Liên Xô tan rã đến cuối thập niên 90
1.3 Sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu sau chiến tranh lạnh của Mỹ
Chương 2 QUAN HỆ NGA-MỸ TRONG THẬP NIÊN 90
2.1 Quan hệ Nga- Mỹ trong lĩnh vực chính trị- đối ngoại, quân sự- anninh
2.2 Quan hệ kinh tế- thương mại và khoa học- công nghệ Nga- Mỹ2.3 Những xu hướng vận động của quan hệ Nga- Mỹ
Chương 3 ẢNH HƯỞNG CỦA QUAN HỆ NGA-MỸ ĐẾN VIỆTNAM
3.1 Ảnh hưởng về mặt chính trị, đối ngoại và an ninh3.2 Ảnh hưởng về kinh tế, văn hoá, khoa học- kỹ thuật
Kết luận
Danh mục các công trình của tác giảDanh mục tài liệu tham khảo
rang18823487272103122137137160180184186
Trang 2Mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử loài người, Ýt nhất từ thời cận đại, các nước lớn, các cường quốctừng đóng vai trò quyết định trật tự thế giới và chi phối hệ thống các quan hệ quốc tế(QHQT) Đường hướng vận động, phát triển của lịch sử thế giới phụ thuộc chủ yếu vàotham vọng và lợi Ých chiến lược của các nước lớn, vào sự hoà hoãn hoặc chiến tranhgiữa các nước lớn Thời kỳ chiến tranh lạnh, Liên Xô và Mỹ đã tồn tại với tư cách haisiêu cường đứng đầu hai hệ thống chính trị-xã hội đối lập, kiềm chế, chi phối lẫn nhau,đồng thời chi phối đời sống chính trị thế giới và hệ thống các QHQT Cuộc chiến tranhlạnh kéo dài hơn bốn thập niên đó đã đặt cả thế giới vào tình trạng đối đầu căng thẳngvà thù địch.
Đến đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, do tác động của hàng loạt các nhân tố chủquan và khách quan, bên trong và bên ngoài, cuộc chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô vàtrật tự thế giới hai cực tan rã Từ thời điểm này, cộng đồng các quốc gia- dân tộc vậnđộng và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử rất mới và rất khác thời kỳ chiến tranhlạnh, vừa tạo ra những cơ hội, vừa đặt ra những thách thức mới đối với họ Tình hìnhthế giới sau chiến tranh lạnh diễn biến phức tạp, diện mạo một trật tự thế giới mới thaycho trật tự hai cực đã tan rã vẫn chưa định hình Sau mấy thập niên chiến tranh lạnh,một mặt các nước lớn nhỏ đều muốn có môi trường quốc tế hoà bình, ổn định để pháttriển, nên nhìn chung đều điều chỉnh chiến lược, chính sách đối ngoại theo hướng tránhđối đầu, tăng cường hợp tác, liên kết, hội nhập trên các tầng nấc khác nhau Mặt khác,các nước- trước hết là các nước lớn- cũng cạnh tranh gay gắt với nhau nhằm giành giậtvai trò, vị trí có lợi nhất cho mình trong trật tự thế giới mới đang hình thành Động tháiquan hệ giữa các nước lớn diễn ra hết sức phức tạp, chứa đầy những yếu tố khó lường.
Trang 3Trong khi đó, các nước lớn và quan hệ giữa các nước lớn thời kỳ sau chiến tranh lạnhvẫn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị- xã hội loài người.
Quan hệ giữa Nga và Mỹ- với tư cách là quan hệ giữa hai nước lớn- không nằmngoài tình hình chung đó Song quan hệ Nga- Mỹ là cặp quan hệ có những nét đặcthù Không chỉ trong thời kỳ chiến tranh lạnh, hiện nay quan hệ Nga- Mỹ, bất luậnnhững biến thiên của lịch sử, vẫn là cặp quan hệ chủ chốt, đóng vai trò rất quan trọngtrong hệ thống các QHQT Sự vận động của quan hệ Nga- Mỹ sau chiến tranh lạnh,dù theo hướng nào, cũng tác động lớn đến cục diện thế giới, đến đời sống chính trị vàan ninh thế giới Tuy nhiên, quan hệ giữa Nga và Mỹ thời kỳ sau chiến tranh lạnh diễnbiến khá phức tạp, phản ánh rõ nét nhất, điển hình nhất thực trạng quan hệ giữa cácnước lớn hiện nay Do vậy, việc nghiên cứu làm rõ thực trạng quan hệ giữa hai nướclớn Nga- Mỹ thực sự hữu Ých, thực sự cần thiết đối với tất cả các nước lớn nhỏ Hơnnữa, việc nghiên cứu đó không chỉ nhằm xác định diện mạo của một mối quan hệ cụthể giữa hai nước lớn, mà còn góp phần làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận đặt ratrong quan hệ giữa các nước lớn và giữa các nước lớn với các nước nhỏ nói chungtrong thời kỳ quá độ từ trật tự thế giới hai cực sang trật tự thế giới mới.
Do điều kiện lịch sử đặc biệt của mình, hơn nửa thế kỷ qua Việt Nam luôn nằmtrong toan tính chiến lược của các nước lớn như Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, NhậtBản Những nước lớn đó, đặc biệt là Liên Xô và Mỹ, đã có những tác động rất lớn, cảhai chiều tích cực và tiêu cực, đến sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc củanhân dân Việt Nam Liên Xô tan rã, chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Liên Xô bị thủtiêu làm thay đổi tương quan lực lượng trên trường quốc tế từ trạng thái cân bằng sangcó lợi cho Mỹ và các nước tư bản chủ nghĩa (TBCN) phát triển Quan hệ giữa Nga- đãtừng là đồng minh chiến lược của Việt Nam, và Mỹ- đã từng là đối thủ chiến lược củaViệt Nam, dù vận động, phát triển theo hướng nào (hoà hoãn, hợp tác hay căng thẳng,
Trang 4xung đột) thì cũng đều ảnh hưởng đến nước ta với tư cách là một nước nhỏ, có lợi Ýchchiến lược là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội (CNXH) Thực tiễn quan hệ giữaNga và Mỹ từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc cho thấy Việt Nam đã và sẽ còn phảichịu sức Ðp và ảnh hưởng qua lại của quan hệ Nga- Mỹ Thực tế này đặt ra nhiều vấnđề lý luận và thực tiễn cấp thiết của chính sách đối ngoại Việt Nam trong quan hệ vớiNga và Mỹ Việc nghiên cứu sự vận động của quan hệ Nga- Mỹ sau chiến tranh lạnh vàảnh hưởng của quan hệ đó đến Việt Nam không chỉ nhằm rót ra những bài học kinhnghiệm cần thiết nhằm thúc đẩy quan hệ Việt- Nga và Việt- Mỹ, mà còn cung cấpnhững luận cứ khoa học góp phần đưa phương châm đối ngoại cân bằng trong quan hệvới các nước lớn vào thực tiễn hoạt động đối ngoại cho sát đúng với từng nước lớn cụthể.
Vì tất cả những lẽ đó, Nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Sự vận động của quan hệNga- Mỹ sau chiến tranh lạnh và ảnh hưởng của quan hệ đó đến Việt Nam” làm đề tàiluận án.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Quan hệ giữa Nga và Mỹ không phải là một đề tài mới mẻ đối với giới nghiên cứuở nước ngoài, nhất là ở Nga và Mỹ Các vấn đề như vai trò, vị thế quốc tế của các nướclớn hiện nay và trong tương lai, chính sách đối ngoại của Nga và của Mỹ, quan hệ Nga-Mỹ trong các lĩnh vực chính trị-đối ngoại, kinh tế-thương mại, đã được Ýt nhiều đềcập trong nhiều công trình nghiên cứu khác nhau của các tác giả nước ngoài Trong cáccông trình này, đáng chú ý là các cuốn sách: “Sự đảo lộn của thế giới địa-chính trị thế kỷXXI” của Maridôn Tuareno (Pháp); “Mỹ thay đổi lớn chiến lược toàn cầu” của Lý ThựcCốc (Trung Quốc); “Hưng thịnh và suy vong của các cường quốc”; “Chuẩn bị cho thế kỷXXI” của Pôn Kennơđy (Mỹ); “Dự báo thế kỷ 21” của tập thể các tác giả Trung Quốc;“Bàn cờ lớn” của Z Brzezinski (Mỹ); “Sự biến đổi” của A.CôdưrÐp (Nga); “Nước Nga
Trang 5hướng về Châu Á” của M L Titarencô, v.v Ngoài ra, nhiều bài viết đề cập đến các khíacạnh cụ thể của đề tài đã được đăng tải trên các Ên phẩm chuyên ngành của Nga như cáctạp chí: Kinh tế thế giới và QHQT; Mỹ: Kinh tế, Chính trị, Tư tưởng; Sinh hoạt quốc tế;Tư tưởng tự do; Báo Độc lập, v.v Trong các Ên phẩm này, đáng chú ý nhất là tờ tạp chírất có uy tín, chuyên nghiên cứu về Mỹ ở Nga, tờ “Mỹ: Kinh tế, Chính trị, Tư tưởng” (rađời từ tháng 1 năm 1970, đến tháng 1 năm 1999 đổi tên là “Mỹ- Canada: Kinh tế, Chínhtrị, Văn hoá”) Đây là tờ tạp chí đã nhiều năm liền đăng tải các bài viết, các công trìnhnghiên cứu của nhiều học giả có tiếng tăm, có bề dày nghiên cứu về Mỹ, về chính sáchđối ngoại của Mỹ, về quan hệ Nga- Mỹ, như S Rôgốp, G Trôfimencô, B Krêmenhúc,A Ótkin, T Saklêina, v.v Đặc biệt, các bài viết của S Rôgốp đăng trên các số 3/1995,10/1996, 11/1997, 2/1998, 7 và 8/1998, 2/2000 của Tạp chí trên và một số Ên phẩm khácnhư Tạp chí Tư tưởng tự do, Báo Độc lập, đã phác họa những đường nét cơ bản, nhữngthăng trầm của quan hệ Nga- Mỹ qua các giai đoạn khác nhau thời kỳ sau chiến tranhlạnh Tác giả chỉ ra những kết quả hợp tác đã đạt được, cũng như những mâu thuẫn, xungđột lợi Ých trong quan hệ Nga- Mỹ, nhấn mạnh ý đồ của Mỹ kiềm chế Nga khôi phụcảnh hưởng chính trị- an ninh trên trường quốc tế.
Ngoài các công trình của các tác giả Nga, các bài nghiên cứu liên quan đến đề tàicủa các tác giả Mỹ như M Manđenbaum, Aron Leon, G Duglac, cũng được đăngtải trên các Ên phẩm chuyên ngành kể trên của Nga Tuy nhiên, cách nhìn nhận, sựđánh giá các vấn đề như chiến lược đối ngoại của Nga, của Mỹ, quan hệ Nga-Mỹ, v.v.không phải luôn luôn có sự thống nhất giữa các tác giả Nga, giữa các tác giả Mỹ vớinhau, cũng như giữa các tác giả Nga và các tác giả Mỹ Thực tế này đòi hỏi nghiêncứu sinh phải biết kế thừa có chọn lọc công trình nghiên cứu của các học giả nướcngoài, và chỉ trên cơ sở xem xét các sự vật, hiện tượng lịch sử một cách khách quan,
Trang 6chân thực và bằng phương pháp luận mácxít thì mới có thể đưa ra sự đánh giá xácđáng về những vấn đề thuộc đề tài nghiên cứu.
