1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán tài sản cố định tại công ty cà phê

51 725 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 523 KB

Nội dung

Tài sản cố định là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể và cũng có thể chỉ tồn tại dưới hình thái giá trị được sử dụng để thực hiện một số chức năng trong quá trình kinh doanh, có giá trị lớn và sử dụng dài theo quy định trong chế độ quản lý tài sản hiện hành. Tiêu chuẩn về TSCĐ được quy định trong chuẩn mực QĐ 2062003QĐBTC. Tài sản cố định phải hội đủ các tiêu chuẩn sau:

Trang 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

Trang 2

DANH MỤC BẢNG BIẾU, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức quản lý

Sơ đồ 3.2: Bộ máy kế toán

Sơ đồ 3.3: Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng lao động của công ty

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động SXKD của công ty

Bảng 3.3: Bảng phân loại TSCĐ theo hình thái sử dụng

Bảng 3.4: Sổ chi tiết TK 211

Bảng 3.5: Sổ cái TK 211

Bảng 3.6: Bảng trích khấu hao TSCĐ của công ty

Bảng 3.7: Bảng phân bổ khấu hao

Bảng 3.8: Sổ chi tiết TK 214

Bảng 3.9: Sổ cái TK 214

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

Trang 3

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

1.3.2.1 Phạm vi về thời gian 3

1.3.2.2 Phạm vi không gian 3

PHẦN THỨ HAI: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.4 2.1 Cơ cở lý luận 4

