1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

132 922 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 3,49 MB

Nội dung

Văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cách đây hơn 60 năm (1946) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: "Phải làm sao cho văn hóa vào sâu trong tâm lý của quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ Văn hóa phải làm thế nào cho nhân dân

có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng Văn hóa phải làm thế nào cho mỗi người dân Việt Nam, từ già đến trẻ, cả đàn ông và đàn bà ai

cũng hiểu nhiệm vụ của mình và biết hưởng hạnh phúc của mình nên hưởng" (Tư

tưởng Hồ Chí Minh, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003) Ngay sau ngày quốc

khánh 02-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thành lập Ủy ban văn hóa lâm thời Bắc

Bộ Ngày 07-9-1945 Bác tiếp các đại biểu của Ủy ban này và Người chỉ rõ: "Bổn phận các Ngài là lãnh đạo tư tưởng quốc dân, đấu tranh cho độc lập và kiến thiết một

nền văn hóa mới"(Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003)

Như vậy, có thể khẳng định văn hóa có một vai trò rất lớn, nó vừa là môi trường,vừa

là công cụ để tác động đến hành vi của cá nhân và tổ chức

Văn hóa với tư cách là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực vô hạn thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa và nhờ hàng hóa để phát triển, là mục tiêu cao cả của mọi hình thái xã hội Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng

và phát huy nhân tố con người xây dựng xã hội mới và con người mới trong tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất - kinh doanh, hoạt động chính trị, hoạt động khoa học - công nghệ, hoạt động văn hóa - xã hội - nhân văn, vv Trong thời đại ngày nay kinh

tế thị trường, kinh tế tri thức, toàn cầu hóa và cách mạng quản lý ngày càng phát triển như vũ bão, các quốc gia xích lại gần nhau hơn, vì thế văn hóa dân tộc, bản sắc dân tộc ngày càng trở thành trung tâm của mọi sự chú ý

Văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân được hình thành trên nền tảng văn hóa dân tộc và là bộ phận cấu thành, tô đậm thêm bản sắc văn hóa dân tộc, không thể đối lập với bản sắc văn hóa dân tộc

Trang 2

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, với sự di chuyển dễ dàng các nguồn tài chính, nguyên liệu và công nghệ từ quốc gia này sang quốc gia khác, việc

du nhập các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nói chung và thành tựu tiên tiến của khoa học quản trị nói riêng không khó Tuy nhiên, yếu tố chính ảnh hưởng đến sự thành bại trong việc áp dụng thành công các thành tựu đó trong những điều kiện cụ thể của các quốc gia là sự khác biệt về văn hóa Đối với lĩnh vực kinh doanh, xu hướng văn hóa hóa kinh doanh đang là một hướng đi tối ưu để tận dụng các thành tựu tiên tiến của khoa học đồng thời vẫn phát huy được sức mạnh của bản sắc văn hóa

Chính vì vậy, xây dựng văn hóa kinh doanh là góp phần tạo lập năng lực cốt lõi của doanh nghiệp, và do vậy, tạo cho doanh nghiệp năng lực cạnh tranh bền vững trong điều kiện cạnh tranh mang tính toàn cầu Bên cạnh đó, nó còn góp phần thể hiện bản sắc văn hóa tiên tiến đậm đà tính dân tộc của văn hóa Việt Nam trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp

Với nhận thức được vai trò quan trọng của văn hóa kinh doanh đối với sự

phát triển của doanh nghiệp, tôi mạnh dạn chọn đề tài: Văn hóa kinh doanh của

Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế"

làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Đề xuất những giải pháp, kiến nghị cơ bản để hoàn thiện văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc

tế

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp

- Phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa kinh doanh của Công ty cổ phần dịch vụ vận tải TRACO

- Nghiên cứu, đề xuất những giải pháp, kiến nghị chủ yếu nhằm hoàn thiện văn hóa kinh doanh của Công ty cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu văn hóa kinh doanh của doanh

nghiệp, các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh, việc xây dựng văn hóa kinh doanh, những ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến xây dựng văn hóa kinh doanh

- Phạm vi nghiên cứu: Được xác định trong khuôn khổ của Công ty cổ phần dịch vụ vận tải TRACO gắn với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Thời gian khảo sát được tiến hành trong giai đoạn 2002-2006

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Luận văn sử dụng các phương pháp sau:

Thứ nhất: phương pháp duy vật biện chứng

Thứ hai: phương pháp phỏng vấn Phương pháp này được sử dụng để trực

tiếp phỏng vấn một số nhà lãnh đạo và CBNV trong công ty

Thứ ba: phương pháp điều tra thông qua bảng câu hỏi

Dựa trên kết quả khảo sát sơ bộ tác giả luận văn đã xây dựng bản câu hỏi điều tra tình hình thực tế văn hóa kinh doanh tại Công ty cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong giai đoạn hiện nay (Những nội dung chi tiết cụ thể của bảng câu hỏi được đính kèm trong phụ lục)

Với 100 bảng câu hỏi được gửi tới các nhà quản trị và CBNV của công ty cổ phần dịch vụ vận tải TRACO, tác giả luận văn đã nhận được 68 câu trả lời Các câu trả lời này được phân bố tương đối rộng khắp các phòng ban và bộ phận trong công

ty, trong đó bao gồm cả các nhà quản trị và các CBNV

Thứ tư: phương pháp sử dụng nguồn thông tin thứ cấp

Với phương pháp này, tác giả luận văn đã có được một số kết quả và nhận định về văn hóa kinh doanh tại Công ty cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong giai đoạn hiện nay thông qua việc thu thập các thông tin từ các sách, báo và tạp chí chuyên ngành như

Trang 4

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng văn hóa kinh doanh của Công ty cổ phần dịch vụ vận tải

TRACO trong thời gian qua

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa kinh doanh của Công

ty cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 5

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH

CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA KINH DOANH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1.1.Khái niệm văn hóa

Nghiên cứu vai trò của văn hóa đối với phát triển nói chung và đối với doanh nghiệp nói riêng trước hết phải có một khái niệm chính xác và nhất quán về văn hóa cũng như cấu trúc của nó Văn hóa là một khái niệm rất rộng, đến mức hầu như mỗi nhà văn hóa đều có một khái niệm riêng về văn hóa Cho đến nay có khoảng hơn 400 khái niệm về văn hóa Các khái niệm đó không giống nhau tùy theo cách hiểu rộng hẹp khác nhau, trong khi văn hóa là lĩnh vực vô cùng rộng lớn, phong phú và phức tạp Mặt khác, cũng như các lĩnh vực khoa học xã hội khác, ngành khoa học về văn hóa có tính chất lịch sử và phát triển xuyên suốt lịch sử loài người, từ văn hóa dân gian có văn tự và không văn tự đến văn hóa chỉnh thể của các chế độ đương thời Trong quá trình lịch sử đó nội dung và khái niệm của văn hóa cũng thay đổi theo Đó

là hiện thực khách quan Sau đây là một số trong những khái niệm đó

Theo E.Heriôt: "Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi - đó chính

là văn hóa" (Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB văn học, Hà Nội)

Theo Unessco: "Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống, và dựa trên đó, từng

dân tộc đã khẳng định bản sắc riêng của nước mình" (Văn hóa và văn hóa doanh

nghiệp, NXB lao động, Hà Nội, 2001)

Trang 6

Edward B Taylor (1924) cho rằng: "Văn húa là một phức thể bao gồm kiến thức, niềm tin, nghệ thuật, đạo đức, tập quỏn và tất cả những khả năng và tập tục khỏc cần thiết cho con người trong một xó hội".

