1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Khủng hoảng tài chính – tiền tệ Đông Nam Á 1997

11 2,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 103,5 KB

Nội dung

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á 1997, tuy bắt nguồn từ Đông Nam Á, nhưng ảnh hưởng của nó đã lan rộng ra toàn cầu và gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu, đến cả các nước

Trang 1

Thập niên 70 – 80, Thế giới chứng kiến sự phát triển thần kỳ của khu vực Châu

Á, với những “con rồng, con hổ Châu Á” xuất hiện liên tục trên toàn khu vực

Tuy nhiên, phát triển trong thời đại toàn cầu hóa mà không có những chính sách hợp lý nhằm giữ ổn định nền kinh tế, những giải pháp ứng biến kịp thời trước những nguy cơ có thể xảy ra, luôn tiềm ẩn những rủi ro, đặc biệt tại các nền kinh tế mới nổi ở khu vực Đông Nam Á trong thập niên 80 – 90, tiêu biểu là Thái Lan, Indonexia, Philippin Thực tế, khi khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á xảy ra, bắt nguồn từ Thái Lan, những nước kể trên đã phải gánh chịu những hậu quả nặng nề nhất Phải rất lâu nữa, Thế giới mới có thể được tiếp tục chứng kiến sự “Thần kỳ kinh tế Đông Á”

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á 1997, tuy bắt nguồn từ Đông Nam Á, nhưng ảnh hưởng của nó đã lan rộng ra toàn cầu và gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu, đến cả các nước như Nga, Brasil, Hoa Kỳ Bên cạnh những ảnh hưởng về kinh tế, quan hệ quốc tế giai đoạn sau khủng hoảng cũng không tránh khỏi những chuyển biến to lớn, đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á, cái nôi nảy sinh khủng hoảng

Phân tích vấn đề này, chúng ta có thể phần nào giải đáp những thắc mắc: Tại sao một đất nước từ trạng thái tăng trưởng cao ngay trước cuộc khủng hoảng có thể biến chuyển rất nhanh sang trạng thái khủng hoảng, sụt giảm kinh tế trầm trọng? Làm thế nào từ cuộc khủng hoảng trong một khu vực, ảnh hưởng của nó

đã lan rộng ra toàn thế giới, cả về kinh tế - an ninh - chính trị?

Trang 2

I/ Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng:

1) Nguyên nhân kinh tế

Nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém

Thái Lan và một số nước Đông Nam Á đã cố gắng thực hiện cái mà các nhà kinh tế gọi là Bộ ba chính sách không thể đồng thời Họ vừa cố định giá trị đồng tiền của mình vào Dollar Mỹ, vừa cho phép tự do lưu chuyển vốn (tự do hóa tài khoản vốn) Kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng nhanh trong thập niên 1980 và nửa đầu thập niên 1990 đã tạo ra sức ép tăng giá nội tệ Để bảo vệ tỷ giá cố định, các ngân hàng trung ương Đông Nam Á đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng Kết quả là cung tiền tăng gây ra sức ép lạm phát Chính sách vô hiệu hóa (sterilization policy) đã được áp dụng để chống lạm phát vô hình chung đẩy mạnh các dòng vốn chảy vào nền kinh tế

Thiếu công cụ điều tiết nguồn vốn

Chính sách tiền tệ nới lỏng và việc tự do hóa tài chính ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cuối thập niên 1980 đã khiến cho tính thanh khoản toàn cầu trở nền cao quá mức Các nhà đầu tư ở các trung tâm tiền tệ nói trên của thế giới tìm cách thay đổi danh mục tài sản của mình bằng cách chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài Trong khi đó, các nước châu Á lại thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vốn Lãi suất ở các nước châu Á cao hơn ở các nước phát triển Chính vì thế, các dòng vốn quốc tế đã ồ ạt chảy vào các nước châu Á.Việc tăng nguồn vốn làm tăng tỷ giá hối đoái, từ đó làm trầm trọng thêm thâm hụt thương mại

Những thay đổi bất lợi của kinh tế thế giới

Nhật Bản, một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của các nước châu Á

bị trì trệ từ đầu thập niên 1990 Trong khi đó, nền kinh tế của Mỹ đang được khôi phục lại sau tình trạng suy thoái đầu những năm 1990.Việc này làm cho

