1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình quan hệ mỹ nhật bản sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

43 1,6K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 580,03 KB

Nội dung

Quan hệ Mỹ – Nhật giai đoạn đầu thế kỷ XX đến kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất Trái với các tính toán và ý đồ của cả Anh Mỹ khi giúp đỡ Nhật Bản trong chiến tranh Nga –Nhật, việc

Trang 1

F 7 G

GIÁO TRÌNH

QUAN HỆ MỸ – NHẬT BẢN

SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NAY

HOÀNG THỊ NHƯ Ý

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG I 2

I Quan hệ Mỹ – Nhật thế kỉ XIX đến những thập niên đầu XX 2

II Quan hệ Mỹ – Nhật giai đoạn đầu thế kỷ XX đến kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất 4

III Quan hệ Mỹ – Nhật thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919 –1939) 5

CHƯƠNG II 9

I Quan điểm của Mỹ trong việc giải quyết “vấn đề Nhật Bản” sau chiến tranh thế giới thứ II (1945-1949) 9

II Quan hệ Mỹ Nhật giai đoạn đầu thập niên năm mươi đến kết thúc chiến tranh lạnh 10

1 Sự ra đời Liên minh Mỹ – Nhật 10

2 Liên minh an ninh quân sự giữa Mỹ và Nhật Bản trong chiếntranh lạnh 12

3 Quan hệ kinh tế Nhật – Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lạnh 15

CHƯƠNG III 18

I Những biến đổi tình hình quốc tế 18

1 Chấm dứt sự đối đầu giữa hai siêu cường 18

2 Vấn đề nhận thức quan hệ Mỹ – Nhật Bản 19

II Quan hệ hợp tác an ninh - quân sự giữa Mỹ và Nhật Bản thời kì sau chiến tranh lạnh 20

1 Hợp tác trong lĩnh vực quân sự 20

2 Quan hệ Mỹ – Nhật trong lĩnh vực an ninh 22

III Quan hệ kinh tế Mỹ –Nhật Bản thới kỳ sau chiến tranh lạnh 27

1 Quan hệ Mỹ – Nhật trên lĩnh vực thương mại 28

2 Quan hệ trên lĩnh vực đầu tư 35

KẾT LUẬN 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

Trang 3

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT QUAN HỆ MỸ – NHẬT

THỠI KÌ TRƯỚC 1945

I Quan hệ Mỹ – Nhật thế kỉ XIX đến những thập niên đầu XX

Cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, làn sóng bành trướng mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản phương Tây tràn vào châu Á Nhật Bản là nước duy nhất ở Đông Á không những bảo vệ được nền độc lập của mình mà còn tiếp tục phát triển vươn lên “hòa nhập” vào quỹ đạo chung của quá trình chuyển biến lên chủ nghĩa tư bản độc quyền Trong khoảng trên dưới 200 năm trước đó trong quan hệ đối ngoại, Nhật Bản cũng giống như những nước Đông Á khác, thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng Đầu thế kỷ XIX, tàu thuyền của Mỹ đã nhiều lần tới Nhật Bản nhưng đều bị từ chối buôn bán giao thương Sau nhiều lần dùng các biện pháp ngoại giao thông thường, Mỹ thấy rằng phải dùng áp lực quân sự mạnh mới có thể đạt được mục đích

Tháng 5/1853, Mỹ đã cho lực lượng hải quân hùng hậu đổ bộ lên Lưu Cầu với việc diễu võ dương oai của những chiến hạm khổng lồ chạy bằng hơi nước cùng với thư của Tổng thống Mỹ yêu cầu yêu cầu Nhật Bản giúp đỡ, bảo vệ các thuỷ thủ gặp nạn ở biển Nhật Bản; tự do buôn bán giữa hai nước… Chính quyền Nhật Bản phải nhượng bộ, chấp nhận những yêu sách của Mỹ

Hiệp ước Nhật Mỹ đầu tiên đã được ký kết vào ngày 31-3-1854 tại thành phố Ka-na-ga-oa Theo quy định của hiệp ước này Nhật phải nhận cung cấp cho các thủy thủ Mỹ khi gặp nạn; cho Mỹ được tự do buôn bán; Mỹ có quyền đặt lãnh sự quán tại Si-mô-đa; Mỹ được coi là nước có quyền ưu đãi nhất

Như vậy, Mỹ chính là kẻ đi tiên phong trong việc “mở cửa” vào Nhật Bản, chính sách “đóng cửa” của Mạc phủ Tô-ku-ga-oa trong 200 năm đã đến lúc cáo chung, nhưng Mỹ không dừng lại ở đó mà tiếp tục lấn tới, buộc Nhật Bản phải từng bước nhượng bộ

Theo điều khoản đã kí ở Hiệp ước năm 1854, Mỹ cử Haris sang làm tổng lãnh sự tại Nhật Vừa đặt chân đến Si-mô-đa, Haris đã đưa ra vấn đề yêu cầu tự do thương mại giữa hai nước Nhật – Mỹ Hiệp ước mới về quan hệ thương mại giữa hai nước đã được kí kết với nội dung:

- Nhật Bản phải mở cửa năm hải cảng Ka-na-ga-oa, Na-ga-xa-ki, Ni-I-ga-ta, Ê-đô (Tô-ki-ô) và Ô-sa–ca cho Mỹ thông thương buôn bán Ở các cảng và thành phố này, người nước ngoài có quyền cư trú, quyền kiểm soát, quyền tự trị và quyền thuê đất vĩnh viễn

Trang 4

- Mỹ được hưởng quyền ưu đãi tối huệ quốc

Như vậy, Nhật đã rơi vào vị thế phải chấp nhận những quan hệ bất bình đẳng với các nuớc tư bản phương Tây Những sự bất bình đẳng này thể hiện tập trung nhất trong vấn đề trị ngoại pháp quyền của các công dân nước ngoài và trong vấn đề quan thuế

Năm 1868, Nhật Bản tiến hành cuộc cách mạng, kết thúc chế độ Mạc phủ kéo dài hơn 7 thế kỉ, tạo ra bước ngoặt quan trọng tiến mạnh trên con đường Duy Tân dưới thời Minh Trị (1868 – 1912) Thành công trong công cuộc cách tân đất nước, Nhật Bản đã bảo vệ thắng lợi nền độc lập của mình trước sự bành trướng xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây Thế nhưng các hiệp ước bất bình đẳng mà Nhật đã kí với Mỹ và các nước tư bản phương Tây trước đó vẫn tồn tại; do đó, Nhật Bản phải trải qua một thời gian dài đấu tranh để thủ tiêu tính chất bất bình đẳng của các hiệp ước đó

Đầu thế kỷ XX, Nhật đã bước lên hàng ngũ các cường quốc và được các cường quốc thừa nhận địa vị đó của Nhật Trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905), tổng thống Mỹ Ru-dơ-ven (1858-1919) đã đứng ra làm vai trò trung gian hòa giải cho cuộc đàn phán hòa bình Nga – Nhật Thực ra, Mỹ đã giúp đỡ rất nhiều cho Nhật trong cuộc chiến tranh này để thông qua Nhật đẩy Nga ra khỏi khu vực ảnh hưởng tại Đông Bắc Trung Quốc và Triều Tiên

Ngày 29-7-1905, Nhật – Mỹ đã thỏa thuận là Nhật sẽ ủng hộ Mỹ trong vấn đề Mỹ giành quyền được “bảo hộ” Phi-líp-pin từ tay Tây Ban Nha, còn Mỹ sẽ ủng hộ Nhật trong vấn đề Triều Tiên