GS Hoàng Vinh trong " Đề cương văn húa và Tụn giỏo" đó khẳng định văn húa là vốn hiểu biết của con người, tớch lũy được trong suốt quỏ trỡnh hoạt động thực tiễn - lịch sử, được kết tinh lại thành cỏc giỏ trị và chuẩn mực xó hội, gọi chung là hệ giỏ trị xó hội, biểu hiện ở vốn di sản văn húa và phong cỏch ứng xử của cộng đồng

Hệ giỏ trị là thành tố cơ bản làm nờn bản sắc riờng của mọi cộng đồng xó hội, cú khả năng liờn kết cỏc thành viờn làm cho cộng đồng trở thành một khối vững chắc và cú khả năng điều tiết hoạt động của cỏc thành viờn sống trong cộng đồng xó hội ấy

Trong bản thảo "Nhật ký trong tự" năm 1943, Bỏc Hồ đó khẳng định "Văn húa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt, cựng với biểu hiện của nú mà loài người đó sinh ra nhằm thớch ứng những nhu cầu đời sống và đũi hỏi của sự sinh tồn" (Hồ Chớ Minh, toàn tập, NXB chớnh trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 3, trang 431) Bỏc chỉ rừ nội hàm của văn húa, đồng thời, Bỏc phõn tớch và luụn nhấn mạnh mối quan hệ biện chứng giữa văn húa và cơ sở hạ tầng, văn húa và kinh tế, chớnh trị, xó hội Văn húa là kiến trỳc thượng tầng; nhưng khi cơ sở hạ tầng của xó hội kiến thiết rồi, lỳc đú văn húa mới đủ điều kiện phỏt triển được Văn húa là động lực của phỏt triển kinh tế, phỏt triển xó hội Văn húa phải soi đường cho mọi người tiến tới

Cựu Tổng giỏm đốc UNESSCO Federico Mayor núi: "Thực tế đó thừa nhận rằng văn húa khụng tỏch rời cuộc sống, ngoài sự tư duy và hoạt động của mỗi cỏ nhõn và cộng đồng, bởi văn húa phản ỏnh và thể hiện một cỏch tổng quỏt, sống động mọi mặt của cuộc sống đó diễn ra trong quỏ khứ và hiện tại; trải qua bao thế kỷ nú đó cấu thành hệ thống giỏ trị, truyền thống, mỹ thuật và lối sống, mà dựa trờn đú, từng dõn tộc tự khẳng định bản sắc riờng của mỡnh" Như vậy, cú thể thấy văn húa bao hàm cả nội dung rộng lớn và phức tạp, văn húa về cơ bản là một cấu trỳc nhiều tầng nấc (xem hỡnh 1.1)

Bản chất

Giá trị

BảN

Phong tục,tập quán,

vv …Cơ sở tự nhiên

Cơ sở hạ tầng

Kiến trúc thượng tầng(tinh thần)

Nòi giống

Địa lý

Văn minh vật chất

Triết học, Tôn giáo Chính trị, Luật pháp, Giáo dục, Nghệ thuật, Truyền thống Tín hiệu

Trang 7

1.1.1.2 Khái niệm văn hóa kinh doanh

Văn hóa kinh doanh được thể hiện và chỉ có thể được thể hiện thông qua vật mang nó là doanh nghiệp Nhưng để có một định nghĩa mạch lạc cho thuật ngữ văn hóa kinh doanh hầu như đã không dễ dàng, bởi lẽ về ngữ nghĩa thì ngay như khái niệm "văn hóa" cũng đã có hàng trăm cách diễn đạt khác nhau đã trình bày trên Marvin Bower, Tổng giám đốc Mackinsey Company cho rằng: "Văn hóa kinh doanh là tất cả các thành

tố mà chúng ta đang thực hiện trong quá trình kinh doanh và di sản để lại cho thế hệ kế

Trang 8

tiếp" Như vậy, văn hóa hiện diện ở bất kỳ doanh nghiệp nào, tuy nhiên một doanh nghiệp phát triển phải có một nhãn quan rộng, tham vọng lâu dài, xây dựng được một nếp văn hóa có bản sắc riêng, thể hiện sự khác biệt vượt trội

Văn hóa kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hóa vào hoạt động kinh doanh, là cái mà các chủ thể kinh doanh áp dụng hoặc tạo ra trong quá trình hình thành nên những nền tảng có tính ổn định và đặc thù trong hoạt động kinh doanh của

họ Văn hóa kinh doanh là tất cả các giá trị tinh thần (dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể) có được của một doanh nghiệp trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp ấy - đã trở thành chuẩn mực và nguồn động lực chủ yếu nhất - thâm nhập vào và chi phối các quan niệm, tập quán và hành vi kinh doanh hướng về

sự chất lượng, sáng tạo, trách nhiệm và kết hợp hài hòa các lợi ích Văn hóa kinh doanh liên kết con người trong nội bộ với nhau, liên kết doanh nghiệp và xã hội bằng những giá trị nhân văn, đặt con người vào vị trí trung tâm và quyết định sự cạnh tranh thắng lợi và phát triển bền vững Văn hóa kinh doanh suy cho cùng nó là cốt lõi của nền kinh tế tri thức / thị trường xã hội và nhân văn

Vấn đề văn hóa kinh doanh đối với Việt Nam không có gì mới, ông cha chúng ta đã đề cập từ lâu Chàng rể vua Hùng- Mai An Tiêm bị đày ra hoang đảo đã trồng dưa hấu, dưa hấu chín, đã khắc tên mình lên quả dưa hấu có ghi địa chỉ, rồi thả xuống biển, sóng đưa dưa hấu vào đất liền vừa để "tiếp thị" gọi mời thương lái đến mua Di tích cổ Hoa Lư thời nhà Đinh (968- 979) có nhiều viên gạch lớn khắc dòng chữ "Đại Việt quốc quân thành chuyên", phải chăng đây là thương hiệu Chiếc lọ gốm vẽ hoa dây màu lam hiện đang trưng bày tại bảo tàng Topkapt Saray, ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ có dòng chữ ghi rõ niên đại sản xuất "Năm Đại hóa thứ 8" tức 1450 thời vua Lê Nhân Tông (1443- 1459), địa điểm sản xuất Nam Sách, Hải Dương, người sản xuất ghi: "Bùi thị hỉ bút" là người họ Bùi vẽ chơi Hiệu chụp ảnh đầu tiên ở Hà Nội

"Cảm Hiếu Đường" vào năm 1869, chủ hiệu là Đặng Huy Trứ, v.v Cuộc canh tân đất nước đầu thế kỷ XX (1903) sự khởi đầu là sự kết hợp hai mục đích giáo dục và kinh doanh tìm ra nguồn lực cứu nước Cụ cử Lương Văn Can (1854- 1927) hiệu trưởng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, người đã sớm truyền bá tư tưởng "đạo làm

Trang 9

giàu", cùng với gia đình thực hành kinh doanh xuất nhập khẩu, bị đày ải sang Nam Vang (Phnom Pênh- Campuchia) Cụ viết sách "Thương học phương châm" có đoạn

"Đương buổi thế giới cạnh tranh này, các nước phú cường không đâu là chẳng đua tài thi sức ở trong trường thương chiến, văn minh tiến bộ, buôn bán càng thịnh đạt Việc buôn bán thịnh suy có quan hệ đến quốc dân thịnh suy như thế, ta há coi thường, xem khinh được sao?" Nền kinh doanh ở nước ta còn là thảm cảnh bởi 10 lẽ như cụ Cử Lương Văn Can tổng kết: "1- Người mình không có thương phẩm; 2- Không có thương hội; 3- Không có tín thực; 4- Không có kiên tâm; 5- Không có nghị lực; 6- Không biết trọng nghề; 7- Không có thương học; 8- Kém đường giao tiếp; 9- Không biết tiết kiệm; 10- Khinh nội hóa!"

Từ các phân tích trên đây, có thể đi đến xác lập một khái niệm chung về văn

hóa kinh doanh, đó là: "Văn hóa kinh doanh là toàn bộ các nhân tố văn hóa được

chủ thể kinh doanh chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh của chủ thể đó"

Theo nghĩa cụ thể, văn hóa kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hóa vào trong hoạt động kinh doanh của chủ thể, là cái văn hóa mà các chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh hình thành nên những kiểu kinh doanh ổn định và đặc thù Như vậy văn hóa kinh doanh là một phương diện của văn hóa trong

xã hội bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần, những phương thức và kết quả hoạt động của con người được tạo ra và sử dụng trong quá trình kinh doanh

1.1.2 Tầm quan trọng của văn hóa kinh doanh đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.2.1 Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Ngày nay, cạnh tranh giữa các nước, các doanh nghiệp và sức mạnh kinh tế thực ra là một hình thức của công cuộc cạnh tranh về chất lượng khoa học và công nghệ Kinh doanh là cạnh tranh, là đọ sức với các đối thủ trong nước và thế giới để mua hàng và bán hàng Về bản chất cạnh tranh là cuộc chiến trên thương trường không chút khoan nhượng Cạnh tranh mang những sắc thái cơ bản và nguyên tắc cơ

Trang 10

bản của chiến tranh Sự thỏa hiệp với các đối thủ (đối tác) có thể là sách lược trong những tình huống cụ thể với khoảng không gian và thời gian nhất định để đôi bên cùng có lợi Điều đó không thể che giấu hết tính quyết liệt, sống còn trong quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và triết lý kinh doanh bằng cách vượt lên Lợi thế

cạnh tranh của doanh nghiệp là nét đặc trưng cơ bản của văn hóa kinh doanh

Văn hóa kinh doanh có tác động quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Sở dĩ có thể khẳng định như vậy bởi vì để thực hiện hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng cần có các nguồn lực vật chất và tinh thần Trong đó nguồn lực tinh thần, đặc biệt văn hóa kinh doanh chính là một trong trụ cột chính của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh

Năng lực của các nhà quản trị có tính quyết định đối với sự thành bại của doanh nghiệp trong kinh doanh Một nhà quản trị giỏi có thể xây dựng được yếu tố văn hóa kinh doanh làm cơ sở vững chắc cho quá trình hoạt động kinh doanh của mình Qua khảo sát các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả có thể rút ra hệ quả là: doanh nghiệp mạnh gắn liền với giám đốc giỏi Lãnh đạo một số địa phương và Bộ, Ngành cũng cho rằng, tìm sản phẩm kinh doanh không khó, cái khó chính là tìm giám đốc doanh nghiệp giỏi Một giám đốc - nhà quản trị giỏi có thể đưa một doanh nghiệp

từ thua lỗ đến chỗ có lợi nhuận, từ yếu trở nên mạnh, trong khi việc đổi mới kỹ thuật, công nghệ hoặc tái cấu trúc lại khó có thể đưa lại một kết quả khả quan như vậy Đặc biệt, trong hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay cả hai giải pháp sau đều rất khó thực hiện bởi cả lý do kinh tế lẫn xã hội Các nhà quản trị giỏi sẽ biết cách tạo lập chiến lược cạnh tranh, phát huy năng lực sáng tạo của kỹ sư và công nhân để tạo ra bí quyết công nghệ, thu hút nhân lực giỏi về cộng tác, sử dụng đúng người, liên kết mọi người Trước đây, trong điều kiện và hoàn cảnh còn khó khăn hơn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc đã biết rút ngắn khoảng cách về năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp Hoa Kỳ và Châu Âu bằng con đường tự tìm ra cách thức quản trị riêng, phù hợp với văn hóa con người của họ, biến

sở đoản của đội ngũ nhân lực thành sở trường Bản sắc văn hóa quản trị Nhật Bản đã

Trang 11

từng là vũ khí cạnh tranh chủ yếu của các doanh nghiệp Nhật Bản với các đối thủ trên trường quốc tế.

Văn hóa kinh doanh được biểu hiện thông qua năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Một doanh nghiệp không có năng lực canh tranh đồng nghĩa với doanh nghiệp đó không có văn hóa kinh doanh Trong thời đại ngày nay không thể chỉ đứng lại trên văn hóa truyền thống qua các tấm huân, huy chương các loại của bề dày lịch

sử trong cơ chế cũ mà không bao hàm được văn hóa chung của dân tộc Việt Nam theo dòng lịch sử từ xa xưa, văn hóa chung của nhân loại và xu hưởng phát triển trong tương lai Lúc này, khó tồn tại "mẹ hát, con khen" mà phải tự thấy mình "trong nhà nhất mẹ nhì con, ra đường lắm kẻ đẹp giòn hơn ta", phải tự lăn mình vào cuộc sống thế giới, thực sự cọ xát với thương trường khu vực và thế giới

1.1.2.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động và sự phát triển bền vững của DN

Xây dựng văn hóa kinh doanh có vai trò rất to lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Cụ thể, vai trò quan trọng

đó được thể hiện trên 5 phương diện sau:

Thứ nhất, văn hóa kinh doanh tạo ra sự cố kết và tính thống nhất cao trong

hành động của các thành viên trong doanh nghiệp bằng một hệ thống các giá trị và chuẩn mực chung Mọi người sẽ cùng nhau hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp bằng niềm tin, sự tự nguyện và phối hợp hành động nhịp nhàng

Các thành viên trong doanh nghiệp là sự tập hợp của nhiều cá nhân với những nhân cách, cá tính, động cơ và mục tiêu khác nhau Tính thống nhất, đồng tâm hiệp lực của các thành viên chỉ có được khi họ cùng nhau chấp nhận và chia sẻ những giá trị và chuẩn mực chung Một doanh nghiệp đã xây dựng được văn hóa kinh doanh mạnh thì tự nó sẽ giúp các thành viên hành động một cách tự nguyện, đúng hướng và

có hiệu quả mà không cần có quá nhiều quy chế và mệnh lệnh hành chính từ cấp trên

Thứ hai, văn hóa kinh doanh tạo cho doanh nghiệp một phong cách, cá tính

hay bản sắc riêng, để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác Văn hóa

Trang 12

kinh doanh được duy trì bảo tồn qua nhiều thế hệ quản trị, tạo ra khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp trong thời gian đầu khởi sự chưa thể có ngay được văn hóa kinh doanh Qua quá trình hoạt động, các yếu tố của văn hóa kinh doanh sẽ được tạo lập, thử thách để rồi tồn tại trong chủ đích của người chủ doanh nghiệp, tạo ra cho doanh nghiệp một ấn tượng, hình ảnh và bản sắc riêng Văn hóa kinh doanh vì vậy góp phần tạo dựng một hình ảnh riêng của doanh nghiệp trong con mắt của khách hàng, của các đối tác, của những người đi tìm việc làm và của xã hội Nói cách khác, văn hóa kinh doanh góp phần tạo ra sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Thứ ba, văn hóa kinh doanh có tác dụng điều tiết hành vi và thái độ của các

nhà quản trị Nếu như các nội quy, quy chế, mệnh lệnh hành chính, kỷ luật được coi

là những công cụ điều tiết "cứng" (luật thành văn) thì văn hóa kinh doanh được coi là công cụ điều tiết "mềm" (luật bất thành văn) thông qua hệ thống triết lý, các chuẩn mực, truyền thống, tập tục, nêu gương đã được xây dựng, duy trì và thừa nhận trong doanh nghiệp

Có thể nói, văn hóa kinh doanh xác định "luật chơi" chung, nó nói với các thành viên trong doanh nghiệp mọi việc nên làm thế nào và điều gì là quan trọng Đối với các thành viên trong doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh được coi là công cụ điều tiết cực kỳ hữu hiệu vì nó đánh vào lòng tự trọng (tự tôn) cá nhân và khi hành vi và thái độ của một cá nhân không phù hợp với những giá trị và chuẩn mực chung thì họ

sẽ bị tẩy chay bởi thái độ của cả tập thể

Thứ tư, văn hóa kinh doanh là tài sản vô hình của doanh nghiệp, là nguồn lực để

doanh nghiệp phát triển bền vững, là chất keo kết dính các thành viên lại với nhau

Văn hóa kinh doanh được nhìn nhận là tài sản tinh thần, là bầu không khí làm việc, môi trường bên trong của doanh nghiệp do các thành viên của nó (trước hết

là ban lãnh đạo) tạo ra Nó được coi là một loại nguồn lực (hay tài sản) giống như các nguồn lực khác của doanh nghiệp như nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính hay hay

Trang 13

nguồn lực vật chất Nhưng văn hóa kinh doanh là nguồn lực tinh thần, tài sản vô giá của doanh nghiệp Nó ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần, thái độ lao động của mỗi một nhà quản trị và lòng trung thành của họ đối với doanh nghiệp Những doanh nghiệp

có văn hóa kinh doanh tích cực sẽ tạo ra bầu không khí làm việc hăng say hào hứng

vì mục tiêu chung, khiến các cá nhân thường xuyên phấn đấu để đạt nhiều lợi ích cho bản thân và doanh nghiệp

Thứ năm, văn hóa kinh doanh có tác dụng đào tạo và bồi dưỡng các nhà quản

trị trong doanh nghiệp, tuân thủ những tôn chỉ và phương châm hành động; có cách ứng xử, thái độ và phong cách làm việc phù hợp; từ đó nâng cao được năng suất, chất lượng và hiệu quả trong công việc của họ

Một cá nhân thời gian đầu đến làm việc trong một doanh nghiệp (tổ chức) sẽ mang theo những đặc điểm riêng của mình về phong cách làm việc, quan niệm, truyền thống, giá trị, Sau thời gian làm việc lâu dài trong một môi trường văn hóa (doanh nghiệp) nào đó, cá nhân sẽ được chính môi trường văn hóa đó đào tạo, nhào nặn và dần dần trở thành một con người mang theo phong cách, quan niệm, thói quen, cách thức làm việc, và có khi cả hình ảnh của doanh nghiệp Chính vì vậy mà khi tuyển dụng nhân sự, ngoài các tiêu chí về chuyên môn, các nhà tuyển dụng rất chú trọng đến việc xem xét các đặc điểm cá nhân của ứng viên có phù hợp với bản sắc văn hóa trong hoạt động quản trị hiện tại của doanh nghiệp hay không để xây dựng cho doanh nghiệp mình một đội ngũ nhân sự đồng nhất Đối với các thành viên mới ra nhập doanh nghiệp, họ cần nhanh chóng học hỏi, tiếp thu những giá trị văn hóa để hòa nhập thực sự với môi trường làm việc mới