Ở Việt Nam, cũng đã có một số công trình nghiên cứu tập thể và cá nhân đã Ýtnhiều đề cập đến chiến lược, chính sách đối ngoại của Mỹ, của Nga, quan hệ Mỹ- Việt,quan hệ Nga-Việt Trong số các công trình này, đáng chú ý là các bài viết, sách thamkhảo, đề tài khoa học của một số cơ quan nghiên cứu các vấn đề quốc tế như: Trungtâm nghiên cứu Châu Âu, Trung tâm nghiên cứu Bắc Mỹ, Học viện QHQT (Bộ ngoạigiao), Viện QHQT (Học viện CTQG Hồ Chí Minh), các tạp chí chuyên ngành vềQHQT, v.v Cố học giả Lê Bá Thuyên với đề tài luận án PTS Lịch sử “Chiến lược toàncầu của Mỹ và tác động của nó trong QHQT hiện nay” (bảo vệ năm 1995); cuốn sách“Hoa Kỳ: cam kết và mở rộng”, NXB KHXH, Hà Nội, 1997; cũng như một số bài viếtcủa tác giả về chiến lược, chính sách đối ngoại của Mỹ đăng trên các tạp chí chuyênngành là những công trình có tính chất chuyên sâu nhất về đề tài này Còn việc nghiêncứu quan hệ Nga-Mỹ ở Việt Nam thì thực sự chỉ mới ở giai đoạn ban đầu, số lượng cácbài viết về chủ đề này rất hạn chế Hơn nữa, các công trình được công bố về quan hệNga-Mỹ mới chỉ dừng lại ở việc mô tả thực trạng quan hệ Nga- Mỹ ở một vài lĩnh vực,chưa có tính hệ thống và khái quát.
Chủ đề quan hệ Việt- Nga và Việt- Mỹ giành được sự quan tâm nhiều hơn từ cácnhà nghiên cứu Việt Nam Trong số các công trình nghiên cứu về các chủ đề này,đáng chú ý là các cuốn sách “Quan hệ kinh tế Việt Nam- LB Nga: Thực trạng và triểnvọng” (NXB KHXH, Hà Nội, 1995); “Về mối quan hệ giữa Việt Nam- LB Nga tronggiai đoạn hiện nay” (NXB CTQG, Hà Nội, 1997); “Quan hệ kinh tế Việt Nam- HoaKỳ” (NXB Thế giới, Hà Nội, 2000) Đây là những công trình công phu của các tậpthể tác giả và cá nhân về sự vận động khá phức tạp của các cặp quan hệ Nga-Việt vàMỹ-Việt từ sau khi Liên Xô tan rã Song do phạm vi nghiên cứu đặt ra, nên quan hệ
Trang 7Nga-Việt và Mỹ-Việt chưa được xem xét từ góc độ quan hệ giữa các nước lớn và mộtnước nhỏ trong bối cảnh thế giới mới sau chiến tranh lạnh Đặc biệt ảnh hưởng củaquan hệ Nga- Mỹ với tư cách là quan hệ giữa hai nước lớn, đến Việt Nam, với tư cáchlà một nước nhỏ, trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh, hầu như chưa được nghiên cứu cảở các nước ngoài cũng như ở Việt Nam.
Tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài luận án ở nước ngoài vàViệt Nam cho thấy sự cần thiết phải có một công trình nghiên cứu toàn diện, có hệthống và sâu sắc hơn về đề tài này.
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu của luận án là góp phần làm rõ thực chất sự vận động củaquan hệ giữa LB Nga và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, trên cơ sở đó nêu lên ảnh hưởng củamối quan hệ này đến Việt Nam trong bối cảnh thế giới đã và đang thay đổi thời kỳ sauchiến tranh lạnh.
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu của luận án là:
- Khái quát lịch sử quan hệ Xô- Mỹ thời kỳ chiến tranh lạnh, cũng như sự điềuchỉnh chiến lược, chính sách đối ngoại của Nga và của Mỹ trong thập niên 90.
- Phân tích thực trạng vận động của quan hệ giữa Nga và Mỹ trong các lĩnh vựcchủ yếu là chính trị- an ninh, kinh tế- thương mại, khoa học- kỹ thuật, đồng thời nêura một số dự báo về triển vọng của mối quan hệ này.
- Phân tích ảnh hưởng của quan hệ Nga- Mỹ đến Việt Nam trong sự tương tácgiữa các cặp quan hệ của tam giác Nga- Mỹ- Việt, từ đó nêu một số kiến nghị nhằmthực hiện thành công chính sách đối ngoại với các nước lớn nói chung, với Nga vàMỹ nói riêng.
Phạm vi nghiên cứu của luận án:
Trang 8- Về mặt thời gian: Sự vận động của quan hệ Nga- Mỹ và ảnh hưởng của quan hệ
Nga- Mỹ đến Việt Nam được nghiên cứu chủ yếu từ sau khi Liên Xô tan rã đến cuốithập niên 90 của thế kỷ 20.
- Về mặt nội dung: Luận án đặt trọng tâm ở việc phân tích thực trạng quan hệ
Nga- Mỹ trong thập niên 90 và triển vọng của mối quan hệ đó trước hết trên lĩnh vựcchính trị- an ninh
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận mácxít Trongquá trình nghiên cứu và xử lý tài liệu tham khảo, luận án quán triệt phương pháp luậncủa chủ nghĩa Mác- Lênin về thời đại và quan hệ giữa các quốc gia- dân tộc; về hoàbình và cùng tồn tại hoà bình giữa các nước có chế độ chính trị- xã hội khác nhau; tưtưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, hợp tác quốc tế, v.v Luận án bám sát các quan điểmđánh giá tình hình quốc tế và khu vực của Đảng cộng sản Việt Nam được thể hiệntrong các văn kiện từ Đại hội VI đến nay, coi đây là nguồn cung cấp những căn cứ lýluận, định hướng tư tưởng trong nghiên cứu một đề tài vào loại khó và nhạy cảm.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận án là phương pháp lịch sử và phươngpháp logic Các phương pháp khác như phân tích và tổng hợp, so sánh và đối chiếu,thống kê, v.v được sử dụng như là những phương pháp hỗ trợ cần thiết cho haiphương pháp chủ yếu nêu trên.
5 Những điÓm mới về khoa học của luận án
- Nghiên cứu tương đối toàn diện và có hệ thống sự vận động của quan hệ Nga-Mỹ từsau khi Liên Xô tan rã đến cuối thập niên 90, trên cơ sở đó bước đầu làm rõ tính chấtquan hệ giữa các nước lớn và vai trò của các nước lớn nói chung trong thời kỳ quá độtừ trật tự thế giới hai cực sang trật tự thế giới mới.
Trang 9- Luận án đưa ra một số đánh giá bước đầu về ảnh hưởng của quan hệ Nga- Mỹđến Việt Nam, từ đó nêu một số kiến nghị nhằm xử lý đúng đắn các mối quan hệ giữaViệt Nam với từng nước lớn cụ thể.
- Góp phần luận giải và làm sáng tỏ thêm chính sách đối ngoại độc lập tự chủ,phương châm cân bằng trong quan hệ với các nước lớn của Việt Nam.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạyvà học tập, cũng như cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
7 Kết cấu của luận án
Ngoài danh mục các công trình khoa học của tác giả, tài liệu tham khảo, luận áncó trang, gồm phần mở đầu, 3 chương với 8 tiết và phần kết luận
Trang 10hơn nhiều Do vậy, trước khi khảo sát quan hệ Nga- Mỹ sau chiến tranh lạnh, chúng tôitrình bày khái lược lịch sử quan hệ Xô-Mỹ thời kỳ chiến tranh lạnh.
1.1 Khái lược lịch sử quan hệ Xô - Mỹ thời kỳ chiến tranh lạnh
Tháng Mười năm 1917, cuộc Cách mạng “mười ngày rung chuyển thế giới”thành công ở nước Nga, cho ra đời một Nhà nước kiểu mới- Cộng hoà XHCN Xô viếtLiên bang Nga Ngay từ sau Cách mạng tháng Mười, Cộng hoà XHCN Xô viết LBNga và sau đó là Liên bang CHXHCN Xô viết đã kiên trì cuộc đấu tranh nhằm thiếtlập quan hệ chính trị và kinh tế-thương mại với Mỹ nói riêng, các nước khác nóichung, theo nguyên tắc được V.I.Lênin khởi xướng về cùng tồn tại hoà bình giữa cácnước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau Song nếu như từ những năm 1924 - 1925,nhiều nước, trong đó có các nước TBCN lớn như Anh, Pháp, Italia đã chÝnh thứccông nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô, thì Mỹ là cường quốc duynhất trong thập niên 20 không thiết lập quan hệ với Liên Xô Phải trải qua một quátrình đấu tranh lâu dài của chính quyền Xô viết, và do tác động của rất nhiều nhân tốkhác nữa, mà tới tháng 11 năm 1933, Liên bang Xô viết và Hợp chủng quốc Hoa Kỳmới chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Cũng từ đây bắt đầu một giai đoạn mớitrong quan hệ ngoại giao giữa hai cường quốc, về sau là hai siêu cường đứng đầu haihệ thống chính trị- xã hội đối lập trong QHQT thế kỷ XX.
Từ khi chính thức công nhận lẫn nhau và thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệXô - Mỹ vận động hoàn toàn không đơn giản trong tất cả các lĩnh vực chính trị-quânsự, kinh tế- thương mại, văn hoá- khoa học- công nghệ.
1.1.1 Quan hệ Xô- Mỹ trong lĩnh vực chính trị- quân sự
Vào cuối những năm 30, trong bầu không khí nóng bỏng của QHQT do việc hìnhthành ba lò lửa chiến tranh thế giới và do bản chất của chủ nghĩa đế quốc, nhìn chungMỹ thực hiện “chính sách trung lập”, “không can thiệp”, thực chất là âm mưu mượn
Trang 11tay người khác đánh nhau để đứng giữa trục lợi Chính H.Truman (lúc đó là Thượngnghị sĩ, đến 4 1945 là Tổng thống Mỹ), ngay sau khi Đức tấn công Liên Xô, đã tuyênbố trắng trợn: “Nếu chóng ta thấy Đức sẽ thắng thì chúng ta phải giúp Nga, còn nếuNga sẽ thắng thì chúng ta phải giúp Đức, và như vậy, mặc cho họ giết hại lẫn nhaucàng nhiều càng tốt” [113, tr.435] Chỉ khi phát xít Đức, Italia đã thôn tính nhiều nướcở Châu Âu, Châu Phi, còn Nhật đánh chiếm Trân Châu, gây cho Mỹ những tổn thấtnặng nề, lợi Ých và an ninh Mỹ bị đe dọa, thì Mỹ mới tham chiến, cùng Liên Xô vàmột số nước khác thành lập Mặt trận đồng minh chống phát xít (1.1.1942) Sau đó Mỹvà Liên Xô ký Hiệp ước Xô-Mỹ về những nguyên tắc tương trợ trong quá trình chiếntranh chống xâm lược (11.7.1942) Những hành động đối ngoại này của hai nước đãgóp phần tạo những biến chuyển tích cực, có ý nghĩa to lớn trong việc đoàn kết vàhợp tác chiến đấu giữa Liên Xô và Mỹ nói riêng, các lực lượng chống phát xít nóichung trên toàn thế giới để đánh bại chủ nghĩa phát xít.
Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc với chiến thắng của Liên Xô và cácnước trong khối Đồng minh đã mở ra một thời kỳ mới trong QHQT hiện đại, dẫn đÕnnhững biến chuyển sâu sắc trong đời sống chính trị thế giới Trong khối Đồng minhchống phát xít, Mỹ là nước duy nhất không những không bị chiến tranh tàn phá, màcòn lợi dụng được chiến tranh để làm giàu nhanh chóng Với sức mạnh kinh tế đi đôivới sức mạnh quân sự, nhất là sự độc quyền vũ khí hạt nhân, Mỹ trở thành một cườngquốc hùng mạnh Đây là một trong những nhân tố cơ bản thúc đẩy tham vọng bá chủtoàn cầu của Mỹ Tổng thống Mỹ H.Truman trong diễn văn đọc ngày 6 tháng 4 năm1946 đã khẳng định: “Ngày nay Hoa Kỳ là một quốc gia mạnh, không có một quốcgia nào mạnh hơn Điều đó có nghĩa là với sức mạnh như thế chúng ta có nghĩa vụnắm quyền lãnh đạo thế giới ” [89, 119].