Chiến thắng của Nhật Bản trong chiến tranh Nga – Nhật đã đưa lại cho Nhật một vị thế hoàn toàn mới trên trường quốc tế và rất nhiều quyền lợi Nhật chẳng những vươn lên ngang hàng mà còn đánh bại một cường quốc Châu Âu là Nga, và lần đầu tiên buộc một cường quốc nổi tiếng châu Âu phải kí một hiệp ước bất bình đẳng với mình

Từ đó, Nhật Bản nghiễm nhiên gia nhập vào hàng ngũ các cường quốc trong cuộc đấu tranh phân chia lại thị trường thế giới và địa vị của Nhật Bản đặt biệt cao trên trường quốc tế, trở thành người “anh cả da vàng” đã “rửa nhục” cho người châu Á, vốn từ lâu bị châu Âu đè nén áp bức

Trang 5

II Quan hệ Mỹ – Nhật giai đoạn đầu thế kỷ XX đến kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất

Trái với các tính toán và ý đồ của cả Anh Mỹ khi giúp đỡ Nhật Bản trong chiến tranh Nga –Nhật, việc củng cố vị trí của Nhật ở châu Á không phải là Nhật sẽ trả ơn Anh, Mỹ bằng cách mở cửa Mãn Châu và Triều Tiên ,ngựợc lại Nhật tích cực độc quyền hoá những thị trường đã chiếm được và tích cực bành trướng ra nhiều hướng khác thuộc phạm vi ảnh hưởng của Anh, Mỹ,trực tiếp trở thành đối thủ cạnh tranh nguy hiểm với các cường quốc khác Hành động và âm mưu của Nhật làm cho quan hệ đồng minh của Anh,Mỹ với Nhật bắt đầu lạnh nhạt Chính sách của Mỹ đối với Nhật dần dần trở nên là một chính sách thù địch công khai ,còn Anh vẫn giữ quyền của mình không giúp đỡ Nhật bằng lực lượng vũ trang trong trường hợp Nhật có chiến tranh với Mỹ Trước tình hình đó Nhật Bản tìm cách xích lại với Nga Tháng 7-1907, một hiệp ước mới giữa Nga và Nhật đã được ký kết ,trong đó có những điều khoản bí mật về phân chia ảnh hưởng giữa hai nước ở Mãn Châu, Trung Quốc

Vì thế, vào năm 1909 khi Mỹ đưa ra dự án “quốc tế hóa” các tuyến đường sắt

ở Mãn Châu thì cả Nga và Nhật đề lên tiếng chống lại Mỹ Sau đó năm 1912, Nhật Nga còn kí với nhau những hiệp ước khác để một lần nữa xác định lại phạm vi ảnh hưởng và bảo vệ quyền lợi của cả Nhật, Nga ở Mãn Châu, Trung Quốc nhằm chống lại những tham vọng của Mỹ ở khu vực này

Quan hệ Mỹ – Nhật giai đoạn này nổi rõ liên quan đến vấn đề Trung Quốc Sau cách mạng Tân Hợi (1913), chính quyền Viên Thế Khải thiết lập ở Trung Quốc Mỹ, Nhật và một số nước phương Tây công nhận chính phủ của Viên và cho vay 25 triệu bảng Anh để chống lại lực lượng cách mạng Trung Quốc

Mỹ là một nước cộng hòa tư sản theo chế độ tổng thống chế, nhưng vì quyền lợi ích kỷ của mình đã hết sức ủng hộ tham vọng ngông cuồng của Viên Thế Khải muốn lên làm Hoàng đế, phục hồi nền quân chủ ở Trung Hoa Mỹ đã hành động bất chấp xu thế của lịch sử và sự tiến bộ của xã hội

Mặc dù cuối cùng âm mưu giúp Viên Thế Khải thất bại, nhưng Nhật nhờ đó đã giành được nhiều lợi ích ở Trung Quốc Khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914-1918), Nhật đã thi hành chính sách lợi dụng thời cơ các nước châu Aâu tư bản đang vướng bận vào chiến tranh để tăng cường bành trướng theo kiểu “đục nước béo cò”, mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở Trung Quốc, gây sức ép buộc Trung Quốc phải phụ thuộc vào mình Điều đó đã được một nhân vật trong chính phủ Nhật Bản I-nu-tê Ka-ô-ren viết trong một bức thư gửi cho thủ tướng Nhật Bản rằng: “Họa loạn lớn ở châu Aâu lúc này là dịp trời cho để phát triển quốc vận của Nhật Bản trong thời kì “Tai Sô dân chủ”

Ngày 18-1-1915, chính phủ Nhật đã gửi cho Viên Thế Khải “21 điều yêu sách” đòi Trung Quốc phải thực hiện với âm mưu là tiến dần đến biến Trung Quốc thành thuộc địa riêng của Nhật

Trang 6

Về phía Mỹ, chính quyền Mỹ cũng ra sức tuyên bố rằng, căn cứ vào quyền “ưu đãi tối huệ quốc” mà Trung Quốc đã kí kết với Mỹ Mỹ cũng có quyền được hưởng tất cả các quyền lợi như Nhật Bản

III Quan hệ Mỹ – Nhật thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919 –1939)

Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất chấm dứt, quan hệ Mỹ – Nhật tiếp tục diễn ra căng thẳng về vấn đề Trung Quốc và Viễn Đông trong hai hội nghị Véc –xây (1919) và hội nghị Oa-sinh-tơn (1921-1922)

Yêu sách của Nhật đưa ra trong hội nghị Véc xây đòi Trung Quốc trao toàn bộ bán đảo Sơn Đông cho Nhật Điều này chẳng những vi phạm chủ quyền, lãnh thổ của Trung Quốc mà còn đụng chạm tới quyền lợi của Anh, Pháp, Mỹ tại đây Vì vậy, trong thời gian đầu, Mỹ đã kiên quyết chống lại đòi hỏi này của Nhật Bản, dùng chính sách

“mở cửa” để đạt quyền ngang hàng với Nhật ở Trung Quốc Phía Nhật đã cương quyết tuyên bố rằng, nếu bán đảo Sơn Đông không được giải quyết theo yêu cầu của Nhật đã đưa ra, thì Nhật Bản sẽ không ký vào hòa ước Véc xây

Lúc đó, các cường quốc phương Tây đang bất đồng với nhau trong vấn đề Đức,

vì thế Mỹ thấy tốt nhất là tạm thời cấu kết với Nhật, trao bán đảo Sơn Đông cho Nhật Tuy nhiên, cuối cùng hòa ước Véc xây vẫn không giải quyết được những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc nói chung và Mỹ – Nhật nói riêng

Phía Mỹ đặc biệt bất bình lo ngại trước ảnh hưởng ngày cành tăng của Nhật ở Trung Quốc Mỹ tìm cách phá vỡ vị trí lãnh đạo của Nhật ở thị trường rộng lớn này bằng việc đưa ra kế hoạch lập một ngân hàng hỗn hợp có tính chất quốc tế nắm độc quyền các khoản vay của Trung Quốc Kết cục, kế hoạch dùng sức mạnh về tài chính để đánh bại Nhật ở Trung Quốc của Mỹ không thành hiện thực Nhật Bản đã giành được nhiều vị trí chiến lược quan trọng ở Trung Quốc và Thái Bình Dương hơn Mỹ

