Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng động thái phát triển của mộthiện tượng như quá trình phát triển công nghiệp qua các năm, mối tương quan về độ lớngiữa các đại lượng
Trang 1CHUYÊN ĐỀ:
PHƯƠNG PHÁP VẼ VÀ NHẬN XÉT CÁC LOẠI BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ
Người biên soạn: Lương Thị Hương
đồ, phân tích số liệu, lập sơ đồ… Trong tất cả các kĩ năng đó, vẽ biểu đồ là kĩ năng khó nhất
và bởi vậy, thường khiến học sinh “sợ” nhất Trong các bài thi, từ kiểm tra một tiết, kiểm trahọc kỳ đến thi học sinh giỏi, phần thực hành (chủ yếu là vẽ và nhận xét biểu đồ) có một vị tríquan trọng, thường chiếm khoảng 1/3 lượng điểm toàn bài
Thế nhưng, chương trình Địa lí ở cả cấp học không có một tiết học riêng nào giới thiệucho học sinh các loại biểu đồ và cách vẽ chúng Các bài tập về vẽ và nhận xét biểu đồ thì cónhưng rải rác ở các bài học Trong phạm vi một tiết học với nhiều nội dung, giáo viên khôngthể có điều kiện để hướng dẫn sâu cho học sinh kĩ năng này Do vậy, việc “sợ” vẽ biểu đồ làvấn đề đáng ngại ở nhiều học sinh
2 Cơ sở thực tiễn.
Không chỉ với học sinh đại trà mà ngay cả với đối tượng học sinh trong các đội tuyểnhọc sinh giỏi Địa lí cũng không dễ có phương pháp tốt trong vẽ và nhận xét biểu đồ Chúng
ta vẫn thường bắt gặp những thực trạng sau đây:
- Học sinh không xác định được yêu cầu của đề bài
- Học sinh không xác định được kiểu biểu đồ sẽ vẽ là gì và việc xử lí bảng số liệu (nếu có)
- Học sinh chưa vẽ được biểu đồ thích hợp và đúng với yêu cầu đề bài
- Kĩ năng vẽ biểu đồ của học sinh còn lúng túng
- Học sinh chưa nắm được các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ
Từ thực tiễn giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy muốn đạt kết quả cao trong các kỳ thihọc sinh giỏi bộ môn Địa lí THCS, học sinh cần nắm chắc kiến thức cơ bản, nâng cao nănglực nhận thức và kĩ năng thực hành…Tất cả những điều đó sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu họcsinh được rèn luyện tốt kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ Vì sao lại nói như vậy? Vì khi thànhthạo kĩ năng vẽ biểu đồ, các em sẽ tự tin đạt một lượng điểm đáng kể khi đi thi, sẽ hứng thúhơn rất nhiều với môn học, biết cách trình bày khoa học và thẩm mĩ Việc nhận xét và giảithích biểu đồ giúp các em luôn được củng cố và nâng cao kiến thức
Với những lí do trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng đề tài “Phương pháp vẽ vànhận xét các loại biểu đồ Địa lí” nhằm giúp học sinh hiểu về các loại biểu đồ, biết lựa chọnbiểu đồ thích hợp nhất với từng dạng bài tập Từ đó giúp các em tự rèn luyện, nâng cao tiếntới thành thạo kĩ năng vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ và dùng kiến thức đã học để giải thích(nếu có )
II
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI.
1 Đối tượng nghiên cứu.
Trang 2- Đội tuyển HSG Địa 9 trường THCS Nhạo Sơn.
- Đội tuyển HSG tỉnh- Môn Địa 9 tại cụm Lãng Công
2 Mục đích của đề tài.
“ Phương pháp vẽ và nhận xét các loại biểu đồ Địa lí” được viết dựa trên những hiểu
biết của cá nhân thông qua quá trình học hỏi, nghiên cứu tài liệu cũng như thực tiễn giảngdạy, nhằm hai mục đích cơ bản sau:
Một là: Tháo gỡ những lúng túng cho học sinh khi làm dạng bài tập Địa lí có liên quan đến
vẽ và nhận xét biểu đồ
Hai là: Nâng cao kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ cho học sinh Từ đó góp phần nâng cao kĩ
năng thực hành Địa lí nói riêng và chất lượng học tập Địa lí nói chung cho các em
III CẤU TRÚC NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI.