Trang 3

Mỹ trở thành một thị trường hấp dẫn đầu tư hơn so với các nước ở Đông Á, và

do đó hấp dẫn những luồng vốn đầu tư ngắn hạn thông qua lãi suất ngắn hạn cao

và làm tăng giá đồng Dollar Mỹ Trong khi đó, sự mất giá của các đồng tiền trong nước như đồng Baht Thái Lan, Peso Phillippin, Rupiah Indonexia đã làm cho tình trạng vay nợ thêm trầm trọng.Các khoản nợ bằng Dollar hay Yên Nhật

đã trở thành gánh nặng lớn với rất nhiều doanh nghiệp ở các quốc gia này

Tấn công đầu cơ và rút vốn đồng loạt

Nguyên nhân trực tiếp của khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 là những cuộc tấn công đầu cơ và việc rút vốn đồng loạt khỏi các nước châu Á, xuất hiện đặc biệt trên thị trường ngoại hối, đẩy nền kinh tế vào khủng hoảng trên mọi phương diện Thị trường bất động sản của Thái Lan đã vỡ Một số thể chế tài chính bị phá sản, lên đến đỉnh điểm khi một công ty tài chính lớn – Finance One của Thái Lan bị sụp đổ Người ta không còn tin rằng chính phủ đủ khả năng giữ nổi tỷ giá hối đoái cố định.Từ việc Thái Lan cho phép thả nổi đồng Baht đã dẫn đến sự sụp đổ dây chuyền của các đống Peso Phillippin, Rupiah Indonexia, Ringgit Malaysia và Won Hàn Quốc Khi phát hiện thấy những điểm yếu chết người trong nền kinh tế của các nước châu Á, một số thể chế đầu cơ vĩ mô đã tiến hành tấn công tiền tệ châu Á(1) Các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn ra

2)Nguyên nhân chính trị

Một nguyên nhân trực tiếp của khủng hoảng là các nước không có chính sách phù hợp nhằm ứng phó khủng hoảng Nhiều nhà kinh tế cho rằng khi mới bị tấn công tiền tệ, đáng lẽ các nước châu Á phải lập tức thả nổi đồng tiền của mình chứ không nên cố sức bảo vệ tỷ giá để đến nối cạn kiệt cả dự trữ ngoại hối nhà nước mà lại càng làm cho tấn công đầu cơ thêm kéo dài

(1) ) Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã cáo buộc nhà đầu cơ George Soros đã làm dấy lên tình trạng đầu

cơ tiền tệ trên phạm vi lớn trong nền kinh tế Malaysia

Trang 4

Chính phủ ở một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Indonexia, những người vận hành sự “Thần kỳ kinh tế” đã nhanh chóng bộc lộ bản chất tham nhũng, dung túng của mình trong một chủ nghĩa tư bản hữu hảo (Crony Capitalism) Chính những chính sách và chiến lược tạo nên sự tăng trưởng ngoạn mục những năm trước đây lại bị phát hiện là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự sụp đổ về kinh tế và tài chính, của hố sâu ngăn cách giàu nghèo, của sự khai thác môi trường quá mức và không kiểm soát được nguồn tài nguyên, không có dân chủ kinh tế hay sự tham gia bành trướng của các thế lực chính trị Các nhà đầu tư nước ngoài, nhân tố quan trọng trong sự trong sự tăng trưởng của ASEAN đã mất niềm tin và bắt đầu rút vốn và lợi nhuận khỏi các nước này Thật là một nghịch lý, vì “Chính những chính phủ này, chính những nhà lãnh đạo này, với những chiến lược và sự vận dụng như vậy trong suốt 30 năm qua đã tạo ra cái gọi là “Sự thần kỳ kinh tế”, vậy mà bây giờ lại là nguyên nhân của sự sụp đổ kinh tế, của thất nghiệp tràn lan và nghèo khổ, và sự rối loạn về chính trị

và xã hội”(2)

II Ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế

1) Khủng hoảng kinh tế - chính trị trong khu vực

a) Những hậu quả về kinh tế :

Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ 1997 đã làm các nền kinh tế trong khu vực lao đao trong những năm qua Trước cuộc khủng hoảng , các nước ASEAN, trong đó có Malayxia, Thái Lan và Indonexia đã từng được coi là “những con hổ Đông Nam Á” và những kỳ tích của sự “Thần kỳ Đông Á” với tốc độ phát triển kinh tế trung bình hàng năm cao vào loại lớn nhất Thế giới ( 6,6%), có được (2) TS Mahathir Bin Mohammad, Trước sự tấn công, sự rối loạn các đồng tiền, Kuala Lumpur, Limkokwing

