Mục lục
Lời mở đầu 2
Phần 1: Chính sách đối ngoại về kinh tế của Việt Nam với Trung Quốc 4
I Chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam: 4
II Chính sách đối ngoại về kinh tế của Việt Nam với Trung Quốc: 5
Phần 2: Triển khai chính sách đối ngoại về kinh tế Việt Nam – Trung Quốc
6
1 Hoạt động xuất khẩu: 6
2 Hoạt động nhập khẩu: 7
II Thu hút đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam: 9 1 Tăng số lượng dự án và qui mô dự án: 9
2 Chuyển hướng trong lĩnh vực đầu tư: 11
3 Thay đổi về hình thức đầu tư: 11
4 Mở rộng địa bàn đầu tư: 12 III Hoạt động du lịch giữa Việt Nam – Trung Quốc: 12
Phần 3: Những hạn chế trong chính sách kinh tế giữa Việt Nam – Trung Quốc 14
II Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam chưa tương xứng với tình
III Tình hình buôn lậu qua biên giới Việt – Trung diễn biến phức tạp: 17
IV Việt Nam yếu trong khâu quảng bá và làm du lịch: 19
Kết luận 20
Danh mục tài liệu tham khảo 21
1
Trang 2Lời mở đầu
Những cải cách về chính sách kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam từ sau Đổimới đến nay đã tạo ra được một môi trường kinh tế thị trường có tính cạnh tranhvà năng động hơn bao giờ hết Các quan hệ kinh tế đối ngoại đã trở nên thôngthoáng hơn, tạo điều kiện mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu, thu hútđầu tư và phát triển thêm một số lĩnh vực hoạt động tạo ra nguồn thu ngoại tệngày càng lớn như du lịch, tiếp nhận kiều hối…Việc phát triển mạnh của lĩnhvực kinh tế đối ngoại làm cho nền kinh tế đất nước trở thành một mặt xích quantrọng trong chuỗi giá trị toàn cầu và do đó, sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu làmtăng giá trị nền kinh tế
Do vị thế chính trị, kinh tế, văn hóa của Việt Nam cùng với sự tác động vàảnh hưởng lẫn nhau về nhiều mặt giữa Việt Nam – Trung Quốc nên quan hệ giữahai nước có một vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của mỗi nước Cóthể nói, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc phát triển tốt không những đáp ứngđược lợi ích cơ bản và lâu dài của nhân dân hai nước mà còn phù hợp với xu thếhòa bình, hợp tác, phát triển của khu vực và trên toàn thế giới
Trên cơ sở các nguyên tắc đã xác định từ khi Việt Nam – Trung Quốc bình thườnghóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước ViệtNam-Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng và toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt làkinh tế, trong đó nổi bật nhất là quan hệ thương mại, đầu tư và du lịch…
Nhìn chung, đã có khá nhiều những nghiên cứu và phân tích về chính sáchđối ngoại kinh tế giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc trong nhiều thời kì, giaiđoạn khác nhau Tuy nhiên, ở phạm vi một bài tiểu luận, người viết sẽ đi sâu tập
trung phân tích vào chính sách đối ngoại về kinh tế của Việt Nam với Trung
2
Trang 3Quốc từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, làm rõ những thành
tựu đã đạt được và những mặt hạn chế của mối quan hệ kinh tế hai nước
Trong tiêu luận này, người viết đã tổng hợp, phân tích và trình bày nhữngđiểm chính trong chính sách đối ngoại về kinh tế của Việt Nam với Trung Quốc,được diễn giải trong 3 phần:
Phần 1: Chính sách đối ngoại kinh tế của Việt Nam với Trung Quốc
Phần 2: Triển khai chính sách, gồm hoạt động xuất nhập khẩu, chính sách thuhút vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam, hoạt động du lịch
Phần 3: Những hạn chế trong quan hệ kinh tế giữa hai nước và đề xuất giải phápkhắc phục
Tiểu luận chắc chắn tồn tại những sai sót, khiếm khuyết do hạn chế vềtrình độ hiểu biết của bản thân, cũng như về mặt tư liệu Người viết rất mongnhận được sự góp ý, sửa đổi từ phía cô giáo để bài viết được hoàn thiện và cóchất lượng hơn
3
Trang 4Phần 1: Chính sách đối ngoại về kinh tế của Việt Nam với
Trung Quốc
I Chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam:
Bước vào thập kỷ 1990, sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên
Xô và Đông Âu đã đặt chúng ta trước những thách thức mới rất cam go Tuynhiên, những kết quả bước đầu trong việc triển khai chính sách đối ngoại mới đã
tạo tiền đề để Đảng ta đưa ra đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa
dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế với tinh thần “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” 1 Hội nghị Trung ương 3, khóa VII đã đề ra tư tưởng chỉ đạo chính
sách đối ngoại là “giữ vững nguyên tắc vì độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xãhội, đồng thời phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt phù hợp với vị trí và hoàncảnh của nước ta, cũng như diễn biến của tình hình thế giới và khu vực, phù hợpvới từng đối tượng ra có thể quan hệ”2
Sau 10 năm đổi mới, tình hình chính trị – xã hội nước ta dần đi vào ổnđịnh, tuy nhiên, chúng ta phải đối phó với thử thách cam go đó là “Nguy cơ tụthậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực vẫn là thách thức to lớnvà gay gắt do điểm xuất phát của ta quá thấp, lại phải đi lên trong môi trườngcạnh tranh quyết liệt”3 Đại hội VIII (06/1996) và Đại hội IX (04/2001) của Đảngtiếp tục hoàn thiện đường lối đối ngoại, khẳng định Việt Nam chủ động hội nhậpkinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệuquả hợp tác quốc tế Đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên tích cực củaASEAN; là thành viên của diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM), diễn đàn Hợp tác
1 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB.Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.147.