1.2 CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN VĂN HÓA KINH DOANH

Văn hóa kinh doanh được tạo nên từ rất nhiều yếu tố phức tạp và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Ở đây có thể khái quát thành các nhóm yếu tố cơ bản sau:

1.2.1 Triết lý kinh doanh

Trang 14

Trong quan hệ với văn hóa hiểu theo nghĩa rộng, hoạt động quản trị, mà trực tiếp ở đây là quản trị kinh doanh, vừa là một bộ phận cấu thành văn hóa, vừa là yếu

tố chịu ảnh hưởng, thậm chí bị quy định bởi các yếu tố khác cấu thành văn hóa Phương thức quản trị, hành vi ứng xử trong quản trị đều có bản chất văn hóa theo đúng hai nghĩa như vậy, có thể phân ra hai quan hệ ảnh hưởng:

Quan hệ thứ nhất liên quan đến tác động của văn hóa đến lựa chọn chiến lược kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh khốc liệt

Quan hệ thứ hai liên quan đến sự ứng xử của chủ thể kinh tế với các đối tác

cụ thể trực tiếp trong nội bộ doanh nghiệp như những người lãnh đạo cấp trên, điều hành cấp dưới, nhân viên người lao động, v.v , với khách hàng mua và bán, các đối thủ cạnh tranh, các đối tác liên minh trên tinh thần "thêm bạn bớt thù" biến đối thủ thành đối tác

Hai quan hệ đó vừa có sự độc lập nhất định, lại vừa tác động lẫn nhau về nội dung các công việc cụ thể với sự xuyên suốt sợi chỉ đỏ - Triết lý kinh doanh

Triết lý kinh doanh hiện đã trở thành một từ thông dụng, nhiều khi như là một "hội chứng", "mốt", thành một trong những tiêu chuẩn cơ bản chứng tỏ "đẳng cấp văn hóa" của nhà quản trị Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy, với đa số, thông thường, sự thừa nhận nó mang tính hình thức hơn là có nội dung và giá trị thực tiễn, cho triết lý kinh doanh là thuật ngữ quá cao siêu và trừu tượng

Mặt khác, triết lý kinh doanh là nói đến mục đích, ý nghĩa cao nhất của quản trị doanh nghiệp hoạt động sản xuất- kinh doanh Đó là những vấn đề mang tính chất triết lý

mà mỗi nhà quản trị đã đến lúc phải tự đặt ra ra cho chính bản thân mình Đó là lý lẽ để tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh riêng biệt, không doanh nghiệp nào giống doanh nghiệp nào về chỉ dẫn địa lý, về con người, về dây chuyền công nghệ, về quy mô, chất lượng và về giá cả hàng hóa,

Do đó, triết lý kinh doanh là một hệ thống tư tưởng chủ đạo, thể hiện quan điểm riêng có của mỗi doanh nghiệp về giá trị vật chất và tinh thần của doanh nghiệp được đúc kết những thành công và những thất bại trong quá trình hình thành và phát triển Từ đó, bổ

Trang 15

sung và sáng tạo không ngừng để phục vụ khách hàng ngày một hoàn thiện hơn: Khách hàng quyết định sự tồn tại và phát triển hay diệt vong của doanh nghiệp.

Trang 16

Triết lý kinh doanh phản ánh mục đích của doanh nghiệp Trước hết nhà quản trị cần phải tự khẳng định mình: Mình và doanh nghiệp phải tồn tại trong muôn vàn sóng gió Mình và doanh nghiệp phải được phát triển bền vững trong biến động của thương trường bằng tài và lực nội bộ, chứ không phải trông chờ vào sự ban ơn, bố thí của người khác, tổ chức khác Thông qua nội lực để tiếp thu sự hợp tác, hội nhập trên

cơ sở "đồng thuận" và "cùng có lợi" Mặt khác: Doanh nghiệp có những gì và chưa

có những gì? Doanh nghiệp hiện đang đứng ở đâu trong thiên đồ bát quái này? Lợi thế so sánh của doanh nghiệp là gì? v.v

Triết lý kinh doanh chỉ ra phương thức hành động cho nhà quản trị và doanh nghiệp Triết lý kinh doanh giải đáp một cách cặn kẽ, cụ thể mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp cần đạt được với các tình huống: Xử lý bình thường "xuôi buồm, mát mái", xử lý các rủi ro trong dự kiến và xử lý các rủi ro ngoài dự kiến, đột biến bằng

sự huy động mọi nguồn lực bên trong (là chủ yếu) và bên ngoài doanh nghiệp Nguồn lực trong nội bộ khá phong phú, thuộc trong tầm tay của nhà quản trị, như: Đội ngũ người dưới quyền, vốn và tài sản, khoa học- công nghệ, mô hình tổ chức và cung cách điều hành, v.v Trong đó con người giữ vai trò quyết định Nguồn lực ngoài tầm tay của nhà quản trị trước hết phải phát huy nội lực, biến thách thức thành cơ hội, tiếp thu ngoại lai với tư chất là vị tướng chỉ huy tài ba, văn võ kiêm toàn về mọi mặt như Bác Hồ dạy: "Tướng giỏi (đủ cả: trí, tín, nhân, dũng, liêm) thì nước mạnh Tướng xoàng thì nước hèn" (như trên, tập 3, trang 519) và là nhà ngoại giao thao lược, hào hoa, chân chính

Triết lý kinh doanh là gì? Triết lý kinh doanh là một bộ phận cấu thành văn hóa kinh doanh Triết lý kinh doanh không tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp: nhỏ, vừa, lớn, xuyên quốc gia Quy mô doanh nghiệp chỉ chi phối độ phức tạp vì số lượng mối liên kết hữu cơ đối nội và đối ngoại của triết lý quản trị doanh nghiệp mà thôi, còn triết lý kinh doanh vẫn không đổi

Tóm lại, triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học chủ đạo, có hệ thống được vận dụng vào hoạt động kinh doanh, phản ánh các niềm tin, các giá trị, các

Trang 17

nguyện vọng cơ bản và những tư tưởng chủ đạo mà các nhà quản trị theo đuổi gắn

bó, tất cả những điều này hướng dẫn cung cách quản trị doanh nghiệp của họ Triết lý kinh doanh lấy mong muốn thầm kín nhất về tiêu dùng của con người trong nước và thế giới làm lẽ sống, vượt lên tất cả với lợi thế cạnh tranh, với ý chí tiến công Triết

lý kinh doanh không bao giờ và không khi nào chấp nhận quan niệm "ăn xổi, ở thì",

"đời cua cua máy, đời cáy cáy đào"

Triết lý kinh doanh đã trở thành một trong những tiêu chuẩn cơ bản chứng tỏ

"đẳng cấp" văn hóa của doanh nhân, "đẳng cấp" văn hóa của doanh nghiệp được thể hiện xuôi dòng từ chủ sở hữu, nhà quản trị đến người bán hàng, lao công tạp vụ và ngược dòng trở lại Mặt khác, "đẳng cấp" quản trị doanh nghiệp được thể hiện ở sự hiện hữu hoặc không hiện hữu nhà quản trị, guồng máy doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường, không thay đổi Từ đó xuất hiện thuật ngữ mới, doanh nghiệp vắng nhà quản trị (loại trừ yếu tố hỗ trợ của công nghệ thông tin)

1.2.2 Đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh Đây là

hệ thống các quy tắc xử sự, các chuẩn mực đạo đức, các quy chế, nội quy có vai trò điều tiết các hoạt động của quá trình kinh doanh nhằm hướng đến triết lý đã định

Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào hoạt động kinh doanh và đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp

Các chủ thể kinh doanh ngày nay cần có các hành vi phù hợp với đạo lý dân tộc và các quy chuẩn về cái thiện và cái tốt chung của toàn nhân loại Khi đó đạo đức kinh doanh sẽ góp phần phát triển mối quan hệ với người lao động, với chính quyền, với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, với nhà cung cấp và với cộng đồng xã hội, từ

đó góp phần tạo nên môi trường kinh doanh ổn định

Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh

Trang 18

- Tính trung thực: không dùng thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời Giữ chữ tín, lời hứa trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm Trung thực chấp hành luật pháp của Nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn lậu thuế,…

- Tôn trọng con người: phải tôn trọng mọi cộng sự và người dưới quyền, tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên Quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác Đối với khách hàng phải tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý của khách hàng Đối với đối thủ cạnh tranh phải tôn trọng lợi ích của đối thủ cạnh tranh

- Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội

- Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt

Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh

Có thể khẳng định đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh chính là chủ thể hoạt động kinh doanh, bao gồm tất cả những ai là chủ thể của các quan hệ và hành vi kinh doanh, như:

- Doanh nhân: đạo đức kinh doanh điều chỉnh hành vi đạo đức của tất cả các thành viên trong các tổ chức kinh doanh như ban giám đốc, các thành viên trong hội đồng quản trị, các cán bộ nhân viên Lúc này đạo đức kinh doanh được gọi là đạo đức nghề nghiệp của họ

- Khách hàng: quy luật chung trong quan hệ giữa người mua và người bán là quy luật muốn mua rẻ bán đắt Ở vào vị thế khách hàng, khách hàng luôn có lợi thế là

"thượng đế" vì vậy cũng cần có định hướng đạo đức kinh doanh tránh làm xói mòn các tiêu chuẩn đạo đức do đề quá cao lợi ích

1.2.3 Văn hóa doanh nhân

Văn hóa doanh nhân là toàn bộ các nhân tố văn hóa mà các doanh nhân chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh của mình Tài năng, đạo

Trang 19

đức và phong cách của nhà kinh doanh có vai trò quyết định trong việc hình thành văn hóa kinh doanh của chủ thể kinh doanh.

Doanh nhân không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ kinh doanh mà còn là người sáng tạo ra các biểu tượng, các ý thức hệ, ngôn ngữ, niềm tin, nghi lễ và huyền thoại, Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh doanh, văn hóa của doanh nhân sẽ được phản chiếu lên văn hóa kinh doanh Vì vậy đòi hỏi chủ thể kinh doanh phải vừa có đức vừa có tài, trong đó đức là cơ sở của tài Tài năng, đạo đức, phong cách của chủ thể kinh doanh có vai trò quyết định trong việc hình thành văn hóa kinh doanh

Một số tiêu chuẩn được dùng để đánh giá văn hóa doanh nhân bao gồm: sức khỏe, đạo đức, trình độ và năng lực, phong cách và thực hiện trách nhiệm xã hội

Đạo đức doanh nhân là một thành tố quan trọng tạo nên văn hóa doanh nhân

Có thể hình dung một số tiêu chuẩn không thể thiếu đối với đạo đức của các doanh nhân qua hộp 1.1 như sau:

Hộp 1.1 Tiêu chuẩn đối với đạo đức của các doanh nhân

1 Tính trung thực: thể hiện ở sự nhất quán giữa nói và làm, danh và thực Tính cách này sẽ

hướng các doanh nhân không dùng thủ đoạn xấu xa để kiếm lời, coi trọng công bằng, chính đáng và đạo lý trong kinh doanh.

2 Tôn trọng con người: thể hiện từ việc coi trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng, tôn

trọng nhân viên, trọng chữ tín.

3 Vươn tới sự hoàn hảo: điều này giúp doanh nhân không ngừng tu dưỡng bản thân, có hoài

bão, có lý tưởng Giúp doanh nhân hình thành lý tưởng nghề nghiệp và quyết tâm vươn lên để thành đạt bằng kinh doanh.

4 Đương đầu với thử thách: đức tính này giúp doanh nhân không ngại khó, vượt qua những gian

khổ mà nghề kinh doanh gặp phải.

5 Coi trọng hiệu quả gắn liền với trách nhiệm xã hội: doanh nhân phải không ngừng nâng cao

Trang 20

hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, đồng thời phải có những đóng góp xứng đáng cho xã hội.

Ngoài những tiêu chuẩn đạo đức trên đây, các doanh nhân còn phải có tài năng kinh doanh Tài năng kinh doanh của các doanh nhân có thể được biểu hiện thông qua các năng lực thể hiện trong hộp 1.2 sau đây:

Hộp 1.2 Những năng lực cần có của các doanh nhân

1 Sự hiểu biết về thị trường: bao gồm hiểu biết về ngành hàng, về thị trường, về khách hàng, về

đối thủ cạnh tranh,

2 Những hiểu biết về nghề kinh doanh: kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ kinh doanh như kiến

thức về phương pháp quản trị, marketing, chất lượng sản phẩm, tài chính, công nghệ,…

3 Hiểu biết về con người và khả năng xử lý tốt các mối quan hệ: thể hiện qua khả năng giao tiếp,

khả năng nuôi dưỡng và phát triển các mối quan hệ phục vụ công việc kinh doanh.

4 Nhanh nhạy, quyết đoán và khôn ngoan: đây là năng lực cốt yếu của các nhà kinh doanh trong

điều kiện cạnh tranh gay gắt của thị trường Có được năng lực này mới có thể nắm bắt được các cơ hội thuận lợi mà thị trường mang lại.

Như vậy, đạo đức, tài năng, phong cách của doanh nhân là những thành tố quan trọng để hình thành văn hóa doanh nhân nói riêng và văn hóa kinh doanh nói chung

1.2.4 Văn hóa ứng xử với khách hàng

Khách hàng là người mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Vì vậy nếu không có khách hàng không một doanh nghiệp nào có thể tồn tại và phát triển Sự thành công của bền vững của một doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng tạo ra các giá trị cho những người mà doanh nghiệp phục vụ - đó là khách hàng Các doanh nghiệp ý thức được điều này đều có định hướng trong quá trình xây dựng văn hóa kinh doanh là tạo lập phong cách văn hóa lấy khách hàng làm trọng tâm

Trang 21

Hướng đến khách hàng là chúng ta phải biết lắng nghe và hiểu được nhu cầu của khách hàng để từ đó phục vụ khách hàng tốt hơn Xây dựng một chiến lược kinh doanh hướng đến khách hàng, trên cơ sở tôn trọng khách hàng, coi khách hàng là bạn đồng hành trong quá trình phát triển của mình Lúc này các doanh nghiệp thường hướng đến phương châm "Tồn tại và phát triển không theo lợi nhuận trước mắt mà phải vì một lợi nhuận lâu dài và bền vững".

Giao tiếp và xử sự trước các tình huống khách hàng đặt ra là một bộ phận không thể thiếu của văn hóa kinh doanh Thông qua hoạt động giao tiếp của doanh nghiệp, khách hàng có thể đánh giá được văn hóa của doanh nghiệp đó mạnh hay yếu Chính vì vậy, cách thức xử sự trong giao tiếp với khách hàng luôn được các doanh nghiệp đặc biệt coi trọng

1.2.5 Các hình thức văn hóa kinh doanh khác

1.2.5.1 Các quy chế, quy định và truyền thống, tập tục, thói quen, nghi lễ

Văn hóa kinh doanh còn được thể hiện thông qua các quy chế, quy định, bởi

vì các quy chế, quy định này sẽ tạo lập khung khổ cho các hoạt động quản trị cũng như cách thức tiến hành các hoạt động quản trị Chẳng hạn, văn hóa quản trị của Tập đoàn HUYNDAI được thể hiện rõ nét qua các quy tắc ứng xử nội bộ cụ thể được quy định cho các nhà quản trị, bao gồm các nội dung sau:

- Các nhà quản trị phải luôn giữ thái độ bình đẳng và tôn trọng nhau, tôn trọng người lao động, đối xử với họ một cách nhân ái và có thái độ ôn hòa với họ

- Trước khi trở thành người lao động, nhớ rằng con người mang trong mình tình cảm, quan niệm về sự bình đẳng và tính cách như nhau, không nên phân biệt người này với người khác

- Hãy nhận thức rằng con người ai cũng có nhu cầu phát triển và thể hiện mình, cho nên phải khích lệ tinh thần làm việc hơn là bắt họ làm theo mệnh lệnh một chiều, để họ có thể tự do phấn đấu hết sức mình

Trang 22

- Thông qua những cuộc đối thoại trung thực, quan tâm đến đời sống của người lao động, nhận sự phục tùng và cảm kích tấm lòng của họ.