Gồm 2 nội dung chính:
1 Phương pháp vẽ và nhận xét các loại biểu đồ Địa lí
a Khái niệm biểu đồ
Trang 3Phần II:
NỘI DUNG
======*****=======
A PHƯƠNG PHÁP VẼ VÀ NHẬN XÉT CÁC LOẠI BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ.
I Khái niệm biểu đồ.
Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng động thái phát triển của mộthiện tượng (như quá trình phát triển công nghiệp qua các năm), mối tương quan về độ lớngiữa các đại lượng (như so sánh sản lượng lương thực của các vùng) hoặc cơ cấu thành phầncủa một tổng thể (như cơ cấu ngành của nền kinh tế)
Các loại biểu đồ rất phong phú, đa dạng Mỗi loại biểu đồ có thể được dùng để biểuhiện nhiều chủ đề khác nhau và ngược lại, có khi một chủ đề cũng có thể biểu hiện bằngnhiều loại biểu đồ khác nhau Do đó, khi vẽ ta phải căn cứ vào chủ đề để chọn loại biểu đồthích hợp nhất
II CÁC LOẠI BIỂU ĐỒ VÀ CÁCH VẼ.
1 Biểu đồ hình tròn (hoặc hình vuông).
a Vai trò: Dùng để thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể.
b Dấu hiệu để lựa chọn biểu đồ :
- Đề bài yêu cầu cụ thể là “hãy vẽ biểu đồ tròn” hoặc “hãy vẽ biểu đồ ô vuông”
- Trong đề bài có từ cơ cấu (nhưng chỉ có 1, 2 hoặc 3 năm).
- Đề bài tuy không có từ “cơ cấu” nhưng có những từ như tỉ lệ, tỉ trọng của các thành phần
và tổng giá trị tương đối của các thành phần đó là 100%
c Cách vẽ:
* Đối với biểu đồ hình tròn:
+ Dùng compa vẽ một hình tròn, sau đó vẽ biểu đồ cơ cấu theo quy tắc: Bắt đầu vẽ từ “tia 12giờ”, vẽ thuận chiều kim đồng hồ
+ Coi cả hình tròn là 100% Vẽ các hình quạt ứng với tỉ trọng của từng thành phần trong cơcấu Ghi trị số phần trăm vào các hình quạt tương ứng Vẽ đến đâu thì đánh kí hiệu hay kẻvạch đến đó
* Đối với biểu đồ hình vuông:
Vẽ một khung hình vuông, trong đó chia 100 ô vuông nhỏ, mỗi ô coi là 1% Đánh dấu kíhiệu từng thành phần trong cơ cấu (chiếm bao nhiêu phần trăm thì đánh dấu kí hiệu như nhau
ở bấy nhiêu ô vuông)
- Vẽ xong cần ghi tên biểu đồ, bảng chú giải
+ Tên biểu đồ: ghi phía dưới biểu đồ
+ Chú thích: ghi bên phải hoặc phía dưới biểu đồ (sau tên biểu đồ)
- Một số điểm cần chú ý khi vẽ:
+ Bất cứ bài tập nào vẽ được biểu đồ tròn thì cũng có thể vẽ biểu đồ ô vuông, nhưng ta chỉ
vẽ biểu đồ ô vuông khi đề bài bắt buộc
+ Nếu đề bài cho số liệu thô (số liệu tuyệt đối) thì việc đầu tiên là phải xử lí sang số liệu tinhhay số liệu tương đối (tỉ lệ %) theo công thức:
% A= (GTTĐ A / GTTĐ tổng thể ) x 100 (%)
Trang 4Cần lập bảng số liệu đã xử lí theo mẫu Chú ý khâu làm tròn số, sao cho tổng các thànhphần phải đúng bằng 100,0%
+ Nếu đề bài cho bảng số liệu tuyệt đối với cùng đơn vị đo từ 2-3 năm thì sau khi xử lí sang
số liệu tương đối (%) , ta phải tính bán kính các đường tròn theo công thức:
2 2 1
s R
s
xR1.
