1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hướng dẫn việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn

17 1,8K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 103 KB

Nội dung

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ Trong các nhà trường THCS hiện nay, việc nâng cao chất lượng học sinh mũi nhọn đang là một vấn đề cấp bách. Với bộ môn Ngữ văn để có một học sinh giỏi vòng huyện, vòng tỉnh đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Đầu tiên yêu cầu học sinh phải có năng khiếu bởi vì Ngữ văn là một môn học mang đặc trưng của một môn nghệ thuật, nếu không có năng khiếu thì khó có thể viết hay được. Bên cạnh yếu tố chủ quan đó thì kinh nghiệm, nhiệt tình của người thầy dạy văn cũng là một nguyên nhân khá quan trọng để giúp cho học sinh biết cách xử lí các kiến thức vào bài văn của mình. Chất lượng học sinh giỏi bộ môn Văn của trường THCS Nguyễn Trãi chúng tôi nói riêng và của huyện Tam Đảo nói chung chưa thực sự ngang tầm với các trường bạn, huyện bạn. Vì vậy, chúng tôi đã tổ chức một số buổi thảo luận, thực hiện một số các chuyên đề Hướng dẫn việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn để chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau tìm ra những giải pháp phù hợp cho từng giáo viên. Văn học trung đại là một mảng văn học có nhiều giá trị xuất sắc. Trong các tác phẩm được trích học ở chương trình Ngữ văn 9 thì có nhiều tác phẩm nổi tiếng như "Chuyện người con gái Nam Xương"; "Truyện Kiều"; "Truyện Lục Vân Tiên". Ngoài ra, chương trình toàn cấp cũng cung cấp cho học sinh một số văn bản trung đại khác. Trong khuôn khổ bài viết nhỏ này, chúng tôi lựa chọn một số kiến thức cơ bản của văn bản trung đại để ôn tập cho cho các em học sinh giỏi lớp 9 theo một số dạng đề cụ thể. Rất mong được sự chia sẻ của bạn bè, đồng nghiệp cho chuyên đề "Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 –phần Văn học trung đại " của chúng tôi. Đối tượng học sinh bồi dưỡng: Học sinh lớp 9. Dự kiến chuyên đề sẽ được hiện trong 12 tiết. 1 Phần II: NỘI DUNG CỤ THỂ I. Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề: Từ những kiến thức được cung cấp trong sách giáo khoa về các tác giả, tác phẩm phần Văn học trung đại vận dụng vào việc giải các dạng đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9. II. Một số dạng đề cơ bản: 1. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua một số tác phẩm Văn học trung đại từ thế kỉ XVI -> XIX. 2. Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật trong"Truyện Kiều" của Nguyễn Du (qua một số đoạn trích đã học). 3. Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong"Truyện Kiều" . 4. Tâm và tài của Nguyễn Du . 5. Nghệ thuật tả cảnh trong"Truyện Kiều" . 6. Có ý kiến cho rằng: "Nguyễn Du – một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn". Bằng một số tác phẩm đã học và đọc thêm của Nguyễn Du em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 7. Chủ nghĩa nhân đạo trong Văn học trung đại. 8. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của"Chuyện người con gái Nam Xương". (Nguyễn Dữ). 