Quan hệ Mỹ – Nhật cũng rất căng thẳng trong khu vực châu Á thuộc miền Viễn Đông của nước Nga Xô Viết Kế hoạch của Nhật nhằm thiết lập quyền thống trị hoàn toàn ở nước Cộng hòa Viễn Đông gây nên mối lo ngại sâu sắc từ phía Mỹ Trong khi Mỹ vừa muốn Nhật bóp chết chính quyền Xô Viết ở đây thì cũng vừa lo ngại ảnh hưởng của Nhật sẽ tăng lên ở Viễn Đông, vì thế Mỹ tìm cách thâm nhập về kinh tế vào nước Cộng hòa Viễn Đông

Trong hội nghị Oasinhtơn (11-1921), lợi thế mà Nhật có được nhờ Hiệp ước Liên minh Anh-Nhật từ 1902 đã bị thủ tiêu Kết quả cuối cùng của cuộc đàm phán tại Oasingtơn là thắng lợi của Mỹ trong quan hệ với Nhật Bản

Tháng 4-1927, nội các của Nhật Bản có sự thay đổi, tướng Tanaka lên làm thủ tướng đã theo đuổi một chính sách bành trướng công khai vạch ra kế hoạch và tham

Trang 7

vọng của Nhật chinh phục cả Trung Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ và khẳng định rằng một cuộc chiến tranh giữa Nhật với Liên Xô và Mỹ là không thể tránh khỏi Oâng ta đề nghị phải dùng chiến tranh để xóa bỏ những “bất công” mà Nhật phải chịu đựng trong các Hiệp ước Washinton (1921-1922)

Hành động theo hướng này, trước hết Nhật công khai đòi xem xét lại vấn đề về lực lượng hải quân do Hiệp ước Washinton quy định (6-2-1922) Quan điểm chủ đạo của Nhật đòi được quyền bình đẳng với Anh, Mỹ về lực lượng hải quân, thậm chí còn mưu toan đạt được ưu thế về vấn đề này ở Viễn Đông Tuy nhiên với khả năng thực tế của Nhật chưa cho phép xây dựng một lực lượng hải quân lớn như Anh, Mỹ nên Nhật chỉ đưa ra yêu sách có một hạm đội bằng 70% của Mỹ, tức là vượt 10% so với mức quy định trước đây

Ngày 22-4-1930, hội nghị London đã đi đến kí kết hiệp định về hạn chế lực lượng hải quân giữa tam cường Anh, Mỹ , Nhật như sau:

Tuần dương hạm Khu trực hạm Tầu ngầm

Mỹ bác bỏ những yêu sách trên của Nhật Bản, Nhật đã đưa ra tuyên bố rằng kể từ ngày 31-12-1936, Nhật sẽ không bị ràng buộc bởi các thỏa thuận Washinton nữa Việc chạy đua vũ tranh chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh lớn ở Nhật ngày càng mạnh hơn

Cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933 nổ ra trong lòng thế giới tư bản dẫn đến quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản gắn liền với cuộc chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài và mục tiêu trước hết là Trung Quốc Nhật muốn độc chiếm thị trường Trung Quốc cạnh tranh với Mỹ lúc này đã vươn lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực buôn bán với Trung Quốc

Trang 8

Việc Nhật Bản ngang nhiên mở rộng chiến tranh xâm lược Trung Quốc là vi phạm trắng trợn đến hệ thống Vécxây – Oasinhtơn, đụng chạm đến quyền lợi của Mỹ làm cho mâu thuẫn Mỹ – Nhật Bản căng thẳng hơn

Thế nhưng, vì nuôi hy vọng sẽ thúc đẩy Nhật Bản chĩa mũi kiếm chiến tranh chống Liên Xô do đó Mỹ đã nhượng bộ Nhật Bản và năm 1938 viện trợ cho Nhật 125 triệu đôla dưới dạng cho vay và tín dụng

Hậu quả của những chính sách khuyến khích chủ nghĩa phát xít gây chiến tranh chống Liên Xô đã dẫn đến tai hại khôn lường cho nhân loại

Nhật Bản đã tuyên bố gạt ảnh hưởng Anh, Pháp, Mỹ ra khỏi Châu Á Tháng

5-1939, Nhật còn buộc Mỹ phải thừa nhận “quyền của Nhật Bản” quản lí các tô giới nước ngoài ở Thượng Hải là những nơi Mỹ có nhiều quyền lợi đầu tư nhất

Đến lúc đó Mỹ mới gây áp lực với Nhật quyết định hủy bỏ hiệp ước thương mại Nhật – Mỹ đã kí từ 1911, gây cho Nhật khó khăn trong việc buôn bán, xuất nhập khẩu chủ yếu nhờ vào quan hệ với Mỹ Mặc dù vậy, Mỹ vẫn không ngừng tiếp tục giúp đỡ cho Nhật Bản xây dựng những ngành công nghiệp chiến tranh mới, như cung cấp tranh thiết bị cho công ti cổ phần về luyện thép Nhật Bản – Mãn Châu nằm dưới sự kiểm soát của Côngxoóc Xio “A-u-ka-oa” của Nhật…

Nhật Bản quyết tâm thực hiện giấc mộng “đại Đông Á”, là một thách thức to lớn đối với Mỹ, đụng chạm trực tiếp đến quyền lợi của Mỹ không chỉ ở Trung Quốc mà còn cả ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Mặc dù, Mỹ đã cố gắng đàm phán dàn xếp với Nhật trong những cuộc thương lượng bí mật bắt đầu từ năm 1940, nhưng

do những tham vọng quá lớn của Nhật Bản nên các cuộc đàm phán bị thất bại

Giới hiếu nhất ở Nhật đòi hỏi phải tấn công ngay xuống phía Nam mà không cần tính toán đến khả năng can thiệp quân sự của Mỹ Ngày 6-9-1941, Nhật đã đi đến quyết định quan trọng là nếu Mỹ không nhượng bộ thì Nhật sẽ tuyên bố chiến tranh với Mỹ Mỹ gây áp lực lại bằng cách cấm xuất khẩu dầu mỏ từ Mỹ sang Nhật, giáng một đòn rất mạnh vào Nhật Bản

Quyết định trên đã gây ra một cuộc khủng hoảng mới trong quan hệ Nhật – Mỹ Cuối cùng, đã đi đến chấm dứt đàm phán ngoại giao giữa Nhật và Mỹ

Kết cục, ngày 7-12-1941, không quân và hải quân Nhật Bản dưới sự chỉ huy của đô đốc Ya-ma-mô-tô đã mở cuộc tấn công dữ dội vào Trân Châu cảng, là căn cứ chủ yếu của hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ trên quần đảo Haoai, chính thức mở đầu cho cuộc chiến tranh Thái Bình Dương

Ngày 8-12-1941, Nhật chính thức tuyên chiến với Mỹ Quốc hội Mỹ ra quyết định tuyên chiến với Nhật

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện Quan hệ Mỹ Nhật từ đó bước sang trang mới

Trang 9

Tóm lại, quan hệ Mỹ – Nhật thời kì trước chiến tranh thế giới thứ hai từ chỗ bất bình đẳng theo kiểu “cá lớn nuốt cá bé” chuyển sang quan hệ đối đầu căng thẳng từ khi Nhật mạnh lên, đứng ngang hàng với các cường quốc lớn trên thế giới

Cả Mỹ và Nhật đều có tham vọng lớn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, không ai chịu nhường ai vì lợi ích của mỗi bên ở khu vực này Việc phát xít Nhật thất bại trong chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo ra một bước ngoặt mới trong quan hệ Nhật – Mỹ

