dulịch nông thôn sẽ triển khai trên 54 điểm, du lịch sinh thái là 50 điểm ở các vườn quốcgia

Indonesia có chủ trương phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.Chính phủ hỗ trợphát triển bằng việc cho thuê đất với giá rẻ để cộng động làm du lịch, đồng thời hướngdẫn và đào tạo cộng đồng về nghiệp vụ du lịch Các sản phẩm chính được định hướng: du

Trang 40

lịch di sản, du lịch sinh thái, du lịch đánh golf, du lịch lặn biển, du lịch MICE ỞIndonesia, Vụ Thị trường của Cục Xúc tiến Indonesia có nhiệm vụ theo dõi diễn biến thịtrường, định hướng và tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch ở cấp quốc gia.

Từ việc theo dõi thị trường và đánh giá tình hình, xu hướng phát triển kinh tế - xã hội và

du lịch, Indonesia chuyển hướng thu hút thị trường khách du lịch ASEAN

Đối với việc phát triển sản phẩm du lịch, đặc biệt tại địa bàn đảo Bali – một trongnhững điểm du lịch nổi bật của Indonesia thì những thành công chính nằm ở vấn đề nhưtôn trọng ý kiến, tập tục và tư duy của người bản địa; nâng cao nhận thức về phát triển dulịch theo một quá trình; ban hành các quy định chặt chẽ và rõ ràng về kiến thức, có quanđiểm bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống

Mỗi nước đều có các chính sách riêng để phát triển ngành du lịch trong nước và thuhút khách du lịch quốc tế đến đất nước mình với vô vàn những sản phẩm du lịch thú vị vàhấp dẫn đôi khi lại khá mới lạ chính vì vậy Việt Nam có thể học tập và chọn lọc có kếthừa những kinh nghiệm phát triển du lịch của các nước bạn để phát triển du lịch trongnước Nếu áp dụng linh hoạt, phù hợp kết hợp với các điều kiện cụ thể về kinh tế vănhóa, chính trị, cùng những thế mạnh riêng thì việc xây dựng một hình ảnh đẹp hơn về dulịch Việt Nam là một điều không hề xa vời; hơn nữa để khẳng định hơn nữa rằng ViệtNam là một điểm đến hấp dẫn đối với du khách quốc tế

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH DỰA TRÊN

ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN ĐẾN

VIỆT NAM 2.1 Phương pháp nghiên cứu

2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

2.1.1.1 Thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu, cóthể là người tiêu dùng, nhóm người tiêu dùng Nó còn được gọi là các dữ liệu gốc, chưađược xử lý Vì vậy, các dữ liệu sơ cấp giúp người nghiên cứu đi sâu vào đối tượngnghiên cứu, tìm hiểu động cơ của khách hàng, phát hiện ra các quan hệ trong đối tượng

Ngày đăng: 12/04/2015, 09:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w