9. Trong " Truyện Kiều" nhà thơ nguyễn Du có viết: Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. Em hiểu hai câu thơ trên như thế nào? Lấy đẫn chứng trong các tác phẩm đã học và đọc thêm để làm sáng tỏ ý kiến trên. III. Hệ thống các phương pháp cơ bản, đặc trưng để giải các bài tập trong chuyên đề: - Hướng dẫn học sinh xác định thể loại của đề bài. - Hướng dẫn học sinh xác định phạm vi kiến thức đề bài yêu cầu. - Hướng dẫn học sinh lập dàn ý cụ thể cho đề bài. - Học sinh viết bài theo dàn ý đã lập. - GV chấm, chữa lỗi cho học sinh. IV. Gợi ý một số lời giải minh họa cho một số đề trong chuyên đề: 2 1. Đề 1: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua một số tác phẩm văn học trung đại từ thế kỉ XVI -> XIX. * Hướng dẫn học sinh:- Xác định thể loại của bài: Nghị luận- chứng minh. - Xác định phạm vi kiến thức: một số tác phẩm từ thế kỉ XVI -> XIX như các tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương"; "Truyện Kiều"; "Truyện Lục Vân Tiên"; * Hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho đề văn: a. Mở bài: Người phụ nữ trong văn học trung đại là đề tài được khá nhiều tác giả quan tâm. Khai thác đề tài này, nhiều nhà văn, nhà thơ đã ghi tên mình vào những trang sử vàng của văn học dân tộc. Tiêu biểu cho đề tài này là các tác giả Nguyễn Dữ, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu (Văn học 9) và một số tác giả Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm (Văn học 7). b. Thân bài: - Người phụ nữ trong văn học trung đại trước hết là những người phụ nữ đẹp cả về hình thức và nhân phẩm. Nét đẹp của họ là sự tiếp nối cái đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong thời kì đầu dựng nước của dân tộc: Âu Cơ, Mị Nương, cô Tấm, Nhưng ở mỗi tác phẩm, mỗi tác giả lại có cách thể hiện cái đẹp riêng của từng nhân vật khác nhau nhưng cũng rất hoàn mĩ và đặc sắc: + "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Dữ): Hình ảnh nàng Vũ Thị Thiết "thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp" đã khiến bao người đọc cảm mến. Nàng luôn hết lòng vì mẹ chồng, vì chồng, nuôi con chờ chồng chung thủy, sắt son. Vũ Nương đã giữ đúng bổn phận của người vợ, người mẹ và người con dâu trong mọi hoàn cảnh. Nguyễn Dữ đã rất trân trọng nét đẹp trọng tính cách thủy chung ấy của Vũ Nương. Ông đã dành cho nàng những lời tốt đẹp nhất, cũng để cho nàng được trở về trong kiệu hoa rực rỡ, lung linh, huyền ảo ở phần cuối truyện. + "Truyện Kiều" của Nguyễn Du: Thúy Kiều, Thúy Vân là những trang tuyệt sắc giai nhân có mặt trong tác phẩm của Nguyễn Du. Họ là những người con gái đẹp "nghiêng nước, nghiêng thành", “chim sa, cá lặn”: Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da 3 Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh Nghệ thuật ước lệ, tượng trưng đã giúp Nguyễn Du thành công trong miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ. Không chỉ đẹp ở nhan sắc, Kiều còn đẹp ở tài năng: Thông minh vốn sẵn tính trời Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm Đủ cả tài thi, ca, nhạc, họa rồi Kiều cò đẹp ở tấm lòng hiếu thảo: Hạt mưa sá nghĩ phận hèn Liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân Quyết định bán mình chuộc cha là một hành động báo hiếu cao cả của người con gái. Và trong những ngày tháng bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều vẫn luôn xót xa cho cha mẹ: Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm Ngoài nhan săc, tài năng, tấm lòng hiếu thảo, Kiều còn đẹp ở tấm lòng thủy chung, son sắt. Đó là tình cảm đối với chàng Kim: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Nét đẹp của nàng Kiều là nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam đã được Nguyễn Du phát hiện, ngợi ca và trân trọng. + "Truyện Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu: Với Nguyễn Đình Chiểu tuyên ngôn về vẻ đẹp đạo đức được khẳng định rất rõ ràng: Trai thời trung hiếu làm đầu Gái thời đức hạnh làm câu trau mìn. Có lẽ vì vậy mà ông đã xây dựng một nhân vật Kiều Nguyệt Nga dù là tiểu thư khuê các mà vẫn dịu dàng, đằm thắm. Kiều Nguyệt Nga có vẻ đẹp của lòng hiếu thảo: 4 Làm con đâu dám cãi cha Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành Đến vẻ đẹp của sự thủy chung, son sắt: Vân Tiên anh hỡi có hay Thiếp nguyện một tấm lòng ngay với chàng. + "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương. Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương có nét đẹp mềm mại, tha thiết, yêu kiều của người con gái: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn" lại vừa có cái mạnh mẽ ngang tàng của người anh hùng thời đại: Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu (Đề đền Sầm Nghi Đống) Không chỉ có nét đẹp hình thể mà ở họ vẫn luôn hiện lên vẻ đẹp của nhân phẩm đáng quý: "Mà em vẫn giữ tấm lòng son" Đó là sự thủy chung đức hạnh, nhân cách đáng khâm phục và trân trọng. => Dù được miêu tả trực tiếp hay gián tiếp, miêu tả nội tâm hay bề ngoài hình thức thì người phụ nữ trong các tác phẩm văn học trung đại cũng hiện lên vẻ đẹp hoàn mĩ. Họ đã tiếp nối được nét đẹp của người phụ nữ truyền thống và là nhịp cầu nối với người phụ nữ hiện đại sau này. Họ hiện lên trong các trang viết của các nhà văn, nhà thơ thật đẹp và sinh động. Họ đã mang đến cho ngươì đọc niềm tự hào về người phụ nữ Việt Nam. - Ngoài nét đẹp về hình thể và phẩm chất, người phụ nữ trong văn học trung đại còn có cuộc đời được phản ánh khá sinh động và chân thực trong các tác phẩm. Đó là những số phận éo le, ngang trái, những cuộc đời khổ đau bị chà đạp tàn nhẫn. Số phận của họ cũng là số phận chung cho những người phụ nữ sống dưới xã hội phong kiến. + "Chuyện người con gái Nam Xương". (Nguyễn Dữ). Là người đẹp người, đẹp nết nhưng Vũ Thị Thiết lại phải chịu một nỗi oan to lớn mà không dễ gì có thể minh oan: người chồng của Vũ Nương sau 3 năm đi lính, trở về anh ta không còn tin tưởng vào người vợ chỉ vì lời nói của con trẻ. Vũ Nương đã bị mắng nhiếc, đánh đuổi tàn nhẫn. Bi kịch" bình rơi, trâm gãy, mây tạnh, mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió" đã đến với nàng. Đau khổ, oan trái và uất ức Vũ Nương đã chọn cái chết để giải thoát cho mình. Đau đớn thay một người 5 phụ nữ nết na, xinh đẹp lại phải chịu một kết cục bi thảm. Đó là một bi kịch tố cáo xã hôi nam quyền đầy bất công đương thời. + "Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương. Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương phải chịu cuộc sống bấp bênh, lận đận, long đong, phụ thuộc vào người khác, không được làm chủ cuộc đời mình: Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Tương lai của họ mù mịt, số phận cũng đầy éo le, trắc trở. Người phụ nữ ấy vì vậy luôn khao khát một cuộc sống hạnh phúc, tự chủ, luôn muốn tự khẳng định mình. Họ muốn cởi bỏ những ràng buộc của xã hội phong kiến để sống cho chính mình song đó mãi chỉ là ước mơ xa vời. Và phải đến nhiều thế kỉ sau người phụ nữ mới thực sự được sống như mong muốn của mình. +"Chinh phụ ngâm" –Đặng Trần Côn+ Đoàn Thi Điểm: Nỗi đau mà người phụ nữ trong "Chinh phụ ngâm" phải chịu đó là cảnh chia li với người chồng: Chàng thì đi cõi xa mưa gió Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn Đoái trông theo đã cách ngăn Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh Đợi chờ trong mòn mỏi, tuổi thanh xuân qua đi trong lẻ loi, đơn chiếc. Có người chinh phu đi mãi không trở về thì ở quê nhà người chinh phụ vẫn mỏi mòn ngóng đợi. Cả cuộc đời họ chất