Tỷ giáhối đoái trực tiếp tác động tới sự cân bằng trong cán cân tài khoản vãng lai.Thông thường cán cân thương mại nội dung chủ yếu của cán cân tài khoảnvãng lai của một nước có thể xấu
Trang 1Lời cảm ơn
Trước hết, em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầygiáo - Thạc sĩ kinh tế học Nguyễn Tiên Phong, Học viện Ngoại giao người đãchỉ bảo tận tình, hướng dẫn em trong suốt quá trình làm và hoàn thành luậnvăn này Sự quan tâm chu đáo, ân cần của thầy từ những buổi hướng dẫn emtìm tài liệu, phân loại tài liệu, cách làm một nghiên cứu khoa học hay nhữngbuổi chữa bài… em sẽ luôn ghi nhớ! Em chúc thầy luôn mạnh khoẻ và côngtác tốt!
Em xin gửi lời cảm ơn thầy Nguyễn Văn Lịch cùng toàn thể các thầy côgiáo trong khoa kinh tế, những người đã nhiệt tình dạy dỗ chúng em trongsuốt 4 năm đại học Những kiến thức quý báu mà thầy cô đã truyền đạt sẽ trởthành những hành trang tri thức để chúng em bước tiếp con đường sự nghiệpcủa mình
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới những người bạn học, nhữngngười thân đã luôn bên cạnh ủng hộ, tạo điều kiện và giúp đỡ em để hoànthành Khoá luận tốt nghiệp này
Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2009
SINH VIÊN
Nguyễn Thị Thuỳ Dung
Trang 2
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 3
I Cán cân thương mại 3
1 Khái niệm về cán cân thương mại 3
2 Những biện pháp điều chỉnh cán cân thương mại 4
2.1 Biện pháp điều chỉnh tỷ giá 5
2.2 Biện pháp điều chỉnh thu nhập 5
II Cơ chế điều hành tỷ giá - những vấn đề cơ bản trong việc lựa chọn tỷ giá 6
1 Một số vấn đề cơ bản về tỷ giá 6
1.1 Khái niệm về tỷ giá 6
1.2 Tầm quan trọng của tỷ giá trong nền kinh tế mở 7
2 Cơ sở của việc lựa chọn tỷ giá 9
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 13
I Thực trạng lựa chọn chế độ tỷ giá của Việt Nam 13
1 Thực trạng chế độ tỷ giá của Việt Nam qua các giai đoạn 13
2 Dự báo xu hướng điều chỉnh tỷ giá của Việt Nam trong thời gian tới 16 II Tác động của cán cân thương mại đối với nền kinh tế và thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam 19
1 Tác động của cán cân thương mại đối với nền kinh tế 19
1.1Vai trò của xuất khẩu 19
1.2Vai trò của nhập khẩu 20
2 Tình hình thương mại Việt Nam trong thời gian qua 21
Trang 32.1 Tình hình thương mại của Việt Nam 21
2.2 Thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai: tốt hay xấu? 26
III.Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của Việt Nam 28
1 Tác động của tỷ giá hối đoái đến tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam 28
1.1 Ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới cung hàng hoá xuất nhập khẩu 28
1.2 Tác động của tỷ giá đến cầu xuất nhập khẩu của Việt Nam 31
1.3 Ảnh hưởng của tỷ giá đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu 31
2 Mô hình lượng hoá tác động của một số yếu tố kinh tế vĩ mô đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam 32
2.1.Xây dựng mô hình 32
2.2.Chạy mô hình và kết quả hồi quy 33
2.3.Ý nghĩa 37
CHƯƠNG III TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ NHẰM CẢI THIỆN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 41
I Mục tiêu cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam tới năm 2010.41 II Tăng cường hiệu quả của chính sách điều hành tỷ giá nhằm cải thiện cán cân thương mại 43
1 Biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả chính sách điều hành tỷ giá 43
2 Các biện pháp liên quan đến nhập khẩu 46
3.Các biện pháp khuyến khích xuất khẩu 47
4.Phối hợp đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tăng cường hiệu quả của chính sách tỷ giá 49
LỜI KẾT 52 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(Gross Domestic Products)
(International Monetary Fund)
WTO Tổ chức Thương mại thế giới
(World Trade Organization)
FII Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Một số nguyên tắc lựa chọn cơ chế tỷ giá theo IMF 10Bảng 2.1 Tình hình lạm phát, tỷ giá và cán cân thương mại củaViệt Nam 1989-1992 14Bảng 2.2 Tương quan giữa tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực tế 1992-1996 14Bảng 2.3 Cán cân thanh tóan quốc tế của Việt Nam từ năm 2004 đến năm2008 22Bảng 2.4 Cán cân thương mại 1992-1997 29Bảng 2.5 Kết quả kỳ vọng mô hình kinh tế lượng 34
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Tốc độ tăng giá của USD trong những năm gần đây 18Biểu đồ 2.2 Nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai, tính theo % GDP 22Biểu đồ 2.3 Tình hình thương mại của các nước khu vực Châu Á năm 2007(% của GDP) 23Biểu đồ 2.4 Tài khoản vãng lai các thị trường mới nổi năm 2007 (% củaGDP) 25Biểu đồ 2.5 Thâm hụt thương mại của Việt Nam từ năm 1998 đến năm 2008 26
Biểu đồ 2.6 Biểu đồ tổng hợp sự thay đổi của các biến qua các năm từ 1990
đến 2008 34
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Tầm quan trọng và vai trò của tỷ giá hối đoái gắn liền với quá trình lớnmạnh không ngừng của nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế Giốngnhư vai trò của giá cả trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá hối đoái có tác độngquan trọng đến những biến đổi của nền kinh tế mỗi quốc gia Nó có thể làmthay đổi vị thế và lợi ích của các nước trong quan hệ kinh tế quốc tế Tỷ giáhối đoái trực tiếp tác động tới sự cân bằng trong cán cân tài khoản vãng lai.Thông thường cán cân thương mại (nội dung chủ yếu của cán cân tài khoảnvãng lai) của một nước có thể xấu đi hay tốt lên ngoài những yếu tố kinh tế vĩ
mô quan trọng như quy mô sản xuất, lợi thế sản xuất của nền kinh tế thì yếu
tố tỷ giá đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cán cân thanh toán.Điều này được chứng tỏ đặc biệt rõ trong những cuộc khủng hoảng tài chínhtiền tệ khi mà chính phủ buộc phải thả nổi tỷ giá hối đoái để giá trị của cácđồng tiền trôi nổi theo quan hệ cung cầu trên thị trường Thông qua nhữngthay đổi của cán cân thương mại, tỷ giá còn có ảnh hưởng đến cán cân thanhtoán, chính sách tiền tệ, chính sách tài chính và các chính sách kinh tế vĩ môkhác…
Chính vì những tác động và ảnh hưởng quan trọng của tỷ giá hối đoáitới nền kinh tế của một quốc gia nói riêng và quan hệ kinh tế quốc tế nóichung, đặc biệt là quan hệ thương mại giữa các nước với nhau mà tỷ giá hốiđoái luôn được các chính phủ và các tổ chức quan tâm Từ lâu nay, nhiềunước đã coi tỷ giá hối đoái như là một công cụ hết sức quan trọng để thựchiện chính sách kinh tế vĩ mô