Trang 12Tuy nhiên, tham vọng bá chủ thế giới của Mỹ đã gặp phải những cản trở rất lớn.Vốn là nước đi tiên phong trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, Liên Xôbước ra khỏi Đại chiến thế giới lần thứ hai với uy tín quốc tế đã tăng cao Nhà nướcXHCN đầu tiên trên thế giới đã tỏ rõ sức mạnh của mình trên thực tế, trở thành trụ cộtcủa phong trào cách mạng thế giới Ngoài Liên Xô, một loạt Nhà nước dân chủ nhândân ở Đông Âu và Châu Á đã được thành lập, lựa chọn con đường đi lên CNXH Hệthống XHCN thế giới dần dần được hình thành và củng cố Cùng với sự lớn mạnh củahệ thống XHCN thế giới, phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân ở cácnước thuộc địa và TBCN cũng phát triển mạnh, tạo thành những dòng thác lớn tấncông vào dinh luỹ của hệ thống ĐQCN thế giới Như vậy, sau chiến tranh thế giới thứhai, tương quan lực lượng trên trường quốc tế thay đổi không có lợi cho Mỹ.
Để thủ tiêu những lực cản đó (mà lực cản lớn nhất là Liên bang Xô viết), Mỹ đãdùng mọi phương sách, biện pháp, thủ đoạn ngoại giao để, thứ nhất, lôi kéo, tập hợplực lượng chống lại Liên Xô và ngăn chặn ảnh hưởng của CNCS Thứ hai, Mỹ bắt đầucông khai thực hiện một chính sách đối ngoại thù địch với Liên Xô trong tất cả cáclĩnh vực, trước hết là lĩnh vực chính trị-đối ngoại
Trên cơ sở một học thuyết do G.Kennan, Chủ tịch uỷ ban vạch chính sách đốingoại của Chính phủ, cựu đại sứ Mỹ tại Liên Xô đề ra, Tổng thống Mỹ H.Trumantháng 3 năm 1947 đã cho ra đời một học thuyết đối ngoại mang tên “Học thuyếtTruman” Nội dung cơ bản của Học thuyết Truman là Mỹ phải đảm trách sứ mệnh lãnhđạo thế giới tự do, phải bằng mọi biện pháp kinh tế, quân sự để giúp đỡ, trước mắt làHy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, sau nữa là các dân tộc trên thế giới chống lại sự đe doạ của chủnghĩa cộng sản (CNCS) Nếu G.Kennan được coi là “kiến trúc sư” cho chiến lược“Chiến tranh lạnh”, thì diễn văn của thủ tướng Anh W.Sơcsin tại Phuntơn ngày5.3.1946 và Học thuyết Truman được coi là châm ngòi nổ cho cuộc “chiến tranh lạnh”
Trang 13chống Liên Xô và CNCS (Theo một số tài liệu, “chiến tranh lạnh”- cold war- là từ doBarút, tác giả của kế hoạch nguyên tử lực của Mỹ ở LHQ đặt ra, xuất hiện lần đầu trênbáo Mỹ ngày 26.7.1947 Nhưng rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng “chiến tranh lạnh”trên thực tế đã bắt đầu trước khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, cụ thể là tại Hộinghị tam cường Mỹ - Anh - Xô tại Ianta tháng 2 năm 1945) Như vậy thế giới PhươngTây đứng đầu là đế quốc Mỹ đã chính thức đề ra một chiến lược đối ngoại thù địch vớiLiên Xô và các nước XHCN “Đặc trưng tiêu biểu của chiến tranh lạnh là gây tình hìnhcăng thẳng, đe dọa dùng bạo lực, bao vây kinh tế, phá hoại chính trị, đẩy mạnh chạyđua vũ trang và chuẩn bị chiến tranh, thành lập các khối liên minh xâm lược, tiến hànhchiến tranh tâm lý chống cộng” (Từ điển bách khoa Việt Nam, Tập 1, 1995, tr 463)
Như vậy, với sù ra đời của Học thuyết Truman, mối quan hệ đồng minh giữaLiên Xô với Mỹ và các nước Phương Tây trong Mặt trận Đồng minh chống phát xítđã chấm dứt; bắt đầu một tình trạng đối đầu ngày càng căng thẳng, quyết liệt giữa haicường quốc Xô - Mỹ Cuộc đối đầu Xô - Mỹ gay gắt và toàn diện trở thành trục trungtâm của chính sách đối ngoại hai siêu cường và là yếu tố cơ bản chi phối các mốiQHQT trong suốt nhiều thập niên kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II Các mốiQHQT này được diễn đạt bằng thuật ngữ “Trật tự hai cực Ianta” hay “Trật tự thế giớihai cực Xô-Mỹ” - một cực do Liên Xô đứng đầu, cực kia là Mỹ.
Để dễ bề tập hợp các lực lượng trên thế giới vào một mặt trận do Mỹ đứng đầuchống Liên Xô, Mỹ đã ra sức thổi phồng mối đe doạ từ Liên Xô và CNCS đối với “thếgiới tự do”, bắt đầu triển khai thực hiện chiến lược toàn cầu “Ngăn chặn Liên Xô vàchủ nghĩa cộng sản” (gọi tắt là “Chiến lược ngăn chặn”) Tháng 6 năm 1947, Bộ trưởngngoại giao Mỹ lúc đó là G.Macsan đưa ra cái gọi là “Chương trình tái thiết Châu Âu”hay “Kế hoạch Macsan” Nội dung chủ yếu của kế hoạch này là Mỹ sẵn sàng viện trợquy mô lớn để phục hồi nền kinh tế các nước Châu Âu, để “tạo ra những điều kiện
Trang 14chính trị và xã hội giúp cho các thể chế tự do có thể tồn tại” Song viện trợ theo “kếhoạch Macsan” chỉ được thực hiện với rất nhiều điều kiện nghiêm ngặt, được quy địnhtrong “Đạo luật viện trợ nước ngoài” mà Quốc hội Mỹ thông qua tháng 4 năm 1948 Có16 nước, về sau thêm CHLB Đức, đã chấp nhận "Kế hoạch Macsan" của Mỹ.
Về quân sự, Mỹ đã sử dụng tối đa các ưu thế quân sự và sự độc quyền vũ khí hạt
nhân để lôi kéo các nước đồng minh lớn nhỏ vào các liên minh quân sự song phươngvà đa phương Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic TreatyOrganisation- NATO) đã chính thức ra đời ngày 4.4.1949 tại Oasinhton Việc thành lậpNATO trước hết nhằm mục đích tăng cường sức mạnh quân sự của Mỹ, biến NATOtrở thành công cụ quan trọng nhất để Mỹ thực hiện kế hoạch thống trị thế giới Sự rađời của NATO đã đẩy lục địa Châu Âu vào cuộc chạy đua vũ trang quy mô lớn và cóthể dẫn tới nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới thứ ba Đặc biệt, năm 1955, sau khiđược Mỹ và các nước Phương Tây tái vũ trang, được kế hoạch Macsan phục hồi kinhtế, CHLB Đức gia nhập khối NATO, trở thành bàn đạp chính của cuộc chiến tranh lạnhchống Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu cũng như phong trào giải phóng dân tộcđang lan rộng trong tất cả các thuộc địa của Mỹ và của các nước TBCN phát triển Ở Châu Á, Mỹ đã từng bước biến Nhật Bản thành nước lệ thuộc Mỹ, thành căncứ quân sự khu vực Đông Bắc Á Tháng 9.1951, với việc ký với Nhật Hiệp ước hoàbình San Francisco, Mỹ đã mở đường cho chủ nghĩa quân phiệt Nhật ngóc đầu dậy.Đặc biệt, với việc ký Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật (8.9.1951), Mỹ được phép bố trí cáclực lượng vũ trang trên đất Nhật Mặc dù Mỹ- Nhật tuyên bố Hiệp ước này nhằm“duy trì hoà bình thế giới và an ninh Viễn Đông”, song thực chất đã chính thức hoáviệc thiết lập các căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật để trước hết phong toả, bao vây LiênXô ở hướng Châu Á- Thái Bình Dương Kể từ khi Hiệp ước an ninh Mỹ- Nhật đượcký kết, Mỹ thực tế đã sử dụng Nhật Bản phục vụ mục đích khống chế Liên Xô.
Trang 15Ngoài Liên minh quân sự-chính trị Mỹ- Nhật, Mỹ còn thành lập các liên minhquân sự song phương và đa phương khác ở khu vực: Mỹ-Philipin (30.8.1951); Mỹ-Óc-NiuDilân (Hiệp ước an ninh Thái Bình Dương, 1.9.1951); Mỹ-Hàn Quốc (1.10.1953);Mỹ- Pakistan (19.5.1954); Mỹ- Đài Loan (2.12.1954); nhất là khối SEATO (8.9.1954)gồm Mỹ, Anh, Pháp, Óc, NiuDilân, Philippin và Thái Lan
Như vậy, sau chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ đã từng bước hình thành thế trậnliên hoàn với các cấp độ khác nhau từ Châu Âu- Đại Tây Dương (CA - ĐTD) sangChâu Á- Thái Bình Dương (CA - TBD) với mục đích bao vây, phong toả, kiềm chế,tiến tới tiêu diệt Liên Xô, ngăn chặn CNCS Mỹ đã chi những khoản tài chính khổnglồ cho ngân sách quân sự hàng năm và viện trợ quân sự cho các nước thành viên khốiNATO, SEATO và các đồng minh song phương khác Thực chất chiến lược toàn cầu“Ngăn chặn” của Mỹ không chỉ nhằm chống Liên Xô, chống CNCS, mà còn thựchiện các mục tiêu phát triển nước Mỹ hùng mạnh cả về kinh tế, quân sự và chính trịlàm chỗ dựa để thực hiện tham vọng bá chủ thế giới của Mỹ Chiến lược “Ngăn chặn”đã được nhiều lần điều chỉnh qua các đời Tổng thống Mỹ từ 1947 đến 1991, song mụctiêu đối ngoại xuyên suốt là thống trị thế giới và tiêu diệt CNCS thì không hề thayđổi.
Để đối phó lại âm mưu của các thế lực đế quốc hiếu chiến Phương Tây đứng đầulà Mỹ, Liên Xô buộc phải tìm mọi cách tăng cường sức mạnh chính trị-quân sự củamình Một mặt, Liên Xô tập trung các nguồn lực xây dựng quân đội hùng mạnh, nềnquốc phòng hiện đại, nghiên cứu chế tạo được vũ khí hạt nhân (năm 1949) để phá thếđộc quyền vũ khí hạt nhân của Mỹ Mặt khác, Liên Xô tích cực triển khai kế hoạch xâydựng hệ thống an ninh tập thể Do Châu Âu có vị trí địa-chính trị, địa-chiến lược quantrọng đối với hoà bình, ổn định thế giới, cũng là nơi tập trung các lợi Ých sống còn củaLiên Xô và Mỹ, nên chính sách đối ngoại của Liên Xô nhìn chung rất chú trọng Châu
Trang 16Âu Theo sáng kiến của ĐCS Liên Xô, tháng 9 năm 1947, tại Vacsava (Ba Lan), đãdiễn ra Hội nghị đại biểu các ĐCS Liên Xô, Bungari, Hungari, Ba Lan, Rumani, TiệpKhắc, Nam Tư, Pháp và Italia Hội nghị thông qua bản tuyên bố rằng thế giới lúc nàyđã chia thành hai phe: phe ĐQCN do Mỹ đứng đầu và phe XHCN do Liên Xô đứngđầu Hội nghị quyết định thành lập cơ quan thông tin của một số ĐCS và công nhân vớitên gọi "Cục thông tin quốc tế" (KOMINFORM) Còn sau đó, để đối phó với khốiNATO, tháng 5.1955, tại Vacsava đã ra đời một Liên minh chính trị-quân sự của LiênXô và các nước XHCN Đông Âu với việc ký kết Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tươngtrợ Vacsava (gọi tắt là Hiệp ước Vacsava)
Cùng với sự tồn tại của khối NATO do Mỹ chi phối và chỉ huy, sù ra đời củakhối Vacsava do Liên Xô đứng đầu đã đẩy lục địa Châu Âu đến một cuộc đối đầu trựctiếp giữa hai khối chính trị-quân sự hùng mạnh nhất Sự đối đầu căng thẳng, cuộcchạy đua vũ trang quy mô lớn (từ vũ khí hạt nhân chiÕn lược và chiến thuật đến vũkhí thông thường) giữa hai khối là biểu hiện đặc trưng nhất của quan hệ Xô-Mỹ trongthời kỳ chiến tranh lạnh Cuộc chạy đua vũ trang đó đạt tới đỉnh cao vào những năm70, khi hai bên cân bằng vũ khí hạt nhân Mỹ đã thiết lập hơn 2000 căn cứ quân sựvới khoảng 1,5 triệu quân đóng ở nước ngoài (trong tổng số 3.477.000 quân thườngtrực Mỹ) Liên Xô cũng đưa hàng chục vạn quân đóng ở các nước khối Vacsava (tậptrung ở CHDC Đức), ở Mông Cổ và biên giới Xô-Trung [89, tr.243].