Trang 10

Ngay từ đầu, Mỹ đã bác bỏ đề nghị hợp lí của Liên Xô về việc cùng tham gia chiếm đóng Nhật Bản (ở nữa phía Bắc đảo Hốc-cai-đô) Việc Mỹ giành được quyền một mình chiếm đóng Nhật Bản đã tạo điều kiện quan trọng để Mỹ theo đuổi những ý đồ riêng trong việc giải quyết “vấn đề Nhật Bản” sau chiến tranh

Ngày 23-9-1945, Oasinhtơn đã cho công bố một Bị vong lục nhan đề “Những nguyên tắc cơ bản trong chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản trong thời kì đầu chiếm đóng” Trong tài liệu này, bên cạnh những lời tuyên bố về việc thủ tiêu chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, dân chủ hóa đời sống Nhật Bản bằng những cải cách, Mỹ còn thể hiện rõ ý đồ riêng rẽ một mình nắm quyền chi phối Nhật Bị vong lục của Mỹ nêu rõ, việc chiếm đóng và kiểm soát Nhật Bản sẽ dựa trên những cơ sở tham khảo ý kiến của các cường quốc đồng minh, nhưng “trong trường hợp có những bất đồng giữa các đồng minh với nhau, thì chính sách của Mỹ sẽ đóng vai trò quyế định”

Tất nhiên chính phủ Liên Xô không thể tán thành với một nguyên tắc như vậy Ngay từ hôm sau khi tuyên bố Bị lục vong của Mỹ, chính phủ Liên Xô đã gửi tới Hội đồng ngoại trưởng của các cường quốc đề nghị việc thành lập một hội đồng kiểm soát đối với Nhật gồm đại biểu tứ cường: Liên Xô, Anh, Mỹ và Trung Quốc Sau đó Liên Xô cũng đề nghị thành lập một Uûy ban tư vấn đồng minh bao gồm đại biểu của tứ cường Liên Xô, Mỹ, Anh, Trung Quốc và các nước đã tham gia chiến tranh chống Nhật Mục đích của Liên Xô là nhằm thiết lập một cơ chế liên minh đặc biệt, nhằm giải quyết bằng con đường tập thể “Vấn đề Nhật Bản”, biến Nhật Bản thành một quốc gia hòa bình dân chủ, đảm bảo an ninh Viễn Đông, không để cho Mỹ một mình độc quyền lũng đoạn ở Nhật

Mỹ cũng lại không tán thành những đề nghị này của Liên Xô, đơn phương tuyên bố thành lập Ủy ban tư vấn Viễn Đông bao gồm đại biểu 9 nước tham gia kí kết

Trang 11

văn kiện về sự đầu hàng của Nhật Bản ngày 2-9-1945 (Mỹ, Liên Xô, Anh, Trung Quốc, Pháp, Niu Di-lân, Canada, Hà Lan và Otxtrâylia) Ủy ban này đã được tuyên bố thành lập ở Oasinhtơn vào tháng 10-1945, theo sự xác định của Mỹ chỉ là có chức năng

tư vấn đối với bộ chỉ huy chiếm đóng ở Mỹ Liên Xô đã phản đối bằng việc cự tuyệt tham gia vào hoạt động của ủy ban này

Về phía Mỹ, sau 1945, Mỹ âm mưu duy trì một nước Nhật yếu ớt cả về kinh tế, chính trị và quân sự, để Nhật không trở thành đối thủ cạnh tranh nguy hiểm của Mỹ ở Châu Á và Thái Bình Dương, như đã xảy ra trước và trong chiến tranh thế giới thứ hai Chủ trương này của Mỹ được thể hiện qua một loạt các chỉ thị của tướng Mác Aùc – tơ, như “Về việc cấm các tổ chức độc quyền”, “về thủ tiêu các trung tâm kinh tế cực hữu”…

Theo tinh thần này, cho đến năm 1947 có 47 tổ chức lũng đoạn – “Đai-bát-su”

bị giải tán Hai tập đoàn lớn nhất là Mít-sui và Mít-su-bi-xi đã bị phân tán thành 240 công ti riêng biệt Theo sắc lệnh của cơ quan chiếm đóng ngày 26-2-1946 về việc thanh lọc ra khỏi các cơ quan xã hội và các tổ chức chính trị các phần tử trước đây có liên quan tới các hoạt động phát xít và quân phiệt, hơn 200.000 người bị loại khỏi các hoạt động chính trị và xã hội Các tội phạm chiến tranh của Nhật Bản bị xét xử tại tòa án quân sự quốc tế ở Tokyo tháng 1-1946

Tóm lại, Nhật bại trận trong thế chiến lần hai, đã mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ Mỹ – Nhật Kết thúc chiến tranh cũng có ý nghĩa là mở đầu thời kỳ chiếm đóng của Mỹ ở Nhật Bản Điều này phản ánh đúng thực trạng của kẻ bại trận và thắng trận; Nhật bị ràng buộc bởi nhiều điều khoản quốc tế và bị tiêu điều kiệt quệ kinh tế buộc phải phụ thuộc vào Mỹ và chấp nhận sự đảm bảo an ninh của Mỹ để khôi phục và phát triển

Còn về phía Mỹ, chính sách trong quan hệ với Nhật, bộc lộ âm mưu bá chủ toàn cầu trong chiến tranh lạnh của Mỹ, trong đó Nhật, Châu Á, Thái Bình Dương là một mắt xích quan trọng

II Quan hệ Mỹ Nhật giai đoạn đầu thập niên năm mươi đến kết thúc chiến tranh lạnh

1 Sự ra đời Liên minh Mỹ – Nhật

Sau khi chế độ Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc thất bại, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, Mỹ lại càng ráo riết về vấn đề kí kết hòa ước với Nhật Bản nhằm mục đích biến Nhật thành một “pháo đài” chống lại chủ nghĩa cộng sản

Mỹ tìm mọi cách né tránh việc kí hòa ước với Nhật trong khuôn khổ của hội đồng ngoại trưởng tứ cường vì sợ vấp phải sự phản đối của Liên Xô trong việc thực

Trang 12

hiện các ý đồ riêng rẽ của mình Mỹ đặt vấn đề kí hòa ước với Nhật Bản xuất phát từ quan điểm “chiến tranh lạnh” của Mỹ

Âm mưu của Mỹ là biến Nhật thành một đồng minh cơ bản, một khâu chủ chốt trong chiến lược toàn cầu của Mỹ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời vẫn tiếp tục khống chế được Nhật Bản cả về chính trị – kinh tế – quân sự trong quỹ đạo của mình

Ngày 29-3-1951, Mỹ gửi cho các nước thành viên Ủy ban Viễn Đông bản dự thảo hòa ước với Nhật Bản mà không hề tham khảo các bên quan tâm Liên Xô đề nghị phải đảm bảo việc phi quân phiệt hóa, dân chủ hóa Nhật Bản, hạn chế quy mô lực lượng vũ trang của Nhật, giải quyết cho việc phát triển các ngành kinh tế dân sự và ngoại thương của Nhật

Ngày 4-9-1951, Mỹ triệu tập hội nghị San Franxitxcô với sự tham gia của đại biểu 52 nước thảo luận vấn đề kí hòa ước với Nhật Bản

Liên Xô phản đối nội dung của hòa ước và từ chối kí kết hòa ước này Liên Xô xem đó là một sự thỏa thuận riêng của chính phủ Mỹ với chính phủ Nhật Bản vì dự thảo hòa ước do Mỹ đưa ra mâu thuẫn với các quyết định mà các nước Đồng minh đã thỏa thuận trước đây về việc chống lại việc khôi phục trở lại của chủ nghĩa quân phiệt Nhật và có mưu toan củng cố một cách không hợp pháp sự có mặt quân đội nước ngoài