Thực tế cho thấy một chính sách tỷ giá hối đoái hợp lý có thể là nhân tốquan trọng tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế một nước tăng trưởng Không ítnước đã thành công khi sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái để phát triển, cũng
có nhiều nước đã vấp phải những thất bại về chính sách tỷ giá Sự biến động
Trang 7mạnh của một số các đồng tiền mạnh trong thời gian gần đây (đồng đô la Mỹ,đồng Yên Nhật, đồng Euro…) có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế củanhiều nước và thế giới Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tếthị trường và từng bước hội nhập quốc tế không thể không quan tâm đến tỷgiá hối đoái và chính sách tỷ giá Những thành công và cả những thất bại củacác nước sẽ là kinh nghiệm quý giá để Việt Nam lựa chọn cho mình mộtchính sách tỷ giá hối đoái thực sự có hiệu quả VND hiện nay vẫn neo đậuchủ yếu vào đồng USD, việc điều chỉnh tỷ giá hiện nay lên hay xuống để hỗtrợ cho hoạt động xuất khẩu, giúp cải thiện cán cân thương mại là một vấn đề
mà các nhà kinh tế Việt Nam luôn luôn phải tính toán
Xuất phát từ tầm quan trọng của tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giátrong nền kinh tế mở, đặc biệt là một nền kinh tế đang hội nhập mạnh mẽ nhưViệt Nam Đồng thời chúng ta cũng chưa có một chính sách tỷ giá hối đoáilinh hoạt để giúp điều chỉnh và làm cải thiện cán cân thương mại Do vậy tácgiả đã lựa chọn vấn đề nghiên cứu:
“Ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam”
Ngoài phần mở đầu, mục lục, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, bàinghiên cứu được chia làm bốn chương:
Chương I: Tổng quan về cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái
Chương II: Thực trạng chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam và tác động của nó đến cán cân thương mại
Chương III Tăng cường hiệu quả của chính sách tỷ giá nhằm cải thiện cán cân thương mại
Do giới hạn về thời gian, tài liệu tham khảo cũng như những hạn chế vềmặt kiến thức của người viết, bài luận văn không thể tránh khỏi những thiếusót Vì vậy em rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô, bạn bè cũng nhưnhững ý kiến đóng góp quý báu của những ai quan tâm tới đề tài này để bàiluận văn hoàn thiện hơn
Trang 8CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI
VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu những lý thuyết chung về cáncân thương mại và tỷ giá hối đoái để làm cơ sở cho việc nghiên cứu mối quan
hệ giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái trong những chương sau
I Cán cân thương mại
1 Khái niệm về cán cân thương mại
Khái niệm về cán cân thương mại đã có rất nhiều học giả và các nhàkinh tế, các cuốn sách, từ điển kinh tế trong nước và quốc tế nghiên cứu vàđưa ra Những tác giả của cuốn “Thuật ngữ thương mại” (language of trade)
đã định nghĩa cán cân thương mại là “một bộ phận của cán cân thanh toán,hoặc số thặng dư hay thâm hụt từ việc so sánh chỉ tiêu nhập khẩu hàng hoá vàtiền thu được từ xuất khẩu hàng hoá của một nước”1 Theo Từ điển Bách khoacủa Việt Nam thì cán cân thương mại lại được hiểu như là bảng cân đốithương mại khi cho rằng “ cán cân thương mại là bảng cân đối tổng hợp xuấtnhập khẩu của một nước trong một thời kì nhất định (thường là một năm); thểhiện mối quan hệ kinh tế của một nước trong quan hệ quốc tế; có ý nghĩa lớntrong nền kinh tế quốc dân, cho phép đánh giá và phân tích mối liên hệ giữakihả năng sản xuất với nhu cầu tiêu dùng của xã hội (bao gồm cả hàng hoá vàdịch vụ)2 Định nghĩa thứ nhất đã chỉ rõ được vị trí của cán cân thương mại làmột bộ phận của cán cân thanh toán, điều này rất quan trọng bởi vì từ đây,chúng ta có thể tìm được mối quan hệ giữa các bộ phận trong cán cân thanhtoán để từ đó có những khoản có thể bù đắp cho cán cân thương mại khi bị
2001 tr 29
141, 350
Trang 9thâm hụt hoặc những thặng dư trong cán cân thương mại đi về đâu, tuy nhiên,nếu chỉ coi cán cân thương mại là “số thặng dư hay thâm hụt” thì đó sẽ là mộtthiếu sót Còn định nghĩa thứ hai trong từ điển Bách khoa Việt Nam đã nói rõthực chất cán cân thương mại là một bảng cân đối, phản ánh những số liệu vềxuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia chứ không chỉ phản ánh riêng mỗi
“số thặng dư hay thâm hụt”, đồng thời phần nào đó định nghĩa này cũng nóiđược ý nghĩa của cán cân thương mại khi nêu ra mối liên hệ giữa khả năngsản xuất của cán cân thương mại và nhu cầu tiêu dùng
Tổng hợp từ những định nghĩa ở trên và quan điểm của Chính phủ ViệtNam, chúng ta có thể đưa ra một định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về cán cân
thương mại như sau: Cán cân thương mại là một bộ phận của cán cân thanh toán, cán cân thương mại là bảng cân đối tổng hợp xuất nhập khẩu hàng hoá của một quốc gia trong thời kì nhất định (thường là một năm) Cán cân
thương mại có ý nghĩa lớn trong nền kinh tế quốc dân, góp phần chủ yếu chophép đánh giá và phân tích mối liên hệ giữa khả năng sản xuất với nhu cầutiêu dùng của xã hội; giữa tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế quốc dân Khikim ngạch xuất khẩu hàng hoá lớn hơn kim ngạch nhập khẩu hàng hoá, cáncân thương mại được gọi là thặng dư, trong trường hợp ngược lại, cán cân sẽ
bị thâm hụt Cán cân thương mại là cân bằng khi kim ngạch xuất khẩu hànghoá bằng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá Thực tế rất khó để đạt được mứcthương mại cân bằng, đặc biệt là những nước đang phát triển, nhưng đôi khithâm hụt thương mại chưa phải đã là dấu hiệu tồi cho nền kinh tế
2 Những biện pháp điều chỉnh cán cân thương mại
Cán cân thương mại có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế, nó thể hiệnrất rõ mối liên hệ giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa tiết kiệm và đầu tư, nhờ vậychúng ta có thể thấy được sự thay đổi của những nhân tố trong nền kinh tế sẽ
có tác động theo chiều hướng nào đối với cán cân thương mại Trong phầnnày chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn về việc điều chỉnh cán cân thương mại
Trang 10được thực hiện thông qua biện pháp nào cùng với mức độ tác động của sựbiến đổi những nhân tố trong nền kinh tế đối với cán cân thương mại Thôngthường, quá trình điều chỉnh cán cân thương mại được thực hiện thông qua 2biện pháp chính: điều chỉnh tỷ giá và điều chỉnh thu nhập.