Bảng 1 Tương quan vũ khí hạt nhân chiến lược
VacsavaTên lửa chiến lược ICBM (loại đặt trên
Tên lửa SLBM (loại đặt trên tàu ngầm)
1.018 672 518
1.398 922 160
Trang 17Máy bay chiến lượcTàu ngầm chiến lược
36 62
Bảng 2 Tương quan vũ khí thông thường Xe tăng Tàu
Đại bác Trực thăngtiêm kích
Máy baychiến đấuNATO (1990)
Vacsava (1989)Trong đó Liên XôCác nước Đông Âu
1.7362.7852.200 585
Nguồn: Bảng 1 và 2: Dẫn theo C M Rôgốp, Nga và Mỹ trước ngưỡng cửa thế kỷ 21, Tạp chí
Tư tưởng tự do sè 5/97 (Tiếng Nga), tr 95.
Ngoài ra, sự đối đầu giữa hai cực Xô- Mỹ còn biểu hiện qua các cuộc chiến tranhnóng cục bộ giữa các đồng minh của Mỹ, một bên, với các đồng minh của Liên Xô, mộtbên khác Hàng loạt cuộc chiến tranh khu vực ở nhiều nơi trên thế giới (Trung Đông,Đông Dương, bán đảo Triều Tiên, v.v.) có sự dính líu, can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếpcủa Mỹ và Liên Xô.
Tuy nhiên, dù buộc phải lao vào cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ, Liên Xô vẫnkiên trì cuộc đấu tranh trên mặt trận đối ngoại vì HOÀ BÌNH, AN NINH VÀ PHÁTTRIỂN Trên các diễn đàn quốc tế, trong các cuộc tiếp xúc, đàm phán ở các tổ chứckhu vực cũng như trong quan hệ song phương Xô- Mỹ, các đại diện của Liên Xô bằngnhiều phương pháp, phương tiện ngoại giao kiên trì đấu tranh nhằm giải trừ quân bị,cấm thử, cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, thiết lập hệ thống an ninh tập thể giữa các
Trang 18nước có chế độ chính trị-xã hội khác nhau,v.v Về phía Mỹ, do tác động của nhiềunhân tố khác nhau, cũng buộc phải bắt đầu các cuộc tiếp xúc, đàm phán với Liên Xôvề các vấn đề trên Từ thập niên 70 bắt đầu có những bước tiến đáng kể trong việc cảithiện quan hệ Xô-Mỹ Tháng 5.1972, Tổng thống Mỹ R.Nichxơn đến thăm Liên Xô,hai bên có những cuộc hội đàm quan trọng, kết quả đã ký được các văn kiện có ýnghĩa rất tích cực là:
1- Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng thủ chống tên lửa (ABM); 2- Hiệp định tạm thời về hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT-1).
Tháng 7 năm 1974, Hiệp ước ABM được bổ sung thêm một Nghị định thư quyđịnh mỗi bên chỉ triển khai một hệ thống ABM với số lượng tên lửa giảm một nửa sovới ABM- 1972 (ABM- 1972 quy định mỗi bên Xô- Mỹ có hai hệ thống phòng thủchống tên lửa, một ở thủ đô và một ở khu vực có tên lửa chiến lược, với không quá200 tên lửa chống tên lửa) [113, tr.410] Có thể nói, Hiệp ước ABM là Hiệp ước tạocơ sở cho hai nước Liên Xô và Mỹ ký Hiệp định SALT-1 và sau đó là SALT-2 CácHiệp ước ABM, SALT-1 và SALT-2 đã tạo nên sự cân bằng chiến lược về lực lượnghạt nhân, vừa giữ cho hai siêu cường thoát khỏi nguy cơ một cuộc chiến tranh hạtnhân, vừa hạn chế đáng kể cuộc chạy đua vũ trang quy mô toàn cầu.
Nhưng từ năm 1981, khi R.Rigân lên làm Tổng thống Mỹ, quan hệ Xô-Mỹ bắt đầucăng thẳng trở lại Vị Tổng thống thuộc Đảng Cộng hoà này đã thực hiện hàng loạt cácđộng thái đối ngoại nguy hiểm, như bố trí tên lửa tầm trung hiện đại “Pershing” và“Cruise” ở một số nước Châu Âu, vạch ra kế hoạch “Chiến tranh giữa các vì sao” hay“Sáng kiến phòng thủ chiến lược” (SDI) nhằm phá thế cân bằng quân sự với Liên Xô.Năm 1985, chi phí quốc phòng Mỹ lên tới gần 400 tỷ USD, chiếm 28% ngân sách Liênbang và 7% GDP [5, tr.3] Còn Liên Xô, theo tài liệu của Mỹ, cũng chi phí quốc phònglên tới gần 280 tỷ USD, chiếm khoảng 50% ngân sách Liên bang và 10% GDP hàng
Trang 19năm [178] Theo số liệu của cơ quan kiểm soát lực lượng vũ trang và giải trừ quân bịMỹ, chi phí quốc phòng tính theo đầu người của Mỹ lớn hơn 6 lần chỉ số chung của thếgiới, lớn hơn 3 lần so với các nước Tây Âu và lớn hơn 6 lần so với Nhật Bản [178].Học thuyết quân sự của Rigân “Phản ứng linh hoạt mới” được mệnh danh là “Họcthuyết chạy đua vũ trang, khôi phục vị trí đứng đầu thế giới” đã dẫn đến tình trạng hếtsức phức tạp và căng thẳng trong quan hệ Xô-Mỹ cũng như quan hệ giữa nhiều nướckhác trong suốt nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Rigân.
Năm 1985 đánh dấu bước khởi đầu quá trình thay đổi có tính chất bước ngoặttrong chính sách đối ngoại cũng như đối nội của Liên Xô M.Goócbachốp lên nắmquyền lãnh đạo ở Liên Xô, với “Tư duy chính trị mới” đã có những điều chỉnh chiếnlược đối ngoại nhằm chuyển biến quan hệ từ đối đầu sang đối thoại với Mỹ Rất nhiềucuộc gặp cấp cao chính thức và không chính thức giữa M.Goócbachốp với R.Rigânrồi với G.Busơ đã được tiến hành Cuộc gặp chính thức cấp cao Xô- Mỹ có ý nghĩaquan trọng đầu tiên là cuộc gặp giữa M Goócbachốp và R.Rigân tại Râygiavích(Aixơlen) Tại đây, những người đứng đầu hai Nhà nước Liên Xô và Mỹ đã bắt đầunhững cuộc đàm phán khá phức tạp về cắt giảm vũ khí hạt nhân, kể cả vũ khí hạt nhânchiến lược Những cuộc đàm phán tiếp nối sau đó đã dẫn đến chỗ nhiều văn kiện songphương Xô- Mỹ đã được ký kết, trong đó quan trọng nhất là Hiệp ước về vũ khí hạtnhân tầm trung (Intermediate-range Nuclear Forces- INF) tháng 12.1987 Theo Hiệpước này, hai bên thoả thuận phá huỷ khoảng 3% kho vũ khí hạt nhân của mỗi nướcgồm hàng trăm tên lửa tầm trung và tầm ngắn, có khả năng tiếp cận mục tiêu xa dưới3.400 dặm và cho phép tiến hành kiểm tra bất ngờ các cơ sở hạt nhân của nhau Tháng12 năm 1989 diễn ra cuộc gặp không chính thức, song thực sự là “cuộc gặp lịch sử”giữa M.Goócbachốp và G.Busơ tại đảo Manta trên Địa Trung Hải Tại đây, Tổng bíthư BCH trung ương ĐCS Liên Xô M.Goócbachốp và Tổng thống Mỹ G.Busơ tuyên
Trang 20bố từ nay Liên Xô và Mỹ không coi nhau là kẻ thù, thoả thuận cắt giảm vũ khí hạtnhân chiến lược và tăng cường hợp tác với nhau để giải quyết các vấn đề quốc tế, Đây là cuộc gặp thu hút sự chú ý của dư luận thế giới và được coi là thời điểm bắt đầukết thúc thời kỳ “chiến tranh lạnh” giữa hai siêu cường Gần một năm sau, tháng 11năm 1990, Hội nghị Paris lịch sử diễn ra với sự có mặt của G.Busơ, M.Goócbachốp,các nhà lãnh đạo của 20 quốc gia thành viên khối NATO và khối Vacsava Tại đâycác nhà lãnh đạo kể trên đã ký điều ước không xâm phạm lẫn nhau và chính thức ratuyên bố chung chấm dứt Chiến tranh lạnh (Hiến chương Paris 11/1990).
Kể từ đó, quan hệ Xô-Mỹ thực sự chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác giảiquyết những vấn đề quốc tế, những tranh chấp, xung đột vũ trang giữa hai khối và giữamột số nước ở các khu vực trên thế giới (Ápganistan, Cămpuchia, Namibia, TrungĐông, ) Trong số những thoả hiệp, nhượng bộ bất lợi cho Liên Xô của M.Goócbachốpphải kể đến việc Tổ chức Hiệp ước Vacsava tuyên bố tự giải thể tháng 3.1991.
Một Hiệp ước có ý nghĩa tích cực hơn, đánh dấu lần hoà dịu cuối cùng trongquan hệ Xô-Mỹ là “Hiệp ước hạn chế và giảm bớt vũ khí tiến công chiến lược”(START- 1) được G.Busơ và M.Goócbachốp ký ngày 31 tháng 7 năm 1991 Theo cácthoả thuận đạt được giữa hai Tổng thống, Mỹ và Liên Xô sẽ thủ tiêu khoảng 1/3 khovũ khí hạt nhân chiến lược của mỗi bên trong vòng 7 năm tính từ ngày ký.
Tuy nhiên, do tác động của hàng loạt nhân tố, cả chủ quan lẫn khách quan, cảbên trong lẫn bên ngoài, siêu cường Liên bang Cộng hoà XHCN Xô viết- một trongnhững nhà nước hùng mạnh bậc nhất trong nền chính trị thế kỷ XX-đã phải chấm dứtsự tồn tại của mình vào cuối năm 1991 Tính từ thời điểm lịch sử này, 15 nước Cộnghoà Xô viết chính thức trở thành các quốc gia độc lập, có chủ quyền, những chủ thểpháp lý quốc tế mới, được Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế thừa nhận.
Trang 21Sù tan rã của Liên bang Xô viết và sự ra đời của 15 quốc gia độc lập trong khônggian hậu Xô viết cũng đồng nghĩa với sự tan rã của trật tự thế giới hai cực để bắt đầucho quá trình tìm kiếm, kiến tạo một trật tự thế giới mới.