- Trong quá trình làm việc, nhà quản trị nhất định chỉ đạo công việc với ý thức rằng mình phải tự thi hành công việc của mình, phải nhận thức được là bản thân người lao động cũng đang làm những công việc có giá trị

- Phải hiểu rằng chính cách xử thế của nhà quản trị trong quan hệ lao động là điều quyết định đến không khí làm việc, phải tự cố gắng để phát triển bản thân mình

- Nhà quản trị phải từ bỏ ý thức quyền lực và thay thế bằng đối thoại một cách bình đẳng và thuyết phục, cần có lòng kiên trì và hành động một cách gương mẫu

Có thể nói, các quy tắc này mang đậm nét bản sắc văn hóa phương Đông Phương Đông có một truyền thống quản trị có bề dày, trong đó thể hiện bản sắc riêng thông qua các quy tắc, lễ nghi chính thống và truyền thuyết dân gian Chẳng hạn, Khổng Tử (551- 497 TCN) đã đề ra các quy tắc hành xử cho người quân tử: "chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" đến nay vẫn đúng và còn đúng mãi sau này Trong lĩnh vực quân sự có các quy tắc ứng xử cho người làm tướng và được trình bày trong Binh pháp Tôn tử với 36 kế sách, ngày nay được vận dụng vào kinh doanh như là các quy tắc chuẩn mực để ứng phó với môi trường kinh doanh bất định

Bên cạnh các quy chế, quy định về quản trị thì truyền thống, tập tục, thói quen, nghi lễ cũng là yếu tố tạo lập nên văn hóa kinh doanh Các nét sinh hoạt và lề lối làm việc trong doanh nghiệp như các hành vi ứng xử, giao tiếp nội bộ, thái độ, phong cách làm việc, cách thức xử lý vấn đề, quy trình công việc, cách thức truyền đạt thông tin, bầu không khí làm việc, các sinh hoạt tập thể về văn hóa, văn nghệ, thể thao, được đề ra, duy trì, nuôi dưỡng lâu bền sẽ trở thành những truyền thống, tập tục, thói quen và nghi lễ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.5.2 Truyền thuyết, giai thoại

Trang 23

Đây là những câu chuyện về quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp, về những năm tháng gian khổ và vinh quang của doanh nghiệp hay về một nhân vật anh hùng của doanh nghiệp (nhất là hình tượng người sáng lập, thủ lĩnh) Các câu chuyện này được xây dựng dựa trên những sự kiện trong quá khứ được thêm thắt những tình tiết hư cấu Các giai thoại này được các thành viên trong doanh nghiệp truyền tụng và lấy đó làm tấm gương để noi theo Các truyền thuyết (giai thoại) có tác dụng duy trì bầu không khí tích cực trong doanh nghiệp, tạo nên tính hư ảo, những tín điều có tính tôn giáo và niềm tin nội thân của doanh nghiệp

Chẳng hạn, ở công ty Microsoft lưu truyền một câu chuyện sau:

Trong băng video gửi đến các nhân viên năm 1990 có tựa là Shipping software (Cung ứng phần mềm), Chris Peters huấn luyện các nhân viên Microsoft cách làm việc hiệu quả nhất tại công ty Nguyên tắc chủ đạo là gì? Liên tục báo cáo với Bill:" Các bạn không bao giờ nên giấu giếm Bill điều gì, bởi ông ấy rất nhạy bén trong việc nhận biết mọi việc đang diễn ra Nhưng các bạn phải kiên định, và các bạn nên có thái độ phản ứng gay gắt với ông ấy Lời khuyên duy nhất của tôi là các bạn phải được những lập trình viên rất, rất, rất giỏi của các bạn tháp tùng khi đi họp để những người này có thể trích dẫn những điều lý giải hùng hồn nhất và thậm chí họ có thể chôn vùi ông ấy trong hàng đống dữ kiện Đừng bao giờ thiếu những câu trả lời Nhưng hãy mạnh dạn nói không Bill tôn trọng cách nói đó"

1.2.5.3 Những hành vi của các nhà quản trị

Văn hóa bao giờ cũng thể hiện qua các "vật mang" cụ thể, đối với văn hóa kinh doanh, "vật mang" quan trọng nhất chính là các nhà quản trị Nhà quản trị phải

là những người mang văn hóa kinh doanh và tác động đến nhân viên một cách mạnh

mẽ nhất Hồ Chủ Tịch từng nói: "Trước mắt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán hai chữ "Cộng sản" mà được họ yêu mến Quần chúng chỉ quý mến những người

có tư cách, đạo đức Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải mực thước cho người ta bắt chước" (như trên, tập 5, trang 552) Hành vi của nhà quản trị bị chi phối bởi văn

Trang 24

hóa mà họ tôn thờ, vì vậy cách thức hành xử của nhà quản trị cũng phản ánh bản sắc văn hóa trong hoạt động quản trị của một doanh nghiệp

Thông thường, khi doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, mọi công việc đều ở điểm khởi đầu, việc tổ chức bộ máy và phân công công việc trong doanh nghiệp chưa

ổn định, hệ thống các chính sách, thủ tục, quy tắc chưa đầy đủ và đồng bộ, nhân viên dưới quyền chưa có nhiều kinh nghiệm Nhà quản trị phải "miệng nói, tay làm", trực tiếp làm nhiều, ít có thời gian để "lo", thậm chí nhiều khi không còn thời gian để "lo"

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3

l o

l µ m

Trang 25

Cuối cùng, khi doanh nghiệp ở trong quá trình phát triển thuận lợi, công việc chủ yếu của nhà quản trị là suy nghĩ, tư duy, "lo" cho tương lai của doanh nghiệp Đây là giai đoạn mà mọi công sức và trí tuệ của nhà quản trị cần được tập trung vào việc giải quyết các vấn đề chiến lược.

Một doanh nghiệp có văn hóa kinh doanh hay không, trước hết có thể xem xét cách hành xử kiểu "lo", "làm" như trên Bên cạnh đó, có thể xem xét cách hành

xử của giới quản trị trong doanh nghiệp đối với "những tình huống bất quy tắc" thì sẽ càng dễ nhận biết bản sắc văn hóa kinh doanh của chính doanh nghiệp

Nhà quản trị doanh nghiệp là:

- Người có thể chất mạnh khỏe, khí chất mạnh mẽ hay ngược lại?

- Người dễ bằng lòng với bản thân, với thực tế của điều kiện sống và làm việc hay ngược lại?

- Người thích khám phá sáng tạo hay thích làm việc theo quy trình chặt chẽ

và các chuẩn mực xác định trước?

- Người thích sự mạo hiểm hay là người lựa chọn sự chắc chắn?

- Người dám đem đánh cuộc cả sự nghiệp, tài sản và danh dự cuộc đời mình

để phấn đấu thực hiện mục đích lý tưởng hay không?

- Người dám chấp nhận rủi ro mạo hiểm để thực hiện công việc mà chỉ rất ít người, ngoài nhà quản trị doanh nghiệp tin vào thành công hay không?

Căn cứ vào bản lĩnh của nhà quản trị được thể hiện trong những tình huống

cụ thể cũng có thể đánh giá được văn hóa kinh doanh của một doanh nghiệp

Tóm lại, thông qua quan sát hành vi của các nhà quản trị doanh nghiệp, xem xét tương quan thời gian, sức lực mà họ dành cho hiện tại hay tương lai, có thể đánh giá được văn hóa kinh doanh và biết được "tình trạng sức khỏe" của doanh nghiệp

1.2.5.4 Biểu trưng và biểu hiện bề ngoài

Đây là nội dung hữu hình, là tầng bề mặt dễ quan sát nhất của văn hóa kinh doanh Khi một người ở bên ngoài đến giao tiếp với doanh nghiệp, điều mà họ dễ nhận

Trang 26

thấy nhất về văn hóa kinh doanh đó là các hành vi, ứng xử, giao tiếp của các thành viên

và các biểu tượng của doanh nghiệp như logo, biển hiệu, màu sắc, cách thức trang trí doanh nghiệp, slogan, kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng sản phẩm, của doanh nghiệp Đây là bộ phận quan trọng của văn hóa kinh doanh làm nên sự khác biệt, một hình ảnh riêng của doanh nghiệp trong con mắt của các khách hàng, các đối tác và xã hội

1.3 XÂY DỰNG VĂN HÓA KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.3.1 Quan điểm về xây dựng văn hóa kinh doanh

Xây dựng văn hóa kinh doanh là một quá trình phức tạp, lâu dài, do vậy, cần xác lập quan điểm đúng đắn đối với toàn bộ quá trình đó Lý luận và thực tiễn đã cho thấy, muốn xây dựng văn hóa kinh doanh đúng đắn, cần phải quán triệt các quan điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, người chủ (người sáng lập) hay nhà quản trị cấp cao nhất doanh

nghiệp đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng văn hóa kinh doanh Bên cạnh

đó, sự chia sẻ đồng thuận và cùng nhau thực hiện của các nhà quản trị trong doanh nghiệp cũng là yếu tố không thể thiếu

Văn hóa kinh doanh chỉ có thể được tạo lập khi người chủ hay nhà quản trị cấp cao nhất doanh nghiệp có đủ sức đủ tài để sáng tạo ra hệ thống giá trị, xác lập ý nghĩa của hoạt động quản trị Họ phải là người khởi xướng, cổ vũ, bênh vực và làm lan truyền các văn hóa kinh doanh trong khắp doanh nghiệp Người chủ trước hết phải hiểu thấu đáo và sâu sắc các giá trị mà họ khởi xướng, sau đó phải gương mẫu và thực hiện nghiêm túc những tập tục, thói quen và tuân thủ những chuẩn mực chung

Thứ hai, Văn hóa kinh doanh là tương đối bền vững và phải được thử thách,

sàng lọc qua thực tiễn vì vậy, không thể muốn mà xây dựng được ngay trong ngày một ngày hai mà đòi hỏi một quá trình phấn đấu bền bỉ, gian khổ, hình thành nên những quan niệm giá trị, xu hướng tâm lý và sắc thái văn hóa chung của doanh nghiệp Điều đó đòi hỏi phải có sự tổng kết thực tiễn, phát hiện những hành vi tiêu biểu, những giá trị cao đẹp, khuyến khích mọi người làm theo, thực hiện, duy trì và

Trang 27

nuôi dưỡng lâu bền để trở thành thành truyền thống, tập tục, và những thói quen không gì thay đổi được.