2.1 Biện pháp điều chỉnh tỷ giá
Tỷ giá hối đoái là mức giá mà ở đó đồng tiền của một quốc gia đượctrao đổi với đồng tiền của một quốc gia khác3 Trong thương mại, giá cả làmột nhân tố vô cùng quan trọng quyết định hành vi mua hàng Vì vậy, biệnpháp điều chỉnh tỷ giá có tác động trực tiếp tới cán cân thương mại Một đồngtiền của một quốc gia có thể được nâng giá hay giảm giá tuỳ thuộc vào chínhsách thương mại của quốc gia đó Trong trường hợp cán cân thương mại củamột quốc gia bị thâm hụt thì thông thường việc phá giá đồng tiền là một biệnpháp nhằm cải thiện cán cân thương mại giúp quốc gia đó tăng cường xuấtkhẩu và giảm nhập khẩu do giá hàng hoá xuất khẩu tính bằng đồng ngoại tệ sẽ
rẻ hơn tương đối Ngược lại, trong trường hợp một quốc gia sử dụng biệnpháp thắt chặt tiền tệ với mục đích điều chỉnh yếu tố kinh tê vĩ mô khác nhưkiềm chế lạm phát thì đồng tiền của quốc gia đó sẽ lên giá tương đối so vớiđồng tiền khác, điều này sẽ làm giảm xuất khẩu và tăng cường nhập khẩu, sẽtác động không tốt đến cán cân thương mại
2.2 Biện pháp điều chỉnh thu nhập
Thu nhập có mối quan hệ trực tiếp tới cầu nhập khẩu của một quốc gia.Thu nhập tăng sẽ làm cho nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ của người dân đối với
cả hàng trong nước và hàng nhập khẩu tăng lên, vì vậy sẽ làm tăng nhập khẩu.Trong một chế độ tỷ giá cố định, khi một quốc gia có cán cân thương mại thâmhụt thường xuyên sẽ dẫn đến việc giảm thu nhập và sau đó là giảm nhập khẩu.Ngược lại, khi một quốc gia có cán cân thương mại thặng dư sẽ làm tăng thu nhập
và kéo theo đó là tăng nhập khẩu Như thế những tác động của thu nhập tới nhậpkhẩu sẽ điều chỉnh cán cân thương mại, kéo về vị trí cân bằng
Trang 11Tóm lại, thông qua cái nhìn tổng quan về cán cân thương mại ở trên có
thể cho ta thấy, cán cân thương mại có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối vớinền kinh tế, nó phản sức cạnh tranh và trình độ phát triển kinh tế của mộtquốc gia cũng như chính sách kinh tế vĩ mô của nền kinh tế đó Khi một quốcgia có cán cân thương mại thặng dư là khi quốc gia đó có tiềm lực, khả năngđạt mức tăng trưởng cao, chính sách kinh tế ổn định, nếu một quốc gia bịthâm hụt thương mại thì quốc gia đó luôn phải điều chỉnh chính sách kinh tếcủa mình sao cho có thể cải thiện cán cân thương mại về mức cân bằng Tuynhiên, đối với nhiều quốc gia thâm hụt thương mại chưa chắc đã là dấu hiệuxấu của nền kinh tế, nhưng nếu thâm hụt liên tục trong dài hạn thì quốc gia đócần phải điều chỉnh chính sách kinh tế của mình Có nhiều yếu tố có thể tácđộng tới cán cân thương mại như tác động của tiêu dùng, của đầu tư, của tiếtkiệm, tác động trực tiếp từ xuất khẩu, nhập khẩu và đặc biệt là tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái có mối quan hệ mật thiết tới cán cân thương mại vì thực thếcán cân thương mại là thể hiện tình hình ngoại thương với các quốc gia và tỷgiá hối đoái là sự định giá đồng tiền nội tệ so với đồng ngoại tệ, điều này rấtquan trọng trong hoạt động ngoại thương của một quốc gia Trong phần tiếptheo chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn về tỷ giá hối đoái cũng như tác động của nótới xuất nhập khẩu, là hai yếu tố quan trọng của cán cân thương mại
II Cơ chế điều hành tỷ giá - những vấn đề cơ bản trong việc lựa chọn tỷ giá
1 Một số vấn đề cơ bản về tỷ giá
1.1 Khái niệm về tỷ giá
Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền được tính bằng một đồngtiền khác4
Tỷ giá được niêm yết theo hai phương pháp:
4 Henz Richz và M Rodeiguez (1996), Thị trường hối đoái và thị trường tiền tệ, NXB
Chính trị quốc gia, tr 15
Trang 12- Yết giá trực tiếp đồng nội tệ: tức là việc niêm yết giá trong đó đồngnội tệ là đồng tiền yết giá còn đồng ngoại tệ là đồng tiền định giá cho đồngnội tệ, ví dụ 1USD = 17,782 VND tại Việt Nam
- Yết giá gián tiếp đồng nội tệ: là việc niêm yết giá trong đó đồngngoại tệ là đồng tiền yết giá còn đồng nội tệ là đồng tiền định giá cho đồngngoại tệ, ví dụ 1USD = 17,780 VND tại Mỹ
1.2 Tầm quan trọng của tỷ giá trong nền kinh tế mở
Tỷ giá tuy là một loại giá cả giống như bất kỳ một loại giá cả hàng
hoá nào khác trong nền kinh tế nhưng nó có tầm quan trọng rất lớn, nó liênquan đến mọi hoạt động của kinh tế vĩ mô mà khi Chính phủ của bất cứ quốcgia nào muốn điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô cần phải quan tâm Xét vềkhía cạnh kinh tế, tỷ giá luôn được coi là một loại giá cả quốc tế có tác độngtoàn diện đến mọi hoạt động kinh tế đối ngoại của các quốc gia và do đó, nócũng tác động mạnh tới các hoạt động kinh tế đối nội Xét về khía cạnh chínhtrị, tỷ giá còn thể hiện chủ quyền quốc gia về mặt tiền tệ Vì vậy, trong mộtnền kinh tế mở, tỷ giá luôn đóng vai trò quan trọng nhất
Tỷ giá trở thành mối quan tâm đặc biệt trong nền kinh tế mở xuất phát
từ việc nó được sử dụng để phục vụ chiến lược thương mại quốc tế, làm tăng
vị thế cạnh tranh của quốc gia đó Sở dĩ như vậy là do sự biến động của tỷ giá
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu Chẳng hạn, khiTGHĐ tăng, đồng nội tệ mất giá, sự biến động này có lợi cho hoạt động xuấtkhẩu (vì giá xuất khẩu của hàng hoá và dịch vụ nước đó sẽ rẻ đi tương đốitrên thị trường nước ngoài còn hàng hoá nhập khẩu lại trở lên đắt hơn), vớiđiều kiện giá cả hàng hoá và dịch vụ nước đó vẫn giữ ổn định trên thị trườngnội địa Sự mất giá của đồng nội tệ góp phần làm tăng khả năng cạnh tranhcủa hàng hoá, dịch vụ nước đó Và một số nước khi thâm hụt cán cân thươngmại thường sử dụng chính sách phá giá đồng nội tệ để hạn chế nhập khẩu,tăng cường xuất khẩu Ngược lại khi giá trị đồng tiền một nước tăng so với
Trang 13đồng tiền khác: sự gia tăng của đồng nội tệ có tác dụng làm tăng giá tương đốihàng hoá dịch vụ của một nước so với nước ngoài, hàng hoá xuất khẩu củanước đó sẽ trở nên đắt hơn còn hàng nhập khẩu lại trở nên rẻ hơn một cáchtương đối Điều này sẽ làm cho cán cân thương mại dịch chuyển về phía thâmhụt5.