Như vậy, cuộc “chiến tranh lạnh” do giới cầm quyền Mỹ phát động sau chiếntranh thế giới thứ hai, kéo dài hơn 4 thập niên giữa hai siêu cường Xô- Mỹ đứng đầuhai khối đối địch, có đặc trưng cơ bản là tình trạng đối đầu và không khí thù địch, từđây chấm dứt Kể từ thời điểm này, trong lĩnh vực quan hệquốc tế bắt đầu một thời kỳmới-thời kỳ “sau chiến tranh lạnh”
1.1.2 Quan hệ kinh tế- thương mại và khoa học- kỹ thuật Xô - Mỹ
Quan hệ kinh tế- thương mại chính thức giữa Liên Xô và Mỹ được đánh dấubằng “Hiệp định về quan hệ thương mại Xô-Mỹ” ký ngày 13 tháng 7 năm 1935 Saumột thời gian thực hiện, Hiệp định thương mại Xô-Mỹ năm 1935 được điều chỉnh, rồiđược thay bằng Hiệp định thương mại ký ngày 4 tháng 8 năm 1937 Hiệp định thươngmại Xô-Mỹ năm 1937 ghi rõ rằng Mỹ và Liên Xô sẽ giành cho nhau quy chế tối huệquốc (MFN) vô điều kiện và không hạn chế trong tất cả các lĩnh vực liên quan đếnthuế quan mậu dịch, thuế doanh thu, thể lệ và thủ tục xuất khẩu, đến việc bán và sửdụng hàng Nga ở Mỹ và Liên Xô Phía Mỹ bảo đảm rằng mọi ưu tiên, ưu đãi nêu trên,đã hoặc sẽ được Mỹ giành cho nước thứ ba, cũng sẽ ngay lập tức giành cho Liên Xô.Còn phía Liên Xô thì có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp nhằm tăng khối lượng hàngnhập khẩu từ Mỹ.
Có thể nói, Hiệp định thương mại năm 1937 tạo nền tảng pháp lý đầu tiên thúcđẩy quan hệ kinh tế-thương mại Xô-Mỹ phát triển khá mạnh cho đến vài năm sauchiến tranh thế giới thứ II.
Tuy nhiên, cùng với việc phát động cuộc “chiến tranh lạnh”, Mỹ bắt đầu thựchiện những biện pháp hạn chế thương mại với Liên Xô Chẳng hạn, từ đầu năm 1947,
Trang 22chính phủ Mỹ ngừng cung cấp máy móc, thiết bị cho Liên Xô; năm 1949 áp dụng chếđộ cấp quota sang Châu Âu nhằm chống lại Liên Xô, Đặc biệt, Mỹ bắt đầu thihành Luật kiểm soát xuất khẩu, mà theo luật này, người ta đã áp dụng các hạn ngạchcó tính chất phân biệt đối xử đối với hàng Mỹ xuất sang Liên Xô Năm 1951, Mỹthông qua cái gọi là Luật Bettla nhằm bắt các nước khác thống nhất với Mỹ trongchính sách hạn chế thương mại với Liên Xô Cuối cùng, ngày 21 tháng 6 năm 1951,Mỹ đơn phương huỷ bỏ Hiệp định thương mại Xô-Mỹ năm 1937 Tính từ thời điểmnày, quan hệ kinh tế-thương mại giữa 2 nước bắt đầu suy giảm mạnh.
Nhìn chung, cho đến tận đầu thập niên 90, quan hệ kinh tế-thương mại Xô-Mỹ ởmức rất thấp và luôn bị sự đối đầu về ý thức hệ giữa hai hệ thống chính trị-xã hội chếước ở mức đáng kể Những quan hệ làm ăn buôn bán giữa hai nước không hiếm khitrở thành vật hy sinh của cuộc đối đầu tư tưởng Êy, nên thường mang tính chất khôngvững chắc, bị gián đoạn hoặc đổ vỡ Cơ cấu trao đổi kinh tế thời kỳ “chiến tranh lạnh”giữa hai nước có đặc trưng nổi bật là biến dạng và rất mất cân đối Trên thực tế,thương mại Xô-Mỹ giới hạn ở việc Liên Xô mua từ Mỹ ngũ cốc cho gia súc và một sốlô hàng nhỏ các thiết bị đồng bộ, còn bán sang Mỹ một khối lượng hạn chế sản phẩmtừ dầu mỏ, hàng hoá học, một số sản phẩm truyền thống như rượu vốt ca, trứng cá,cua Cán cân thương mại nói chung nghiêng về phía có lợi cho Mỹ nhiều hơn.
Vật cản nghiêm trọng trong việc phát triển quan hệ kinh tế-thương mại bìnhthường giữa Liên Xô và Mỹ còn do có những barie đủ loại, trước hết là trong các bộluật của Mỹ Các bộ luật này đưa ra nhiều điều kiện chính trị khác nhau làm hạn chếđáng kể quan hệ kinh tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao Chẳng hạn,điều luật Giắcxơn-Vanich khét tiếng ra đời năm 1974, bổ sung cho phần II của Luậtthương mại Mỹ, nhằm ngăn cấm giành cho các nước XHCN quy chế tối huệ quốc
Trang 23(MFN) trong thương mại và ngăn cản các nước này tham gia vào các chương trìnhkinh tế đối ngoại của chính phủ Mỹ,
Về quan hệ khoa học- công nghệ Xô- Mỹ, thì trong bối cảnh đối đầu gay gắt giữahai khối, quan hệ đó không thể không mang tính chất hạn hẹp, tạm thời Các trí tuệsiêu việt ở cả hai nước thường chỉ chú ý tập trung nghiên cứu làm sao đạt được ưu thếquân sự so với phía bên kia Tuy nhiên, hai nước cũng đã ký được một số Hiệp địnhvề hợp tác trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ, nhất là từ những năm 70.Chẳng hạn, năm 1972 ký Hiệp định về hợp tác khoa học-kỹ thuật; năm1973 ký Hiệpđịnh về hợp tác trong lĩnh vực sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hoà bình;năm 1974 ký Hiệp định về hợp tác nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ vàomục đích hoà bình, v.v Chuyến bay vũ trụ mà hai nước thực hiện năm 1975 theochương trình nghiên cứu vũ trụ “Soiuz-Apollon” đã đi vào lịch sử như là đỉnh cao củaquan hệ hợp tác Xô-Mỹ hiếm hoi.
Về tổng thể, từ năm 1933 đến 1991, Liên Xô và Mỹ đã ký các Hiệp định, Hiệpước trong các lĩnh vực kinh tế-thương mại, khoa học-kỹ thuật-công nghệ như sau:
Bảng 3.1 Quan hệ kinh tế-thương mại Liên Xô 1933-1991 qua các Hiệp định đã ký Thương
Tài chính Đánhcá
Xí nghiệpliên doanh
Đầu tư Côngnghiệp
Bảng 3.2 Các Hiệp định hợp tác khoa học- kỹ thuật- công nghệ mà Liên Xô và Mỹ đã ký
Trong lĩnh vực nănglượng hạt nhân
Trong lĩnh vực nghiên cứukhoảng không vũ trụ
Trong lĩnh vực y học
Trang 24Nguồn: Bảng 3.1 và 3.2 Dẫn theo Kredin, Tạp chí Đời sống quốc tế số 4/1998, tr.12 (Tiếng Nga)
Để thực hiện các hiệp định, hiệp ước, thoả ước đã ký, Liên Xô và Mỹ đã thànhlập một số cơ quan liên chính phủ nhằm thực thi, giám sát và điều tiết quan hệ tươngứng với các văn bản đó Tuy nhiên, trên thực tế không phải mọi điều khoản đã đượchai bên thoả thuận trong các văn bản Êy được thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ, chưanói đến việc nhiều Hiệp định, Hiệp ước được ký mà không được thực hiện.
Trong lĩnh vực quan hệ kinh tế đối ngoại, có một điểm rất đáng chú ý là tình trạngbiệt lập, đóng cửa, đóng khung quan hệ kinh tế trong khối SEV (Hội đồng tương trợ kinhtế) của Liên Xô Tất nhiên, có tình trạng này là do Mỹ và các nước phương Tây thựchiện chính sách bao vây, cấm vận, phong toả kinh tế Liên Xô và các nước XHCN, vốnsinh sau đẻ muộn lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề Hoàn cảnh lịch sử đó đã đẩy lùi khảnăng mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại, khoa học-công nghệ của Liên Xô vớiMỹ nói riêng, với thế giới bên ngoài khối SEV nói chung Song điều đáng nói là, khiđóng khung quan hệ kinh tế- thương mại trong khối SEV, Liên Xô đã thực hiện quan hệđó chủ yếu theo kiểu bao cấp nên vừa kém hiệu quả, vừa lãng phí các nguồn lực Hậuquả là Liên Xô đánh mất các lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế; nền kinhtế Liên Xô tụt hậu ngày càng xa so với Mỹ và các nước tư bản phát triển.
Đó là di sản quan hệ chính trị-quân sự, kinh tế-thương mại và khoa học- kỹ thuậtsong phương mà Nga và Mỹ kế thừa khi bước sang thời kỳ “sau chiến tranh lạnh” Rõràng chỉ để vứt bỏ những chướng ngại vật mà “chiến tranh lạnh” để lại không thôi cũngđã cần không Ýt nỗ lực và thời gian của cả hai nước Thế mà bức tranh thế giới thời kỳ“sau chiến tranh lạnh” có một đặc điểm nổi bật là rất không rõ ràng Đúng như một họcgiả Phương Tây đã nhận xét, “Với việc chấm dứt chiến tranh lạnh, thế giới trở nên Ýtnguy hiểm hơn, nhưng đồng thời cũng Ýt ổn định hơn và khó tiên đoán hơn” [137] Sùtan rã nhanh chóng của Liên Xô trong tư cách một cơ cấu địa- chính trị ổn định trong
Trang 25khi chưa có một cơ cấu chuyển tiếp thích hợp khiến cho các mối QHQT bị xáo trộn,gây khó khăn rất lớn cho nhiều nước, trước hết là LB Nga và các nước Cộng hoà Xôviết cũ Các mối quan hệ giữa Liên bang Nga và Mỹ còn liên quan chặt chẽ đến thựctrạng chính trị, kinh tế, xã hội của từng nước, đến ý đồ và tham vọng của ban lãnh đạotừng nước trên trường quốc tế, đến các lĩnh vực quan hệ đa phương khác, đến nhữngthay đổi to lớn đã và đang diễn ra trong đời sống xã hội loài người trên phạm vi toàncầu và ở các khu vực khác nhau, v.v Chúng tôi sẽ tập trung xem xét các quan hệ chínhtrị- đối ngoại, quân sự- an ninh, kinh tế- thương mại và khoa học- công nghệ giữa haiđối thủ cũ này trong tổng thể các mối quan hệ chằng chịt, ràng buộc và chi phối lÉnnhau đó.
1.2 Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ sau khi
Liên Xô tan rã đến cuối thập niên 90
Nói về Nga- nước Cộng hoà lớn nhất, có tiềm lực mạnh nhất của Liên bang Xôviết- thì ngay từ ngày 12.6.1990, Xô viết tối cao Cộng hoà XHCN Xô viết Liên bangNga đứng đầu là B.Enxin đã ra Tuyên bố về chủ quyền quốc gia của Nga Sự kiện nàyđánh dấu bước khởi đầu của việc hình thành một “nước Nga mới” từ lúc còn nằmtrong thành phần của Liên Xô Đúng một năm sau, Cộng hoà XHCN Xô viết LB Ngatiến hành cuộc bầu cử Tổng thống Nga đầu tiên B.Enxin trúng cử Tổng thống, càngxúc tiến mạnh mẽ hơn cuộc đấu tranh giành quyền lực với chính quyền trung ươngLiên bang Nhưng cũng phải sau khi Liên Xô chính thức bị xoá tên trên bản đồ chínhtrị thế giới, thì Nga cũng như các nước Cộng hoà Xô viết cũ khác mới thật sự trởthành các quốc gia độc lập, có chủ quyền, những chủ thể pháp lý quốc tế mới, đượcLHQ và cộng đồng quốc tế thừa nhận.