ở Nhật

Kết quả, ngày 8-9-1951, hòa ước San Franxitxco được kí kết gồm 27 khoản, được trình bày trong 7 phần Trong phần C điều 2 viết: Nhật Bản từ chối tất cả mọi quyền lợi và tham vọng của mình đối với các đảo Cu-rin và với các phần lãnh thổ thuộc đảo Xa-kha-lin cũng như các đảo khác thuộc về Xa-kha-lin, và chủ quyền đối với chúng Nhật đã có được theo hiệp ước Pôt-xmao ngày 5-9-1950 Nhưng trong hòa ước lại không chỉ ra rằng, phần phía nam Xa-kha-lin và các đảo Ku-rin được trả về cho Liên Xô, như điều đó đã được quy định bởi các hiệp ước trước đây của các cường quốc đồng minh

Theo hòa ước này, tình trạng chiến tranh của Nhật với Liên Xô, Trung Hoa và một số nước khác vẫn chưa chấm dứt trên tư cách pháp lí; vì thế trên phương diện pháp quyền, hòa bình vẫn chưa hoàn toàn được khôi phục; các quan hệ giữa Nhật với nhiều nước Châu Á khác chưa được giải quyết; các vấn đề lãnh thổ cũng không được xác định được rõ ràng Hòa ước còn phê chuẩn việc ở lại vô thời hạn của quân đội Mỹ

ở Nhật Bản

Với việc kí hòa ước San Franxitxco Mỹ đã đạt được mục đích riêng của mình, nó mở đường cho Mỹ và Nhật đi đến kí kết một loạt những hiệp ước song phương khác, cụ thể:

- Ngay trong ngày 8-9-1951, chỉ năm giờ sau khi kí hòa ước trên Mỹ đã kí với Nhật Bản một hiệp ước rất quan trọng khác đó là Hiệp ước an ninh Mỹ –

Trang 13

Nhật Hiệp ước này trao cho Mỹ quyền duy trì quân đội của mình ở Nhật Bản với sứ mệnh “đảm bảo hòa bình và an ninh ở Biển Đông và an ninh của Nhật Bản”; Mỹ còn nhận được quyền thiết lập các căn cứ của Mỹ ở Nhật, tiến hành các hoạt động quân sự ở biển Đông và Đông Nam Á; Mỹ còn được sử dụng các đảo của Nhật như là các bàn đạp quân sự cơ sở

- Ngày 28-2-1952, Mỹ lại kí với Nhật hiệp ước hành chính thực ra là củng cố những đặc quyền của quân đội Mỹ cùng với cơ sỡ quân sự mà Mỹ sử dụng trong thời gain chiếm đóng

Ví dụ theo điều 9 của Hiệp ước này quy định Mỹ có quyền duy trì trên lãnh thổ Nhật quân đội của mình và có quyền đưa vào Nhật bất kì loại vũ khí nào, kể cả vũ khí nguyên tử

- Ngày 26-7-2952, Mỹ lại kí với Nhật một hiệp ước bổ sung về sử dụng lãnh thổ: Mỹ được trao tới 612 căn cứ và khu vực trong đó có 300 khu vực được sử dụng vô thời hạn Quân Mỹ còn được nhận 18 khu vực khác để tiến hành các cuộc tập trận và 35 sân bay cùng các hải cảng, xí nghiệp, bệnh viện quân sự khác

Hệ thống các hòa ước trên bắt đầu có hiệu lực từ 28-4-1952, và đi vào lịch sử với cái tên gọi “Hệ thống San Franxitxco”â, đánh dấu sự ra đời của Liên minh Mỹ –Nhật Bản

Với hệ thống hoà ước San Franxítxcô, cơ sở pháp lí nền tảng cho liên minh Nhật – Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai đã được thiết lập

Về phía Nhật, đã có những cố gắng để sử dụng tối đa mối liên minh Nhật – Mỹ cho việc củng cố phát triển kinh tế chính trị của mình, còn về phía Mỹ là người đóng vai trò chủ đạo chi phối Tuy nhiên, sự liên minh này hoàn toàn không thủ tiêu được những mâu thuẫn tồn tại và phát triển giữa hai bên

Liên minh chính trị, quân sự Nhật-Mỹ nếu nhìn từ bình diện quan hệ quốc tế mà xét thì đó là những đảm bảo điều kiện thuận lợi nhất để Nhật khôi phục và phát triển kinh tế của mình trong thời gian tiếp theo

2 Liên minh an ninh quân sự giữa Mỹ và Nhật Bản trong chiếntranh lạnh

Học thuyết quân sự của Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lạnh là:

- tìm mọi cách giành ưu thế quân sự trên phạm vi toàn cầu

- bao vây cô lập Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

- xây dựng các khối quân sự để vừa kiểm soát các đồng minh ,vừa tạo cơ sở cho hoạt động quân sự khi cần thiết

Trang 14

Ở Tây Aâu Mỹ xây dựng khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)

Ở Thái Bình Dương, Mỹ coi việc xây dựng Hiệp ước phòng thủ với Nhật Bản

lâu dài là hết sức cần thiết ,thậm chí coi Nhật bản như một NATO phương

Đông

Mỹvới Nhật đã thỏa thuận kí hiệp ước phòng thủ chung 1960 tại Oasinhton

Hiệp ước nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc có mặt dài hạn của các căn cứ quân

sự Mỹ ở Nhật Hơn nữa hàng năm, Mỹ muốn kiểm soát trực tiếp và kiềm chế

khả năng quân sự của Nhật Bản

Việc kí hiệp ước này cả hai nước đều xuất phát từ những mục đích khác nhau: Về phía Nhật

- Thứ nhất, sử dụng chiếc ô an ninh của Mỹ ,Nhật coi nó như một sự đảm bảo

an ninh từ xa nếu bị tấn công Sự lo sợ của Nhật bản trong thời kỳ này là khả năng

quốc phòng của Liên Xô ngày càng được tăng cường với tiềm năng về vũ khí hạt nhân

của nước này buộc Nhật phải dựa vào Mỹ trong lĩnh vực phòng thủ

- Thứ hai, Ký hiệp ước này với Mỹ , Nhật sẽ có thêm khoản chi phí quốc

phòng lớn, giúp Nhật chỉ tập trung vào một mối quan tâm chủ yếu là phát

triển kinh tế

- Mặt khác , Thời kỳ đầu sau chiến tranh Nhật chưa đủ mạnh để mặc cả với

Mỹ, Nhật ở vào vị trí phụ thuộc chấp nhận

Thực ra, trong quan hệ an ninh quân sự Mỹ ,Nhật thập niên 50-60 , mang tính

phòng thủ nhiều hơn là vấn đề liên kết chiến lược quân sự của quân đội hai nước Trên thực tế kể từ 1964 trở đi, viện trợ quân sự của Mỹ cho Nhật Bản đã chấm dứt,

Mỹ cho rằng Nhật cần phải tăng thêm chi tiêu quân sự của mình và phải có những

đóng góp khác vào việc “bảo vệ thế giới tự do” Mỹ nhìn thấy ở Liên minh Tôkiô –

Sêun khả năng đặt lên vai Nhật một phần gánh năng về viện trợ cho Cộng hòa Triều

Tiên

Bước sang những năm 70, đặc biệt là sau khi Mỹ sa lầy trong chiến tranh Việt

Nam,Hiệp ứơc an ninh Mỹ – Nhật có ghi nhận bổ sung về sự cần thiết phối hợp hành

động quân sự của cả hai nước, song trên thực tế lực lượng phòng vệ Nhật Bản dường

như hoạt động độïc lập với quân đội Mỹ Chính điều này đã tạo cơ hội cho Nhật Bản

không tham gia trực tiếp hoạt động quân sự với quân đội Mỹ trong khu vực Châu Á –