Từ tác động tới xuất nhập khẩu, tỷ giá đương nhiên có tác động tới cáncân thanh toán quốc tế của một quốc gia Tác động trực tiếp tới cán cân vãnglai trong đó xuất nhập khẩu đống vai trò chủ yếu Tỷ giá tác động tới cán cânvốn thông qua việc tạo môi trường cho các nhà đầu tư Một sự thay đổi trong
tỷ giá hối đoái theo hướng tăng giá đồng nội tệ có tác động thúc đẩy và tạođiều kiện cho các nhà đầu tư trong nước đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài Ví
dụ về trường hợp của Nhật Bản, là một nước có nguồn tài nguyên khan hiếm,chính vì thế Nhật Bản đã đầu tư nguồn vốn của mình ra các nước Châu Ákhác, nơi có những nguồn tài nguyên dồi dào hơn Việc duy trì đồng Yênđược định giá cao từ sau những năm 1970 đã có tác động tích cực thúc đẩyđiều đó Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, vào năm 1994-1995, khiđồng Bath mất giá 1% thì khả năng đầu tư của Nhật vào Thái Lan đã tăng lên1,8%6 Ngược lại, một sự biến đổi theo hướng giảm giá đồng nội tệ sẽ có tácđộng gia tăng thu hút đầu tư nước ngoài Đây có thể là công cụ mà các nướcđang phát triển khai thác để giảm bớt tình trạng khan hiếm về vốn trong quátrình công nghiệp hoá
Có thể khẳng định rằng, những tác động của tỷ gía đến các mối quan hệtrong cán cân thanh toán tương tác lẫn nhau, không những làm thay đổi cân
5 Nguyễn Đình Tài (1992-1993), Cán cân thanh toán quốc tế và mối quan hệ của nó với tỷ giá hối đoái, Đề tài nghiên cứu, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương, Hanoi
6 Bộ Thương mại Khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á – nguyên nhân và bài học Nxb Chính trị quốc gia, 1998
Trang 14đối bên ngoài nền kinh tế mà còn tác động làm thay đổi những cán cân bêntrong nền kinh tế Một số nước đã thành công khi sử dụng tỷ giá hối đoái làcông cụ để tăng vị thế quốc gia Lấy trường hợp Trung Quốc, ta có thể thấyviệc sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái đã đem đến cho nước này bước chuyểnlớn, cán cân thương mại từ chỗ thâm hụt 12,2 tỷ USD năm 1993 chuyển thànhthặng dư 5,4 tỷ USD vào năm 1994 và kể từ đó đến nay thương mại củaTrung Quốc luôn thặng dư Thêm vào đó, việc duy trì ổn định tỷ giá đồngnhân dân tệ với đồng USD đã giúp nước này tạo được lợi thế cạnh tranh trongxuất khẩu.
Mặt khác, từ tác động tới xuất nhập khẩu, tỷ giá cũng tác động trực tiếpvào GDP của nền kinh tế do xuất nhập khẩu là một thành phần quan trọng trongGDP của một nền kinh tế mở Nếu cán cân thương mại thặng dư thì thu nhậpròng của một quốc gia sẽ tăng tương đối Ngoài ra tỷ giá còn tác động gián tiếptới GDP thông qua mức lạm phát của nền kinh tế Tỷ giá không chỉ tác động tớimức giá thông qua giá các mặt hàng nhập khẩu trên thị trường trong nước màcòn tác động vào tất cả các mặt hàng, chính vì vậy trong nhiều trường hợp tỷ giá
là một công cụ kiềm chế lạm phát hữu hiệu và được sử dụng phổ biến hơn nhiều
so với một số công cụ liên quan đến chính sách tiền tệ
2 Cơ sở của việc lựa chọn tỷ giá
Việc lựa chọn cơ chế tỷ giá phù hợp phụ thuộc vào đặc thù mỗi nước
và có thể thay đổi theo thời gian Có sự khác biệt rất rõ giữa các nước áp dụng
cơ chế tỷ giá thả nổi và các nước áp dụng cơ chế tỷ giá cố định Một trongnhững đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế lớn thường có tính độc lập caohơn và thường muốn có sự linh hoạt trong việc thực hiện các chính sách kinh
tế của mình hơn là phụ thuộc vào một nước khác Nhìn vào bảng sau ta có thểthấy một số nguyên tắc lựa chọn cơ chế tỷ giá mà các chuyên gia kinh tế củaIMF đưa ra
Bảng 1.1 Một số nguyên tắc lựa chọn cơ chế tỷ giá theo IMF
Đặc thù của nền kinh tế Gợi ý mức độ linh hoạt của tỷ giá
Trang 15Quy mô của nền kinh tế Quy mô càng lớn, tỷ giá linh hoạt càng phù hợp
Mức độ mở cửa Càng mở cửa, tỷ giá linh hoạt càng phù hợp
Đa dạng hoá cơ cấu sản
xuất/ xuất khẩu
Nền kinh tế càng đa dạng hoá, tỷ giá linh hoạtcàng phù hợp
Cơ cấu thương mại theo
địa lý
Tỷ trọng ngoại thương với một nước càng lớncàng nên gắn đồng bản tệ với đồng tiền nước đóChênh lệch lạm phát
trong nước so với bên
Mức độ phát triển kinh
tế/ tài chính
Mức độ phát triển kinh tế/ tài chính càng cao, tỷgiá linh hoạt càng phù hợp
Chu chuyển vốn Chu chuyển vốn càng cao càng khó duy trì cơ chế
tỷ giá neo đậu có điều chỉnhBiến động danh nghĩa
Biến động thực tế Khả năng nền kinh tế bị tác động bởi biến động
thực tế cả bên trong và bên ngoài nước càng lớncàng nên áp dụng cơ chế tỷ giá linh hoạt
Độ tin cậy của cơ quan
lập chính sách
Độ tin cậy của cơ quan lập chính sách chống lạmphát càng thấp càng nên áp dụng tỷ giá cố địnhNguồn: Báo cáo của IMF, 20067
Độ mở của nền kinh tế cũng là một yếu tố quan trọng trong việc lựachọn cơ chế tỷ giá Độ mở của nền kinh tế đo mức độ mà một nướcphụ thuộc vào hoạt động thương mại quốc tế Tỷ trọng các hàng hoá
có thể tham gia thương mại quốc tế trong GDP càng lớn thì độ mởcủa nền kinh tế càng lớn Khi một nền kinh tế không tham gia hoặc
Trang 16tham gia rất ít vào thương mại quốc tế thì người ta gọi đó là nềnkinh tế đóng Độ mở của nền kinh tế cũng phụ thuộc vào quy môcủa nền kinh tế đó Khi độ mở của nền kinh tế càng lớn thì tỷ trọnghàng hoá có thể tham gia thương mại quốc tế trong các hàng hoáđược sử dụng tính toán mức giá cả càng lớn và tác động của tỷ giáđến mức giá cả cũng càng lớn Để giảm thiểu tác động của những cúsốc từ bên ngoài đến mức giá trong nước, các nền kinh tế có độ mởlớn thường lựa chọn cơ chế tỷ giá cố định.