Trong đó:
+ R2: bán kính năm sau
+ R1: bán kính năm trước, tự cho bao nhiêu cm cũng được (thông thường 2cm)
+ S1: là số liệu tuyệt đối của năm trước
+ S2 : là số liệu của năm sau
(Để HS hiểu rõ công thức tính bán kính, GV nên giải thích cơ sở dẫn đến công thức Xuất phát từ công thức tính diện tích đường tròn:
này-R 1 là bán kính của đường tròn có diện tích là S 1
R 2 là bán kính của đường tròn có diện tích là S 3
R 3 là bán kính của đường tròn có diện tích là S 3
Diện tích và bán kính của đường tròn này có mối liên hệ:
Chọn bán kính của đường tròn có tổng số nhỏ nhất làm đơn vị là 1 hoặc 2cm Nên chọn
là 2cm, vì trong thực tế, vẽ đường tròn có bán kính bằng 1cm rất khó khăn đối với dụng cụ học sinh và quá nhỏ trong tờ giấy thi Không nên chọn các tổng số trung bình hoặc lớn làm đơn vị, vì khi tính toán các bán kính cần tính đều nhỏ hơn bán kính đã lựa chọn Trường hợp
vẽ biểu đồ hình vuông sử dụng số liệu tuyệt đối cũng tuân theo cách tính độ dài cạnh hình vuông Diện tích hình vuông bằng bình phương của cạnh.
+ Nếu đề bài đã cho sẵn bảng giá trị % của cùng đại lượng từ 2-3 năm thì ta không tính bánkính (vì không có cơ sở), nhưng khi vẽ cũng chú ý để đường tròn năm sau lớn hơn năm trước(để thể hiện sự phát triển đi lên)
+ Nếu mỗi hình tròn thể hiện một đại lượng khác nhau (như diện tích, sản lượng…) thì ta vẽchúng có bán kính như nhau
Tóm lại: Có 4 bước chính khi vẽ biểu đồ tròn:
- Xử lí số liệu (nếu đề bài cho bảng giá trị tuyệt đối)
- Tính góc ở tâm (bước này chỉ cần tính ra nháp) theo công thức:
2 1 1
2 1 2 2
1 2 2
2 1 2
1 2
S R
R S
Trang 5- Tính bán kính (nếu cần).
- Vẽ biểu đồ (dùng thước đo độ vẽ theo góc ở tâm để đảm bảo độ chính xác cao)
- Ghi tên biểu đồ, bảng chú giải
2 Biểu đồ 2 cặp nửa đường tròn.
a.Vai trò: Dùng để thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu.
b Dấu hiệu nhận biết.
- Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ 2 cặp nửa đường tròn
- Khi đề bài có các cụm từ cơ cấu xuất nhập khẩu, cán cân xuất nhập khẩu mà nhìn bảng số
liệu ta thấy tổng xuất và tổng nhập bằng 100%
c Cách vẽ.