Thái Bình Dương

Một điểm mốc quan trọng mà nhiều nhà phân tích quân sự coi là bước chuển

gai đoạn trong quá trình quan hệ an ninh quân sự hai nước Đó là việc hình thành

“phương pháp chỉ đạo” vào năm 1978 Đây là phương hướng hợp tác quân sự do sự

phối hợp giữa bộ quốc phòng Mỹ và cục phòng vệ Nhật Bản tạo ra

Trang 15

Sau thất bại ở chiến tranh Việt Nam, Mỹ phải rút quân khỏi Việt Nam đã làm cho Nhật Bản lo lắng về sự lớn mạnh của khối Xô viết điều đó thúc đẩy Nhật Bản phải tính đến chương trình hợp tác quân sự với Mỹ Tháng 8 – 1975, hai bên đã đi đến thỏa thuận mở rộng và củng cố quan hệ quân sự giữa quân đội hai nước

Tới năm 1978, qua nhiều lần tiếp xúc thương lượng Mỹ, Nhật bản đã công bố bản phương hướng hợp tác quân sự Mỹ – Nhật trong giai đoạn mới Với bản phương hướng này sự liên kết quân sự giữa hai nước nâng lên một bước mới cả về quy mô và chất lượng Nếu trước đây mức độ liên kết chưa mang tính hệ thống như các nước trong khối NATO thì từ đó hợp tác trong lĩnh vực quân sự Mỹ – Nhật đã mang tính phân công trách nhiệm

Sự liên minh này một mặt tạo cơ hội cho việc đảm bảo cho lợi ích của Mỹ ở Nhật và khẳng định với các đồng minh rằng Mỹ sẽ tiếp tục có mặt ở Châu Á, thậm chí còn gắn bó hơn trước chiến tranh Việt Nam vì có sự phối hợp toàn diện của đồng minh Nhật Bản Điều đó còn tạo ra cơ sở pháp lí trong quan hệ song phương cho sự tham gia đóng góp về quân sự của Nhật đối với chiến lược toàn cầu của Mỹ

Sang đầu những năm 80, khi Liên Xô tăng cường khả năng chiến đấu của các lực lượng hải quân và không quân ở Tây Bắc – Thái Bình Dương thì Mỹ, Nhật đã tính đến một khả năng phòng thủ mới và tích cực hiện đại hóa lực lượng hải quân của Nhật và kéo theo sự phối hợp tác chiến giữa lực lượng bộ binh của Nhật với lực lượng thủy đánh bộ Mỹ

Nói tóm lại, hợp tác về an ninh quân sự Mỹ – Nhật trong thời gian này đã tìm được tiếng nói chung, hàn gắn được những lỗ hổng vốn tồn tại trong nhiều năm giữa những điều khoản của hiệp ước và những hoạt động cụ thể trong sự phối hợp của lực lượng quân sự hai bên

Vào những năm cuối của thập niên 80, Nhật Bản đã cam kết với Mỹ tăng cường ngân sách quốc phòng, thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc phòng thủ xa trên dưới 1000 dặm kể từ bờ biển của Nhật

Chính phủ Nhật Bản còn tài trợ cho chương trình nghiên cứu quốc phòng trung hạn 5 năm với tổng số tiền 18,4 ngàn tỉ yên, phối hợp với Mỹ sản xuất các loại vũ khí, và thỏa thuận sẽ tham gia vào chương trình chiến tranh giữa các vì sao của Myõ

Trang 16

Biểu đồ so sánh về chi phí quốc phòng Mỹ-Nhật từ 1986 đến 1991 (tỷ đô la)

(Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu của bộ quốc phòng Hoa Kì và quốc phòng vệ Nhật)

Ghi chú:- các số liệu hàng trên là chi phí quốc phòng của Mỹ

-các số liệu ở hàng dưới là chi phí quốc phòng của nhật Bản

Như vậy, quan hệ an ninh quân sự Mỹ – Nhật càng về giai đoạn cuối của chiến tranh lạnh càng được nâng lên một tầm mới và ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng của Nhật trong việc đóng góp vào chiến lược toàn cầu của Mỹ Có nghĩa là, Nhật Bản thật sự trở thành một NATO phương Đông

3 Quan hệ kinh tế Nhật – Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lạnh

Sau chiến tranh thế giới thừ hai,nền kinh tế nhật Bản bị kiệt quệ và lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng : năng lượng thiếu , lạm phát tăng vọt thất nghiệp tràn lan ,do đó kinh tế Nhật phụ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Mỹ

Tháng 12-1948, chính phủ Mỹ ra lệnh cho quân đội chiếm đóng bắt đầu ngay không chậm trể việc thực hiện ổn định nền kinh tế Nhật Bản theo kế hoạch mà Mỹ vạch ra Trong bức thư ngày 19-12-1948, gửi cho chính phủ Nhật, tướng Mác Aùctơ công khai trình bày những điều kiện trong việc khôi phục nền kinh tế của Nhật Bản: bằng con đường can thiệp có ý nghĩa tích cực của một cường quốc bên ngoài có thể nhanh chóng hơn bao giờ hết giải quyết được nhiều trở ngại liên quan tới những xung đột chính trị nặng nề, hành động của Mỹ có liên quan tới vấn đề viện trợ và cấp vốn

Trang 17

cho việc khôi phục, những công việc trong tương lai sẽ phụ thuộc vào sự “tiến bộ” mà nhân dân Nhật Bản đặt được trên con đường thực hiện những mục đích đã nêu ra điều đó yêu cầu một sự đổi mới tư duy và đổi mới hành động của người Nhật, yêu cầu tăng cường chế độ tiết kiệm và từ bỏ một số những đặc quyền và sự tự do vốn thuộc vế một xã hội tự do

Điều đó chứng tỏ lúc ban đầu chính sách của Mỹ là không hề quan tâm đến sự khôi phục kinh tế của Nhật, họ cho rằng công việc đó thuộc về người Nhật Thậm chí Mỹ còn thi một chính sách nghiệt ngã như đòi hỏi nhiều về bồi thường chiến tranh hoặc chủ trương thủ tiêu các tổ chức độc quyền lớn ví dụ giải thể các tập đoàn Zaibatsu, thực hiện đạo luật cải cách ruộng đất nhằm nâng cao sản xuất nông nghiệp, khắc phục nạn khủng hoảng lương thực thực phẩm ở Nhật lúc đó, thế nhưng không đặt

ra nhiệm vụ thủ tiêu những tàn tích phong kiến ở nông thôn, không cải thiện đời sống của phần lớn nông dân Nhật Bản Liên Xô đã cực lực lên án đạo luật này và đưa ra một đạo luật cải cách ruộng đất khác Dự án của Liên Xô chủ trương tịch thu toàn bộ các ruộng đất cho thuê và chuyển vào tay những người đang canh tác, thủ tiêu những tàn tích phong kiến, nâng cao đời sống nhân dân Dự luật cải cách của Liên Xô không được thông qua do sự chống đối của Mỹ nhưng đã được công bố rộng rãi trên báo chí Nhật Bản, được dư luận nhân dân Nhật ủng hộ và đã có ảnh hưởng lớn đến vấn đề cải cách ruộng đất ở Nhật Bản Kết quả là chính phủ trưng thu ruộng đất của địa chủ vắng mặt và nông dân có thể mua lại ruộng và trở thành chủ sở hữu