Những nước có mức lạm phát cao hơn các đối tác thương mạithường gặp khó khăn khi duy trì cơ chế tỷ giá cố định Trên thực tế,người ta nhận thấy rằng các nước có mức chênh lệch lạm phát cao
so với mức lạm phát trung bình thường áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổihoặc các cơ chế kiểu tỷ giá trượt để tỷ giá có thể tự điều chỉnh theochênh lệch lạm phát
Những nước có quan hệ buôn bán chủ yếu với một bạn hàng thường
cố định đồng tiền của mình vào đồng tiền của nước đối tác Cácnước có nhiều đối tác thương mại sẽ cảm thấy việc cố định tỷ giáđồng tiền của mình vào một đồng tiền khác thì không mấy hiệu quả
Tóm lại, cần phải lưu ý rằng tác động của tỷ giá hối đoái khác nhau
trong những nền kinh tế khác nhau Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung,
tỷ giá không phải là một phạm trù quan trọng, vì bản thân tỷ giá giống nhưcác loại giá cả khác không tồn tại đúng với nội dung và bản chất của nó.Trong nền kinh tế này, tỷ giá thường được ấn định một cách chủ quan nhằmtạo ra một phương tiện đơn giản là để thực hiện việc tính toán và thanh toáncác giao dịch trong kinh tế đối ngoại, chứ không phải là một công cụ quantrọng để tham gia điều tiết kinh tế vĩ mô như trong nền kinh tế thị trường.Trong các nền kinh tế thị trường đã phát triển cao, tỷ giá đương nhiên là quantrọng như đã trình bày ở trên nhưng không quan trọng và phức tạp đến mức
Trang 17gây ra những xáo trộn lớn, thậm chí là một nguyên nhân dẫn đến các cuộckhủng hoảng nghiêm trọng về tài chính tiền tệ Trong những nền kinh tế này,hầu hết mọi thành phần, mọi yếu tố mọi mối quan hệ đã luôn được vận hànhtheo một quỹ đạo nhất định: các công cụ tài chính tiền tệ mà nhà nước sửdụng can thiệp, điều hành đã đạt đến mức tương đối hoàn thiện Việc chínhsách kinh tế nói chung, chính sách tỷ giá nói riêng, nếu có hoạch định sai lệchcũng chỉ gây ảnh hưởng xấu hay chao đảo đến một số lĩnh vực nào đó của nềnkinh tế và thường được khắc phục kịp thời bằng việc điều chỉnh lại hay phốihợp bổ trợ thêm một loạt các chính sách khác Riêng đối với các nước đangphát triển, đặc biệt là đối với những nước đang trong quá trình chuyển đổinhư Việt Nam, Trung Quốc… thì những biến số giá cả nói chung, biến số tỷgiá nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế Với những nướcnày, việc không kiểm soát được giá cả đã được coi là nguyên nhân quan trọngdẫn đến khủng hoảng kinh tế, thậm chí sụp đổ cả nền kinh tế như các nướcLiên Xô, Đông Âu vào cuối những năm 80 Nhưng nếu biết sử dụng và điềutiết thì nó sẽ trở thành nhân tố quan trọng đưa một nước thoát khỏi khủnghoảng để phát triển Việt Nam và Trung Quốc là những ví dụ điển hình minhchứng cho điều đó8.
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA
VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI
triển kinh tế Việt Nam, NXB Thống kê, tr 69
Trang 18I Thực trạng lựa chọn chế độ tỷ giá của Việt Nam
1 Thực trạng chế độ tỷ giá của Việt Nam qua các giai đoạn
Giai đoạn trước năm 1989, Việt Nam áp dụng chế độ tỷ giá cố định vàcấu trúc đa tỷ giá để xác định tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và đồng tiềncác nước trong hệ thống XHCN Nhìn chung, chế độ tỷ giá này bộc lộ nhiềubất cập, Nhà nước thực hiện chính sách độc quyền ngoại hối và độc quyềntrong ban hành và ấn định tỷ giá dẫn đến những hậu quả không tốt: Đồng ViêtNam luôn bị định giá cao so với các đồng tiền khác; Tỷ giá chính thức luônthấp hơn tỷ giá thị trường tự do Có thể nói thời kỳ này tỷ giá chưa thật sự cóảnh hưởng quyết định đến hoạt động ngoại thương, mà chỉ ảnh hưởng đếnngân sách Nhà nước9 Đồng Việt Nam thường xuyên bị định giá cao nhưngkhông thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu Kết quả là các doanhnghiệp xuất nhập khẩu càng nhiều thì Nhà nước phải bù lỗ càng nhiều, tức làcác doanh nghiệp thì thu lợi lớn, trong khi ngân sách thì không thu đượcnhiều từ việc chênh lệch giá
Giai đoạn từ 1989 đến năm 1992 Năm 1989 đánh một dấu mốc quantrọng trong lịch sử điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam: tỷ giá kết toán nội
bộ không còn hiệu lực, các loại tỷ giá được thống nhất thành một loại tỷ giáchính thức do NHNN công bố Tỷ giá chính thức gần sát với tỷ giá thị trường
tự do và được điều chỉnh thường xuyên theo sát thị trường với biên độ khárộng (5%)10
Bảng 2.1 Tình hình lạm phát, tỷ giá và cán cân thương mại của
Trang 19Tỷ lệ lạm phát (%) 34,7 67,4 67,5 17,5
Tỷ giá VND/USD (giá trị cuối năm) 4300 6800 11975 10840Cán cân thương mại (triệu USD) -350 -41 -64 12
Nguồn: Báo cáo thống kê của Bộ Thương Mại
Giai đoạn từ năm 1992 đến năm 1996 Từ cuối năm 1991, Việt Namchuyển từ chế độ tỷ giá thả nổi linh hoạt có kiểm soát sang áp dụng chế độ tỷgiá thả nổi có điều tiết: Thu hẹp biên độ dao động của tỷ giá từ 5% trước đâyxuống còn 0,5% và đến tháng 7-1994 còn 0,1%11
Bảng 2.2 Tương quan giữa tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực tế
Nguồn: Báo cáo thống kê của Bộ Tài chính
Để thu hẹp biên độ dao động tỷ giá, NHNN thường xuyên can thiệp thịtrường ngoại hối thông qua mua bán ngoại tệ nhằm hỗ trợ tỷ giá khi cung cầu