- Mỗi năm vẽ 2 cặp nửa đường tròn úp vào nhau
+ Nửa đường tròn trên thể hiện cơ cấu giá trị xuất khẩu Coi cả nửa đường tròn là 100% Ta
vẽ theo chiều kim đồng hồ từ trái sang phải lần lượt các hình quạt theo thứ tự các yếu tố đề bài cho Ghi trị số % trong mỗi quạt Vẽ đến đâu thì đánh kí hiệu đến đó
+ Nửa đường tròn dưới thể hiện cơ cấu giá trị nhập khẩu Ta cũng vẽ tương tự như nửa đường tròn trên, vẫn vẽ theo chiều kim đồng hồ (nhưng lúc này làtừ phải sang trái)
- Nếu đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu từ 2-3 năm mà bảng số liệu lạicho giá trị tuyệt đối thì ta cũng tính bán kính các nửa đường tròn: Đặt bán kính nửa đường tròn xuất khẩu năm đầu tiên = 1 cm Các nửa đường tròn xuất khẩu và nhập khẩu khác tính theo bán kính này Công thức tính như tính bán kính trong biểu đồ tròn
- Vẽ xong cần ghi tên biểu đồ, bảng chú giải
Tóm lại: Có 4 bước cơ bản để vẽ biểu đồ 2 cặp nửa đường tròn:
+ Xử lí số liệu (nếu cần)
+ Tính bán kính nếu từ 2 năm và đề bài cho bảng giá trị tuyệt đối)
+ Vẽ biểu đồ
+ Ghi tên biểu đồ, chú giải
3 Biểu đồ hình cột (hoặc thanh ngang ).
a, Vai trò: Dùng để thể hiện tương quan về độ lớn giữa các đại lượng (dùng nhiều nhất),
hoặc thể hiện động thái phát triển, cơ cấu thành phần của một tổng thể
- Biểu đồ hình cột bao gồm 3 loại chính: cột rời (cột đơn), cột ghép (cột cặp, cột nhóm) vàcột chồng
b, Dấu hiệu để lựa chọn biểu đồ cột.
- Đề bài yêu cầu cụ thể là “hãy vẽ biểu đồ cột”.
- Đề bài muốn ta thể hiện sự hơn kém, nhiều ít , hoặc muốn so sánh các yếu tố
- Đề bài có các cụm từ như: “số lượng”,” sản lượng”,”so sánh”
- Đề bài có các đơn vị: kg/người, tấn/ha, USD/người, người/km2, ha/người…
- Khi vẽ về lượng mưa của một địa phương nào đó
Trang 6+ Trục tung: Thường thể hiện các đại lượng như: %, triệu tấn, nghìn ha…
- Chia khoảng cách trên trục tung và trục hoành sao cho hợp lí Ở trục hoành nếu biểu diễn
năm thì năm đầu tiên nên cách gốc tọa độ 1cm, khoảng cách các năm phải tương ứng
(khoảng cách 4 năm phải gấp 2 lần 2 năm, 8 năm phải gấp 4 lần 2 năm ) Trị số cuối cùng
trên trục tung và trục hoành cũng nên cách mũi tên 1cm
- Biểu đồ thanh ngang thực ra vẫn là biểu đồ hình cột, có điều các cột ở đây nằm theo chiềungang Trên biểu đồ thanh ngang, các yếu tố trên trục tung và trục hoành đối lập so với biểu
đồ hình cột Tuỳ từng bài mà ta chọn biểu đồ cột hay thanh ngang để đảm bảo tính thẩm mĩ
- Vẽ xong cần ghi tên biểu đồ, bảng chú giải
- Một số điều cần chú ý khi vẽ:
+ Chọn kích thước biểu đồ (đặc biệt chú ý tới sự tương quan giữa chiều ngang và chiều caocủa các cột) sao cho phù hợp với khổ giấy và đảm bảo tính mĩ thuật
+ Các cột chỉ khác nhau về chiều cao, còn bề ngang phải bằng nhau
(thông thường cột đơn 0,8cm , cột ghép 0,5- 0,8 cm, cột chồng 1,5 cm).
+ Có kí hiệu thể hiện trên các cột Trên đỉnh cột nên ghi trị số
4 Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị)
a Vai trò: Sử dụng để thể hiện tiến trình, động thái phát triển của một hiện tượng qua thời
gian Biểu đồ đường giúp dễ nhận xét về sự thay đổi của các yếu tố trên một đường hay nhiều đường qua các năm
b Dấu hiệu để lựa chọn biểu đồ đường:
- Khi đề bài yêu cầu: hãy vẽ biểu đồ đồ thị, hãy vẽ ba đường biểu diễn…
- Khi đề bài có một trong các cụm từ: tốc độ, gia tăng, tốc độ tăng trưởng, chỉ số tăng trưởng,
giá trị gia tăng, gia tăng tự nhiên của dân số… thể hiện rõ qua nhiều năm
c Cách vẽ:
- Đường biểu diễn được vẽ trên hệ trục toạ độ vuông góc mà trục tung thể hiện các đại lượng
(chỉ ghi đơn vị của đại lượng trên đầu mũi tên), còn trục hoành thể hiện các năm.