Từ mùa hè 1947, với tình hình chiến tranh lạnh ngày càng gay gắt giữa hai siêu cường, chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản có sự thay đổi với những nới lỏng hơn, chủ trương biến Nhật Bản trở thành một đồng minh chiến lược đủ sức làm đối trọng với Trung Hoa và cách mạng ở Châu Á, Mỹ gia tăng viện trợ đầu tư cho Nhật, giảm bớt tiền bồi thường chiến tranh, nới lỏng đạo luật thủ tiêu sự tập trung quá mức sức mạnh kinh tế (chỉ còn áp dụng với 18 công ti)

Mỹ viện trợ và cấp vốn cho việc khôi phục kinh tế , chính phủ Mỹ yêu cầu chính phủ nhật mở rộng các lĩnh vực hoạt động của người nước ngoài ở Nhật, bảo đảm tự do đầu tư nước ngoài , trao cho người nuớc ngoài quyền tự do đi lại và có quyền sở hữu ở Nhật

Tháng 3-1949, nhà tài chính nỗ tiếng của Mỹ, giám đốc ngân hàng Đi Troi Tđốtgiơ vạch ra kế hoạch “ổn định và độc lập hoá” nền kinh tế nhật Bản sau đó Mỹ cho tiến hành một loạt các bịên pháp như cải cách hình thức thuế khoá ở Nhật,Mỹ cố gắng khống chế tốc độ phát triển kinh tế trong quỹ đạo của họ, nhằm sử dụng Nhật làm bàn đạp tấn công các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Tính đến năm 1950, Mỹ đã đầu tư vào Nhật gần 14 tỷ USD Đặc biệt, trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, Nhật Bản với vai trò là căn cứ cơ sở phục vụ cho “quân đội Liên hiệp quốc” do Mỹ đứng đầu , đã giúp cho kinh tế Nhật phát triển

Trang 18

nhờ các đơn đặt hàng của Mỹ và nhờ những khoản lợi thu được nhờ phục vụ cuộc chiến tranh này

Nhờ những yếu tố trên đã giúp cho nền kinh tế của Nhật đạt được sự tăng trưởng cao trong những năm 1952 – 1973, trước sự ngạc nhiên của thế giới (tốc độ thần kì), trung bình mỗi năm kinh tế tăng trưởng 10% Về giá trị tuyệt đối, năm 1950, tổng sản phẩm quốc dân của Nhật mới đạt 24 tỷ USD nhỏ hơn bất kì một phương Tây nào, và chỉ bằng vài phần trăm so với tổng sản phẩm quốc dân của Mỹ Tới năm 1968, sau khi lần lượt vượt qua các nước tư bản phát triển như Canada, Pháp, Anh, Cộng hòa liên bang Đức, Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ hai sau Mỹ Trong đầu thập niên

70, khi thế giới vấp phải cuộc khủng hoảng năng lượng, Nhật Bản đã kịp thời tự điều chỉnh chiến lược của mình trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế Do đó, tuy tốc độ phát triển giảm (1974-1991, kinh tế tăng trưởng bình quân 4%) nhưng Nhật Bản vẫn đạt là nước đi đầu trong những ngành có hàm lượng cao về công nghệ và tư bản Cụ thể năm 1977, xe hơi của Nhật đã thay thế thép trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực và đến 1980, Nhật trở thành nước sản xuất nhiều xe hơi nhất thế giới cạnh tranh quyết liệt với ngành sản xuất ô tô của Mỹ ODA của Nhật cũng tăng liên tục và trở thành nước dẫn đầu thế giới vào năm 1991

Trong bối cảnh xuất siêu tăng nhanh, dẫn đến mâu thuẫn mậu dịch Nhật Mỹ lên đỉnh cao Nhật đã điều chỉnh đồng yên (tăng giá vào tháng 9-1985) Chỉ trong hai năm đồng Yên tăng từ 244 yên đến 160 yên /USD Để đối phó với tình hình này từ tháng 1-1986 Nhật liên tiếp giảm lãi suất và đưa ra chính sách kích thích tăng trưởng bằng các kế hoạch chi tiêu công cộng Kết quả thực hiện các chính sách kinh tế này thúc đẩy kinh tế Nhật tăng trưởng mạnh trong thời gian từ 11-1986 đến 3-1991, dẫn đến giá chứng khoán và giá đất tăng mạnh, thúc đẩy quá trình di chuyển nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp từ Nhật sang các nước Châu Á

Tóm lại, quan hệ Nhật – Mỹ thời kì chiến tranh lạnh còn mang tính lệ thuộc một chiều Trong đó Nhật không có một chính sách đối ngoại độc lập mà là phụ thuộc vào Mỹ Nhờ chiếc ô đảm bảo an ninh của Mỹ, và trong thời kì dài, Tôkyô đã tập trung vào phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ

Trang 19

CHƯƠNG III

QUAN HỆ MỸ – NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY

I Những biến đổi tình hình quốc tế

Cuối những năm 80 đầu thập niên 90, tình hình quốc tế diễn biến khá phức tạp ảnh hưởng sâu sắc và nhiều mặt tới sinh hoạt quốc tế tới mọi quốc gia Tình hình đó dẫn đến sự thay đổi về chất trong mối quan hệ Mỹ – Nhật

1 Chấm dứt sự đối đầu giữa hai siêu cường

Trước cuộc chiến tranh lạnh, nếu xem thế giới là một dàn nhạc giao hưởng chia thành hai bè thì Mỹ và Liên Xô trong hơn 45 năm tồn tại chưa bao giờ cùng chơi chung một bản hòa tấu Sau khi Liên Xô sụp đổ, chỉ còn lại người nhạc trưởng duy nhất là Mỹ điều khiển dàn đồng ca Như vậy, chiến tranh lạnh chấm dứt đồng nghĩa với việc chấm dứt sự đối đầu giữa hai hệ thống về quân sự, chính trị tư tưởng và ngoại giao Sự sụp đổ nhanh chóng của Liên Xô và các nuớc XHCN Đông Aâu làm nảy sinh những vấn đề buộc Mỹ và Nhật phải đối phó, đó là:

- Vấn đề gìn giữ hòa bình: trước khi chiến tranh lạnh kết thúc trên thế giới

xảy ra nhiều cuộc chiến tranh nóng và các bên tham chiếm có điều kiện để lựa chọn đồng minh Sau chiến tranh lạnh, việc tăng cường đóng góp về người và ủng hộ tài chính cho hoạt động gìn giữ hòa bình là một thách thức đối với Nhật Bản và Mỹ Vai trò của Nhật trong hoạt động này được nâng cao và sự phối hợp hành động với Mỹ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết

- Chiến tranh lạnh kết thúc cùng với sự mất đi của “mối đe dọa Xô viết” đã đặt quan hệ Nhật Mỹ trước những thử thách mới Lãnh đạo hai nước đều có sự nhìn nhận lại vai trò của nhau trong tình hình mới khi mà tầm quan trọng của nhân tố an ninh quân sự có phần giảm đi và nhân tố kinh tế ngày càng trở nên quan trọng

- Trong thời gian chiến tranh lạnh có thể chia quan hệ Nhật – Mỹ thành hai loại : “ưu tiên cao” và “ưu tiên thấp”

- Những vấn đề “ưu tiên cao” nằm trong chính sách liên quan đến ổn định khu vực và ngăn chặn sự mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô

Trang 20

- Những vấn đề “ưu tiên thấp” bao gồm quan hệ tay đôi mà chủ yếu là quan hệ buôn bán và mậu dịch, cả hai bên dù có bất đồng buôn bán nghiêm trọng đến đâu cũng không được làm tổn hại đến quan hệ chiến lược thuộc