có sự bất cập; Sử dụng biện pháp hành chính bắt buộc các tổ chức kinh tế cóngoại tệ phải bán ngoại tệ cho ngân hàng theo tỷ giá ấn định; Bãi bỏ hoàntoàn các hình thức quy định tỷ giá nhóm hàng trong thanh toán ngoại thươnggiữa ngân sách nhà nước với các tổ chức kinh tế có tham gia vào hoạt độngngoại thương, thực hiện áp dụng tỷ giá chính thức do NHNN công bố
Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 1998: cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu
Á khiến đồng tiền của hầu hết các nước giảm giá rất mạnh so với đồng đô la
Mỹ gây tác động bất lợi đối với Việt Nam, khiến đồng Việt Nam tăng giá sovới đồng tiền các nước khác trong khu vực, điều này làm suy giảm năng lựccạnh tranh của hàng hoá Việt Nam xét trên phương diện giá cả, từ đó tác động
11 Lê Văn Tư và Nguyễn Quốc Khanh (1999), Một số vấn đề về chính sách tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam, NXB Thống kê, tr 42
Trang 20xấu đến cán cân thương mại của nước ta Giai đoạn này các hoạt động đầu cơ,găm giữ ngoại tệ diễn biến khá phức tạp, gia tăng những căng thẳng về ngoại
tệ trên thị trường, dẫn tới sức ép giảm giá đồng Việt Nam Để giảm áp lựccăng thẳng về ngoại tệ, NHNN đã mở rộng biên độ giao dịch ngoại tệ lên 5%(Quyết định số 45/QĐ-NH ngày 27-2-1997) sau đó tiếp tục mở rộng biên độtới 10% (Theo Quyết định số 342/QĐ-NH ngày 13-10-1997)12 Mặc dù vậy,sức ép giảm giá VND vẫn rất lớn nhưng NHNN không thể mở rộng thêm biên
độ nữa vì rất có thể sẽ gây ra sự rối loạn trên thị trường ngoại hối Ngày
14-2-1988, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 37/1988/QĐ-TTg điềuchỉnh tỷ giá hối đoái chính thức tăng thêm 5,6% (từ 1USD = 11.175 VND lên
1 USD = 11.800 VND) Việc điều chỉnh này khiến tỷ giá giao dịch trên thịtrường chính thức tăng lên mức 1 USD = 12.981 VND, làm cho sự chênh lệch
về tỷ giá giao dịch giữa thị trường chính thức và thị trường tự do giảm xuốngchỉ còn khoảng 0,2% Tuy vậy so với tốc độ giảm giá của đồng tiền một sốnước bạn hàng chính của Việt Nam trong khu vực thì VND vẫn bị đánh giácao hơn tương đối điều này khiến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đặc biệtkhó khăn Vì vậy đồng Việt Nam tiếp tục được phá giá thông qua nâng tỷ giáchính thức lên 1 USD = 12.998 VND và thu hẹp biên độ giao dịch ngoại tệxuống còn 7%
Giai đoạn từ năm 1999 đến nay Tháng 2-1999 NHNN Việt Nam công
bố từ bỏ chế dodọ tỷ giá đố định có điều chỉnh, thay vào đó là chế độ tỷ giáthả nổi có điều tiết: thay vì công bố tỷ giá chính thức như trước đây, nayNHNN sẽ chỉ công bố tỷ giá giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng,đồng thời hạ biên độ giao dịch xuống còn 0,1% Đến tháng 7-2002, NHNNViệt Nam nới rộng biên độ giao dịch lên thành 0,25% và đến năm 2007, biên
độ giao dịch tiếp tục được nới rộng lên 0,5%13 Đến năm 2008, là năm nềnkinh tế Việt Nam có nhiều biến động nhất, đầu năm thì trải qua tình trạng lạm
tài nghiên cứu, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương, Hà Nội
13Lê Quốc Lý Quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam, NXB Thống kê, 2004, tr 15
Trang 21phát ở mức cao, cuối năm thì phải đối mặt với khủng hoảng tài chính và suythoái kinh tế toàn cầu khiến cho tỷ giá bị điều chỉnh liên tục để ứng phó vớikhủng hoảng
Nhìn vào tốc độ tăng giá USD của các năm 1997-1999 (khi xảy ra cuộckhủng hoảng khu vực Đông Nam Á), của năm 2008 và những tháng gần đây(khi xảy ra khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới), ta có thể thấykhi xảy ra khủng hoảng thì tỷ giá VND/USD tăng lên, thậm chí tăng mạnh,nhưng khi phục hồi thì giá USD tăng thấp Nếu xét trong một thời gian dài thìtốc độ tăng giá USD thấp hơn tốc độ tăng giá tiêu dùng ở trong nước (tháng1/2009 so với tháng 12/2008, trong khi gía tiêu dùng trong nước tăng tới85,1% thì giá USD chỉ tăng 19,5%)14
2 Dự báo xu hướng điều chỉnh tỷ giá của Việt Nam trong thời gian tới
Việt Nam thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt có kiểm soát đồngVND Trên thực tế chính sách điều hành tỷ giá của NHNN trong những nămqua cho thấy đậm nét của một chính sách tỷ giá cố định gắn với đồng USD.Việt Nam đã tiến thêm một bước trong việc quản lý tỷ giá linh hoạt hơn,NHTW đã mở rộng hơn chế độ quản lý tỷ giá của mình, nới rộng biên độ daođộng tỷ giá từ 0,25% lên 0,5% và có lúc lên tới 1%( khi Việt Nam rơi vào tìnhtrạng bị lạm phát tương đối cao năm đầu năm 2008) Tuy nhiên hầu hết thờigian tỷ giá hối đoái luôn giữ ở biên độ dao động tương đối nhỏ và việc thamgia can thiệp vào thị trường ngoại hối đối với đồng USD của NHNN, trongthời gian tới có lẽ tỷ giá vẫn được giữ cố định so với đồng USD với biên độdao động hẹp
Việc gắn đồng VND với USD tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam mộtcảm giác an tâm với sự biến đổi của tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn và trunghạn do hầu hết các hoạt động thương mại và đầu tư được thanh toán bằngđồng USD Tuy nhiên việc gắn tỷ giá vào duy nhất một ngoại tệ vẫn khiếncho tỷ giá của đồng USD với các đồng tiền còn lại của các đối tác thương mại
Trang 22và đầu tư quan trọng như thị trường Châu Âu, Nhật Bản, các nước ASEAN,Trung Quốc bị biến đổi thất thường khiến doanh nghiệp thụ động và đôi khichịu tổn thất lớn do chưa có kinh nghiệm đối với việc biến động tỷ giá ngoạihối Hơn nữa, sự biến động giá trị danh nghĩa của đồng VND hoàn toàn phụthuộc vào sự biến động của USD.