chứa những nỗi niềm, những sầu bi, ai oán. Chiến tranh phi nghĩa đã cướp đi của người phụ nữ niềm vui, hạnh phúc nhỏ nhoi. Xã hội phong kiến đã cột chặt họ vào những ràng buộc của cuộc đời mà họ không thể thoát ra được. + Thơ Bà huyện Thanh Quan: Là người làm thơ không nhiều nhưng những vần thơ của Bà huyện Thanh Quan đã để lại cho hậu thế một niềm cảm thông sâu sắc. Người phụ nữ trong thơ Bà huyện Thanh Quan có những tâm sự chất chứa trong lòng mà chỉ có thể biểu lộ một cách kín đáo, tế nhị trước thiên nhiên mà thôi: Dừng chân đứng lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta 6 (Qua đèo Ngang) Một nỗi niềm riêng không thể chia sẻ cùng người khác, một tâm sự không thể thổ lộ với ai, và cũng chẳng có ai để thổ lộ. Người phụ nữ ấy cô đơn, lẻ loi biết chừng nào, cái tốt đẹp thời vàng son đã qua đi mà người phụ nữ chưa hết bàng hoàng. Giờ đây, chỉ còn lại trong họ là nỗi niềm tiếc nuối, nhớ thương cảnh cũ người xưa và mượn những lời thơ để gửi gắm tâm sự, nỗi niềm: Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn? (Chiều hôm nhớ nhà) + "Truyện Kiều" của Nguyễn Du : Bức tranh hiện thực về người phụ nữ trong xã hội phong kiến ở " Truyện Kiều" hết sức chân thực và sinh động. Một cô Kiều đẹp nghiêng nước nghiêng thành với một tài năng nghệ thuật hoàn hảo ấy vậy lại phải chịu một cuộc sống đầy bi kịch. Nguyễn Du từng có quan niệm "tài sắc tương đố" nên Kiều cũng chính là minh chứng cho điều đó. Nàng Kiều tài năng và xinh đẹp đã bị xô đẩy vào 15 năm dâu bể, bị chà đạp nhân phẩm, bị tước mất quyền sống, quyền làm chủ bản thân. Cuộc đời Kiều là một chuỗi các bi kịch: Bi kịch tình yêu tan vỡ: Ôi Kim Lang, hỡi Kim Lang Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây Bi kịch nhân phẩm bị chà đạp: Hai lần rơi vào lầu xanh, bị đánh những trận đòn khủng khiếp để rồi nàng phải thốt lên: Thân lươn bao quản lấm đầu Tấm lòng trinh bạch từ sau xin chừa Bi kịch hạnh phúc gia đình tan vỡ: Kiều nhiều lần bị gả chồng nhưng rồi cuối cùng nàng vẫn đau khổ, cô đơn. Đau đớn nhất là cảnh: Giết chồng mà lại lấy chồng Mặt nào còn sống ở trong cõi đời Đau đớn về thể xác và tinh thần Kiều đã tự vẫn ở sông Tiền Đường, kết thúc quãng đời 15 năm lưu lạc.Số phận Kiều cũng là số phận chung của những người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Nguyễn Du đã thể hiện sự cảm thông, chia sẻ, xót xa, đau đớn của mình cho Kiều cũng là thể hiện tầm lòng nhân đạo với người phụ nữ trong xã hội đương thời. + “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu. 7 Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga chính là hình ảnh người phụ nữ Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX. Lúc này xã hội phong kiến có những mâu thuẫn nảy sinh nên cuộc sống của người phụ nữ cũng luân lạc, lao đao. Nàng Kiều Nguyệt Nga đẹp người, đẹp nết ấy cũng gặp hết trắc trở này đến trắc trở khác: bị cướp dọc đường đi, không chịu lấy con trai Thái sư nên bị đưa đi cống giặc Ô Qua, nàng đã tự vẫn nhưng lại dạt vào nhà Bùi Kiệm, bị Bùi Kiệm ép kết hôn, nàng phải trốn đi…Xã hội phong kiến lũng loạn đã đẩy người phụ nữ vào cảnh lầm than, trôi nổi mà ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc vẫn đang còn ở phía trước. c. Kết bài: Với đề tài hình ảnh người phụ nữ, các tác giả văn học trung đại đã góp một cái nhìn cụ thể về nhiều khía cạnh của cuộc đời người phụ nữ. Họ đã làm hoàn chỉnh thêm tính cách tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam và phản ánh trung thực những đau khổ mà người phụ nữ phải gánh chịu. Dù ở thời kì nào, xã hội nào, người phụ nữ vẫn là người phải chịu nhiều thiệt thòi nhất. Vì vậy, đấu tranh để bảo vệ người phụ nữ và chia sẻ những đau khổ, mất mát của họ chính là thông điệp mà các nhà văn, nhà thơ đã gửi gắm vào tác phẩm của mình. Mỗi học sinh tự rút ra cho mình một bài học và trách nhiệm phải làm trong tương lai. * Học sinh cụ thể hóa thành bài văn hoàn chỉnh. 