ưu tiên cao

- Khi chiến tranh lạnh kết thúc cùng với sự mất đi của mối ưu tiên cao thì vấn đề ưu tiên thấp trở thành nổi bật lên và biến thành ưu tiên cao trong quan hệ hai nước

2 Vấn đề nhận thức quan hệ Mỹ – Nhật Bản

Trong thời kỳ chiến lạnh dư luận trong công chúng hai nước tương đối đồng nhất về sự cần thiết về mối quan hệ về sự cần thiết phối hợp hành động quốc tế

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, diễn ra sự bất đồng trong nhận thức về quan hệ Mỹ – Nhật Bản như sau:

- Vấn đề tham gia chiến tranh vùng vịnh: qua cuộc chiến tranh này Mỹ muốn xác lập lại vai trò lãnh đạo trong một trật tự thế giới mới Mỹ xem đó như là một thử nghiệm để tiếp tục duy trì sự lãnh đạo của mình và làm một cuộc thử sức của liên quân đồng minh Mỹ Mỹ đã tập hợp sức mạnh quốc tế để thực hiện một sự can thiệp trực tiếp khi cần Đồng thời qua đó để Mỹ xác định lại vai trò của các đồng minh trong một trật tự thế giới mới

Nhật Bản đã không tham gia vào liên quân vùng Vịnh như yêu cầu của Mỹ Nhật Bản đã từ chối một cách tế nhị là trong chương 9 Hiến pháp của họ cấm đưa quân đội ra nước ngoài Thế nhưng Mỹ gây sức ép buộc Nhật phải đóng góp về tài chính thay thế cho đóng góp về người Như vậy, đây là lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật tham dự hạn chế vào cuộc xung đột quân sự nhưng không theo yêu cầu của Mỹ Điều đó làm nảy sinh căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai bên Việc Mỹ gây sức ép buộc Nhật Bản phải đóng góp trong khi công luận ở Nhật Bản cho rằng cuộc chiến tranh ở vùng Vịnh là một cuộc “chiến tranh xâm lược”, vì thế người Nhật ác cảm hơn đối với Mỹ Họ cho rằng Mỹ không tôn trọng Nhật Bản do đó trong quan hệ với Mỹ cần phải có giới hạn và độc lập hơn so với trước đây

- Mặt khác, Nhật Bản đã trở thành một cường quốc về kinh tế cho nên công chúng Nhật cho rằng Nhật phải tự chủ hơn trong quan niệm chính trị và giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ Nhật cần phải khẳng định vai trò của mình trước cộng đồng thế giới Một số công chúng Nhật vẫn không quên được tội ác của Mỹ gây cho họ trong quá khứ và hai chính phủ không xin lỗi nhau như người dân của hai nước mong muốn

Trang 21

Tóm lại,sau khi Liên Xô tan rã, các nước Đông Aâu chuyển sang con đường phát triển kinh tế thị trường và thực hiện chế độ chính trị đa nguyên , thì sự đối đầu về quân sự – chính trị chuyển sang một sự thách thức mới đối với Mỹ và các nước dồng minh của Mỹ Đó là sự thách thức của tình trạng bất ổn định về chính trị và khủng hoảng kinh tế –hậu quả của chiến tranh lạnh , Mỹ không thể hành động một mình mà phải phối hợp hành động với các đồng minh của mình Sự chia sẽ trách nhiệm với Nhật không còn gói gọn trong chi phí quốc phòng nữa mà mở rộng ra hầu hết các hoạt động quốc tế khác

II Quan hệ hợp tác an ninh - quân sự giữa Mỹ và Nhật Bản thời kì sau chiến tranh lạnh

1 Hợp tác trong lĩnh vực quân sự

Hợp tác quân sự giữa Mỹ và Nhật Bản là một biểu hiện hết sức quan trọng đã diễn ra trong quá trình quan hệ giữa hai nước trong nhiều thập kỉ qua Từ năm 1991, trước nhiều thách thức bởi những diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế sau chiến tranh lạnh, quan hệ quân sự giữa hai nước diễn ra từ đơn giản đến phức tạp, từ sự phụ thuộc một chiều của Nhật Bản vào Mỹ dẫn đến sự hợp tác chia sẽ trách nhiệm ngày càng cao của Nhật Bản

Thời kì từ sau chiến tranh lạnh đến nay, vấn đề chuyển giao kĩ thuật quân sự giữa hai nước là một mặt hết sức quan trọng trong hợp tác quân sự song phương Mỹ – Nhật Bản

Đầu những năm 90, lợi nhuận Nhật Bản thu được trong quân sự tăng lên đó là sự đảm bảo cao về thị trường tiêu thụ của cục phòng vệ Nhật Bản; nhờ sự phối hợp hành động có hiệu quả của các công ti kinh doanh vũ khí của Mỹ thông qua chuyển giao kỹ thuật quân sự và nhờ sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế Nhật Bản Từ

1993 trở đi, suy thoái kinh tế diễn ra làm cho khu vực sản xuất quân sự của Nhật gặp khó khăn dẫn đến tốc độ triển khai các kĩ thuật quốc phòng từ phía Mỹ Mỹ lo lắng việc chuyển giao kĩ thuật quân sự sẽ làm sói mòn khả năng cạnh tranh của các công ti sản xuất hàng quân sự của Mỹ và sẽ tác động xấu đến lợi ích an ninh của Mỹ

Hai bên cùng hợp tác sản xuất loại máy bay chiến đấu FSX Mỹ chuyển giao cho các công ty quân sự Nhật Bản một công nghệ mới để từ đó sản xuất ra các loại máy bay quân sự hiện đại; tạo cơ hội cho Nhật Bản chế tạo các thiết bị hành không vũ trụ trong tương lai Điếu đó làm tăng lên khả năng vừa hợp tác vừa cạnh tranh lẫn nhau giữa các ngành công nghiệp quân sự giữa hai bên

Một đặc trưng của quá trình hợp tác quân sự Mỹ – Nhật là sự hợp tác giữa các công ty thay thế cho nhà nước, hai bên cùng có lợi trở thành nguyên tắc số một Ví dụ, Nhật tiếp thu được những công nghệ mới trong lĩnh vực quốc phòng từ phía Mỹ thì đổi

Ngày đăng: 08/08/2015, 21:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Lam Kiều, Hệ thống tư bản chủ nghĩa sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1965), Trường ĐH SP Tp HCM, 1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống tư bản chủ nghĩa sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1965)
2. Phạm Hồng Tung, Nguyễn Văn Kim (người dịch), Nhật Bản ngày nay, NXB Thông tin lý luận, 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Hồng Tung, Nguyễn Văn Kim (người dịch), "Nhật Bản ngày nay
Nhà XB: NXB Thông tin lý luận
3. Hoàng Văn Tiệp, Nguyễn Viết Thảo, Quan hệ quốc tế 1945 – 1995, NXB Chính trò Quoác Gia, H. 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Văn Tiệp, Nguyễn Viết Thảo, "Quan hệ quốc tế 1945 – 1995
Nhà XB: NXB Chính trò Quoác Gia
4. Lê Văn Quang, Lịch sử quan hệ quốc tế 1917-1945, NXB Giáo dục, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Văn Quang, "Lịch sử quan hệ quốc tế 1917-1945
Nhà XB: NXB Giáo dục
5. Giáo trình lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945), Đại học Tổng hợp, NXB ĐH và TH chuyên nghiệp, H. 1984 Khác
6. Giáo trình lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945), Đại học Tổng hợp, NXB Giáo dục, 2001 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w