Trang 26Liên bang Nga bước ra vũ đài quốc tế không chỉ như mét trong những nước kếthừa chính thống Liên Xô, mà còn được tiếp nhận quy chế đặc biệt “Quốc gia kế tụcLiên Xô” Quy chế này thể hiện ở ba khía cạnh sau:
1 Nga được LHQ đồng ý chuyển giao chiếc ghế Uỷ viên thường trực Hội đồngbảo an vốn do Liên Xô nắm giữ trước đây;
2 Các đại sứ của Liên Xô trước đây ở tất cả các nước được thừa nhận là đại sứLB Nga mà không cần chuyển giao đặc nhiệm- trao lại uỷ nhiệm thư;
3 Trong các nước Cộng hoà của siêu cường hạt nhân Liên Xô cũ, chỉ LB Ngađược thừa nhận là cường quốc hạt nhân, “nút bấm hạt nhân” thuộc về Tổng thống Nga(trước đây vũ khí hạt nhân của Liên Xô được bố trí trên lãnh thổ của 4 nước Cộng hoàthành viên: Nga, Ucraina, Bêlôrussia, Cadắcstan).
Ngoài ra, LB Nga còn có những ưu thế vượt trội, những lợi thế không chỉ so vớicác nước Cộng hoà Xô viết cũ khác, mà còn so với nhiều nước lớn trên thế giới Đượckế thừa phần lớn di sản kinh tế, quân sự, tiềm lực khoa học, kỹ thuật và tiềm lực trítuệ của Liên Xô trước đây, cộng với những lợi thế khách quan khác, LB Nga có tất cảnhững yếu tố cấu thành sức mạnh của một cường quốc Các yếu tố, nhân tố đó là:
Thứ nhất, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, lớn và quý hiếm trên một
lãnh thổ rộng 17.075.400 km2, LB Nga có thể tù cung ứng hoàn toàn nhiên, nguyênliệu cho các ngành công nghiệp của mình Nga hiện cũng đã có một cơ sở hạ tầngtương đối hoàn chỉnh và hiện đại;
Thứ hai, LB Nga có tiềm lực quân sự mạnh, đặc biệt vẫn có một kho vũ khí hạt
nhân chiến lược lớn, và trong lĩnh vực này Nga vẫn là siêu cường;
Thứ ba, với dân số khoảng 148 triệu người (đứng thứ 6 thế giới), chất lượng dân
số cao, nước Nga có tiềm năng trí tuệ lớn LB Nga có đội ngũ đông đảo các nhà bác
Trang 27học, cán bộ khoa học và công nhân lành nghề, có một nền khoa học cơ bản hàng đầuthế giới;
Thứ tư, sức mạnh tinh thần và ý chí của quảng đại người Nga Dân tộc Nga là một
dân tộc không những có lòng yêu nước rất cao, có tố chất ngoan cường và không dễ lùibước, mà còn giỏi chịu đựng, hy sinh, có tinh thần tập thể;
Thứ năm, LB Nga có vị trí địa-chính trị đặc thù, có một không hai trên thế giới:
vị trí án ngữ giữa các cường quốc Đại Tây Dương cũ và các cường quốc CA - TBDmới Trong xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá hiện nay, yếu tố thứ năm này rất được coitrọng (Cựu thứ trưởng ngoại giao Mỹ, chuyên gia về Nga- S.Tanbốt nói rằng nướcNga giữ chiếc chìa khoá có thể mở hoặc đóng những cánh cửa khác)
Tuy nhiên, so với Liên Xô trước đây, LB Nga hiện nay đã suy yếu tương đối,
đang gặp phải rất nhiều khó khăn Về hiện trạng kinh tế, Nga đang ở thế bất lợi, đang
phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng vàkéo dài suốt từ sau khi Liên Xô tan rã Thêm vào đó, việc Liên Xô tan rã làm choquan hệ liên kết kinh tế giữa Nga với các nước Cộng hoà Xô viết cũ- vốn là mối liênkết của một nền kinh tế thống nhất trong đa dạng-, bị phá vỡ và gián đoạn Theo đánhgiá của các chuyên gia kinh tế, sự cắt đứt các quan hệ kinh tế truyền thống này đã làmsuy giảm 1/3, thậm chí tới 50- 70% mức sản xuất chung của từng nước Cộng hoà, kểcả LB Nga Ngoài ra, sự giải thể của Hội đồng tương trợ kinh tế (3/1991) đã làm Ngamất đi thị trường nước ngoài truyền thống, nơi chiếm tới 2/3 hoạt động xuất nhậpkhẩu của Liên Xô trước đây Thị trường truyền thống bị phá vỡ, gián đoạn và thu hẹp,thị trường mới chưa được khai thông, hoạt động kinh tế đối ngoại của Nga lại còn gặpphải những khó khăn, phức tạp khác nữa Đó là việc hàng hoá Nga chưa đủ sức cạnhtranh trên thị trường thế giới; là việc Nga không thu hút được nhiều viện trợ đầu tưnước ngoài; là khoản nợ nước ngoài tính đến năm 1992 mà Nga kế thừa từ Liên Xô là
Trang 28103 tỷ USD, trong đó nợ đến hạn phải trả ngay trong năm 1992 là 6 tỷ USD [169],v.v Bảng 4 cho chóng ta thấy rõ hiện trạng nền kinh tế Nga từ sau khi trở thành quốcgia độc lập.
Bảng 4: Các chỉ số kinh tế cơ bản của LB Nga
Về chính trị, nước Nga trong suốt thập niên 90 chưa hề tạo lập được sự ổn định
chính trị Trên chính trường Nga đã và đang diễn ra cuộc đấu tranh giành quyền lựcgay gắt và quyết liệt giữa các lực lượng, các phe phái chính trị khác nhau, thậm chíđối lập nhau Ngoài ra còn diễn ra cuộc đấu tranh giữa chính quyền trung ương và cácchủ thể của Liên bang Các khu vực, các nước Cộng hoà tự trị đấu tranh với chínhquyền Trung ương để hoặc đòi quyền tự chủ, tự quyết lớn hơn, hoặc đòi ly khai, đặcbiệt nóng bỏng và hết sức phức tạp là khu vực Bắc Cápcadơ Do đó, nền chính trị Ngavẫn tiềm Èn khá nhiều nhân tố bất trắc, khó dự báo.
Về quân sù- an ninh, tuy được kế thừa phần lớn di sản quân sự khổng lồ cả về
hải lục không quân, các tổ hợp, nhà máy quốc phòng, nền công nghiệp quốc phòng,v.v khá hiện đại của siêu cường quân sự Liên Xô trước đây, song cơ sở vật chất-kỹthuật và tinh thần của toàn bộ di sản đó đã bị xuống cấp nghiêm trọng Kinh tế Ngasuy giảm, không tạo được nguồn tài chính cần thiết, thậm chí tối thiểu để nâng cấp,bảo dưỡng, chưa nói đến việc hiện đại hoá lực lượng vũ trang Nga Trong khi đó, anninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của nước Nga chưa được bảo đảm vững chắc, nhất
Trang 29là khu vực phía Nam rộng lớn của nước Nga vốn vẫn là địa bàn hoạt động của chủnghĩa khủng bố, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, địa bàn tranh giành ảnh hưởng của cácthế lực khác nhau trên thế giới.
Tình trạng kinh tế suy thoái trầm trọng, chính trị bất ổn, an ninh quốc gia và cánhân không được bảo đảm đã tác động rất xấu đến đời sống của người dân lao độngNga, làm gia tăng sự bất bình trong xã hội Nga Đánh giá hiện trạng nước Nga “hậuXô viết”, một học giả Phương Tây nhận xét, “Nga có xu hướng tồn tại như một chínhthể đa nguyên với nền dân chủ và luật pháp yếu kém, một xã hội dân sự mới phôi thai,một nền kinh tế dựa trên khai thác nguyên liệu thô và một dân số bần cùng hoá”[91] Trên trường quốc tế, tuy có được quy chế đặc biệt “Quốc gia kế tục Liên Xô”,song vị thế quốc tế của LB Nga bị giảm sút đáng kể Tương quan lực lượng trêntrường quốc tế đã thay đổi rất bất lợi cho LB Nga “Nước Nga mới” phải đối mặt vớinhững thách thức, những nguy cơ chủ yếu sau:
Về kinh tế, nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với các nước phát triển ở Châu Âu và
trên thế giới đã trở thành một nguy cơ thực sự đối với LB Nga Thậm chí do suy thoáikinh tế kéo dài mà GDP/ người của Nga hiện nay kém một số nước đang phát triển ởChâu Á, Châu Phi và khu vực Mỹ la tinh Theo những chỉ số khách quan của tiềm lựckinh tế, LB Nga đang bị đẩy vào số các “quốc gia hạng hai” và rơi vào vị trí rất bất lợitrong phân công lao động quốc tế Do đó, LB Nga có nguy cơ không lọt vào số các trungtâm sức mạnh chủ yếu, một cực chủ yếu của trật tự thế giới mới sau chiến tranh lạnh.
Trong lĩnh vực bảo đảm an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, nước Nga cũng
đang đối mặt với những nguy cơ lớn Đó là, thứ nhất, sự tan rã của Liên Xô, sự giảithể của tổ chức “Hiệp ước Vacsava” và “Hội đồng tương trợ kinh tế” đã làm Nga mấtđi vai trò chi phối và vùng đệm chiến lược ở Trung Đông Âu, ở khu vực Bantích.Trong khi đó, khối NATO có xu hướng mở rộng, áp sát biên giới phía Tây của nước
Trang 30Nga Thứ hai, các nước Cộng hoà Xô viết cũ đều đã là các quốc gia độc lập,có chủ quyền, những chủ thể pháp lý quốc tế mới, thế mà quan hệ giữa Nga với các“nước ngoài mới” đó (hay “nước ngoài gần”, “láng giềng gần”) không hoàn toàn suônsẻ, chưa nói đến các mâu thuẫn, xung đột, tranh chấp với họ Ngoài ra, ở hướng Đông,trong quan hệ Nhật - Nga còn có vấn đề quần đảo Curin chưa được giải quyết, trongkhi Liên minh quân sự Nhật- Mỹ đang không ngừng được củng cố.
Nguy cơ thứ ba: Trong bối cảnh thế giới sau chiến tranh lạnh và sau Liên Xô, LB
Nga không có kẻ thù công khai và trực tiếp, nhưng cũng không có đồng minh, luôn cónguy cơ bị cô lập trên trường quốc tế Nguy cơ này là có thật và ngày càng nghiêmtrọng hơn khi quá trình liên kết kinh tế quốc tế, xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đangđược xúc tiến mạnh mẽ, mọi quốc gia lớn nhỏ, mạnh yếu dù muốn hay không cũng bịcuốn hút theo.
“Nước Nga mới” ra đời trong bối cảnh trong nước và quốc tế phức tạp như vậy,nên bộ máy chính quyền của Tổng thống B.Enxin đứng trước nhiều vấn đề nan giảitrong hoạch định và thực thi chính sách đối nội cũng như đối ngoại Để đưa nước Ngasớm ra khỏi cuộc khủng hoảng, suy thoái toàn diện, trầm trọng, kéo dài ở trong nướcvà tiếp tục duy trì vị trí, vai trò cường quốc của mình trên trường quốc tế, ban lãnhđạo Nga đã đề ra nhiều chính sách và biện pháp nhằm thực hiện 3 mục tiêu chiến lượctổng quát sau:
1- Ổn định và phát triển nền kinh tÕ thị trường trên cơ sở tư nhân hoá;
2- Ổn định tình hình chính trị- xã hội trong nước, đi đôi với việc xây dựng mộtthể chế chính trị theo hướng đa nguyên, đa đảng và dân chủ hoá kiểu Phương Tây; 3- Giữ vững tiềm lực quân sự vốn có, trên cơ sở đó củng cố vị trí cường quốccủa “nước Nga mới” trên trường quốc tế.