- Cần xác định tỉ lệ thích hợp ở cả hai trục sao cho biểu đồ phù hợp với khổ giấy, cân đối vàthể hiện rõ được yêu cầu của đề bài
- Cần chia khoảng cách các năm trên trục hoành cho đúng tỉ lệ, năm đầu tiên trùng với gốctọa độ
- Nếu đồ thị yêu cầu thể hiện hai đường biểu diễn có các đại lượng khác nhau
(VD: một đường biểu diễn số dân, một đường biểu diễn sản lượng lúa) thì vẽ hai trục tung ở
hai bên biểu đồ, mỗi trục thể hiện một đại lượng
- Nếu biểu đồ có nhiều đường biểu diễn, cần chọn tỉ lệ hợp lí để các đường biểu diễn khỏitrùng lên nhau hoặc nằm quá sát nhau Mỗi đường biểu diễn phải được thể hiện bằng một kíhiệu riêng
- Sau khi vẽ xong cần ghi tên biểu đồ, bảng chú giải
5 Biểu đồ kết hợp:
a Vai trò: Thường gồm một biểu đồ hình cột và một đường biểu diễn thể hiện động lực
phát triển và tương quan về độ lớn giữa các đại lượng
b Dấu hiệu để lựa chọn biểu đồ kết hợp:
- Khi đề bài yêu cầu : vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường
- Khi đề bài có hai đại lượng với hai đơn vị tính khác nhau
c Cách vẽ:
- Dựng hệ trục tọa độ vuông góc với 2 trục tung và 1 trục hoành: 2 trục tung thể hiện các đại
lượng, trục hoành thể hiện năm (cũng có thể là tên nước hay các tháng trong năm…)
Trang 7- Trong 2 đại lượng, ta chọn một đại lượng biểu thị bằng cột (vẽ trước), đại lượng còn lại biểu thị bằng đường (vẽ sau) Cần phải chia tỉ lệ sao cho hạn chế sự dính nhau giữa các cột
và đường Tọa độ đường luôn nằm giữa các cột
- Vẽ xong ghi tên biểu đồ và chú thích
6 Biểu đồ miền:
a Vai trò: Được sử dụng để thể hiện đồng thời cả hai mặt: Cơ cấu và động thái phát triển
của một đối tượng
b Dấu hiệu để lựa chọn biểu đồ miền:
- Khi đề bài yêu cầu cụ thể “Hãy vẽ biểu đồ miền”
- Khi đề bài xuất hiện một số các cụm từ: “thay đổi cơ cấu”, “chuyển dịch cơ cấu”…
- Khi đề bài chỉ có từ cơ cấu nhưng từ 4 năm trở lên.
Lưu ý: Không vẽ biểu đồ miền khi bảng số liệu không phải là theo các năm- Vì trục hoành
trong biểu đồ miền luôn biểu diễn năm.
c Cách vẽ:
- Biểu đồ miền chính là một biến thể từ biểu đồ cột chồng, khi ta tưởng tượng các cộtchồng có bề rộng chỉ bằng sợi chỉ và ta nối các đoạn cột chồng với nhau
- Biểu đồ là hình chữ nhật, trong đó:
+ Trục tung có trị số là % (nếu đề cho số liệu thô thì phải xử lí sang %)
+ Trục hoành là các năm Cần thể hiện khoảng cách năm sao cho hợp lí
- Vẽ lần lượt theo từng chỉ tiêu chứ không phải lần lượt theo các năm Cách xác định cácđiểm vẽ tương tự như khi vẽ biểu đồ cột chồng
- Vẽ đến đâu thì đánh kí hiệu hay kẻ vạch đến đó, đồng thời thiết lập bảng chú giải Nên ghiriêng bảng chú giải
III CÁCH NHẬN XÉT CÁC LOẠI BIỂU ĐỒ.
