Chủ nghĩa dân tộc trong Tuyên ngôn Độc lập Cập nhật: 1/9/2008 17:37 63 năm trước, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Bản Tuyên ngôn ấy không chỉ có ý nghĩa tuyên bố với thế giới về quyền độc lập, quyền tự do của dân tộc Việt Nam, mà còn khơi dậy tinh thần dân tộc chân chính, hiệu triệu hàng chục triệu đồng bào cả nước quyết tâm gìn giữ nền độc lập non trẻ. Ảnh tư liệu. Thomas Jefferson, tác giả của Bản Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng của nước Mỹ năm 1776. Bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ bắt đầu bằng câu: "Trời sinh ra ai cũng có quyền tự do, quyền giữ tính mệnh của mình…", nhưng khi trích dẫn câu này trong Bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hồ Chí Minh đã viết khác đi: "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc"… Bác đã suy rộng ra chân lý này, đối với mọi dân tộc… Vào những năm cuối của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Mỹ, khi đó là 1 cường quốc mới nổi - nơi mà chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ. Nước Mỹ, cũng không hề có thuộc địa. Trong một Tuyên bố có 14 điểm, Tổng thống Mỹ Wilson đã dành một điểm để nói về các nước thuộc địa với những khái niệm như "dân chủ", "quyền dân tộc tự quyết"… lời tuyên bố này của Tổng thống Mỹ đã thu hút sự quan tâm của những người đấu tranh chống thực dân trên toàn thế giới, trong đó có Hồ Chí Minh. Bà Sophie Quinn Judge, Trường Đại học Temple - Massachusset cho biết: "Hồ Chí Minh đã viết nhiều bài báo cho Quốc tế Cộng sản, qua đó, có thể thấy ông đã nhìn thấy rõ sự bất công trong xã hội Mỹ. Ông cũng đã nhận thức được nhiều vấn đề được nêu trong Bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ và trong Hiến pháp của nước Mỹ. Đó có thể là những lý do tại sao Hồ Chí Minh lại đưa một số nội dung của Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ vào trong Bản tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam vào ngày 2/9/1945. Nhưng chắc chắn, Hồ Chí Minh là người có sự nhạy cảm và sự nhận biết tinh tế về chính trị, để phân biệt những mặt tích cực và những mặt tiêu cực của hình thái xã hội Mỹ. Ông đã nhận thức được một vấn đề quan trọng, đó là nước Mỹ không thể giúp Việt Nam bảo vệ quyền lợi dân tộc". Trong Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra một điểm quan trọng: "Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều có quyền bình đẳng". Theo Tiến sĩ Bùi Đình Phong, đây không chỉ là chuyện của một dân tộc Việt Nam, mà còn khẳng định khát vọng của tất cả các dân tộc thuộc địa lúc đó. Vào năm 1945, khi các nước đồng minh nói đến quyền dân tộc tự quyết, khái niệm đó chưa được áp dụng cho các dân tộc thuộc địa. Nhưng bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không chỉ là tuyên bố nền độc lập của dân tộc Việt Nam, mà còn pháp lý hóa khát vọng độc lập, tự do của tất cả các dân tộc trên thế giới, trong đó có các dân tộc thuộc địa. Giáo sư Sử học Lê Mậu Hãn lại nhìn nhận việc trích dẫn hai ý quan trọng của Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp ở một góc độ khác. Hồ Chủ Tịch với thiếu nhi Việt Bắc năm 1960. Sự kết hợp giữa độc lập cho dân tộc và tự do cho nhân dân, ở Hồ Chí Minh, đã trở thành chủ nghĩa dân tộc sáng suốt. Và chính chủ nghĩa dân tộc sáng suốt ấy mới là động lực chân chính để tất cả các tầng lớp người Việt Nam, trong nước hay ở nước ngoài, thậm chí cả những người trong chế độ cũ, cũng tham gia ủng hộ để cách mạng thành công. Điều này được nhắc đến trong tài liệu Bản án chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam, được Bảo tàng Cách mạng Việt Nam công bố. Tài liệu này được cho là do Chủ tịch Hồ Chí Minh viết sau năm 1945. Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Lê Mậu Hãn: "Độc lập của dân tộc, tự do của nhân dân. Chỉ có hai điều đó mới đem đến hạnh phúc chân chính. Chỉ có hai điều đó, mới là mục tiêu suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và chỉ có hai điều đó, mới đủ để khiến dân tộc tộc Việt Nam thà hy sinh tất cả, chứ không đánh mất". Trung Đại http://www.vtv.vn/VN/TrangChu/TinTuc/CKX/2008/9/1/178619/ . cho các dân tộc thuộc địa. Nhưng bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không chỉ là tuyên bố nền độc lập của dân tộc Việt Nam, mà còn pháp lý hóa khát vọng độc lập, tự do. Chủ nghĩa dân tộc trong Tuyên ngôn Độc lập Cập nhật: 1/9/2008 17:37 63 năm trước, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, . nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Bản Tuyên ngôn ấy không chỉ có ý nghĩa tuyên bố với thế giới về quyền độc lập, quyền tự do của dân tộc Việt Nam, mà còn khơi dậy tinh thần dân tộc chân chính,