1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai

16 5,8K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 95 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Ngày nay nói đến Nhật Bản, có lẽ không mấy ai là không biết đến sự phát triển kinh tế "thần kỳ" của nước này từ sau chiến tranh thế giới II cho đến 1973. Bước ra khỏi chiến tranh, nền kinh tế bị tàn phá nặng nề và phải đầu hàng quân đồng minh không điều kiện trong chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ trong vòng hơn hai thập kỷ, Nhật Bản đã vươn lên thành cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ. Vì vậy, việc nghiên cứu nguyên nhân phát triển kinh tế nhanh của Nhật Bản luôn còn là đề tài hấp dẫn thu hút các nhà nghiên cứu trên thế giới. Với lý do trên, việc tìm hiểu nguyên nhân này có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới nói chung và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng. Để tìm hiểu nguyên nhân phát triển nhanh của nền kinh tế Nhật Bản, trước hết em xin được trình bày sơ lược tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai. ***********o0o*********** I. THỰC TRẠNG KINH TẾ NHẬT BẢN NĂM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI II: Tháng 8-1945, khi vừa bại trận, Nhật Bản bị tàn phá nặng nề về mọi mặt. Theo điều tra của cơ quan ổn định kinh tế sau chiến tranh thì 80% tàu bè, 34% máy móc trong công nghiệp bị phá huỷ; 21% nhà cửa và tài sản riêng của gia đình bị thiệt hại, tài sản của nhà nước bị tổn thất 25% so với thời kỳ trước chiến tranh (1934-36). Tổng thiệt hại về vật chất lên tới 64,3 tỉ yên, bằng2 lần tổng thu nhập quốc dân năm tài chính 1948 - 1949. Như vậy là toàn bộ của cải tích luỹ được trong 10 năm (1935-1945) đã bị tiêu huỷ hoàn toàn. Những thiệt hại về người cũng vô cùng to lớn. Nếu tính cả những người chết, bị thương và mất tích ở nước ngoài thì con số này lên tới gần 3 triệu (1) Những vấn đề kinh tế, xã hội gay cấn nhất của Nhật Bản lúc này là: thất nghiệp, thiếu nguyên liệu và lương thực, lạm phát. Khoảng 4 triệu người thất (1) Lê Văn Sang, Lưu ngọc Trịnh "Nhật bản - Đường đi tới một siêu cường kinh tế " NXB KHXH H Nà ội, 1991 tr84. 1 nghiệp do ngừng hoạt động sản xuất quân sự, 7,6 triệu binh lính giải ngũ, 1,5 triệu người từ các thuộc địa hồi hương, nâng tổng số người không có việc làm lên tới 13,1 triệu. Người năng lượng chính lúc bấy giờ là than và thuỷ điện giảm sút nghiêm trọng, các mỏ than hầu như tê liệt hoàn toàn. Do thiếu than, ngành đường sắt bị khủng hoảng nghiêm trọng. Thêm vào đó vụ lúa năm 1945 bị thất bát nặng, sản lượng chỉ còn 2/3 so với năm trung bình trước đó. Tham hoạ đói rét đe doạ toàn dân nước Nhật. Nạn lạm phát nghiêm trọng bùng nổ từ giữa 1945 kéo dài đến đầu 1949, biểu hiện ở mức tăng giá phi mã: chỉ số gái tiêu dùng (lấy 1945 là cơ sở) đã tăng 515% vào 1946, 1655% (1947), 4857% (1948) và 7889 % (1949), tổng cộng tăng xấp xỉ 8000% (1) Ngày 4-7-1947 cuốn sách trắng kinh tế đầu tiên của Nhật Bản được công bố với nhan đề "báo cáo thực trạng nền kinh tế" theo sách này, do tình trạng kinh tế thấp kém, do sự rệu rã của thiết bị nên tai nạn xe cộ tăng