2.1.1 Tổng quan về tài sản cố định 4

2.1.1.1 Khái niệm tài sản cố định 4

2.1.1.2 Đặc điểm của tài sản cố định 4

2.1.1.3 Phân loại tài sản cố định 5

2.1.1.4 Đánh giá tài sản cố định 6

2.1.2 Kế toán tài sản cố định 7

2.1.2.1 Khái niệm 7

2.1.2.2 Tài khoản sử dụng 8

2.1.2.3 Kế toán một số nghiệp vụ tăng tài sản cố định 9

2.1.2.4 Kế toán một số nghiệp vụ giảm tài sản cố định 11

2.1.3 Kế toán khấu hao tài sản cố định 12

2.1.3.1 Khái niệm 12

2.1.3.2 Phương pháp khấu hao tài sản cố định 12

2.1.3.3 Tài khoản sử dụng 13

2.1.3.4 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 14

2.1.4 Kế toán sửa chữa tài sản cố định 14

2.1.4.1 Khái niệm 14

2.1.4.2 Các hình thức sửa chữa tài sản cố định 14

2.1.4.3 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 14

2.2 Phương pháp nghiên cứu 16

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu chung 16

2.2.1.1 Phương pháp duy vật biện chứng 16

2.2.1.2 Phương pháp duy vật lịch sử 16

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 16

2.2.2.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu 16

2.2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 16

2.2.2.3 Phương pháp chuyên gia 16

PHẦN THỨ BA: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17

3.1 Đặc điểm của nông trường cao su Phú Xuân 17

3.1.1 Vị trí địa lý 17

3.1.2 Sự hình thành và phát triển của nông trường 17

3.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán, bộ máy sản xuất 18

3.1.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý 18

3.1.3.2 Tổ chức bộ máy kế toán 19

3.1.3.3 Tổ chức bộ máy sản xuất 20

3.1.4 Kết quả hoạt động của nông trường trong hai năm gần đây 21

3.2 Quản lý và hạch toán tài sản cố định tại nông trường cao su Phú Xuân 22

3.2.1 Tình hình chung về tài sản cố định tại nông trường 22

3.2.2 Tình hình quản lý tài sản cố định tại nông trường 26

3.2.3 Thực trạng hạch toán tài sản cố định tại nông trường 26

Trang 4

3.2.3.1 Hạch toán tăng tài sản cố định 26

3.2.3.2 Hạch toán giảm tài sản cố định 30

3.2.4 Khấu hao tài sản cố định tại nông trường 30

3.2.5 Sửa chữa tài sản cố định tại nông trường 33

3.2.5.1 Sửa chữa thường xuyên,bảo dưỡng 33

3.2.5.2 Sửa chữa lớn 33

3.2.6 Nhận xét 34

3.2.6.1 Công tác quản lý tài sản cố định 34

3.2.6.2 Công tác hạch toán tài sản cố định 35

PHẦN THỨ TƯ: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 36

4.1 Kết luận 36

4.2 Kiến nghị 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN THỨ NHẤT

MỞ ĐẦU

Trang 5

1.1 Tính cấp thiết của đề tài.

Thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây đã có những chuyển biến mạnh mẽ Sự chuyển đổi từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã giúp cho đất nước ta có bước tiến rõ rệt trên con đường quá độ lên Chủ nghĩa xã hội

Đồng thời đất nước ta đang trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập theo sự phát triển của thế giới và xu hướng của thời đại Hội nhập và phát triển kinh tế là một cơ hội đồng thời cũng là một sự thách thức lớn đối với nền kinh tế nước nhà nói chung và cụ thể là các doanh nghiệp trong nước nói riêng Việt Nam đã và đang tập trung, phát triển mọi nguồn lực, phát huy tối đa cả nội lực và ngoại lực Điều này đòi hỏi các chủ thể sản xuất kinh doanh muốn tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này phải có chiến lược kinh doanh cho phù hợp, tập trung quản lý và sử dụng mọi nguồn lực sao cho hiệu quả nhất Trong đó TSCĐ được coi là nguồn lực quan trọng Vì bất kỳ một doanh nghiệp nào, khi bắt đầu bước vào sản xuất kinh doanh thì yêu cầu đầu tiên là phải có một nền tảng cần thiết về cơ sở vật chất, đó chính là TSCĐ TSCĐ là tư liệu sản xuất chủ yếu, có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, thường lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp, là tư liệu sàn xuất chủ yếu.Quản lý và sử dụng TSCĐ không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động kế hoạch sản xuất kinh doanh mà còn là biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt như hiện nay TSCĐ nếu không được trang bị, đổi mới thường xuyên thì sẽ bị lạc hậu, làm cho chi phí tăng cao, giá thành cao,… doanh nghiệp sẽ không thể cạnh tranh trên thị trường Do đó, việc đổi mới công nghệ, trang bị TSCĐ hiện đại đang là một xu thế của các doanh nghiệp hiện nay Đã trang bị được TSCĐ tiên tiến, hiện đại nhưng công tác quản lý và sử dụng chúng nếu không được thực hiện tốt thì sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế, đôi khi có thể gây ra những thiệt hại cho doanh nghiệp

Tầm quan trọng của TSCĐ và công tác quản lý TSCĐ là như vậy, làm thế nào để quản lý tốt TSCĐ? Trang bị TSCĐ như thế nào là hợp lý, phù hợp đối với một doanh nghiệp? Hạch toán TSCĐ tại doanh nghiệp bao gồm những công việc gì? Đó là những điều mà tôi muốn tìm hiểu

Trang 6

Do đó công tác quản lý, sử dụng, hạch toán TSCĐ đã trở thành một vấn đề rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp.Xuất phát từ những nhận thức trên, trong thời gian thực tập tại

Công ty cà phê Tháng 10, tôi đã chọn đề tài: “Thực trạng hạch toán và sử dụng tài sản cố định tại Công ty cà phê Tháng 10” làm đề tài báo cáo thực tập tổng hợp của mình.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu.