Integrated, 1998, tr.94

Trang 5

những thành tích lớn về xóa đói nghèo, bảo đảm an ninh xã hội song cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ năm 1997 đã kéo lùi sự phát triển Kinh Tế - Xã hội của một số nước ASEAN lại vài thập kỷ Khủng hoảng đã gây ra những ảnh hưởng

vĩ mô nghiêm trọng, bao gồm mất giá tiền tệ, sụp đổ thị trường chứng khoán, nhiều doanh nghiệp bị phá sản, dẫn đến hàng triệu người bị đẩy xuống dưới ngưỡng nghèo trong các năm 1997 – 1998 Những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Hàn Quốc, Indonexia và Thái lan Tại Thái Lan, đồng Baht mất giá gần

501%, chỉ số chứng khoán tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997, vốn thị trường giảm từ 141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ USD Đồng Won Hàn Quốc giảm giá xuống còn 1700KW/USD từ mức 1000 KRW/USD Tại Indonexia, tháng 9 năm 1997, cả giá Rupiah lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm xuống mức thấp lịch sử Đầu tư bên ngoài từ 22 tỷ dollar năm

1997 tụt xuống 13 tỷ năm 1999

b) Khủng hoảng an ninh – chính trị

Những bất ổn về kinh tế đã đưa đền những bất ổn về chính trị trong một số nước Các nước ASEAN đã mất đà đi lên sau khủng hoảng kinh tế, dần dần bộc

lộ những khủng hoảng nội bộ trầm trọng.Khủng hoảng ở cấp độ quốc gia, đã đẩy thêm những người nghèo, những người thất nghiệp ra ngoài đường phố, những mâu thuẫn xã hôi, sắc tộc, tôn giáo lại có dịp bùng kên đe dọa sự ổn định xã hội, gây căng thẳng và xung đột lan tràn Lòng tin về một “phép lạ Châu Á” đã không còn Mô hình chính trị bị xoay chuyển, đặc biệt là ở Indonexia, Thái Lan Đầu tiên là sự ra đi của Suharto(3) ở Indonexia, Chavalit Yongchaiyudh(4) ở Thái Lan Tâm lý chống phương Tây gia tăng cùng sự phê phán gay gắt nhằm vào George Soros(5) và IMF.Các phong trào hổi giáo ly khai phát triển mạnh, đặc biệt

là ở Indonexia, khi chính quyền Trung ương nước này suy yếu Một hệ quả tất

1

(3) Cựu lãnh đạo quân sự và chính trị Indonesia, bị buộc từ chức tháng 5 năm 1998.

(4) Thủ tướng chính phủ Thái Lan nhiệm kỳ 1996 – 1997.

(5) Tỉ phú người Mỹ gốc Do Thái, ông chủ tập đoàn Soros Quantum Fund, thu lợi hàng tỉ dollar từ khủng hoảng tài chính Đông Nam Á 1997.

Trang 6

yếu là việc Đông Timor tách ra thành một quốc gia độc lập trước sự bất lực của

tổ chức ASEAN

Những bất ổn về kinh tế - chính trị trong một số nước ASEAN đã làm ảnh hưởng đến an ninh và ổn định chung toàn khu vực, hình ảnh và uy tín của ASEAN với vai trò là một Hiệp hội liên kết các quốc gia Đông Nam Á.Khả năng hạn chế của các nước ASEAN trong giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn về kinh tế, tài chính, chính trị và an ninh làm các nước thành viên thiếu lòng tin vào

tổ chức, dẫn đến việc các nước đưa ra những chính sách khác nhau nhằm khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng mà không tham khảo ý kiến của nhau, dù chính sách đó có thể gây bất lợi cho các nước khác Do theo đuổi những lợi ích khác nhau, nhận thức khác nhau về vai trò của tổ chức trong tình hình mới, và trong một chừng mực nào đó do sự thiếu hiệu quả của hợp tác khu vực ở một số mặt nhất định đã xuất hiện những cách tiếp cận khác nhau về một số vấn đề của khu vực, về phương thức hoạt động tiếp theo của tổ chức, về nguyên tắc cơ bản được xác lập ngay từ khi thành lập ASEAN như nguyên tắc đối thoại và

“nguyên tắc không can thiệp nội bộ quốc gia” Điều đó đã ảnh hưởng đoàn kết trong nội bộ tổ chức