lên gấp ba lần trước chiến tranh. Lượng lương thực cung cấp quy ra calo tại sáu thành phố lớn chỉ có 106calo/người/ngày, bằng 1/2 mức bình thường. Tình hình này đã gây mất lòng tin vào chính phủ và những tiêu cực xã hội phát triển. Ngoài những thất bại về kinh tế đã phải chịu đựng trong chiến tranh cũng như khi bị thất bại trong cuộc chiến tranh, Nhật Bản còn bị các nước đồng minh đòi hỏi quá nhiều về mặt bồi thường chiến tranh. Con số đầu tiên của phái đoàn đòi bồi thường chiến tranh Pauley đưa ra là 1466 tỷ yên (giá năm 1939). (2) Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội Nhật dần dần được phục hồi. Điều này chủ yêú là do yếu tố trong nước quyết định, song cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ của tình hình quốc tế, của quan hệ Xô Mỹ lúc bấy giờ mà trong đó có nhưng nhân tố có tính quốc tế đã có tác động rất thuận lợi đến sự phát triển kinh tế Nhật Bản. II. BỐI CẢNH QUỐC TẾ: (1) "Lịch sử Nhật bản" NXB VHTT, 1995 tr227 (2) Hayashi yujiro - tạp chí Ekonomicsato 15/4/1955. 2 Vào mùa thu 1946, do tình hình chiến tranh lạnh với Liên Xô ngày càng trở nên sâu sắc, Mỹ chủ trương đẩy nhanh sự phục hồi kinh tế và sử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự của Nhật Bản. Năm 1949, cách mạng Trung Quốc thắng lợi và sự ra đời của nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc, càng thôi thúc Mỹ nhanh chóng biến Nhật Bản thành một số đối trọng với chủ nghĩa cộng sản, mau chóng xây dựng Nhật Bản thành chỗ dựa vững chắc của Mỹ ở Đông - Bắc Á. 1946, Mỹ bắt đầu viện trợ lương thực cho Nhật Bản, xem như một phương tiện ngăn chặn nạn đói đang đe doạ ở nước này. Cuối 1946, tư lệnh SCAP đã chịu trách nhiệm ngăn chặn bệnh tật ở Nhật và quyết định cho phép nền kinh tế nước này trở lại mức trước chiến tranh. Sau đó, Mỹ bắt đầu viện trợ dầu mỏ, quặng sắt, các nguyên liệu khác cần thiết cho công nghiệp Nhật Bản. Tháng 3/1947, Mỹ tuyên bố sẽ đề nghị giảm số tiền bồi thường chiến tranh của Nhật xuống còn 1/4 Để giải quyết nạn lạm phát trầm trọng và xây dựng một nền kinh tế tự do cạnh tranh cho Nhật Bản, tháng 2/1949, chính phủ Mỹ đã cử Giôdép Đocagiơ, chủ tịch ngân hàng Detroit, người đã soạn thảo đề án cải cách tiền tệ ở Tây đức trong những năm 1945 - 1946, sang làm cố vấn kinh tế cho SCAP Đoocgiô đề ra kế hoạch chống lạm phát với quy mô lớn, Kết quả là kế hoạch này đã thành công trong việc chặn đứng lạm phát, giá cả trên thị trường tự do và cho đến bắt đầu hạ xuống. Trong thời kỳ áp dụng kế hoạch Đoocgiô, ngân hàng Nhật Bản đã giảm mức tăng của lượng tiền phát hành từ 40% /năm xuống còn 30% /năm và kiềm chế mức tăng lương khoảng 10% mỗi tháng xuống còn 4% /năm. Sự tăng trưởng nhanh của Nhật Bản gắn chặt với những điều kiện quốc tế thuận lợi. Đây là thời kỳ phát triển nhanh trên toàn thế giới nói chung. Bên cạnh đó, việc thành lập quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), một cơ chế tiền tệ có tính toàn cầu với việc cho đôla được tự do chuyển đổi ra vàng và có một tỷ giá hối đoái cố định giữa các ngoại tệ chính (Mức độ dao động rất thấp), trong khi đó 3 tỷ giá hối đoái của đồng Yên so với đôla rất thấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất ồ ạt các sản phẩm của Nhật sang Mỹ. Điều cần nói thêm ở đây là Nhật Bản đã tận dụng được trong một thời gian khá dài việc được cung cấp với giá rẻ và ổn định các nguyên nhiên liệu có tầm quan trọng sống còn đối với việc phát triển kinh tế Nhật Bản. Cuộc chiến tranh Triều Tiên được đánh giá như "ngọn gió thần thứ nhất thổi vào nền kinh tế Nhật Bản, vì Nhật được Mỹ cung cấp đôla để thực hiện "các nhu cầu đặc biệt". Nhu cầu to lớn về hàng hoá của cuộc chiến tranh Triều Tiên đã không chỉ tác động mạnh mẽ đối với việc đầu tư vào máy móc, thiết bị và đổi mới kỹ thuật mà còn ảnh hưởng lớn đến cơ cấu công nghiệp Nhật Bản. Cuộc chiến tranh Việt Nam được đánh giá như "ngọn gió thần" thứ hai thổi vào nền kinh tế Nhật Bản về những đơn đặt hàng quân sự của Mỹ. Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam , Mỹ xem Nhật Bản như một cơ sở hậu cần quan trọng của quân sự ở Việt Nam, Nhật đã nhận được những khoản thu mua đặc biệt của Mỹ trong những năm 60. Song những món thu nhập đó không có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản như những món thu do chiến tranh Triều Tiên những năm 1950 đem lại. Dù sao, Nhật Bản cũng đã thu được lợi lớn trong quan hệ buôn bán với Việt Nam và các nước đưa quân sang Việt Nam hay cho Mỹ sử dụng căn cứ quân sự trên lãnh thổ họ, phục vụ cho chiến tranh xâm lược Việt Nam. Theo ước tính của các cơ quan ngân hàng, kinh tế, tài chính Nhật, lợi nhuận của Nhật do chiến tranh Việt Nam đem lại trong những năm 1965-1968 ước khoảng 1 tỉ USD (1) cùng với con số tăng 50% xuất khẩu của Nhật sang Mỹ trong 6 tháng đầu của cuộc chiến tranh Triều Tiên. Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi là một nguyên nhân quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Nhật Bản những năm sau chiến tranh, nhưng để đạt được sự tăng trưởng nhanh kinh tế làm cho thế giới ngạc nhiên thì những điều kiện trong nước đóng vai trò quyết định. (1) Ymamôtô TaiKeshi, "lịch sử ngoại giao Mĩ sau chiến tranh", tập 6, San seiđo, Tôkyô 1984, tr.113. 4 III. NHỮNG NHÂN TỐ BÊN TRONG: 1. Truyền thống văn hoá, giáo dục, phát triển được kế thừa và phát huy. Người Nhật trong khi mau chóng tiếp thu nền văn hoá, giáo dục và khoa học - kỹ thuật tiên tiến của thế giới mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc của mình. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật bản đã nhanh chóng thoát khỏi tình trạng lạc hậu về khoa học kỹ thuật và sử dụng những thành tựu của cách mạng KHKT để phát triển kinh tế. Chi phí nghiên cứu phát triển ở Nhật Bản tăng nhanh. Năm 1955 mới đạt 40,1 tỉ Yên (0,84% thu nhập quốc dân) nhưng đã tăng một cách vững chắc trong những năm tiếp theo, đạt gần 1200 tỉ Yên (1,96% thu nhập quốc dân). Năm 1955 chỉ có khoảng 1445 phòng thí nghiệm tham gia nghiên cứu khoa học kỹ thuật, năm 1970 tăng lên gấp 9 lần, đạt tới 12594 phòng thí nghiệm. Số các nhà khoa học và chuyên gia nghiên cứu cũng tăng lên đáng kể, từ 133000 người (1955) lên đến 419 nghìn người (1970) (1) . Khi bắt đầu mở cửa, Nhật Bản đã thực hiện khẩu hiệu "học bên ngoài để biến thành của