Do lạm phát của Mỹ thường thấp hơn nhiều so với lạm phát của ViệtNam, chính sách gắn đồng VND với USD làm cho đồng VND bị mất giá songphương so với USD và các nước khác gây thiệt hại cho thương mại và đầu tưcủa Việt Nam Tuy nhiên trong tình hình khủng hoảng kinh tế hiện nay, giá trịđồng USD biến đổi từng ngày, nhưng đang dần trở nên mất giá so với cácngoại tệ (như Euro hoặc Yên Nhật) thì tác động bất lợi này được giảm bớt do
tỷ giá đồng VND vẫn được điều chỉnh theo tỷ giá USD so với các ngoại tệcòn lại
Theo nghiên cứu về tỷ giá của một nhóm nhà kinh tế cho thấy giá trịdanh nghĩa của đồng VND đang ngày càng trở nên mất giá tương đối so vớicác đồng ngoại tệ mạnh
Biểu đồ 2.1 Tốc độ tăng giá của USD trong những năm gần đây
Trang 23Nguồn: Thống kê của Bộ Tài chính 15
Trên thực tế, trong những năm gần đây do đồng USD mất giá mạnh sovới các ngoại tệ chủ chốt, mức độ điều chỉnh tỷ giá hối đoái đồng VND/USDthấp hơn nhiều so với thời kỳ trước và ở mức nhỏ hơn 1% Tuy nhiên, trongtình hình khủng hoảng kinh tế như hiện nay chúng ta cần phải theo dõi sátdiễn biến của giá USD trên thị trường thế giới, vì đây là một trong những yếu
tố quan trọng tác động đến sự biến động của giá USD ở trong nước Hơn nữa
Mỹ là tâm bão của cuộc khủng hoảng nhưng lạm phát tăng không đáng kể,gần đây đã giảm trong 6 tháng liền trong khi đó lạm phát của Việt Nam luôn
ở mức cao hơn Mỹ, điều này cũng làm biến động tỷ giá Ở trong nước hiệncũng có nhiều yếu tố làm cho tỷ giá VND/USD tăng (tức là VND mất giá sovới USD) Việt Nam đã gia nhập WTO trong khi kinh tế có định hướng xuấtkhẩu, tỷ lệ xuất khẩu so với GDP đã vượt quá 70% trong đó Mỹ là thị trườngxuất khẩu lớn nhất của Việt Nam Cuộc suy thoái toàn cầu đã làm cho tốc độtăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 theo mục tiêu giảm mạnh
Trang 24so với năm trước (13% so với 29,5%) và còn có thể thấp hơn, dưới 5% Trongkhi đó, hàng nhập khẩu từ các nước trong khu vực nhất là Trung Quốc sẽ tăngmạnh Để khuyến khích xuất khẩu kiềm chế nhập siêu, ngoài các biện phápkhác thì công cụ tỷ giá được sử dụng là công cụ hiệu quả và linh hoạt nhấttrong thời điểm này Cũng do tác động của khủng hoảng mà lượng ngoại tệvào Việt Nam năm 2009 sẽ không còn tăng như các năm trước, thậm chí cónguồn còn bị giảm và giảm mạnh Nguồn FDI năm trước thực hiện 11,5 tỷUSD, nhưng năm nay có thể giảm chỉ còn một nửa (tháng 1/2009 chỉ còn70% so với cùng kì năm trước) Vốn đầu tư gián tiếp FII năm 2007 đạt 6,5 tỷUSD, năm 2008 chỉ còn khoảng 2,5 tỷ USD, và dự đoán năm nay sẽ còn giảmnữa, ODA giải ngân được 2,2 tỷ USD, nguồn kiều hối giảm khoảng một nửa,năm 2008 đạt khá và tăng cao, đạt 8 tỷ, tăng 2,5 tỷ USD so với năm 2007, khảnăng năm tới sẽ giảm xuống một nửa do việc làm ăn ở nước ngoài gặp nhiềukhó khăn Điều này sẽ dẫn đến mất cân bằng cung-cầu USD, cán cân thanhtoán tổng thể gặp khó khăn, thì phải giảm nhập siêu trên cơ sở tăng xuất khẩu,kiềm chế nhập khẩu và phải có tỷ giá VND/ USD cao hơn để khuyến khíchxuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, hấp dẫn các nguồn ngoại tệ từ nước ngoài Vớicác yếu tố trên, dự đoán đến cuối năm nay giá USD sẽ vào khoảng 18.500VND/USD, tức là tăng khoảng 5,8% so với năm ngoái16.