Trang 31Căn cứ vào các mục tiêu chiến lược có tính chất định hướng trên, chính sách đốingoại của LB Nga được hoạch định và điều chỉnh trong quá trình phát triển từ khinước Nga độc lập đến nay Nhìn chung, LB Nga chủ trương từ bỏ ý thức hệ trongQHQT, thiết lập quan hệ đối ngoại với tất cả các nước trên cơ sở hợp tác, đối tác, theonguyên tắc đôi bên cùng có lợi
Thế nhưng trên thực tế, đặc điểm nổi bật của chính sách đối ngoại Nga nhữngnăm đầu sau khi trở thành quốc gia độc lập là đặt trọng tâm vào việc xây dựng mốiquan hệ với các nước Phương Tây, trước hết với Mỹ và các nước tư bản phát triểnTây Âu Trên cơ sở cho rằng “nước Nga mới” và các nước này có những giá trịchung, hai bên không có lợi Ých đối nghịch nhau, LB Nga đã thực hiện chính sáchđối ngoại đặt Phương Tây lên vị trí hàng đầu, “tìm mọi cách cho Phương Tây thấyNga là người mình” Việc ban lãnh đạo Nga lựa chọn chính sách đối ngoại thiên vềPhương Tây những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã (được các học giả Nga khái quátbằng thuật ngữ “chính sách đối ngoại định hướng Đại Tây Dương”- AtlanticheskajaOrientassia) còn xuất phát từ những tính toán như sau:
Thứ nhất, cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội ở LB Nga bắt nguồn từ mô hình phát
triển kiểu Xô viết, do đó để ổn định và phát triển, nước Nga nhất thiết phải tiến hànhcải cách kinh tế và thể chế chính trị theo mô hình các nước Phương Tây;
Thứ hai, nước Nga cần nguồn viện trợ, vốn đầu tư, khoa học và công nghệ hiện
đại, phương pháp quản lý hiện đại của các nước Phương Tây, trước hết là các nướcG7;
Thứ ba, nước Nga là bộ phận không thể chia cắt của Châu Âu xét về lịch sử, văn
hoá, địa-kinh tế, địa-chính trị, vì vậy, sự phát triển của “nước Nga mới” không thểtách rời sự phát triển của Châu Âu; cải thiện và tăng cường quan hệ với Mỹ và TâyÂu là điều kiện đầu tiên để nước Nga quay trở về hội nhập với Châu Âu Mà hội nhập
Trang 32toàn bộ với Châu Âu còn là để xoá bỏ tâm lý của Phương Tây về “mối đe doạ của mộtđế chế hiếu chiến”, để tạo dựng hình ảnh một nước Nga mới, một “cường quốc dânchủ” trong con mắt các quốc gia văn minh, phát triển nhất thế giới
Như vậy, mục tiêu bao trùm của chính sách đối ngoại "định hướng Đại TâyDương" là nhanh chóng cải thiện quan hệ với các nước Phương Tây để nước Nga sớmtrở thành thành viên đầy đủ và bình đẳng của câu lạc bộ các nước TBCN phát triển.Mục tiêu này được thực hiện phần nào trong tuyên bố của Tổng thống Nga B.Enxin:“Chúng ta trở về nơi mà chúng ta đã luôn ở đó- trở về với khối Đồng minh, có thể nóilà trở lại liên minh với các cường quốc Phương Tây Nhưng chúng ta trở lại với tư thếmạnh hơn và sáng suốt hơn sau khi đã tự mình nếm trải những bài học cay đắng củachủ nghĩa cực quyền ” [32, 300] Bé trưởng ngoại giao Nga A.Côdưrép thì tuyên bố:“Đối với nước Nga mới- cường quốc dân chủ, Mỹ và các nước Phương Tây khôngphải là mối đe doạ, mà là những người bạn thật sự và sẽ là đồng minh, điều đó cũngtự nhiên như trước đây họ đã là kẻ thù tất nhiên của Liên Xô”! [147, tr.224].
Ngoài ra, cũng phải thấy rằng do ra đời trong bối cảnh lịch sử rất phức tạp nhưđã nêu trên, nên dù muốn hoặc không, LB Nga cũng phải thực hiện chính sách đốingoại ngả về Phương Tây trong những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã Bộ trưởngNgoại giao Nga A Côdưrép khẳng định: "Thực tế đã chỉ ra rằng hợp tác toàn diện vớiPhương Tây là sự lựa chọn duy nhất đúng, trước hết xét trên quan điểm lợi Ých dântộc của nước Nga" (147, tr.211)
Xuất phát từ những quan điểm, cách tính toán như trên và điều kiện lịch sử cụthể của nước Nga sau chiến tranh lạnh, trong giai đoạn 1991 - 1993, ban lãnh đạo Ngađã khai thác mọi khả năng (nhiều khi bằng mọi giá, kể cả những nhượng bộ, thoả hiệpvô điều kiện) trong quan hệ với các nước Phương Tây, nhằm sớm đưa nước Nga hoànhập thế giới Phương Tây Điều này thể hiện qua hàng loạt các động thái đối ngoại
Trang 33của LB Nga trong các vấn đề quốc tế như các vấn đề của Nam Tư cũ; cấm vận Irắc;hoà bình ở Trung Đông; rút quân khỏi các nước Trung Đông Âu, khỏi các nướcBantích; không phản đối NATO mở rộng sang phía Đông,
Tuy nhiên, sau hơn hai năm thực hiện chính sách đối ngoại “định hướng Đại TâyDương”, những kết quả mà nước Nga đạt được quá Ýt ỏi Thành công đáng kể nhấtlà Nga bình thường hoá và thiết lập quan hệ với nhóm các nước công nghiệp pháttriển nhất (G7), với Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD); được kết nạp vàoIMF, WB, IBRD, nhờ đó nhận được một khoản tín dụng và viện trợ tài chính nhấtđịnh Tuy nhiên, các khoản tài chính và viện trợ đó luôn đi kèm những điều kiệnnghiêm ngặt như với các nước đang phát triển Trên thực tế, một “kế hoạch Macsan”mới mà Nga trông chờ từ các nước Phương Tây đã không diễn ra Những viện trợkinh tế nhỏ giọt không giúp được gì cho một nền kinh tế đang lao xuống dốc, cònnhững cải cách nóng vội, rập khuôn theo mô hình Phương Tây cũng chỉ dẫn đến sự bếtắc, vì nước Nga “hối hả đi tới dân chủ và thị trường nhưng lại quên mất rằng để códân chủ và thị trường như ngày nay, các nước công nghiệp Phương Tây đã phải trảgiá qua 200 năm !” [99] Nhìn chung nước Nga vẫn phải đứng ngoài lề quá trình liênkết kinh tế sôi động ở cả hướng Tây (EU) lẫn hướng Đông (APEC), cũng không tìmđược chỗ đứng trong các tổ chức chính trị- quân sự quan trọng khác do các nướcPhương Tây lập ra thời kỳ chiến tranh lạnh.
Vậy là nhìn chung LB Nga không đạt được mục tiêu thể hiện những tham vọngquá lớn của "Chính sách đối ngoại định hướng Đại Tây Dương" Hơn nữa, đường lốinhượng bộ, thoả hiệp Phương Tây đã làm Nga mất đi vai trò của một trong nhữngnước chủ yếu quyết định quá trình sắp xếp lại lực lượng ở Châu Âu thời kỳ sau LiênXô Kết quả là các nước Phương Tây nghiễm nhiên giành được quyền xác định xuhướng, tính chất, nhịp độ của quá trình đó Mỹ, NATO và EU ngày càng đóng vai trò
Trang 34chủ đạo trong việc hình thành và củng cố hệ thống kinh tế, chính trị và an ninh mới ởChâu Âu Vị thế quốc tế của LB Nga suy giảm rõ rệt so với Liên Xô trước đây Đócũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng làn sóng bất bình trong xã hội Ngavà cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các phe phái, lực lượng chính trị, đẩy nhữngmâu thuẫn đã tích tụ trong lòng nước Nga lên tới đỉnh điểm vào tháng 10.1993- sự đốiđầu giữa chính quyền hành pháp và cơ quan lập pháp Nga Tiếp đó là cuộc bầu cửDuma quốc gia đầu tiên, tháng 12 năm 1993, với thắng lợi thuộc về Đảng Dân chủ tựdo của G.Girinốpski (dẫn đầu về số phiếu trúng cử) và Đảng cộng sản LB Nga (xếpthứ hai), v.v
Tình hình trên đặt ra hàng loạt các vấn đề cấp bách đòi hỏi chính phủ Nga phảixem xét lại, phải điều chỉnh chính sách đối nội cũng như đối ngoại của mình Có thểnói từ năm 1994, LB Nga bắt đầu có những điều chỉnh quan trọng, căn bản, có tínhchất bước ngoặt trong chính sách đối ngoại.
Điểm nổi bật của sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của LB Nga từ năm 1994 làlấy “định hướng Âu-Á” (Evraazisskaja Orientassja) thay cho “định hướng Đại TâyDương” Chính sách đối ngoại “định hướng Âu-Á” xuất phát từ chỗ ban lãnh đạo Nganhận thức sâu sắc hơn vị trí địa-chính trị đặc thù của nước Nga- một cường quốc Âu-Á với tất cả những bản sắc riêng có của nó, bản sắc lưỡng thể Âu-Á Song điều quantrọng hơn là sau những thất bại do chính sách đối ngoại phiến diện, chứa đầy ảo tưởngvề thế giới Phương Tây, giới cầm quyền Nga mới nhận ra rằng mặc dù các nướcPhương Tây không xem Nga là kẻ thù, nhưng cũng không coi Nga là bạn bè, là đồngminh của họ, thậm chí không coi Nga là đối tác cần bàn bạc, tham khảo ý kiến trongcác vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm Do đó, ban lãnh đạo Ngaxác định rõ phải xây dựng một chính sách đối ngoại độc lập hơn, năng động hơn, đảmbảo tốt hơn lợi Ých quốc gia Nga trên cơ sở cân bằng các mối quan hệ với cả Phương
Trang 35Tây, Phương Đông lẫn Phương Nam, không quá nghiêng hoặc xem nhẹ hướng nào.Như vậy, việc khẳng định chính sách đối ngoại “định hướng Âu-Á” hoàn toàn khôngcó nghĩa là nước Nga phủ nhận hoặc coi nhẹ quan hệ với Mỹ và các nước PhươngTây Mục đích của sự điều chỉnh này chỉ là nhằm khắc phục tính phiến diện, ảotưởng, sự thái quá trong quan hệ với các nước Phương Tây, đồng thời chú trọng hơnviệc phát triển quan hệ hợp tác với các nước CA- TBD, đặc biệt là các nước SNG,Trung Quốc, Ên Độ, ASEAN, v.v
Sự khẳng định chính sách đối ngoại mới của Nga được Tổng thống B.Enxinnhấn mạnh trong Thông điệp Liên bang đọc trước Đuma quốc gia Nga ngày 24tháng 2 năm 1994:
Năm 1994 chóng ta phải chấm dứt những sự nhượng bộ đơn phương đã trởthành một thói quen xấu Chúng ta ủng hộ chủ nghĩa hiện thực trong việctiến tới giải quyết các vấn đề an ninh Châu Âu Nhưng trong khi tôn trọngchủ quyền của các quốc gia và các tổ chức, nước Nga vẫn phản đối việc mởrộng NATO bằng cách kết nạp các quốc gia khác ở Châu Âu mà không phảilà Nga Đây là con đường dẫn tới mối đe doạ mới cho Châu Âu và cho cả thếgiới Nước Nga không phải là một vị khách ở Châu Âu mà là một nước thamgia đầy đủ vào Cộng đồng Châu Âu và có quyền được hưởng phúc lợi củaCộng đồng Chúng ta sẽ xuất phát từ tiền đề này [31].
Tuyên bố trên của Tổng thống Nga đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chínhsách đối ngoại của nước Nga thời kỳ “sau Liên Xô” Nhưng cũng phải từ sau khiE.Primacốp lên làm Bộ trưởng ngoại giao thay A.Côdưrép (1.1996), chính sách đốingoại Nga mới chuyển hướng rõ rệt cả về lý thuyết và thực tiễn.