Nhật" , tìm cách mua những bằng phát minh (tính đến 1968 Nhật đã mua bằng phát minh nước ngoài trị giá 5 tỉ đô la mà nếu tự nghiên cứu phải chi phí tới 200 tỉ đôla). Nhờ nhập kỹ thuật và phương pháp sản xuất hiện đại của nước ngoài nên Nhật bản đã đẩy nhanh tốc độ phát triển hàng loạt những ngành công nghiệp mới, làm cho cơ cấu công nghiệp thay đổi sâu sắc theo chiều hướng có lợi cho việc nâng nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế. Cùng với nó là sự nhanh chóng nâng cao năng xuất lao động xã hội. Theo các nhà kinh tế Nhật Bản, tốc độ tăng năng xuất lao động bình quân hàng năm từ 1955 đến 1966 ở Nhật Bản là ?4%. Trong đó, do hiện đại hoá thiết bị: 5,2%(56%tổng số tăng), do áp dụng phương pháp sản xuất mới: 4,1%(14% tổng số tăng) (1) (1) Phan Ngọc Liên, Đinh Ngọc Bảo, Đỗ thanh Bình, Trần Thị Vinh -"Lịch sử Nhật bản", NXB VHTT, H à Nội-1995. (1) Tình hình thương mại quốc tế, số 10 /1970, tr18 5 Có đội ngũ công nhân lành nghề, trình độ văn hoá kỹ thuật cao, có nhiều khả năng thích ứng với khoa học kỹ thuật hiện đại, là ưu thế của Nhật Bản. Các ưu thế mà tư bản Nhật Bản được thừa hưởng lại rất ít tốn kém đối với họ. Vì nó không phải chủ yếu là kết quả đầu tư của Nhật Bản, mà chủ yếu là kết quả của cả một quá trình tích luỹ kiến thức lâu dài của quần chúng lao động. 2. Nhân dân Nhật Bản Sự phát triển kinh tế của một nước chịu ảnh hưởng đáng kể của thái độ dân chúng đối với công việc và tiêu dùng. Một nước sẽ phát triển nhanh nếu có nhiều người làm việc chăm chỉ, làm việc có chất lượng nhờ trình độ giáo dục cao, nhưng lại căn cứ tiết kiệm. Và hình như người Nhật Bản đã tiêu đủ cả ba tiêu chuẩn này và đã góp phần không nhỏ và tăng cường cao sau chiến tranh. Đạo đức lao động tốt của người Nhật Bản đã được thế giới thừa nhận. Trước hết là người Nhật Bản rất ham làm việc, rất say mê với công việc. Thái độ tốt này của người Nhật Bản được phản ánh qua số giờ làm việc và nghỉ ngơi. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, bình thường công nhân làm việc mỗi ngày từ 12 giờ trở lên, mỗi tháng nghỉ không quá một hoặc hai ngày. Cho đến đầu những năm 60, người công nhân Nhật Bản bình thường vẫn không được nghỉ ngày chủ nhật và giờ làm việc bình thường hàng ngày mới chỉ giảm xuống 8 giờ. Song đó chỉ là số giờ làm việc theo quy định, người công nhân Nhật Bản còn "tự nguyện" làm việc cho công ty dưới nhiều hình thức khác nhau ngoài giờ quy định. Bên cạnh đó, rất ít người Nhật Bản sử dụng hết ngày nghỉ có lương được luật lao động đảm bảo, mặc dù số ngày nghỉ này không nhiều, khoảng từ 10 đến 20 ngày một năm tuỳ theo thâm niên công tác. Người Nhật Bản không chỉ cần cù mà còn tiết kiệm, họ hội tụ được cả hai đức tính rất cần có này cho sự nghiệp phát triển đất nước. 6 Đầu những năm 60, khi thu nhập theo đầu người của Nhật Bản còn thấp, người Nhật Bản đã tiết kiệm một phần khá lớn. Tính trung bình từ 1961 đến 1967, tỷ lệ tiết kiệm trong thu nhập ở Nhật Bản là 18,6% so với 6,2% ở Mỹ, 7,7% ở Anh và từ đó tự do tiết kiệm tăng lên dần cùng với sự tăng thu nhập, đạt 20,2% (1969), khoảng 1/4 thu nhập vào giữa những năm 70 (1) là nguồn vốn quan