• Tìm hiểu cơ sở lý luận về kế toán TSCĐ

• Đánh giá thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại Công ty Cà Phê Tháng 10

• Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác hạch toán TSCĐ tại Công

ty Cà Phê Tháng 10

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

1.3.1 Đối tuợng nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng kế toán TSCĐ tại Công ty cà phê Tháng 10

Trang 7

Tài sản cố định là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể và cũng có thể chỉ tồn tại dưới hình thái giá trị được sử dụng để thực hiện một số chức năng trong quá trình kinh doanh,

có giá trị lớn và sử dụng dài theo quy định trong chế độ quản lý tài sản hiện hành Tiêu chuẩn

về TSCĐ được quy định trong chuẩn mực QĐ 206/2003/QĐ-BTC Tài sản cố định phải hội đủ các tiêu chuẩn sau:

Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó

Nguyên giá TSCĐ được xác định một cách đáng tin cậy

Thời gian sử dụng từ một năm trở lên

Có giá trị từ 10.000.000 đồng VN trở lên

2.1.1.2 Đặc điểm của tài sản cố định

Nhận biết đặc điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý TSCĐ, TSCĐ

- TSCĐ trải qua rất nhiều chu kỳ kinh doanh mới hoàn đủ một vòng quay của số vốn bỏ

ra ban đầu để mua sắm Do đó, doanh nghiệp phải quản lý TSCĐ cả về giá trị và hiện vật

2.1.1.3 Nhiệm vụ kế toán

- Phản ánh tình hình số lượng, chất lượng, tình hình tăng giảm TSCĐ trong toàn doanh nghiệp và từng nơi sử dụng Kiểm tra việc bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng TSCĐ hợp lý, hiệu quả

- Tính đúng, phân bổ kịp thời và chính xác số khấu hao TSCĐ vào các đối tượng sử dụng Quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư hình thành từ việc trích khấu hao TSCĐ có hiệu quả

Trang 8

- Lập kế hoạch và dự toán chi phí sữa chữa lớn, phản ánh và kiểm tra tình hình chi phí thực tế sữa chữa TSCĐ.

- Theo dõi, ghi chép, kiểm tra chặt chẽ quá thanh lý, nhượng bán TSCĐ

- Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ kế toán ghi chép ban TSCĐ Mở các loại sổ cần thiết, hoạch toán theo chế độ quy định và lập báo cáo

- TSCĐ vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị

và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ, hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình

TSCĐ vô hình bao gồm các loại sau:

Trang 9

- TSCĐ thuê tài chính: Là tài sản thuê mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro

và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê

2.1.2 Đánh giá TSCĐ:

Là xác định giá tri ghi sổ TSCĐ theo những tiêu thức nhất định, giá trị TSCĐ được đánh giá theo giá trị ban đầu ( tức nguyên giá TSCĐ ) và giá trị còn lại

2.1.2.1 Nguyên giá tài sản cố định:

A Nguyên giá tài sản cố định hữu hình:

Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

a Trường hợp mua sắm (TSCĐ mới và TSCĐ cũ)

* Đối với cơ sở kinh doanh chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế:

* Đối với cơ sở kinh doanh chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không chịu thuế GTGT:

;Nguyên giá Giá thanh toán Các khoản giảm giá Chi phí liên quan ThuếNK

tài sản = (kể cả - mua, chiết khấu thương + (vận chuyển, + (nếucó)

cố định thuế VAT) mại được hưởng chạy thử…)

b Trường hợp đầu tư xây dựng cơ bản: bộ phận xây dựng cơ bản có hạch toán kết quả riêng hoặc thuê ngoài:

* Đối với cơ sở kinh doanh chịu thuế VAT theo phương pháp khấu trừ:

Nguyên giá Giá trị thực tế của công trình xây dựng Các chi phí

tài sản = (qui định tại điều lệ quản lý đầu tư + liên quan

cố định và xây dựng hiện hành ) khác

* Đối với cơ sở kinh doanh chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không chịu thuế GTGT:

Nguyên giá Giá trị thực tế của Thuế Chi phí

TSCĐ = công trình xây dựng + GTGT + liên quan

c Trường hợp đầu tư xây dựng cơ bản do bộ phận xây dựng cơ bản không hạch toán kết quả riêng:

Trang 10

Nguyên giá Tổng số chi phí Chi phí

TSCĐ = thực tế xây dựng cơ bản + liên quan

d Trường hợp TSCĐ được cấp, được điều chuyển đến:

Nguyên giá Giá trị còn lại Giá trị được đánh giá thực tế Chi phí

TSCĐ = trên sổ sách (hoặc) của hội đồng giao nhận + liên quan

f TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi:

- Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị thanh lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về

- Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương

tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự Trong cả hai trường hợp không có bất cứ một khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi

g Trường hợp nhận do biếu tặng , vốn góp liên doanh:

Nguyên giá Giá trị theo đánh giá thực tế Chi phí

TSCĐ = của hội đồng giao nhận + liên quan

B Nguyên giá TSCĐ vô hình.

Là toàn bộ các chi phi mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính

a Nguyên giá TSCĐ vô hình mua riêng biệt.

Trang 11

Bao gồm giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế(không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.

b Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, trả góp.

Nguyên giá TSCĐ vô hình được phản ánh theo giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua trả tiền mua Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ vô hình theo quy định của chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”

c TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi.

+ Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về, hoặc giá trị thanh lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan phải tính ra đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính

+ Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình tương

tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một TSCĐ vô hình tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem trao đổi

d Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất.

Nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất là tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng (+) chi phí đền bù cho giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ …

e Nguyên giá TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng

Nguyên giá được xác định theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính

C Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính

Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ảnh ở đơn vị đi thuê là giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê tài sản tối thiểu, thì nguyên giá ghi theo giá trị hiện tại

Trang 12

của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu Chi phí phát sinh ban đầu liên quan trực tiếp đến hoạt động thuê tài chính được tính vào nguyên giá của tài sản cố định thuê.

Nguyên giá Giá mua Các khoản giảm Chi phí Thuế nhập khẩu

tài sản = thực tế - giá mua + liên quan + (nếu

cố định được hưởng có)

Phần chênh lệch giữa tiền thuê tài chính phản ánh ở đơn vị phải trả cho đơn vị cho thuê

và nguyên giá TSCĐ đó được hạch toán vào chi phí kinh doanh phù hợp với thời hạn hợp đồng thuê tài chính

2.1.2.2 Giá trị còn lại TSCĐ

Là sự giảm dần giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ của kỹ thuật… trong quá trình hoạt động của TSCĐ

Giá trị còn lại = Nguyên giá TSCĐ - Giá trị hao mòn lũy kế TSCĐ

2.1.3 Khấu hao và phương pháp tính khấu hao TSCĐ.

2.1.3.1 Hao mòn TSCĐ

Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật… trong quá trình hoạt động của TSCĐ

2.1.3.2 Khấu hao TSCĐ

Là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ và chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng của TSCĐ.Khấu hao TSCĐ là một yếu tố chi phí được biểu hiện bằng giá trị tiền tệ và sẽ thu hồi trong doanh thu bán hàng

2.1.3.3 Ý nghĩa của việc tính khấu hao TSCĐ

Khấu hao TSCĐ phản ảnh phần giá trị đã hao mòn của TSCĐ Việc tính toán số trích lập quỹ khấu hao có ý nghĩa rất quan trọng:

- Tính toán chính xác số khấu hao sẽ làm cho việc tính toán giá thành, phí lưu thông và tích lũy tiền tệ ở các doanh nghiệp được chính xác

- Tính toán chính xác số tiền trích khấu hao không những chỉ có tác động đảm bảo tái sản xuất giản đơn TSCĐ mà còn có tác dụng đảm bảo tái sản xuất mở rộng TSCĐ

2.1.3.4 Phương pháp tính khấu hao

Có nhiều phương pháp tính khấu hao TSCĐ, tùy vào từng loại hình doanh nghiệp và tài

Trang 13

sản mà lựa chọn hình thức khấu hao phù hợp Ở đây, chỉ đề cập đến phương pháp khấu hao thông dụng được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp là phương pháp khấu hao theo đường thẳng.