Sự lệ thuộc vào bên ngoài về thị trường, vốn và công nghệ của các nước ASEAN đã bộc lộ rõ sau cuộc khủng hoảng Để tìm cách khắc phục khủng hoảng, một số nước ASEAN lại phải chịu thêm sức ép từ bên ngoài để đổi lấy những khoản viện trợ, giúp đỡ về tài chính, tín dụng và quân sự Điều đó đã tạo thêm cơ hội cho các lực lượng bên ngoài tiếp tục gây sức ép, ảnh hưởng hoặc can thiệp sâu hơn vào khu vực

a) Quan hệ Mỹ - ASEAN

Trang 7

Trước hết, đối với Mỹ, từ 1990, kinh tế khu vực bắt đầu lớn mạnh do lượng đầu tư và trao đổi tăng lên nhiều giữa những nước trong vùng với nhau, nhờ đó

mà làm giảm bớt sự lệ thuôc vào Mỹ Khủng hoảng năm 1997 làm khựng lại những trao đổi đó khiến Mỹ chiếm lại được vị thế ưu tiên của kẻ cung cấp tư bản và đầu tư, hoặc ít ra của tay trọng tài, dùng khủng hoảng để bắt chẹt, để áp đặt những biện pháp cải cách trước đó đã bị khước từ(6) Mặc dù các nước như Thái Lan, Indonexia, Philippin đã nhiều lần chỉ trích Mỹ, bất mãn trước những

áp đặt của Qũy Tiền Tệ Quốc Tế IMF, tuy nhiên, sự lệ thuộc vào Mỹ là không thể tránh khỏi, cả về kinh tế lẫn chính trị Về chiến lược, nhu cầu xác nhận bảo đảm an ninh của Mỹ cũng gia tăng, thể hiện qua thao diễn Cobra Gold với Thái Lan, tập dượt không quân với Singapore và Úc, liên lạc chặt chẽ với Brunei, Malaysia và Indonesia…

b) Quan hệ Trung Quốc – ASEAN

Nhu cầu xác định bảo đảm an ninh của Mỹ song song với nhu cầu giao hảo với Trung Quốc.Trung Quốc là nước hầu như không bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng 1997.Trước một Nhật Bản sa sút về kinh tế, nắm bắt tình hình, Trung Quốc nghiễm nhiên chiếm thế thượng phong trong toàn khu vực Châu Á Một

số nước trong ASEAN (Singapore, Philippin, Malaysia) còn tìm đến Trung Quốc như một đối trọng để chống lại áp lực phương Tây và sự thống trị của

Mỹ Trung Quốc luôn chứng tỏ xây dựng kinh tế là mục tiêu hàng đầu, dựa trên cơ sở là hòa bình và ổn định trong khu vực ASEAN, đồng thời tránh gây hấn với phương Tây, nhằm xây dựng sự ủng hộ để gia nhập Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (WTO) Qua thời gian, ảnh hưởng an ninh – chính trị của Trung Quốc gia tăng cùng với ảnh hưởng về kinh tế Dưới mắt ASEAN, Trung Quốc vẫn khoác hai bộ mặt - ổn định và đe dọa – nhưng sau năm 1997, “bộ mặt đe dọa khuất sau bộ mặt của một cường quốc nắm vận mạng ổn định của cả khu vực trong tay”(7)

(6) Cao Huy Thuần, Quan hệ Mỹ - Trung - Nhật – ASEAN sau khủng hoảng Á Châu 1997

(7) Cao Huy Thuần, Trung Quốc : Một dấu hỏi

Trang 8

3) Tăng cường hợp tác trong khu vực ASEAN

Mặc dù có những mâu thuẫn trong chính sách giữa các nước ASEAN sau khủng hoảng, tuy nhiên, để tồn tại và tiếp tục phát triển, mỗi thành viên đều ý thức rõ được vai trò của hợp tác trong khu vực Tự hoàn thiện, tìm ra những bước đi, những chiến lược phát triển phù hợp điều kiện mỗi quốc gia, thích ứng kịp thời những nhu cầu đó đã tạo nên sức ép buộc các nước ASEAN hợp tác chặt chẽ hơn Sau khủng hoảng, ASEAN đang từng bước cố gắng lấy lại sự tự cường, kết hợp khéo léo hợp tác liên khu vực, tranh thủ mọi nguồn vốn và sự giúp đỡ để đối phó với các thách thức của toàn cầu hóa, mặc dù có thể còn nhiều mâu thuẫn trong quan điểm Đối với các nước nhỏ và yếu chỉ có một phương thức hiệu quả để đối phó với các trung tâm mạnh hơn của toàn cầu hóa, đó là “Chủ nghĩa khu vực”(8)