trọng, tác động tích cực đến tích luỹ, mở rộng sản xuất, tăng trưởng kinh tế. Truyền thống tốt đẹp này của nhân dân Nhật Bản đã được duy trì và phát huy liên tục như một yếu tố quyết định của tăng trưởng cơ chế, chính sách quản lý từ thời Minh trị đến nay. 3. Công ty Nhật Bản: Dưới sự điều chỉnh của nhà nước, cùng với lòng yêu nước và tinh thần làm việc không mệt mỏi của nhân dân, các công ty Nhật Bản thực sự đóng vai trò quyết định đối với quá trình khôi phục và tăng trưởng, cũng như quá trình tạo ra tiềm lực cạnh tranh vững chắc của Nhật Bản trong nền kinh tế thế giới sau chiến tranh. Khi nói đến sức sống của các xí nghiệp, công ty ấy, trước tiên phải nói đến nhân tố tổ chức, quản lý, quả thật, đây là một hệ thống quản lý lôi kéo được người làm công nhập sâu vào công ty đến mức họ buộc phaỉ cống hiến hầu như vô tận cho lợi lộc của cả công ty lẫn của họ. Có thể nói, quản lý Nhật Bản hướng vào con người, lấy con người làm trung tâm chú ý và coi đó là đòn bẩy cho sự phát triển công ty và nền kinh tế nói chung. Hệ thống quản ý lao động Nhật Bản nổi tiếng với nhiều đặc trưng khác nhau, trong đó nổi bật là những đặc trưng sau: a) Chế độ làm việc suốt đời Cho đến nay, các xí nghiệp, công ty của Nhật Bản vẫn thực hiện "chế độ có công ăn việc làm suốt đời". Chế độ này có nghãi là người công nhân được tuyển ngay khi rời khỏi ghế nhà trường, liên tục làm việc tạo một công ty cho đến lúc về hưu ở độ tuổi nhất định, thường là 55 tuổi. Mặc dù không có một văn bản hợp đồng nào được ký kết, song một khi được công ty lớn tuyển (1) Lưu Ngọc Trịnh "kinh tế Nhật bản - Những bước thăng trầm trong lịch sử" NXB thống kê, H Nà ội 1998, tr.203. 7 dụng, người đó sẽ mặc nhiên trở thành công nhân chính thức, thường xuyên và làm việc suốt đời tại công ty đó nếu họ muốn. Người đó sẽ không được phép rời bỏ công ty vì bất cứ lý do gì. Người công nhân bỏ chủ rất có thể sẽ không kiếm được việc làm, hoặc một việc làm tương đương, vì ở Nhật Bản không tồn tại thị trường lao động mở, theo chiều ngang giữa các công ty mà chỉ có thị trường lao động nội bộ công ty, theo chều dọc và khép kín. Hơn nữa , chế độ làm việc suốt đời bao giờ cũng đi liền với chế độ nâng lương và đề đạt theo thâm niên phục vụ công ty, do vậy, người công nhân chỉ có tiếp tục làm mãi cùng một công ty thì anh ta mới tận dụng được những lợi thế vật chất và tinh thần do thâm niên tích luỹ được tạo ra. Về phía công ty, mặc dù không có bất cứ một văn bản quy định nào, song một khi tuyển công nhân về, công ty đương nhiên sẽ có trách nhiệm bảo đảm mọi quyền lợi vật chất, tinh thần ổn định, đầy đủ va lâu dài cho nhân viên, không sa thải nhân viên vì bất cứ lí do gì, trừ khi nhân viên phải lại chủ hoặc mắc những lỗi nặng về đạo đức. Công nhân viên không những được công ty chăm lo điều kiện làm việc, học tập và tiến thân lâu dài, mà còn cả nơi ăn, chốn ở lẫn cuộc sống riêng tư chính những việc làm này đã làm cho các thành viên trong công ty gắn bó với nhau như những người thân trong gia đình. Do chế độ làm việc suốt đời, nên chỉ bằng cách dùng mãi một công nhân, công ty mới có thể khai thác hết được những kinh nghiệm