Sau khi vẽ xong biểu đồ, đề bài thường yêu cầu dựa vào bảng số liệu và biểu đồ, nhiềukhi chỉ dựa vào biểu đồ đã vẽ để nhận xét vấn đề Việc nhận xét này cần đảm bảo hai phần:
- Nhận xét về các diễn biến và mối quan hệ của các số liệu
- Giải thích nguyên nhân của các diễn biến hoặc mối quan hệ đó (Thường phải dựa vào kiến
thức đã học để giải thích).Thực chất, giải thích là làm rõ nhận xét và kiến thức để giải thích
chính là những kiến thức cơ bản về tự nhiên, về kinh tế- xã hội có liên quan đến đối tượng
Lưu ý:
- Đối tượng học sinh giỏi, nhất là các em trong đội tuyển HSG tỉnh phải luôn nhớ: Nhận xét luôn đi cùng với giải thích vấn đề, ngay cả khi đề bài không yêu cầu giải thích Công việc này có thể thực hiện theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang
+ Theo chiều dọc: Tức là nhận xét rồi giải thích luôn cho vấn đề vừa nhận xét, làm rõ hết đối
tượng này rồi mới đến đối tượng khác Đối với các bài vẽ về cơ cấu thì nên lựa chọn cách
này, vừa đơn giản, lại rõ ràng và khoa học Khi thực hiện cách làm theo chiều dọc như trên,
ta nên triệt để áp dụng theo công thức:
Đưa ra lí lẽ- số liệu minh chứng- giải thích
+ Theo chiều ngang: Tức đi hết phần nhận xét rồi mới giải thích cho tất cả mọi vấn đề
- Phần nhận xét gồm 2 khía cạnh: Nhận xét chung (đưa ra nhận định khái quát) và nhận xét riêng (đưa ra các nhận định chi tiết đối với từng đối tượng) Cần nhận xét từ khái quát đến chi tiết rồi đánh giá chung
- Khi nhận xét cần kết hợp số liệu theo hàng dọc và hàng ngang; nên nhận xét một cách ngắngọn, khoa học, có số liệu minh chứng rõ ràng
Trang 8- Khi giải thích phải tập trung vào các số liệu biến động- thực chất là nêu lí do dẫn đến đối
tượng đó bị thay đổi ( gồm cơ sở tự nhiên và cơ sở kinh tế- xã hội).
B MỘT SỐ BÀI TẬP CỤ THỂ VỀ VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ.
1 Bài tâp về biểu đồ tròn.
Ví dụ 1: Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2002
Phân tích: Ta vẽ biểu đồ tròn vì căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu của đề bài thấy có từ
cơ cấu (1 năm).
Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước
ta năm 2002
8.08.331.6
13.7
38.4
kinh tế Nhà nướckinh tế tập thểkinh tế tư nhânkinh tế cá thể
kinh tế có vốn đầu tưnước ngoài
Kinh tế tập thểKinh tế tư nhânKinh tế cá thể Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoàiTổng cộng
38,48,08,331,613,7100,0
Trang 9- Đề có từ cơ cấu trong 3 năm nên chọn biểu đồ tròn là thích hợp nhất (ngoài ra có thể vẽ
được biểu đồ cột chồng, biểu đồ ô vuông)
- Đề có bảng giá trị tuyệt đối với những tổng giá trị trong mỗi năm lớn, nhỏ khác nhau Do
đó khi làm bài ta thực hiện đủ 4 bước như đã nêu
Vẽ 3 biểu đồ tròn cho 3 năm theo bán kính trên Các hình quạt vẽ đúng theo góc ở tâm đã
tính 3 biểu đồ có chung 1 chú thích, 1 tên biểu đồ (Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động phân
theo ngành kinh tế của nước ta trong 3 năm 1990, 1995 và 2000).