2. Đề 2: “Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du”. * Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của đề: - Thể loại: Phân tích – Chứng minh – Bình luận. - Phạm vi kiến thức: Qua một số trích đoạn Truyện Kiều đã học và các đoạn thơ khác trong Truyện Kiều. * Hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho đề bài: a. Mở bài: Trong lịch sử văn học dân tộc, người ta dành cho “Truyện Kiều” của Nguyễn Du một sự tôn vinh đặc biệt. Tác phẩm là “Tập đại thành của một ngàn năm văn học thời phong kiến”, là một tác phẩm đạt đến đỉnh điểm của sự hoàn thiện. Cùng với nội dung phong phú và sâu sắc, “Truyện Kiều” còn là một kiệt tác nghệ thuật với bút pháp của một nghệ sĩ thiên tài trên tất cả các phương diện: thể loại, kết cấu, bố cục, hình tượng nhân vật, ngôn ngữ, bút pháp tả cảnh ngụ tình…Ở phương diện nào Nguyễn Du cũng đều có những đóng góp to lớn, có ý nghĩa thời 8 đại. Riêng về phương diện ngôn từ ông từng được mệnh danh là: “Nghệ sĩ bậc nhất về ngôn từ trong văn học trung đại Việt Nam”. b. Thân bài: * Thành công đầu tiên về nghệ thuật ngôn từ trong thơ Nguyễn Du phải nói đến cách sử dụng từ rất “đắt”. Đó là cách sử dụng từ hay, tinh tế mà lại vô cùng chính xác. + Khi miêu tả nhân vật Thúy Vân, Nguyễn Du viết: Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da Các từ “đầy đặn, nở nang” không đơn thuần miêu tả khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn như mặt trăng đêm rằm của nàng Vân mà đó còn là sự đầy đặn, mĩ mãn của số phận, của cuộc đời nàng. Hai chữ “thua, nhường” nghĩa là tạo hóa đã chịu “thua” vẻ đẹp của Thúy Vân để “nhường” bước cho nàng đi trên con đường bằng phẳng, không hề có chông gai. Và theo suốt cuộc đời Thúy Vân những dự cảm ấy của Nguyễn Du hoàn toàn đúng. + Khi miêu tả nhân vật Thúy Kiều, Nguyễn Du đã viết: Thông minh vốn sẵn tính trời Từ “thông minh” cũng là một “nhãn tự” cho toàn câu thơ, nó không chỉ nhằm khắc họa một tính cách mà là cả một nhân cách, một trí tuệ thiên bẩm của Kiều. Vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà của Kiều đã chiếm được cảm tình nơi người đọc nhưng cái để người đọc cảm phục nàng hơn cả là tài năng hiếm có, là trí tuệ hơn người. Trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã nhiều lần viết về tài hoa và trí tuệ theo kiểu ấy. Chẳng hạn như câu: “Anh minh phát tiết ra ngoài. Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa…”. Điều đó cho thấy ánh sáng trí tuệ chính là yếu tố nổi bật trong tài hoa của Kiều. Nó cũng khẳng định cách dùng từ độc đáo của Nguyễn Du. Cũng nói về tài năng của Kiều, Nguyễn Du viết: Khúc đà tay lựa nên chương Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân Ở đây, tác giả sử dụng từ “não” rất chính xác. Nội hàm ý nghĩa của từ này diễn đạt nỗi buồn đã có sẵn tự trong lòng. Nó không chỉ đơn thuần là buồn, sầu, là những từ diễn đạt nỗi buồn trên sắc diện con người mà là “não lòng, não ruột”. Âm thanh của từ ngữ này dường như xoáy sâu vào tâm can người đọc. Bởi lẽ khúc 9 nhạc tiêu tao của “thiên bạc mệnh ấy” đã từng khiến biết bao người rung cảm, sầu theo từng khúc nhạc não nề. Nó đã từng khiến cho Kim Trọng “nao nao lòng người”, Thúc Sinh phải “tan nát lòng” và cho cả trái tim vô tình, sắt đá của quan Tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến cũng phải cảm thương mà “rơi châu, nhỏ lệ”. Cung đàn “bạc mệnh” của Kiều đã trở thành một hình tượng nghệ thuật thể hiện tâm hồn đa sầu, đa cảm và số phận bi thương của Kiều là vì thế. Cả câu: “Não nùng cữ gió tuần mưa” thì từ não cũng được dùng với nghĩa như vậy. Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du) có câu: Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân Hai chữ “khóa xuân” trong câu thơ được sử dụng thật hay và tinh tế. Kiều đã sống trong một tâm trạng buồn tủi, chua xót đến cực độ nàng đâu còn cơ hội khóa kín tuổi xuân của mình nữa. Nàng không còn giữ được chữ “trinh” với chàng Kim thì hai chữ “khóa xuân” lại đầy mỉa mai đối với nàng. Thực chất nàng đang bị Tú Bà giam lỏng để rắp tâm thực hiện một âm mưu mới. Trong cảnh vò võ cô đơn, trơ trọi nàng thật tội nghiệp, đáng thương. Điệp ngữ “buồn trông” ở cuối đoạn thơ càng cho thấy Nguyễn Du không hề vô tình khi đặt chữ “buồn” đứng trước chữ “trông”. “Buồn” mà “trông”, buồn rồi mới trông là nỗi buồn thấm sâu tự đáy lòng để rồi trông vào mọi vật Kiều chỉ thấy thấp thoáng, mơ hồ, tàn tạ, héo úa như chính cuộc đời của nàng cùng với nỗi lo sợ hãi hùng về một tương lai mù mịt. Thật là “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Cách dùng từ của Nguyễn Du quả thật khéo léo và tinh tế. + Khi miêu tả nhân vật Mã Giám Sinh, Nguyễn Du cũng đã sử dụng những từ rất “đắt”; “đắt” vì nhiều khi chỉ một chữ thôi cũng có thể lột tả được bản chất bên trong của con người. Miêu tả ngoại hình bên ngoài của Mã Giám Sinh, Nguyễn Du viết: Quá niên trạc ngoại tứ tuần Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao Một kẻ đã “ngoại tứ tuần” mà có cách ăn mặc kì cục và nực cười đến không thể chấp nhận. Bởi “nhẵn nhụi” là từ ngữ thường dùng để chỉ độ trơn, bóng, láng của đồ vật chứ không phải dùng để chỉ tính chất trang nhã, lịch sự của con người. Còn từ “bảnh bao” thường dùng để khen trẻ em có áo quần đẹp nay lại dùng cho Mã Giám Sinh thì lại có ý chế giễu, mỉa mai. Một kẻ đã nhiều tuổi lại cố ý tô vẽ, 10 [...]... ca mt Giỏm sinh Ch mt t tút m Nguyn Du ó giỳp ngi c hiu rừ tớnh cht vụ hc v nht l tõm lớ hm hnh ca mt k buụn ngi giu cú nh Mó Giỏm Sinh, t tút cng ó ph nhn vai trũ Giỏm sinh ca gó h Mó Nh th cng cha m phi n cuc mua bỏn Kiu thỡ Mó Giỏm Sinh mi b lt trn ht bn cht tht s ca hn: Cũ kố bt mt thờm hai Gi lõu ngó giỏ vng ngoi bn trm Ch vi mt t cũ kố m Nguyn Du ó lt t b mt gm ghic, gi di ca Mó Giỏm Sinh Hn hin... cỏc thi hc sinh gii thuc phn Vn hc trung i m chuyờn a ra Cú th s dng cỏc phng phỏp ó cp trờn trin khai cỏc dng ó cp trong chuyờn Vi vic bi dng hc sinh gii ngoi kin thc thỡ kinh nghim ca ngi giỏo viờn cng vụ cựng quan trng Ngi giỏo viờn phi cú cỏch dn dt phự hp hc sinh tip cn vi tng kiu bi c th Nh vy thỡ vic bi dng hc sinh gii mi thc s hiu qu Chuyờn ny ó c ỏp dng vo vic bi dng hc sinh gii mụn... nhõn vt + S dng cỏc yu t kỡ o lm cõu chuyn hp dn, sinh ng gúp phn hon chnh tớnh cỏch nhõn vt v to cho truyn kt thỳc cú hu c Kt bi: " Chuyn ngi con gỏi Nam Xng" l cõu chuyn hay v cú ý ngha, truyn cú giỏ tr ni dung sõu sc v giỏ tr ngh thut to ln õy l tỏc phm cú giỏ tr ln trong nn vn hc nc nh * Hc sinh c th húa dn bi thnh bi vn hon chnh Sau mi bi vit ca hc sinh giỏo viờn chm, ch ra cỏc li c th v yờu cu cỏc... ca nú Cỏch s dng t ng ca Nguyn Du linh hot v sinh ng, chớnh xỏc v tinh t, nú