2 Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr 326.
3 “Báo cáo chính trị tại Đại hội VIII”, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.465.
4
Trang 5kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), gia nhập WTO, có quan hệ chặt chẽvới Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)…
II Chính sách đối ngoại về kinh tế của Việt Nam với Trung Quốc:
Mối quan hệ chính trị ngoại giao giữa hai nước trong giai đoạn hiện nay làthuận lợi nhất từ trước đến nay, nó không những đáp ứng và thể hiện đầy đủ cácnguyên tắc đã được thoả thuận giữa hai nước, hai Đảng mà còn có tác dụng thúcđẩy làm cho quan hệ hai nước phát triển nhanh chóng trên các lĩnh vực, đặc biệttrong lĩnh vực kinh tế
Từ khi bình thường hoá quan hệ năm 1991 đến nay, các cuộc gặp gỡ cấp caocủa lãnh đạo hai Đảng, hai nước đã được duy trì thường xuyên hàng năm vớinhiều hình thức khác nhau Điều đó đã góp phần tăng cường sự hiểu biết và tin cậylẫn nhau, thúc đẩy quan hệ hai nước nước phát triển toàn diện và nhanh chóng.Nhân các cuộc gặp gỡ này, lãnh đạo hai nước đều ra các Thông cáo chung vàTuyên bố chung Trên cơ sở các nguyên tắc được xác định trong các bản Tuyên bốchung và Thông cáo chung cùng với nhận thức chung đạt được giữa lãnh đạo hainước, hai bên đã thoả thuận xây dựng quan hệ Việt Nam - Trung Quốc theo phương
châm 16 chữ "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới
tương lai" (tháng 2-1999), phương hướng 4 tốt là "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt" của nhau (tháng 2-2002) và nhất trí xây dựng quan hệ "đối tác hợp tác chiến lược toàn diện" (tháng 6- 2008) Đặc biệt, hai bên đã điểm lại và
tổng kết quan hệ hai nước từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1950, nhất là từ
khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1991 đến nay, nhất trí cho rằng "tôn
trọng lẫn nhau, hiểu biết lẫn nhau, ủng hộ lẫn nhau, tin cậy lẫn nhau và hợp tác cùng nhau là kinh nghiệm quan trọng để quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển
ổn định, lành mạnh và thuận lợi"4
4 Tuyên bố chung Việt Nam -Trung Quốc, ngày 2-11-2005 Báo Nhân dân, ngày 3-11-2005.
5
Trang 6Phần 2: Triển khai chính sách đối ngoại về kinh tế Việt Nam –
Trung Quốc
Từ khi bình thường hoá quan hệ năm 1991, được sự thúc đẩy của quan hệchính trị, ngoại giao, sự bảo đảm của quan hệ an ninh, sự bổ sung lẫn nhau vềkinh tế cùng với những thuận lợi vốn có về điều kiện địa lý, văn hoá v.v¼, mốiquan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc đã có sự phát triển nhanh chóng trênnhiều lĩnh vực, trong đó nổi bật nhất là quan hệ thương mại, đầu tư và du lịchv.v¼
Từ năm 1991 đến năm 2008, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá haibên từ 32,23 triệu USD tăng lên đạt 19,46 tỷ USD, tăng hơn 600 lần5 Từ năm 2004đến 2008 Trung Quốc liên tục là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam Tại cuộc gặp
gỡ cấp cao tháng 11-2008, lãnh đạo hai nước đã nêu lên mục tiêu mới đạt 25 tỷUSD vào năm 2010 đồng thời đặt vấn đề cùng nhau xây dựng Quy hoạch pháttriển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam- Trung Quốc giai đoạn 2009-
2013 Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc các sản phẩm chủ yếu như dầu thô,cao su thiên nhiên, thuỷ hải sản, than đá v.v¼ còn nhập khẩu từ Trung Quốc cácsản phẩm chủ yếu như dầu lửa, hàng dệt may, cơ điện v.v…
1 Hoạt động xuất khẩu:
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc chỉ trong 6 tháng đầunăm 2004 đã đạt 3 tỉ 34 triệu USD (tăng 41,7% so với cùng kỳ năm 2003).Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 1 tỉ 270 triệu USD (tăng
5 Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
6
Trang 795,5%) Những nhóm mặt hàng Việt Nam xuất khẩu mạnh sang Trung Quốcgồm khoáng sản (gần 958 triệu USD); sản phẩm thực vật (trên 93 triệu USD);nhựa, cao su và các sản phẩm từ nhựa, cao su (trên 85 triệu USD); hàng cơ điện(trên 46 triệu USD); nguyên liệu và sản phẩm hàng dệt (trên 19 triệu USD); dầu
mỡ động, thực vật…Như vậy, hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc nhiềunhất là các loại khoáng sản và sản phẩm thực vật.6 Theo số liệu mới nhất của BộKế hoạch và Đầu tư tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2011 ước đạt41,5 tỉ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm trước, nhiều gấp ba lần chỉ tiêu kếhoạch được Quốc hội thông qua Kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài, chưa kể dầu thô đạt khoảng 19 tỉ USD, tăng 28,1%.Kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng cũng tăng khá mạnh, trong đó, cà phê ướctăng khoảng gần 81%, cao su gần 96% (dù chỉ tăng 24,5% về lượng), dệt maytăng 30,3% Cũng theo đánh giá của Bộ KH&ĐT, nhu cầu nhập khẩu, mức giánhập tăng nhanh ở các thị trường lớn đã giúp xuất khẩu của các doanh nghiệpViệt Nam vào các thị trường này tăng nhanh, theo đó đáng chú ý nhất là hàngxuất khẩu vào thị trường Trung Quốc trong 6 tháng qua đã tăng hơn 40% Thịtrường Trung Quốc dẫn đầu thị trường về nhập khẩu cao su từ Việt Nam, ngoài
ra các mặt hàng khác như gỗ, than đá, dầu thô và một số mặt hàng nông sản khácnhư hạt điều, cà phê, sắn…
2 Hoạt động nhập khẩu:
Trong năm 2004, Việt Nam nhập khẩu của Trung Quốc là 1 tỉ 764 triệuUSD (tăng 18,3%) Những nhóm mặt hàng Trung Quốc xuất sang Việt Nam cótrị giá lớn là hàng cơ điện và linh phụ kiện (trên 324 triệu USD); hóa chất côngnghiệp (gần 296 triệu USD); khoáng sản (gần 303 triệu USD); nguyên liệu vàsản phẩm hàng dệt may (gần 287 triệu USD); kim loại và các sản phẩm kim loại(trên 215 triệu USD); xe các loại, tầu thuyền và thiết bị vận tải (trên 86 triệu
6 Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương Việt Nam sáu tháng đầu năm 2004.
7
Trang 8USD); sản phẩm thực vật (trên 59 triệu USD)… Như vậy, những nhóm mặt hàngViệt Nam nhập khẩu của Trung Quốc trị giá lớn hầu hết là máy móc thiết bị vànguyên vật liệu phục vụ sản xuất.
Dù kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh nhưng nhập khẩu trong 6 tháng đầunăm 2011 cũng gia tăng, dẫn đến nhập siêu vượt chỉ tiêu Chính phủ đề ra (16%).Ước tính nhập khẩu của cả nước đạt khoảng 49 tỉ USD, tăng 26,4% so với cùng
kỳ năm trước Nhập siêu tăng tới 7,5 tỉ USD, chiếm 18% tổng kim ngạch xuấtkhẩu Hiện Trung Quốc cũng là nước dẫn đầu các thị trường xuất khẩu vàoViệt Nam Tính đến hết tháng 5/2011, Việt Nam đã nhập khẩu hàng hoá từTrung Quốc khoảng hơn 9 tỷUSD (tăng 22,3%), nhập siêu với Trung Quốc lêntới 5,34 tỷ USD
Biểu đồ 1: Nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng của các doanh nghiệp FDI và
các doanh nghiệp trong nước 4 tháng/2012 theo thị trường
Tính đến hết 4 tháng/2012, tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này là4,75 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2011 Nhìn vào biểu đồ, có thể nhận
8
Trang 9thấy rõ ràng Trung Quốc là nguồn nhập mạnh mẽ nhất của Việt Nam với 1,47 tỷUSD7.