và kỹ năng mà công nhân đó đã tích luỹ đựơc. b) Chế độ thâm niên: Nếu ở phương Tây, chế độ nâng lương, đề bạt chủ yếu dựa vào năng lực và thành tích cá nhân thì ở Nhật Bản , chế độ trả lương và đề bạt theo thâm niên. Chế độ này dựa trên tư tưởng "trả công xứng đáng với trình độ lành nghề đã được tích luỹ lại qua kinh nghiệm". Nó biểu hiện rõ ràng nhất ở những sự khác nhau về tiền công tuỳ theo lứa tuổi và thâm niên phục vụ công ty. Đối với người Nhật, thâm niên tự nó được đánh giá như là một loại khả năng. Đây cũng là một khía cạnh kế thừa truyền thống kính trọng người lớn 8 tuổi của văn hoá phương Đông, họ coi người càng lớn tuổi càng có kinh nghiệm, có nhiều khả năng. Các chế độ "Chế độ làm việc suốt đời" và "thâm niên" tuy có những mặt nhược điểm, nhất là trong giai đoạn hiện nay, nhưng có tác động tích cực làm cho công nhân gắn bó với công việc, với nhà máy. Thiệt hại về đình công ở Nhật Bản rất thấp. Nếu như ở Mỹ hàng năm mất tới 105 triệu ngày công do đình công, Anh - 49 triệu, Italia - 32,44 triệu, Pháp - 9,51 triệu, Tây Đức - 4,79 triệu thì ở Nhật mất có 3,81 triệu ngày công (số liệu 1985) (1) c) "Việc tham gia quản lý" của công nhân. Một nhân tố tích cực khác đối với sự tăng trưởng của Nhật Bản sau chiến tranh là "việc tham gia quản lý" của công nhân bằng các hình thức khác nhau: - Chế độ ra quyết định Ringi: Đây là hình thức ra quyết định tập thể từ dưới lên- Ringisho, qua nheieù cấp khác nhau sau cùng đến tay ông chủ tịch công ty. Khi ông chủ tịch thông qua Ringisho, bằng cách đóng dấu thì quyết định là không thay đổi được nữa. Khi đó, văn kiện Ringisho sẽ được chuyển trở lại cho người dự thảo ban đầu để thực hiện. Việc ra quyết định tập thể theo kiểu Ringi này, mặc dù tiến triển rất chậm chạp, song nó lại có những lợi thế: Thứ nhất, huy động được khả năng đóng góp của rất nhiều người có liên quan. Thứ hai , đề cao và phát huy được trách nhiệm tập thể của những ngưòi có liên quan, từ đó củng cố được tinh thần tập thể và lòng trung thành với công ty của họ vì họ cảm thấy mình được hỏi ý kiến, có quyền tham gia vào công việc của công ty. Thứ ba, trong quá trình soạn thảo quyết định trao đi đổi lại, thu nhập thông tin, tất cả mọi người có liên quan sẽ hiểu rất rõ mọi khía cạnh của quyết định, do đó khi thực hiện sẽ rất nhanh chóng, hiệu quả và thông suốt. - Nhóm kiểm tra chất lượng. (1) Đ o Huy Ngà ọc - V i suy ngà ẫm về sự Thần kỳ Nhật bản, NXB sự thật - Viện QHQT, H Nà ội 1991. 9 Từ sau chiến tranh, trong các công ty Nhật Bản còn phổ biến các phong trào kiểm tra chất lượng để sản phẩm không có khuyết tật Nhưng hoạt động này có tác dụng rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Nó đã tạo ra được "sợi dây" liên kết các thành viên trong công ty, từ chủ tịch công ty đến người công nhân bình thường. Bên cạnh hệ thống quản lý rất có hiệu quả của công ty, một đặc điểm không thể thiếu được trong sự thành công của Nhật Bản là tầm nhìn xa, tính năng động, táo bạo của giới quản lý trong công ty. Nhiều người đã nhận xét, những nhà lãnh đạo công ty Nhật Bản thường không nghĩ nhiều đến lợi ích trước mắt, nói chung họ có cái nhìn lâu