+ Tổng số lao động tăng 7289,5 nghìn người
+ Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3568,8 nghìn người
+ Lao động trong ngành công nghiệp- xây dựng tăng 1139,7 nghìn người
+ Lao động trong ngành dịch vụ tăng 2581 nghìn người
- Về giá trị tương đối: Cơ cấu lao động của nước ta có xu hướng giảm tỉ lệ lao động trong nông, lâm, ngư nghiệp (4,8%); tăng tỉ lệ lao động trong công nghiệp- xây dựng (0,9%) và dịch vụ (3,9%), dịch vụ có mức tăng cao nhất Đây là xu hướng tích cực, chứng tỏ nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước, khiến lao động trong nông nghiệp chuyển dần sang công nghiệp và dịch vụ
- Mặc dù giảm về tỉ lệ, song lao động trong nông, lâm, ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất Nguyên nhân là do lao động nước ta chủ yếu phân bố ở nông thôn và nhìn chung nước ta vẫnđang là một nước nông nghiệp
(Chú ý: HS cũng có thể nhận xét theo chiều ngang với 4 ý lĩnh vực như ở bảng số liệu Trong mỗi ý đều có: đưa ra nhận đinh- số liệu minh chứng- giải thích)
Ví dụ 3:
a Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp và tỉ trọng giá trị sản lượng nông nghiệp của các vùng trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp và nông nghiệp của cả nước năm 1992 theo bảng số liệu dưới đây:
Các vùng Giá trị sản lượng công Giá trị sản lượng nông nghiệp
Trang 10- Vẽ cơ cấu của 2 đại lượng khác nhau trong cùng 1 năm=> Vẽ 2 biểu đồ tròn có bán kính bằng nhau, mỗi biểu đồ thể hiện 1 đại lượng.
+ 2 biểu đồ có cùng bảng chú giải và tên biểu đồ (Biểu đồ thể hiện tỉ trọng giá trị sản lượng
công nghiệp và tỉ trọng giá trị sản lượng nông nghiệp của các vùng kinh tế nước ta trong năm 1992).
b So sánh và giải thích:
* Nhận xét, so sánh: Qua biểu đồ và bảng số liệu, ta thấy:
- Cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp và nông nghiệp năm 1992 không đồng đều, có sự chênh lệch rõ ràng trong các vùng
- Vùng ĐNB có giá trị sản lượng CN lớn nhất (chiếm 52% giá trị sản lượng CN cả nước)
- Vùng ĐBSCL có giá trị sản lượng NN lớn nhất (chiếm 37,9% giá trị sản lượng CN cả nước)
- Tây Nguyên là vùng có giá trị sản lượng CN (0,9%) và NN (4,2%) thấp nhất trong cả nước (CN 0,9%; NN 4,2%)
* Giải thích:
- Có sự phân hóa về giá trị sản lượng công nghiệp và nông nghiệp giữa các vùng trong cả nước là do tác động tổng hợp của các nhân tố tự nhiên và kinh tế- xã hội giữa các vùng khác nhau
- Về cơ cấu tỉ trọng giá trị công nghiệp:
+ Có sự phân hóa giữa các vùng là do các vùng khác nhau về: Vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động (nhất là lao động có chuyên môn kĩ thuật), cơ sở vật chất kĩ thuật
và cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển, …)
+ ĐNB có giá trị sản lượng CN lớn nhất cả nước là do hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện thuận lợi trên Còn các vùng khác (Tây Nguyên, TDMNBB…) hoạt động CN bị hạn chế vì thiếu sự đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt cơ sở hạ tầng- giao thông chưa phát triển, trình độ lao động chưa cao, thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật
Trang 11- Về cơ cấu tỉ trọng giá trị nông nghiệp:
+ Có sự phân hóa giữa các vùng là do các vùng khác nhau về: điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư và lao động nông thôn, ứng dụng KHKT, chính sách phát triển nông nghiệp, …
+ ĐBSCL có giá trị sản lượng NN lớn nhất cả nước, rồi đến ĐBSH- là do hội tụ đầy đủ nhấtcác điều kiện thuận lợi trên Còn các vùng khác, nhất là Tây Nguyên hoạt động NN bị hạn chế vì thiếu sự đồng bộ của các nhân tố này