II Tác động của cán cân thương mại đối với nền kinh tế và thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam
1 Tác động của cán cân thương mại đối với nền kinh tế
1.1Vai trò của xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu có tác động quan trọng đến phát triển kinh tế.Hoạt động xuất khẩu kích thích các ngành kinh tế phát triển, góp phần tăngtích luỹ vốn, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế, cải thiện mứcsống của các tầng lớp dân cư Ngoại tệ thu đựơc từ hoạt động xuất khẩu là
Trang 25nguồn tăng dự trữ ngoại tệ Thực tế cho thấy, các nước có dự trữ ngoại tệ lớnnhư: Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc… đều là những nước
có tỷ trọng xuất khẩu lớn trên thế giới Dự trữ ngoại tệ dồi dào là điều kiệncần thiết để giúp cho quá trình ổn định nội tệ và chống lạm phát Đồng thờihoạt động xuất khẩu cũng tác động tích cực tới trình độ tay nghề và thay đổithói quen của những người lao động trong sản xuất hàng xuất khẩu
Xuất khẩu càng phát triển, càng có điều kiện mở rộng thị trường tiêuthụ sản phẩm và tăng khả năng cung cấp những nguồn lực khan hiếm cho quátrình sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước Với các nước pháttriển, xuất khẩu có thể giải quyết mâu thuẫn giữa sản xuất và thị trường, thìđối với các nước đang phát triển, thông qua xuất khẩu có thể nâng cao nănglực sản xuất trong nứơc Xuất khẩu còn có vai trò to lớn trong việc tăngcường hợp tác quốc tế, phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại và tăng cường địa
vị kinh tế của một nước trên thị trường thế giới, đang là vấn đề có ý nghĩaquan trọng đối với các nước đang phát triển hay chuyển đổi như Việt Nam…
Tuy nhiên, xuất khẩu không phải chỉ có vai trò tích cực Nếu khai thácquá mức những lợi ích của xuất khẩu, nhất là trong giai đoạn đầu khi mớitham gia vào thương mại quốc tế, hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là hàng nôngsản và các nguyên liệu, phá vỡ thế cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môitrường kinh tế- xã hội… và có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế bềnvững trong tương lai
1.2Vai trò của nhập khẩu
Hoạt động xuất nhập khẩu có quan hệ chặt chẽ với nhau Chúng vừa làkết quả vừa là tiền đề của nhau Nếu xuất khẩu đựoc coi là nhân tố quan trọng
để phát triển kinh tế- xã hội, thì nhập khẩu chính là công cụ để thực hiện vaitrò đó Có thể nói, nhập khẩu có tác động trực tiếp đến sản xuất và kinh doanhthương mại nói chung, ngoại thương nói riêng, thông qua việc đổi mới trangthiết bị, công nghệ sản xuất và cung cấp các nguồn lực mà một nước khan
Trang 26hiếm… Hoạt động nhập khẩu đồng thời cũng giúp cho việc cải thiện và nângcao đời sống của các tầng lớp dân cư Thông qua nhập khẩu, người dân mộtnước có thể mua được nhiều hàng hoá hơn với chất lượng cao hơn và thậmchí giá rẻ hơn.
Nhưng cũng giống như xuất khẩu, nếu những lợi ích của nhập khẩu khôngđược khai thác hợp lý, sẽ có thể biến một nước thành bãi thải của những kĩ thuậtcông nghệ lạc hậu và đẩy dân chúng vào tâm lý sính hàng ngoại, bài xích hàng nộicùng một mức sống cao hơn khả năng có thể đáp ứng của nền kinh tế…
2 Tình hình thương mại Việt Nam trong thời gian qua
2.1 Tình hình thương mại của Việt Nam
Trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động, giá dầu tăngcao, khủng hoảng nhà đất ở Mỹ, thì ở trong nước cùng với lạm phát tăng cao,thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán mất điểm liên tục,việc thâm hụt cán cân thương mại trong những năm 2007, 2008 cho thấychiều hướng kinh tế của Việt Nam ngày càng đi xuống Theo kinh nghiệmquốc tế, khi thâm hụt cán cân thương mại lớn và kéo dài mà không có cácbiện pháp cần thiết như tăng lãi suất, hạ hoặc phá giá đồng tiền, cắt giảm chitiêu chính phủ thì nền kinh tế có thể bị khủng hoảng cung-cầu Thâm hụtthương mại thường diễn ra ở nhiều nền kinh tế đang phát triển Tuy nhiên,nếu nền kinh tế hấp thụ vốn đầu tư tốt, đầu tư hiệu quả thì thâm hụt thươngmại cao là dấu hiệu của sự tăng trưởng trong giai đoạn tiếp theo và ngược lại.Trong những năm 2007, thâm hụt thương mại của Việt Nam lên tới 11 tỷUSD, với thâm hụt tài khoản vãng lai lên tới 7 tỷ USD Vào những tháng đầunăm 2008, xu hướng thâm hụt cán cân thương mại và thâm hụt tài khoản vãnglai của Việt Nam còn nhanh hơn nữa Thâm hụt cán cân thương mại nhữngtháng đầu năm 2008 chiếm khoảng 9,5% GDP, tính tới cuối năm 2008 là hơn
Trang 2720 tỷ USD, cao hơn rất nhiều so với mức năm 200717 Xem bảng dưới đây đểthấy rõ hơn cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam so với GDP qua cácnăm
Bảng 2.3 Cán cân thanh tóan quốc tế của Việt Nam từ năm 2004 đến
)
(9.50)
Nguồn: Viện quản lý Kinh tế trung ương (CIEM) và IMF
Biểu đồ 2.2 Nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai, tính theo % GDP
Tµi kho¶n v·ng lai C¸n c©n th ¬ng m¹i
Nguồn: Báo cáo của Barclays Capital
Trang 28Biểu đồ 2.2 cũng cho thấy tình hình nhập siêu và tài khoản vãng lai củaViệt Nam trong những năm qua Có thể nói, nhập siêu và thâm hụt tài khoảnvãng lai không phải là một hiện tượng lạ với Việt Nam Từ năm 2000 đến nayViệt Nam liên tục bị thâm hụt cán cân thương mại với tình hình nhập siêu vàthâm hụt cán cân tài khoản vãng lai ngày càng trầm trọng Từ năm 2007 con
số nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai là rất lơn, cao hơn nhiều so vớicác năm trước
Để có một cái nhìn khách quan về tình hình nhập siêu của Việt Nam,chúng ta cần so sánh với tình hình của các nước có điều kiện và hoàn cảnhgần gũi với ta
Biểu đồ 2.3 Tình hình thương mại của các nước khu vực Châu Á
Trang 29Biểu đồ 2.3 là biểu đồ tình hình cán cân thương mại của các nướctrong khu vực Châu Á Ngoại trừ Ấn Độ cũng có thâm hụt cán cân thươngmại, Việt Nam là nước duy nhất trong khối ASEAN có thâm hụt cán cânthương mại Nhưng kể cả so với Ấn Độ về mặt tương đối mức thâm hụt củaViệt Nam là quá lớn, lên khoảng 14,6% của GDP so với khoảng 2% của Ấn
Độ So với các nước láng giềng trong khu vực như Thái Lan, Phillipin,Indonexia, Malaysia, Trung Quốc thì tình hình thương mại của Việt Nam làrất đáng lo ngại Theo thống kê của Meril Lynch cho thấy, tính theo tỷ lệ %GDP thì các nước đều có tỷ lệ thặng dư trên GDP khá lớn Bức tranh ở ViệtNam hoàn toàn ngược lại
Có thể nói trong một nền kinh tế mới mở cửa, việc xuất hiện tình trạngthâm hụt hay thặng dư hoàn toàn là điều bình thường Với Việt Nam là mộtnước có tốc độ tăng trưởng cao, ở giai đoạn đầu của phát triển, thâm hụt cáncân tài khoản vãng lai và cụ thể hơn là thâm hụt cán cân thương mại là điềuhết sức bình thường, và nhiều khi là cần thiết để có thể tận dụng được nguồnvốn bên ngoài để phát triển kinh tế và cải thiện đời sống người dân Tuy nhiênnếu con số thâm hụt ở mức vừa phải thì không đáng lo ngại Nhưng khi thâmhụt quá cao và diễn ra liên tục trong một thời gian dài thì là một dấu hiệuđáng lo ngại sẽ gây rủi ro cho nền kinh tế