Thứ ba, Văn hóa kinh doanh luôn gắn liền với văn hóa dân tộc Không doanh

nghiệp nào xây dựng được nền văn hóa mạnh nếu đứng ngoài tác động của văn hóa

xã hội Vì thế khi xây dựng văn hóa kinh doanh phải tính đến những dấu ấn, truyền thống, tập quán, giá trị chung, của văn hóa dân tộc Chẳng hạn, truyền thống quý báu của văn hóa Việt Nam là "tinh thần yêu nước nồng nàn và khả năng sáng tạo dồi dào"

Thứ tư, văn hóa kinh doanh do toàn thể các thành viên của doanh nghiệp tạo

nên Vì thế, xây dựng văn hóa kinh doanh đòi hỏi phải giáo dục văn hóa cho các thành viên trong doanh nghiệp, nâng cao tri thức, trình độ đạo đức, thẩm mỹ, làm cho họ hiểu và thấm nhuần những chuẩn mực và giá trị cơ bản của văn hóa kinh doanh Chỉ khi nào các thành viên hiểu rõ được các giá trị, các chuẩn mực, truyền thống, tập tục trong nền văn hóa doanh nghiệp mình, thừa nhận nó và tự giác tuân thủ thì khi đó doanh nghiệp mới thành công trong việc xây dựng cho mình văn hóa kinh doanh thực sự Toàn bộ mọi hoạt động xã hội tốt hay xấu đều do con người Con người luôn luôn giữ vị trí quyết định mọi công việc, mọi nơi, mọi lúc Bác Hồ đã nói:

"Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong" Xây dựng văn hóa kinh doanh không ngoài quan điểm đó

Thứ năm, văn hóa kinh doanh là cái phù hợp, ổn định và cần thiết đối với

doanh nghiệp này có thể trở nên bất hợp lý, không phù hợp đối với doanh nghiệp khác Vì vậy, khi nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm xây dựng văn hóa kinh doanh không được tùy tiện áp dụng (bắt chước) các triết lý, giá trị, chuẩn mực, hành vi ứng xử, của các nền văn hóa khác hay của tổ chức (doanh nghiệp) khác vào trong doanh nghiệp mình Ở đây cần chú ý đến một nguyên lý xây dựng văn hóa đó là vượt gộp

1.3.2 Quy trình xây dựng văn hóa kinh doanh

Xây dựng văn hóa kinh doanh là một quá trình tích lũy, sàng lọc, kế thừa, chắt chiu, vun đắp không ngừng trong hoạt động kinh doanh Không thể tự nhiên mà

Trang 28

có hay nhanh chóng qua ngày một, ngày hai Tuy chưa có một công trình nào công bố đầy đủ về quy trình xây dựng văn hóa kinh doanh nhưng có thể hình dung được quy trình này qua các bước cơ bản sau: (i) xác lập triết lý quản trị; (ii) xây dựng các quy chế, quy định, truyền thuyết, truyền thống quản trị; (iii) xây dựng biểu tượng và cách thức giao tiếp với bên ngoài; (iv) đào tạo văn hóa cho các nhà quản trị

1.3.2.1 Xác lập triết lý kinh doanh

Việc xây dựng triết lý kinh doanh thường dựa trên các căn cứ chính yếu sau đây:

- Triết lý kinh doanh phải tuân theo các quy tắc cuộc sống và thị trường Trước hết, quản trị doanh nghiệp ra đời từ nền kinh tế thị trường phát triển ở mức cao Chính cái "phông" xuất phát chung này quy định sự xem xét từng nội dung cấu thành cụ thể, triết lý kinh doanh dựa trên những nguyên tắc giống nhau, do bản chất hay cơ chế của kinh tế thị trường quy định

Thực chất của triết lý kinh doanh là giải quyết một cách tối ưu hay hợp lý nhất mối quan hệ giữa 3 thành tố cấu trúc cơ bản của nền kinh tế thị trường: Doanh nghiệp - Khách hàng - Đối tác bao hàm cả đối thủ Trên những nguyên tắc rất sơ đẳng của đạo làm người: tự do, dân chủ, bình đẳng, cụ thể, rõ ràng, công khai, minh bạch Đây là điểm chung nhất cho mọi doanh nghiệp có quy mô khác nhau, các chỉ dẫn địa lý khác nhau, các quốc gia trên giới "trên một sân chơi chung" Đây là triết lý kinh doanh đơn giản nhất, sơ đẳng nhất, cũng là nền tảng nhất

Xuất phát từ bản chất thị trường, tính nhấp nháy của thị trường là một quy tắc bắt buộc có giá trị tương đương Sáng tạo và không ngừng sáng tạo là điều quyết định tạo nên vẻ đẹp của triết lý kinh doanh

- Triết lý kinh doanh là ý chí chủ động tấn công

Tự do hóa thương mại đồng hành với cạnh tranh khốc liệt Triết lý kinh doanh là không ngừng sáng tạo kiến tạo lợi thế cạnh tranh và cạnh tranh thắng lợi trên thương trường Cạnh tranh mang nhiều sắc thái và nguyên tắc cơ bản của chiến tranh về tư duy trong mỗi một con người trong doanh nghiệp "đổi mới hay là chết";

Trang 29

chiến tranh về khoa học - công nghệ; chiến tranh về kinh tế trên thương trường trong nước và thế giới Về thực tiễn, hoàn toàn có cơ sở khi coi tiến công là triết lý cốt lõi của kinh doanh

- Triết lý kinh doanh là lòng trung thành

Xuất phát từ sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp tất yếu phải

có lợi nhuận cao, thu nhập lớn, lòng trung thành và phục vụ hết mình cho doanh nghiệp của nhà quản trị doanh nghiệp được lan tỏa, thẩm sâu vào từng người trong doanh nghiệp như một tiêu chuẩn đáng tôn trọng, kiến tạo: doanh nghiệp là một gia đình thật

sự không mảy may duy ý chí bỏ qua lợi ích vật chất và tinh thần Thực sự thu hút nhân tài, tôn trọng kỹ năng làm việc, thâm niên công tác, nối nghiệp "cha truyền con nối", cống hiến hết mình cho doanh nghiệp Tránh hiện tượng "Đứng núi này, trông núi nọ", "Đừng như con khỉ đứng đầu truông, khi vui dớn bóng, khi buồn dớn trăng"

Xuất phát từ chủ sở hữu doanh nghiệp mà xác lập triết lý kinh doanh, như ông cha ta đã dạy "thà làm tớ thằng khôn, còn hơn làm thầy thằng dại" Đó cũng là triết lý của các nhà quản trị doanh nghiệp khi chọn minh chủ

Căn cứ vào chế độ sở hữu xuất hiện các cách thức xác lập triết lý kinh doanh sau đây:

+ Đối với những doanh nghiệp tư nhân: Chủ sở hữu doanh nghiệp là người đứng đầu trực tiếp quản trị doanh nghiệp thì triết lý quản trị kinh doanh là do nhãn quan của cá nhân chủ doanh nghiệp quyết định

+ Đối với những doanh nghiệp đồng sở hữu: Chủ sở hữu trực tiếp quản lý và thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc theo "minh chủ tuyển chọn hiền tài" và "hiền tài chọn minh chủ" trực tiếp quản trị doanh nghiệp thì triết lý kinh doanh là định mệnh

+ Đối với doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hóa mà không có chủ sở hữu nào vượt quá 50% giá trị doanh nghiệp thì: Đại diện chủ sở hữu và nhà quản trị doanh nghiệp do bầu cử bỏ phiếu kín: tự ứng cử, có đề án tranh cử công khai, có tư vấn phản biện một cách tự do, dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch không bị

Trang 30

một sức ép nào trước cổ động thì văn hóa doanh nhân và triết lý quản trị doanh nghiệp là định mệnh.