gúp phn vo thnh cụng ca tỏc phm Vỡ vy cú th khng nh: Nguyn Du l mt ngh s ln v ngụn t v Truyn Kiu l nh cao v ngh thut ngụn t Ting Vit * Hc sinh c th húa dn bi thnh bi vn c th: Trong quỏ trỡnh vit bi vn cú th s dng cỏc phộp so sỏnh, liờn h thc t hoc kt hp nhn xột bỡnh lun bi vn sinh ng, hp dn 3 3: Giỏ tr ni dung v ngh thut... hp nhn xột bỡnh lun bi vn sinh ng, hp dn 3 3: Giỏ tr ni dung v ngh thut ca "Chuyn ngi con gỏi Nam Xng"( Nguyn D) * Hng dn hc sinh xỏc nh yờu cu ca : - Th loi: Phõn tớch giỏ tr ni dung v ngh thut ca mt tỏc phm - Phm vi kin thc: Tỏc phm" Chuyn ngi con gỏi Nam Xng" * Hng dn hc sinh lp dn ý cho trờn: a M bi: - Gii thiu chung v tỏc gi Nguyn D - Khỏi quỏt chung v giỏ tr ca tỏc phm" Chuyn ngi con gỏi Nam... hiu qu Chuyờn ny ó c ỏp dng vo vic bi dng hc sinh gii mụn Ng vn 9 ca trng THCS Nguyn Trói nm hc 2013 2014 Vi cỏc dng m chuyờn a ra ó giỳp cỏc em hc sinh nm vng nhng kin thc c bn ca phn Vn hc trung i trong ton cp, chun b sn sng cho cỏc kỡ thi hc sinh gii cp huy v cp tnh nm hc ny 16 PHN III: KT LUN Phn Vn hc trung i cú ni dung kin thc rng ln Trong khuụn kh bi vit nh ny chỳng tụi ch nờu ra mt khớa... quỏng dn n bi kch nng phi nhy xung sụng Hong Giang t vn); L bc tranh hin thc v xó hi phong kin y bt cụng ó cp i nhng c m, khỏt vng v hnh phỳc la ụi, hnh phỳc gia ỡnh ca ngi ph n ( Hỡnh nh nhõn vt Trng Sinh chớnh l i din cho ch nam quyn y bt cụng trong xó hi phong kin ng thi) + Giỏ tr nhõn o: Tỏc phm th hin ting núi ngi ca, trõn trng, cao v p hỡnh thc v nhõn phm ca ngi ph n(Nhõn vt V Nng l ngi " tớnh... cỏch s dng ngụn t tr nờn gn gi, d hiu, mang m mu sc dõn tc Bờn cnh ú Nguyn Du cng sỏng to ra mt lot ngụn t khụng cú trong thc t, cng khụng cú trong t in thụng thng ú l nhng ngụn t ý tng (L hỡnh nh ch ny sinh trong tõm tng, khụng phi l hỡnh nh sao chộp thc ti) cú cu to riờng, núi lờn s cm th ch quan ca tỏc gi: + Núi n nc mt: git ngc, git chõu, git tng, git hng, git ti, git riờng, git l + Núi n gic ng:... thoỏt Trong Truyn Kiu, t ng ch mu sc ớt cú tớnh cht t thc m nng v tớnh biu trng Tỏc gi thng ly mu ca s vt t cnh gi tỡnh õy cú mt st en sỡ ca H Tụn Hin, cú ln lt mu da ca m Tỳ B, cú mt nh chm ca Thỳc SinhCũn cú nhng mu c a dng: Khi thỡ C non xanh 12 tn chõn tri mu c xanh gn vi cm xỳc bao la v vin cnh cuc i vi v thanh tõn, trinh trng ca mt vi bụng hoa lờ u mựa; Khi thỡ Ru ru ngon c na vng na xanh nh... Trụng vi c quc bit õu l nh hay Tri cao trụng rng mt mu bao la Cú th núi Nguyn Du khụng ch nm bt sc mu ca s vt m cũn nm bt v din t sc thỏi tỡnh cm nhum m lờn cnh vt, khụng gian lm cho phong cnh tr nờn sinh ng, cú hn * V p ngụn t trong Truyn Kiu cng cn phi k n cỏch s dng cỏc h t m vn t hiu qu to ln C th l cỏc ch bao, by c dựng mt cỏch c chic trong Truyn Kiu: Tri bao th ln ỏc t, Qun bao thỏng i nm ch, . bè, đồng nghiệp cho chuyên đề " ;Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 –phần Văn học trung đại " của chúng tôi. Đối tượng học sinh bồi dưỡng: Học sinh lớp 9. Dự kiến chuyên đề sẽ được. thể. Như vậy thì việc bồi dưỡng học sinh giỏi mới thực sự hiệu quả. Chuyên đề này đã được áp dụng vào việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 của trường THCS Nguyễn Trãi năm học 2013 – 2014 chuyên đề Hướng dẫn việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn để chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau tìm ra những giải pháp phù hợp cho từng giáo viên. Văn học trung đại là một mảng văn học có nhiều

Ngày đăng: 11/04/2015, 09:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w