Phương pháp khấu hao theo đường thẳng

Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ theo công thức dưới đây: Mức KH hàng năm = Nguyên giá TSCĐ

Số năm sử dụng

Mức KH hàng tháng = Mức KH hàng năm

12

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

- Là TSCĐ đầu tư mới (chưa qua sử dụng)

- Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường thí nghiệm

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh

Mức trích khấu hao năm của TSCĐ trong các năm đầu theo công thức:

Tỷ lệ khấu hao

100 Thời gian sử dụng X Hệ số điều chỉnh

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định tại bảng dưới đây:Thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh (lần)

Đến 4 năm (t ≤ 4 năm) 1,5

Trên 4 đến 6 năm ( 4 năm < t ≤ 6

năm)

2,0

Trên 6 năm (t > 6 năm) 2,5

Những năm cuối, khi mức trích khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm

Trang 14

sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ

Phương pháp khấu hao theo tổng số năm

Xác định mức khấu hao theo tổng số năm theo công thức sau đây:

Mức khấu hao = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao

nhanh

Tỷ lệ khấu hao nhanh = Số năm còn lại

Σ số năm

Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

- Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm

- Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ;

- Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế

Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức dưới đây:

Mức trích khấu

hao trong tháng

của TSCĐ

= Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng x

Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm

2.1.4 Kế toán sửa chữa tài sản cố định

2.1.4.1 Khái niệm

Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn, hư hỏng dần với mức độ khác nhau và năng lực của chúng cũng vì thế bị giảm sút dần, để bảo vệ và duy trì năng lực hoạt động của TSCĐ, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng ta phải tiến hành sửa chữa TSCĐ

2.1.4.2 Các hình thức sửa chữa tài sản cố định

Sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng: là hoạt động sửa chữa nhỏ, hoạt động bảo trì, bảo dưỡng, theo yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo cho TSCĐ hoạt động bình thường Công việc sửa

Trang 15

chữa được tiến hành thường xuyên, thời gian sửa chữa ngắn, chi phí sửa chữa thường phát sinh không lớn, do vậy không cần lập dự toán.

Sửa chữa lớn: mang tính chất khôi phục hoặc nâng cấp, cải tạo khi TSCĐ bị hư hỏng nặng hoặc theo yêu cầu kỹ thuật Thời gian sửa chữa lớn dài, chi phí phát sinh nhiều, do đó phải lập dự toán

Hồ sơ bao gồm: Biên bản giao nhận TSCĐ, hóa đơn, các tài liệu kỹ thuật và các chứng

từ khác có liên quan

Bộ phận kế toán tiến hành đánh số hiệu TSCĐ, lập thẻ TSCĐ Bản chính lưu tại phòng

kế toán, bản sao giao cho bộ phận quản lý sử dụng TSCĐ giữ sau đó ghi vào sổ TSCĐ của toàn doanh nghiệp và sổ TSCĐ theo nơi sử dụng

2.1.5.2 Thủ tục hạch toán giảm tài sản cố định:

BẢNG TĂNG GIẢM TÀI SẢN CỐ

ĐỊNH

Trang 16

2.1.6 Kế toán tổng hợp tài sản cố định.

Tài khoản sử dụng TK211: “Tài sản cố định hữu hình”

+ Tài khoản này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá

− Điều chỉnh tăng do đánh giá lại

− Nguyên giá TSCĐ giảm do TSCĐ giảm

− Điều chỉnh giảm do đánh giá lại

SD: Nguyên giá TSCĐ hiện có

• Tài khoản sử dụng TK213: “Tài sản cố định vô hình”

+ Tài khoản này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ vô hình trong doanh nghiệp

+ Kết cấu:

TK 213

− Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng − Nguyên giá TSCĐ vô hình

Trang 17

SD : Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có

+ Tài khoản cấp 2: - 2131: Quyền sử dụng đất

2.1.6.1 Hạch toán tăng tài sản cố định.

- TSCĐ tăng do được biếu tặng, tài trợ:

Nợ TK 211,213

Có TK 711 – Thu nhập khác

Có TK 111,112,331 – Chi phí tiếp nhận TSCĐ

- Mua TSCĐ được thanh toán theo phương thức trả chậm:

Nợ TK 211,213 (theo giá trả ngay)

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn (lãi trả chậm)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT (nếu đơn vị tính thuế theo phương pháp khấu trừ)

Có TK 331 – Phai trả cho người bán

- Mua TSCĐ dưới hình thức trao đổi:

+ Mua TSCĐ dưới hình thức trao đổi với TSCĐ tương tự:

Nợ TK 211,213 – Nguyên giá TSCĐ nhận về

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ đem trao đổi

Có TK 211,213 – Nguyên giá TSCĐ đem trao đổi

+ Mua TSCĐ dưới hình thức trao đổi với TSCĐ không tương tự:

Nợ TK 811 – Giá trị còn lại

Nợ TK 214 – Giá trị hao mòn

Có TK 211,213 – Nguyên giá TSCĐ

Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng:

Có TK 711 – Giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi

Có TK 333 – Thuế GTGT (nếu có)

Trang 18

Nợ TK 21,213 – Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận được:

Nợ TK 133 – Thuế GTGT (nếu có)

Có TK 131 – phải thu của khách hàng

Nợ TK 111, 112 – Chênh lệch do giá trị TSCĐ đem trao đổi lớn hơn giá trị TSCĐ nhận về

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng

Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng

Có TK 111,112 – Chênh lệch do giá trị TSCĐ đem trao đổi nhỏ hơn giá trị TSCĐ nhận về

Nợ TK 211, 213 Nguyên giá TSCĐ (theo giá ngày giao dịch)

Nợ TK 635 Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá)

Có TK 111, 112 (theo tỷ giá ghi sổ)

Có TK 3333 Thuế nhập khẩu

Nợ TK 211, 213 Nguyên giá TSCĐ (theo tỷ giá ngày giao dịch)

Có TK 111, 112 (theo tỷ giá ghi sổ)

Có TK 515 Thu nhập tài chính (nếu lãi tài chính)

Có TK 3333 Thuế nhập khẩu

- Tăng do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao:

Nợ TK 211, 213

Có TK 241

- Tăng do đáng giá tăng TSCĐ:

Nợ TK 211 – Nguyên giá tăng

Có TK 412

- Tăng do nhận góp vốn liên doanh:

Nợ TK 211 – Giá trị TSCĐ khi nhận lại

Có TK 222

Trang 19

Nếu có chênh lệch giữa vốn góp liên doanh và giá trị TSCĐ tại thời điểm nhận :

Nợ TK 111, 112, 138 – (nếu bên nhận vốn chịu thanh toán)

Hoặc Nợ TK 635 – (nếu bên giao vốn chịu tổn thất)

Có TK 222

- Trường hợp phát hiện thừa:

Trường hợp chưa ghi sổ thì ghi tăng

Nếu là của đơn vị khác:

Nợ TK 002 – Tài sản nhận giữ hộ, gia công

Mọi trường hợp ghi tăng TSCĐ tùy theo nguồn vốn đầu tư kế toán phải chuyển nguồn:

Có TK 711 – Chênh lệch (giá trị chênh lệch – giá trị vốn góp)

 Nếu giá trị vốn góp nhỏ hơn giá trị chênh lệch:

Nợ TK 214

Nợ TK 222

Trang 20

Nợ TK 811 – chênh lệch (giá trị vốn góp – giá trị chênh lệch)

Có TK 211

- Phát hiện thiếu qua kiểm kê:

Nợ TK 241 – Giá trị hao mòn

Nợ TK 138 – Giá trị bồi thường

Nợ TK 811 – Doanh nghiệp chịu tổn thất

2.1.6.3 Hạch toán khấu hao TSCĐ

Tài khoản 214 “Hao mòn tài sản cố định”