2 Bài tập về biểu đồ hai cặp nửa đường tròn.
Ví dụ 1: Cho bảng số liệu dưới đây về giá trị xuất khẩu, nhập khẩu phân theo thị trường
các châu lục Hãy vẽ biểu đồ nửa đường tròn thể hiện cán cân xuất nhập khẩu của ngành ngoại thương nước ta trong các năm 1995, 2001 Từ bảng số liệu và biểu đồ hãy nhận xét
và rút ra những kết luận cần thiết.( Đơn vị Triệu R - USD )
Thị trường Năm 1995 Năm 1997
5
1857, 4
9185, 0
11592, 3
Châu Á 145,0 219,2 6017,1 9085,7Châu Âu 421,2 1448,7 2207,6 1726,6Châu Mỹ 13,7 13,6 426,1 305,5
Tính tổng giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của các thị trường khác gồm: Châu Phi, Châu
Mỹ, Châu Úc và Đại Dương; Tính tỉ lệ các thị trường so với tổng số là 100% ta có bảng
cm
6 , 3 5 , 13 5 , 698 : 0 ,
9185 11592 , 3 : 698 , 5 16 , 6 4 , 1cm
Trang 122- Nhận xét.
a- Tổng kim ngạch ngoại thương tăng rất nhanh sau 12 năm Tổng kim ngạch đã tăng từ
255,9 Triệu R-USD lên 20777,3 triệu R-USD (8,13 lần) Giá trị xuất khẩu và nhập khẩuđều tăng
b- Cán cân ngoại thương Trong đó xuất khẩu tăng 13,1 lần; nhập khẩu tăng 6,2 lần Kết quả
là cán cân ngoại thương có giá trị nhập siêu giảm dần Năm 1985 GTXK chiếm37,6%GTNK, tới năm 1997 đã là 79,2% GTNK
c- Sự thay đổi thị trường.
Năm 1985 Thị trường Châu Á rất nhỏ, chỉ chiếm 20,8% GTXK và 11,8% GTNK.Thị
trường châu Âu rất lớn chiếm tới 60,3%GTXK và 78,0% GTNK Thị trường Châu Âu lúcnày đều thuộc các nước Liên Xô và Đông Âu.Thị trường khác còn rất hạn chế, chưa có cácthị trường Châu Phi
Năm 1997.Thị trường Châu Á rất lớn chiếm 65,5,8% GTXK và 78,4% GTNK.Thị
trường châu Âu giảm chỉ còn 24,0%GTXK và 14,9% GTNK Thị trường Châu Âu lúc nàyđều thuộc các nước Tây Âu,thị trường khác tăng rất mạnh, xuất hiện các thị trường Châu Phi,các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ cũng tăng mạnh
d) Có kết quả đó là do
Ví dụ 2: Cho bảng số liệu dưới đây về tình hình phát triển ngoại thương nước ta các năm
1995- 2001, vẽ biểu đồ và nhận xét sự thay đổi cán cân và cơ cấu thị trường ngoại thương nước ta trong các năm nói trên
Đơn vị Triệu USD
Giá trị hàng xuất khẩu:
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sảnHàng Công nghiệp nhẹ và TTCNHnàg nông- lâm- thuỷ, hải sản và hàng khác
5448,9
1377,71549,825214
15027,0
4600,05400,05027,0
Giá trị hàng xuất khẩu:
Tư liệu sản xuấtHàng tiêu dùng
8155,4
6917,61237,8
16122,015312,0850,0
Nguồn NGTK trang 371
Hướng dẫn:
1-Xử lí số liệu và vẽ biểu đồ
Tính cơ cấu các loại hàng của giá trị xuất khẩu từng năm
Tính tổng kim ngạch ngoại thương của từng năm (đơn vị Triệu USD),
Tính cán cân xuất khẩu/ nhập khẩu của năm 1991 và 1995
Kết quả như bảng sau: (Đơn vị %).