Bên cạnh đó, những thỏa thuận ở cấp khu vực nhằm phát triển một hệ thống phòng ngừa khủng hoảng tái diễn đã được thúc đẩy ở Châu Á như sáng kiến Chiang Mai, Tiến trình đánh giá và đối thoại kinh tế ASEAN + 3(9)

Lời kết

(8) Globlism, Regionalism and Nationalism, Yoshimibu Yamato biên soạn, Black Well Publisher Ltd, 1999, tr.75

(9) ASEAN + 3 : 10 nước ASEAN cùng với 3 nước Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc

Trang 9

Hơn 10 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Đông Nam Á 1997, nhằm khôi phục nề kinh tế và ngăn ngừa khủng hoảng tái diễn, các nền kinh tế Đông Á bị ảnh hưởng nặng đều tiến hành cải cách cơ cấu mạnh mẽ Khu vực này đang dần lấy lại được vị thế của mình dựa trên những cải cách về kinh tế, tăng cường hợp tác an ninh khu vực, xây dựng bộ máy chính trị ổn định Trong khoảng 3 năm gần đây, đã có những thành tích đáng kể khi khu vực Đông Á chiếm khoảng 1/3 vào tốc độ tăng trưởng kinh tế Thế giới Đồng thời, trong quan hệ quốc tế, khu vực Đông Á luôn giữ được sự ổn định, hòa bình trong nội

bộ từng nước cũng như khu vực

Tuy nhiên, vẫn còn đó những nguy cơ tiềm ẩn, về cả kinh tế lẫn chính trị mà các nước không thể xem thường.Các nền kinh tế trong khu vực này vẫn rất dễ bị tổn thương trước những tác động từ bên trong lẫn bên ngoài, trong đó dễ nhận thấy nhất là nguy cơ tăng trưởng nóng của Trung Quốc, các động thái bảo hộ từ phương Tây, đặc biệt là từ châu Âu và Mỹ(9)

Những nguy cơ tiềm ẩn đòi hỏi những nỗ lực hơn nữa từ phía các nước, mở rộng quan hệ hợp tác đa phương, xây dựng các định chế hợp tác an ninh kinh tế -chính trị ổn định bên cạnh ASEAN, AFTA, ARF, nhằm ngăn chặn và ứng phó kịp thời với khủng hoảng, hạn chế ảnh hưởng từ bên ngoài, xây dựng một khu vực hòa bình -hữu nghị - hợp tác cùng phát triển

Trên đây là những gì em nhận thức được về khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á 1997 và ảnh hưởng của nó đến quan hệ quốc tế Bài tiểu luận này chắc chắn còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được những nhận xét, đánh giá của các thầy cô Em xin chân thành cảm ơn

(9) Theo Bloomberg , FT, Ecomisct

Trang 10

Tài liệu tham khảo

1 An ninh kinh tế ASEAN và vai trò của Nhật Bản, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội, 2006

2 Vương Dật Châu (Chủ biên), An ninh Quốc tế trong thời đại toàn cầu hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 2004

3 Cao Huy Thuần, giáo sư đại học Amiens (Pháp), Quan hệ Mỹ - Trung – Nhật – ASEAN sau khủng hoảng Á châu 1997

4 http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%A7ng_ho%E1%BA%A3ng_t

%C3%A0i_ch%C3%ADnh_%C4%90%C3%B4ng_%C3%81

5 Globalism, Regionalism and Nationalism, Yoshinibu Yamato biên soạn,

Black Well Publishers Ltd, 1999

6 TS Mahathir bin Mohammad: Trước sự tấn công, sự rối loạn các đồng tiền, Kuala Lumpur, LimKokwing Integrated, 1998.

Ngày đăng: 11/04/2015, 18:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Globalism, Regionalism and Nationalism, Yoshinibu Yamato biên soạn, Black Well Publishers Ltd, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Globalism, Regionalism and Nationalism
6. TS. Mahathir bin Mohammad: Trước sự tấn công, sự rối loạn các đồng tiền, Kuala Lumpur, LimKokwing Integrated, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trước sự tấn công, sự rối loạn các đồngtiền
1. An ninh kinh tế ASEAN và vai trò của Nhật Bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006 Khác
2. Vương Dật Châu (Chủ biên), An ninh Quốc tế trong thời đại toàn cầu hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 2004 Khác
3. Cao Huy Thuần, giáo sư đại học Amiens (Pháp), Quan hệ Mỹ - Trung – Nhật – ASEAN sau khủng hoảng Á châu 1997 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w