-Kết cấu:

TK 214

SD: Giá trị hao mòn đầu kỳGiá trị hao mòn giảm do: Giá trị hao mòn tăng do:

Thanh lý, nhượng bán Trích khấu hao

Đánh giá lại TSCĐ Đánh giá lại TSCĐ

Trang 21

Điều chuyển Điều chuyển

Phát sinh giảm giá trị hao mòn Phát sinh giảm giá trị hao mòn

SD: Giá trị hao mòn hiện có cuối kỳ

-Tài khoản cấp 2: TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình

TK 2142: Hao mòn TSCĐ thuê tài chính

TK 2143: Hao mòn TSCĐ vô hình

TK 2147: Hao mòn bất động sản đầu tư

Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu

- Định kỳ trích khấu hao TSCĐ và chi phí sản xuất kinh doanh:

Trang 22

 Giảm, ghi:

Nợ TK 214

Có TK 627, 641, 642…

2.1.6.4 Hạch toán sữa chữa TSCĐ

Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu

a) Sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng

Chi phí sửa chữa phát sinh, kế toán ghi sổ theo định khoản:

Nợ TK 627,641,642: (nếu chi phí nhỏ)

Nợ TK 142: Chi phí trả trước (nếu chi phí lớn)

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (truờng hợp thuê ngoài)

-Công việc sửa chữa hoàn thành bàn giao, kế toán ghi

+ Nếu kết chuyển toàn bộ chi phí sửa chữa vào chi phí của kỳ hạch toán thì

Nợ TK 627,641,642

Có TK 2413 + Nếu không thực hiện trích trước

Chi phí sửa chữa cần phân bổ:

Nợ TK 142: Số chi phí phân bổ cho niên độ này

Nợ TK 242: Số chi phí còn phân bổ cho các niên độ sau

Có TK 2413

Trang 23

Hàng tháng phân bổ dần vào chi phí các đối tượng:

Nợ TK 627,641.642

Có TK 142 Cuối niên độ kế toán:

Nợ TK 142

Có TK 242 + Có trích trước

Nợ TK 627,641,642: (nếu số trích trước < chi phí thực tế phát sinh)

Nợ TK 335: Số đã trích

Có TK 2413: Số chi phí thực tế

Có TK 627,641.642: (nếu số trích trước>chi phí thực tế phát sinh)

▪ Theo phương thức thuê ngoài

Số tiền phải trả cho nhà nhận thầu:

Nợ TK 2413

Nợ TK 133

Có TK 111,112,331…

Các phần sau hạch toán tương tự trường hợp tự làm, chỉ khác ở chỗ:

Số trích trước lớn hơn số thực tế, lúc này không ghi Có TK 627,641… mà ghi

Có TK 711: số chênh lệch

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1.Phương pháp thống kê mô tả và thống kê so sánh

* Thu thập thông tin

- Thông tin sơ cấp: Là những số liệu, thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu được thu thập thông qua việc tìm hiểu, phỏng vấn những cán bộ chuyên môn của Công ty, người lao động và các chuyên gia kinh tế Có thể phỏng vấn trực tiếp hoặc lập phiếu điều tra

- Thông tin thứ cấp: Tiến hành thu thập, phân tích, tổng hợp những số liệu đã có sẵn, những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.Qua Internet, báo chí, văn kiện, tạp chí, các báo cáo liên quan đã được công bố… tại thư viện trường, cơ quan, các ban ngành tỉnh, hiệu sách…

* Phương pháp thống kê mô tả và thống kê so sánh

- Thống kê kinh tế: Đây là phương pháp nghiên cứu hiện tượng bằng thống kê trên cơ sở thu thập, tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu của sự vật hiện tượng Khi phân tích thường dùng các cách phân bổ, bảng cân đối, các hệ thống, chỉ tiêu để tìm ra quy luật và rút ra kết luận

Trang 24

cần thiết.