7 Số liệu thống kê tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 04/2012 từ Hải quan Việt Nam.
9
Trang 10II Thu hút đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam:
Quan hệ Việt - Trung trong 10 năm qua đã bước vào thời kỳ phát triểnmới, từ định ra khuôn khổ của quan hệ hai nước trong thế kỷ mới bằng phương
châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới
tương lai” (năm 1999) đến đưa ra tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” (năm 2002) và nâng quan hệ song phương thành quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện(năm 2008) Cùng với tăng cường xây
dựng niềm tin chính trị, lãnh đạo hai nước luôn chú trọng đến xây dựng mốiquan hệ kinh tế hiệu quả, thiết thực và đang được cụ thể hóa bằng những kếhoạch phát triển gắn kết hai nền kinh tế như “Hai hành lang, một vành đai”, “mộttrục hai cánh”, “hợp tác Vịnh Bắc Bộ mở rộng”; hướng đến cân bằng trong cáncân thương mại; tăng đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam Là một trong nhữngnội dung chủ yếu trong hợp tác giữa hai nước, đầu tư trực tiếp của Trung Quốctại Việt Nam đang ngày càng có vai trò tích cực trong thúc đẩy phát triển chungcủa quan hệ hai nước
Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam trong những năm qua đã cónhững chuyển biến rõ rệt so với 9 năm đầu sau khi hai nước bình thường hóaquan hệ Từ năm 2000 đến nay, đầu tư của Trung Quốc đã tăng nhanh chóng cảvề số lượng, quy mô và địa bàn đầu tư Dưới đây sẽ khái quát một số nét chínhvề đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam trong 10 năm trở lại đây
1 Tăng số lượng dự án và qui mô dự án:
Nếu như trong 9 năm kể từ khi bình thường hóa (tháng 11-1991 đến tháng12-1999), Trung Quốc mới có 76 dự án với tổng số vốn đầu tư theo giấy phép là
120 triệu USD thì 10 năm sau đến tháng 12-2009 đã có 657 dự án với tổng số
10
Trang 11vốn đăng ký là 2.673.941.942 USD8 Như vậy, trong 10 năm, số dự án của TrungQuốc tại Việt Nam đã tăng gấp hơn 8 lần, số vốn đăng ký tăng 22 lần so với 9năm đầu sau khi bình thường hóa, đưa Trung Quốc lên vị trí 11 trong số 43 nướcvà vùng lãnh thổ đang đầu tư trực tiếp tại Việt Nam hiện nay.
Đầu tư của Trung Quốc tăng khá đều đặn qua các năm, năm 2008 tăng125% Tuy nhiên do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới, cùngvới xu thế đầu tư trực tiếp vào Việt Nam giảm, đầu tư của Trung Quốc vào ViệtNam năm 2009 cũng giảm đáng kể so với các năm trước cả về số lượng dự ánvà vốn đăng ký cấp mới Số dự án và vốn đầu tư đăng ký cấp mới của TrungQuốc tại Việt Nam năm 2009 (48 dự án và 180,4 triệu USD) chỉ sấp xỉ bằngnăm 2004, số dự án bằng nửa và số vốn bằng khoảng 1/3 của năm 2008
Trong thời gian 9 năm đầu, vốn đầu tư trung bình của một dự án khá nhỏ,khoảng 1,5 triệu USD, có nhiều dự án với số vốn đầu tư theo giấy phép chỉ trêndưới 100.000 USD Hiện nay, vốn đầu tư trung bình của một dự án khoảng 4,3triệu USD, có nhiều dự án trên 1 triệu USD đến 10 triệu USD Các dự án có vốnđầu tư trên 10 triệu USD đến 100 triệu USD chủ yếu xuất hiện từ năm 2007 trởlại đây, trong đó tiêu biểu như dự án đầu tư xây dựng, quản lý và kinh doanh hạtầng kỹ thuật khu công nghiệp ở Hải Phòng 175 triệu USD của Cty TNHH Liênhiệp đầu tư Thâm Việt; dự án khai thác, kinh doanh khu công nghiệp, kinh doanhbất động sản ở Tiền Giang 100 triệu USD của Công TNHH Đầu tư quản lý TiềnGiang, Trung Quốc; dự án sản xuất giày ở Đồng Nai 60 triệu USDcủa Công ty
Phương Đông - Trung Quốc, dự án xây dựng nhà máy luyện và cán thép ở Thái Bình 33 triệu USD; dự án Khu đô thị Nam Hoàng Đồng I, thành phố Lạng Sơn
27.750.000 USD của Công ty TNHH Thành Bá Nam Ninh; dự án sản xuất tinhbột Wolfram xuất khẩu ở Quảng Ninh 20 triệu USD của Công ty TNHHWolfram Hạ Long; dự án đúc các sản phẩm kim tiêm nhựa và các sản phẩmnhựa 20 triệu USD của TAKAOTEK Corp - Trung Quốc… Những dự án với
8 Dẫn theo tài liệu của Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công thương Việt Nam.
11