dài vì sự tồn tại và phát triển của công ty, họ sẵn sàng hoàn viẹc tối đa hoá lợi nhuận trước mắt để tăng phần của họ tr ên thị trường . Do vậy họ sẵn sàng đầu tư mạnh vào kỹ thuật mới nếu như thấy sau này kỹ thuật đó mang lại kết qủa. Họ dồn sức vào hiện đại hoá nhà máy ngay cả khi nhà máy đó đã đáp ứng được những yêu cầu trước mắt. Họ đề cao việc rèn luyện cho nhân viên những kỹ năng sẽ cần đến trong tương lai. Họ chuẩn bị quan hệ tốt vơí mọi thiết chế có thể sẽ hữu ích. Như vậy, có thể nói, thái độ năng động, có tầm nhìn xa của giới kinh doanh là một trong những động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, mà kết quả đã vượt xa các kế hoạch và dự đoán ban đầu của chính phủ và đa số các nhà kinh tế học. 4. Vai trò tổ chức, lập kế hoạch và điều hành của Nhà nước: Mặc dù sự tăng trưởng kinh tế nhanh đạt được là do những nỗ lực không biết mệt mỏi của toàn thể nhân dân Nhật Bản và chủ yếu là do những đóng góp của công ty, song người ta cũng không thể không kể đến vai trò cực kỳ quan trọng của nhà nước trong việc hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế đất nước một cách đúng đắn. Trước hết, ngay sau chiến tranh và nhiều thập kỷ sau đó, chính sách phủ Nhật Bản, trên cơ sở thực trạng kinh tế, chính trị và xã hội trong và ngoài 10 [...]... tế nhật bản là "Một hệ thống kinh tế thông minh nhất thế giới" và chính phủ "chịu trách nhiệm cao nhất trong việc xây dựng kế hoạch công nghệ, quyết định về những phương hướng mới cho những cố gắng phát triển công nghiệp đang nảy mầm ở Nhật Bản, đồng thời thúc đẩy và bảo vệ nền công nghiệp khi nó bắt đầu chuyển bước theo những hướng đó"(2) KẾT LUẬN Những thành công mà Nhật bản đạt được sau chiến tranh. .. Trịnh, "Chiến lược con người trong " thần kỳ" kinh tế Nhật Bản ", NXB CTQG , Hà Nội 1996 7 Lưu Ngọc Trịnh "kinh tế Nhật Bản - những bước thăng trầm trong lịch sử" NXB Thống kê Hà Nội 1998 8 Nhiều tác giả , "Lịch sử Nhật Bản" NXB VHTT , Hà Nội 1995 9 Nhiều tác giả, "Tìm hiểu Nhật Bản: Từ Vựng, phong tục, và quan niệm" NXB KHXH, Hà Nội 1991 10 NaKamura Takagasa "Những bài giảng về lịch sử kinh tế Nhật Bản. .. ngẫm về sự "thần kỳ" Nhật Bản" , NXB sự thật - Viện QHQT, Hà Nội 1991 2 Hisao Kanamori , "thành công của Nhật Bản" , NXB KHXH, Hà Nội 1994 3 Juro Teranishi và Iutaka Kosai, "Kinh nghiệm cải cách kinh tế của Nhật Bản" , trung tâm nghiên cứu Châu Á - TBD NXB KHXH, Hà Nội 1995 4 Lê Văn Sang, "kinh tế Nhật Bản: giai đoạn thần kỳ", viện KTTG, Hà Nội 1998 5 Lê Văn Sang - Lưu Ngọc Trịnh "Nhật Bản: Đường đi tới... công mùa xuân 1961 của giới lao động Chính sách tài chính đúng đắn góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản Đặc điểm chung của nền tài chính Nhật Bản sau chiến tranh là hạn chế chi trong phạm vi thu, đảm bảo cân bằng ngân sách Song chính sách tài chính đã được vận dụng có lợi cho tăng trưởng và cùng với chính sách tiền tệ thực hiện chức năng điều tiết tình hình kinh tế Các nhà kinh... chỉ ra rằng "cơ chế tài chính" ở Nhật Bản cũng rất đáng chú ý vì nó luôn ở trong một tình trạng kéo dài cho vay quá mức mà chính 11 tình trạng này đã cho phép nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ tối đa có thể đuợc cho đến khi vị trí trong cán cân thanh toán xấu đi và lúc ấy sẽ được uốn nắn lại bằng những biện pháp tiền tệ thắt chặt của ngân hàng trung ương Hình thức hoạt động tài chính này đã... đối với các số tiền vay của Ngân hàng Nhật Bản trên hạn mức chiết khấu và kiểm soát việc cho vay đặc biệt nhằm tài trợ cho một số hạng mục đầu tư trang thiết bị Các chính sách hạn chế tiền tệ này đã có hiệu lực tương đối nhanh, và kết hợp với tình hình kinh tế thế giới bị đình đốn, nó đã mau chóng đạt được cái mục tiêu đề ra Ngoài ra còn thời kỳ hạn chế tiền tệ thứ hai thi hành từ tháng 10/1953 đến mùa... pháp luật ở Nhật Bản rất chặt chẽ và người Nhật Bản tôn trọng pháp luật hơn so với người dân ở nhiều nước khác Có nhiều nhân tố đóng góp vào sự thành công này: Thứ nhất, lịch sử cai trị xã hội bằng pháp luật một cách nghiêm ngặt từ thời chính quyền Tôlaigara đã tạo cho nhân dân thói quen tuân thủ các nhà chức trách Thứ hai, bộ máy quan chức chính phủ được nhân dân kính trọng, thậm chí nể sợ Thứ ba, chính... trưởng Bên cạnh cái chính sách phù hợp với tình hình kinh tế đất nước là một hệ thống cơ quan thực hiện có hiệu lực Trong số các cơ quan chính phủ có vai trò quan trọng, Bộ công nghiệp và Mậu dịch quốc tế (MITI) đã thu hút sự chú ý nhiều hơn Để khuyến khích sự phát triển công nghiệp nặng và hoá chất trụ cột của tăng trưởng sau chiến tranh, MITI đã phải đảm đương hai nhiệm vụ Một là thông tin cho khu vực... bước theo những hướng đó"(2) KẾT LUẬN Những thành công mà Nhật bản đạt được sau chiến tranh thế giới II đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho các nền kinh tế Đông á và Đông (1) (2) ezra.F.Vogel "Hoa kỳ học gì ở nhật bản" , NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1990, tr.71-114 Lê văn Sang, Lưu Ngọc Trịnh "Nhật bản - đường đi tới một siêu cường kinh tế", Sđđ, tr.123 13 Nam á Tuy nhiên, việc vận dụng những... các ngành công nghiệp mới và thu hút các khoản đầu tư cần thiết Hai là nhiệm vụ phối hợp Vì vậy, MITI đã có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo dựng cơ cấu 12 công nghiệp nặng và hoá chất sau chiến tranh MITI còn có vai trò to lớn trong việc phối hợp ngoài lĩnh vực đầu tư Điểm cuối cùng cần đề cập đến vai trò tích cực của nhà nước Nhật Bản trong việc tạo ra môi trường Kinh doanh thuận lợi cho tăng . tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai. ***********o0o*********** I. THỰC TRẠNG KINH TẾ NHẬT BẢN NĂM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI II: Tháng 8-1945, khi vừa bại trận, Nhật Bản bị tàn phá. minh không điều kiện trong chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ trong vòng hơn hai thập kỷ, Nhật Bản đã vươn lên thành cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ. Vì vậy, việc nghiên. huy. Người Nhật trong khi mau chóng tiếp thu nền văn hoá, giáo dục và khoa học - kỹ thuật tiên tiến của thế giới mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc của mình. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật bản

Ngày đăng: 11/04/2015, 19:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w