- Thống kê mô tả: Đây là phương pháp mô tả toàm bộ thực trạng của các sự vật hiện tượng trên cơ sở các dữ liệu đã được tính toán và được sử dụng trong quá trình phân tích kết quả nghiên cứu của đề tài

- Thống kê so sánh: Là phương pháp tính toán các chỉ số tương đối và tuyệt đối, so sánh chúng với nhau nhằm tìm ra rính quy luật chung của các sự vật hiện tượng nghiên cứu Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong các bảng biểu của quá trình phân tích

2.2.2 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Là phương pháp nhằm tranh thủ kiến thức, kinh nghiệm của các chuyên gia, am hiểu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, về tình hình chất lượng cũng như quản lý chất lượng của Công ty

2.2.3 Công cụ xử lý thông tin

Toàn bộ số liệu nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm máy tính với chương trình Microsoft Excel để tính toán và xử lý

PHẦN THỨ BA ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Vị trí địa lý

- Tên công ty: Công ty cà phê tháng 10.

- Tên viết tắt: OCTCOFC

- Tên giao dịch quốc tế là: Công ty cà phê tháng 10, nằm về phía đông thành phố BMT,

trên trục giao thông Quốc lộ 26 thuộc địa dư hành chính xã Ea Kênh, Huyện Krông Pắc Công

ty cách trung tâm thành phố BMT 23km, cách thị trấn phước An Huyện Krông Pắc 7km

Trang 25

-Điện thoại: 050 515022 Fax: 0500.515025

- Công ty thuộc vùng quy hoạch chuyên cây Càphê của tỉnh Đắk Lắk, với diện tích tự nhiên là: 1.254,72 ha, chủ yếu là đất đỏ Bazan, điều kiện tự nhiên khí hậu, đất đai phù hợp cho việc phát triển cây caphê Địa điểm gần vùng dân cư tập trung có nguồn lao động đồi dào, lực lượng công nhân giàu kinh nghiệm và có truyền thống cây caphê

3.1.2Khí hậu thời tiết

Công ty cà phê Tháng 10 nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, có độ cao trung bình 500 - 600m so với mặt nước biển Khí hậu mang đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới cao nguyên, nhiệt độ cao, hai mùa rõ rệt:

 Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 11

 Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,40C, cao nhất 39,40C, thấp nhất 7,60C

Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.712mm, cao nhất 2.334mm, thấp nhất 1.166mm Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 1.178mm

Độ ẩm không khí trung bình năm là 82,4%, cao nhất là 96%, thấp nhất là 15%

Gió có hai hướng là Đông Bắc và Tây Nam Tốc độ gió trung bình là 5m/s

Qua các số liệu trên, ta thấy khí hậu trong vùng phù hợp với đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây cà phê Do lượng bốc hơi hàng năm khá cao, đặc biệt là về mùa khô vì vậy để có năng suất cao cần phải tưới đầy đủ lượng nước cho cà phê Chi phí tưới hàng năm cao đã làm ảnh hưởng một phần tới chi phí và giá thành sản xuất, bên cạnh đó vào mùa mưa, do lượng mưa lớn đã gây rửa đất, trôi đất làm ảnh hưởng tới vườn cây

3.1.3 Địa hình, thổ nhưỡng

Địa hình Công ty cà phê Tháng 10 nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với 2 dạng địa hình chủ yếu: Địa hình đồi thoải lượn sóng nhẹ chiếm 94% diện tích tự nhiên, địa hình trũng chiếm 6% diện tích

Diện tích đất đai của Công ty chủ yếu là đất Feralit nâu đỏ bazan màu mỡ, với tầng đất dày trên 1m, có độ phì nhiêu cao và độ pH từ 4,5 - 5,8 Nhìn chung, hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong đất là khá giàu, thuận lợi cho sự phát triển và năng suất cây cà phê

3.2 Tình hình chung về Công ty cà phê Tháng 10

3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Ngày đăng: 11/04/2015, 13:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w