Về lý thuyết và văn bản, thì quá trình soạn thảo một chính sách đối ngoại và an
ninh quốc gia cho nước Nga diễn ra một cách chậm chạp, khó khăn, với những tranh
Trang 36luận gay gắt về đường hướng đối ngoại và an ninh Tất nhiên, khách quan mà nói,việc xây dựng một luận thuyết đối ngoại cho “nước Nga mới” là điều hoàn toànkhông dễ dàng, không đơn giản Sự thực là từ đầu năm 1993, Bộ trưởng ngoại giaoA.Côdưrép đã đệ trình Uỷ ban đối ngoại thuộc Xô viết tối cao Nga bản “Khái niệmchính sách đối ngoại của LB Nga” Sau mấy tháng, văn bản này được sửa chữa, đượcrút ngắn, có tên gọi mới là “Những luận điểm cơ bản của chính sách đối ngoại LBNga”, được Tổng thống Nga phê chuẩn tháng 4 năm 1993[191] “Những luận điểm cơbản ” nêu lên 9 lợi Ých quan trọng sống còn của nước Nga (không xếp theo thứ tự)như sau:
1- Bảo đảm chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ; 2- Duy trì sự ổn định và trật tự theo Hiến pháp;
3- Khắc phục khủng hoảng nội bộ bằng các cải cách chính trị và kinh tế-xã hội;4- Bảo đảm tăng trưởng kinh tế ổn định và mức sống xứng đáng cho nhân dân;5- Duy trì tiềm lực quân sự đủ mạnh trong một hệ thống QHQT ổn định, bảođảm khả năng ngăn chặn và đầy lùi mọi cuộc tấn công từ bên ngoài vào nướcNga;
6- Bảo vệ quyền và lợi Ých của công dân Nga và các tổ chức của Nga ở nướcngoài;
7- Bằng mọi phương tiện củng cố quan hệ với các nước ngoài mới ra đời trênlãnh thổ Liên Xô cũ;
8- Bảo vệ quyền của người Nga sinh sống ở các “nước ngoài mới”; 9- Bảo vệ môi trường sinh thái
Như vậy, nhìn chung bản “Những luận điểm cơ bản ” nhấn mạnh những vấnđề có tính chất nội bộ của nước Nga hơn là các vấn đề quốc tế Do vậy, khái niệmchính sách đối ngoại được điều chỉnh, sửa đổi theo hướng gắn đối ngoại với an ninh
Trang 37và chú trọng lợi Ých quốc gia của nước Nga Đặc biệt, trong Công hàm gửi Hội đồngLB Nga tháng 6 năm 1996, Tổng thống B.Enxin nhấn mạnh: “Chính sách đối ngoạiNga hiện nay phải tập trung vào việc thảo ra những thoả thuận cùng được chấp nhận,bảo đảm quan hệ bình đẳng, sự tôn trọng lẫn nhau, sẵn sàng có nhượng bộ hợp lý hợptình đi đôi với việc tuân thủ nghiêm ngặt lợi Ých quốc gia” [191] Tổng thống Nganêu rõ 5 lợi Ých quốc gia quan trọng sống còn của Nga và các ưu tiên trong chínhsách đối ngoại Về đối ngoại, Tổng thống Nga nêu các lợi Ých chính trị đối ngoạiđược ưu tiên trong giai đoạn 1996 - 2000 là:
-“ Ở mức toàn cầu: Tham gia tích cực và đầy đủ vào việc xây dựng một hệ thống
QHQT sao cho trong hệ thống đó, Nga có được vị trí tương xứng với tầm quan trọng vềmặt lịch sử, chính trị, kinh tế và trí tuệ của nước Nga; tương xứng với khả năng và yêucầu chính trị-quân sự, đối ngoại của nước Nga;
- Ở mức khu vực: Bảo đảm môi trường xung quanh ổn định, an ninh; thúc đẩy và
củng cố vị thế chính trị-quân sự và kinh tế Nga trên trường quốc tế thông qua các thiếtchế hợp tác khu vực;
- Ở mức tiểu khu vực: Phát triển quan hệ toàn diện, cùng có lợi với các quốc gia
mới độc lập, đẩy mạnh quá trình liên kết SNG”[191].
Trên cơ sở các văn bản nêu trên, giới hoạch định chính sách đối ngoại và Hội
đồng an ninh quốc gia Nga tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, điều chỉnh quan niệm, quanđiểm đối ngoại Năm 1997, họ cho ra đời bản “Học thuyết an ninh quốc gia của LBNga” (được Tổng thống B.Enxin phê chuẩn vào 12 1997) Đây là một văn bảnchính trị, trình bày những phương hướng và nguyên tắc quan trọng nhất của chínhsách Nhà nước, là cơ sở cho việc soạn thảo các chương trình cụ thể trong lĩnh vựcbảo đảm an ninh quốc gia của LB Nga Về đối ngoại, Học thuyết an ninh quốc giaLB Nga xác định lợi Ých quốc gia quan trọng sống còn hàng đầu của Nga là củng cố
Trang 38quan hệ liên kết với các nước SNG Học thuyết cũng nhấn mạnh cần thiết lập mộttrật tự thế giới đa cực, chống lại ý đồ dùng sức mạnh quân sự để đưa ra các quyếtđịnh đơn phương về những vấn đề mấu chốt của nền chính trị thế giới Đối với Nga,văn bản này xác định Nga đang có những cơ hội mới đảm bảo an ninh quốc gia chomình, song cũng đang gặp phải những nguy cơ liên quan đến sự thay đổi vị thế củaNga trên thế giới và những phức tạp trong việc tiến hành các cải cách trong nước.Sau khi nêu ra những cơ hội, những thuận lợi cho Nga hội nhập rộng hơn vào nềnkinh tế thế giới, cho sự hợp tác của Nga với cộng đồng thế giới trong các vấn đề anninh quốc tế, Học thuyết nhấn mạnh rằng một trong những nguy cơ thực sự đối vớinước Nga là việc NATO mở rộng về phía Đông, đe doạ an ninh quốc gia Nga Trongkhi đó, những cơ chế đa phương còn chưa đủ hữu hiệu để gìn giữ hoà bình và anninh cả trên phạm vi toàn cầu (Liên hợp quốc), lẫn cấp độ khu vực (OSCE, SNG),đã hạn chế khả năng của Nga sử dụng các cơ chế này trong việc bảo đảm an ninhquốc gia Nga, các lợi Ých quốc gia Nga bằng các phương tiện chính trị và pháp lý.Do vậy, Học thuyết an ninh quốc gia LB Nga năm 1997 đã nêu rõ: “Nhân tố kiềmchế là sức mạnh của quân đội Nga, mà trụ cột của nó là lá chắn tên lửa hạt nhân củađất nước Trong trường hợp có sự tấn công Nga, đe doạ chủ quyền nước Nga, gâycho Nga những tổn thất lớn, Nga có quyền đáp lại bằng các phương tiện hiện có, baogồm cả vũ khí hạt nhân” [186].
Về phía khối quân sự Bắc Đại Tây Dương, thì bất chấp phản ứng gay gắt củaNga, cả trên lý thuyết và thực tiễn ngày càng tỏ rõ là một liên minh quân sự hiếuchiến với những tham vọng rất lớn Tháng 4 năm 1999, NATO thông qua “Khái niệmchiến lược mới”, vạch đường hướng hoạt động của NATO trong thế kỷ tới, xoá bỏthuyết phòng thủ trước đây, định rõ những chức năng nhằm tiến hành các hành động
Trang 39quân sự ngoài lãnh thổ của các quốc gia thành viên để “bảo đảm an ninh Châu Âu vàbên ngoài Châu Âu”
Trước “Khái niệm chiến lược mới” mang tính chất tiến công và nguy hiểm, nhấtlà sau đó NATO còn đơn phương thông qua quan điểm coi Nga là một trong nhữngđối thủ tiềm tàng của khối này, LB Nga đã xúc tiến việc sửa đổi Học thuyết an ninhquốc gia 1997 Ngày 10 tháng 1 năm 2000, Quyền Tổng thống, hiện nay là Tổngthống Nga B.Putin, đã ký sắc lệnh thông qua “Chiến lược an ninh quốc gia LB Nga”.
So với "Học thuyết an ninh quốc gia LB Nga" năm 1997, văn bản này có nhữngthay đổi quan trọng Về đối ngoại, sự đánh giá tình hình thế giới có khác trước Vănbản mới nói tới hai khuynh hướng khác nhau trong QHQT: khuynh hướng thứ nhất làthiết lập trật tự thế giới đa cực; khuynh hướng thứ hai liên quan đến tham vọng củaPhương Tây đứng đầu là Mỹ muốn xây dựng một cơ cấu QHQT do họ khống chế vàgiải quyết các vấn đề then chốt của thế giới bằng sức mạnh quân sự Chiến lược anninh mới của Nga cho rằng mức độ và các nguy cơ trong lĩnh vực quân sự và an ninhđang tăng lên, do đó đặt ra yêu cầu nâng cao hơn nữa tiềm lực quân sự và nguyên tắcsử dụng sức mạnh quân sự để đảm bảo an ninh cho nước Nga Ngoài ra, chiến lược anninh mới cũng coi việc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố và tội phạm có tổ chức,lập ra cơ chế phối hợp chống khủng bố quốc tế là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Hơn nữa, khi các nước lớn ở cả hướng Tây lẫn hướng Đông không ngừng củngcố, tăng cường tập hợp lực lượng với xu thế vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, Nga hiểu rõNga không thể xác lập được vị thế một trong những trung tâm sức mạnh thế giới nếukhông có đồng minh, chí Ýt là đối tác tin cậy Vì vậy, khắc phục tình trạng cô lập,thiếu đồng minh và đối tác tin cậy trên trường quốc tế được xác định là một trongnhững nhiệm vụ then chốt của chính sách đối ngoại Nga.
Trang 40Song có thể nói, bước tiến đáng kể nhÊt là việc sau khi được Tổng thống V.Putinphê chuẩn, ngày 28 tháng 6 năm 2000, nước Nga cho công bố bản “Chiến lược đốingoại của LB Nga” Như vậy là sau nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm, điều chỉnh,sửa đổi, lần đầu tiên nước Nga có một chiến lược đối ngoại hoàn chỉnh So với“Những luận điểm cơ bản của chính sách đối ngoại LB Nga” được công bố tháng 4năm 1993, thì văn bản chiến lược đối ngoại mới này vừa có những điều chỉnh quantrọng, vừa đưa ra một cách hệ thống và rõ ràng các quan điểm tạo thành nội dung vàphương hướng cơ bản chỉ đạo hoạt động đối ngoại của nước Nga
Với 5 phần lớn, “Chiến lược đối ngoại của LB Nga” đã đề cập từ các luận điểmchung, tình hình thế giới và chính sách đối ngoại Nga sau chiến tranh lạnh, cho đếnnhững ưu tiên của Nga trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu cũng như các vấn đềkhu vực Chiến lược ghi rõ: “Ưu tiên tối cao trong đường lối đối ngoại của Nga là bảo vệlợi Ých con người, xã hội và Nhà nước Nga”; “Một đường lối đối ngoại thành công củaLB Nga phải được xây dựng trên cơ sở tuân thủ sự cân bằng giữa các mục tiêu và khảnăng đạt được các mục tiêu đó” Trong khuôn khổ đường lối đối ngoại như vậy, Chiếnlược nêu 7 mục tiêu đối ngoại chủ yếu của nước Nga, trong đó mục tiêu thứ nhất là:
Bảo đảm an ninh vững chắc cho đất nước, bảo vệ và củng cố chủ quyền, sựtoàn vẹn lãnh thổ của Nga, cũng như những địa vị nào của Nga trong cộngđồng quốc tế đáp ứng tối đa lợi Ých của LB Nga như là một cường quốc vĩđại, một trong những trung tâm có ảnh hưởng cao nhất trên thế giới hiện nayvà những địa vị cần thiết để tăng cường tiềm lực chính trị, kinh tế, trí tuệ vàtinh thần của nước Nga [149].
Khi nói về chính sách đối ngoại Nga, Chiến lược mới nêu rõ: “LB Nga sẽ theo đuổichính sách đối ngoại độc lập và xây dựng Chính sách đó dựa trên sự nhất quán, có thểthấy trước và chủ nghĩa thực dụng cùng có lợi Chính sách đó phải hoàn toàn rõ ràng,