+ Đối với doanh nghiệp Nhà nước khi thực hiện cổ phần hóa: khi Nhà nước giữ cổ phần chi phối, phần còn lại bán tự tự do thì dù có tổ chức mọi phương thức bầu cử công khai các chức danh quản lý và quản trị doanh nghiệp thì văn hóa doanh nhân và triết lý quản trị doanh nghiệp vẫn có nhiều vần đề cần bàn tính, e dễ lặp lại nếp cũ "bình mới, rượu cũ", v.v

Có hai quan điểm trái ngược: Một số ý kiến cho rằng Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) không thể xây dựng triết lý kinh doanh, bởi vì trong DNNN ông chủ thực sự là Nhà nước, ban lãnh đạo chỉ là người được bổ nhiệm và có thể điều chuyển bất cứ lúc nào, mặt khác, DNNN thường bị áp lực theo chỉ đạo của cấp trên, khó lòng chủ động làm theo ý muốn Ngược lại có quan điểm khẳng định rằng có thể xây dựng được

- Sự hợp nhất các loại hình doanh nghiệp để trở thành doanh nghiệp lớn hơn theo mệnh lệnh hành chính Đây là cuộc thí điểm có quy mô lớn với diện khá rộng Nước ta đã có nhiều bài học những năm cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 của thể kỷ

20 với phong trào hợp tác xã toàn xã, hợp tác xã bậc cao còn in đậm trong lòng người dân "Việt Nam cần có Tập đoàn kinh tế mạnh trong nền kinh tế thị trường hội nhập" Đây là vấn đề rất mới chưa có tiền lệ Sự hình thành và quản lý, quản trị tập đoàn kinh tế như thế nào đang là bài toán khó chưa có lời giải, còn nhiều nội dung đang nằm trong sự lúng túng trong cơ quan tham mưu sản sinh ra nó Với biết bao nhiêu vấn đề còn tồn đọng trong lòng nó

1.3.2.2 Xây dựng quy chế, quy định, truyền thống, tập tục, thói quen, lễ nghi

Sau khi đã xác lập được triết lý kinh doanh, triết lý đó được thể chế hóa bằng các quy chế, quy định, truyền thống, tập tục, thói quen, lễ nghi của doanh nghiệp

để mọi người (không loại trừ ai) đều cùng nhau tự nguyện, tự giác thực hiện Trong quá trình kinh doanh sẽ nảy sinh nhiều vấn đề có lợi và bất lợi là điều tất nhiên, cùng nhau bàn bạc bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với sự nhấp nháy của thị trường

Trang 31

Trước hết cần thiết lập bản Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp Đây là văn bản pháp quy khung, tổng quát nhất cho toàn bộ mọi hoạt động trong doanh nghiệp Để làm được điều này phải huy động trí tuệ của tất cả mọi người trong doanh nghiệp từ Chủ sở hữu, nhà quản trị cho đến người lao công tự nguyện tự giác nhiệt thành tham gia trên tinh thần: Tất cả vì sự tồn tại và phát triển bền vững cả 3 lĩnh vực: về kinh tế; về xã hội và về môi trường của doanh nghiệp.

Để làm được điều đó, những người lãnh đạo phải xây dựng được một nếp sống, một thói quen "sức khỏe là một tình trạng thoái mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải chỉ là một tình trạng không bệnh tật hay tàn tật": Tự

do là không gian sáng tạo và sáng tạo không ngừng; Dân chủ là nguồn lực của nâng cao năng lực cạnh tranh với lợi thế so sánh tổng hợp của tổ quốc Việt Nam; bình đẳng là không gian văn hóa trong doanh nghiệp Bản Điều lệ phải được lấy ý kiến tất

cả các thành viên trong doanh nghiệp, thông qua hội nghị tổ sản xuất trở lên, góp ý trực tiếp, bằng văn bản, tọa đàm, hội thảo Đồng thời, tìm chọn và lắng nghe các chuyên gia tư vấn bên ngoài doanh nghiệp tham gia giúp sức xây dựng bản Điều lệ này một cách toàn diện, hiệu quả

Thiết lập Chiến lược sản xuất - kinh doanh dài hạn 10 - 20 năm, có phân kỳ 5 năm Thông qua thương mại điện tử, các doanh nghiệp có thể hiểu biết rất rõ các dự báo ngắn hạn và dài hạn quan hệ cung- cầu những mặt hàng trên thị trường trong nước, khu vực và toàn cầu, từ đó hoạch định chiến lược sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại và tương lại trong thời đại cạnh tranh khốc liệt này Theo kết quả khảo sát, có 62% doanh nghiệp thất bại trong kinh doanh là do hoạch định chiến lược kinh doanh không phù hợp, vì thiếu thông tin về thị trường,v.v Mặt khác, có nhìn xa mới trông rộng kiến tạo cho doanh nghiệp một lối đi riêng riêng trên thương trường thiên la địa vọng trong nước và thế giới, có "thời gian sống kinh tế" của chính mình về xuất khẩu hàng hóa và tiêu dùng nội địa với mục tiêu: Cân đối ngoại tệ mạnh

và xuất siêu Mặt khác, muốn đổi mới "thiết bị nguồn - dây chuyền - công nghệ nguồn" phải thông qua dự án đầu tư với thời gian không ngắn Để bản Chiến lược này có chất lượng cao cần huy động tổng lực trong doanh nghiệp tham gia đóng góp

Trang 32

một cách rộng rãi thực sự tự do, dân chủ và bình đẳng Đồng thời, tham vấn các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong nước và quốc tế

"Mọi quản trị suy cho cùng là quản trị con người", do đó lãnh đạo doanh nghiệp phải thiết lập Chiến lược con người trong doanh nghiệp Chiến lược này được xây dựng theo phương châm 12 chữ: trung thực, trung thành, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả Muốn đạt được phương châm trên cần thực hiện sâu rộng trong doanh nghiệp:

"Minh chủ chọn hiền tài", "Hiền tài chọn minh chủ", một doanh nghiệp văn minh sạch sẽ trong dây chuyền sản xuất -kinh doanh, môi trường thiên nhiên xung quanh, con người

từ ăn mặc, lời nói, cử chỉ giao tiếp lịch sự, v.v không để ai phải phiền muộn, không

để xã hội phải than phiền với hậu họa của doanh nghiệp tạo ra

Thường xuyên giáo dục, phát huy truyền thống đơn vị đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương lao động, Huân chương chiến công trong các thời

kỳ, ghi chép, lưu giữ những tài liệu, hình ảnh, tấm gương tô thêm truyền thống đơn

vị Nên tìm trăm phương ngàn kế xây dựng cho được tính truyền thống tốt đẹp thông qua phòng trưng bày lịch sử truyền thống Tại đây, ghi lại bao truyền thuyết hào hùng trong quá trình xây dựng, tồn tại và phát triển qua bao thế hệ của doanh nghiệp Lịch

sử truyền thống cần được thiết lập ngay từ đầu và nối tiếp nhau, chớ để mai một đi, khi bừng tỉnh quay trở lại thì không còn gì nữa Tôn trọng lịch sử, chính là tôn trọng hiện tại và mới có tương lai

1.3.2.3 Xây dựng các biểu trưng, biểu hiện ra bên ngoài

Những điều người bên ngoài dễ nhận thấy nhất về văn hóa kinh doanh, đó là thông qua hành vi ứng xử, giao tiếp của các cán bộ nhân viên Mỗi thành viên khi giao tiếp, tiếp xúc với người bên ngoài là đại diện cho hình ảnh của doanh nghiệp Nền văn hóa bên trong doanh nghiệp như các giá trị được thừa nhận, phong cách làm việc, các chuẩn mực ứng xử, giao tiếp bên trong, sẽ quyết định cách mà các thành viên ứng

xử với bên ngoài, với khách hàng, cộng đồng và xã hội Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp cho rằng các nhà quản lý phải biết cách tôn trọng và đối xử tốt với nhân viên

và mong rằng họ cũng tôn trọng và đối xử với khách hàng như vậy

Trang 33

Ngoài ra các biểu tượng của doanh nghiệp như logo, biển hiệu, màu sắc, cách thức trang trí doanh nghiệp, kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng sản phẩm, sẽ đem hình ảnh của văn hóa kinh doanh đến với khách hàng và cộng đồng xã hội Các biểu trưng cần được thiết kế sao cho có ý nghĩa phù hợp với những giá trị văn hóa kinh doanh.

1.3.2.4 Đào tạo văn hóa kinh doanh cho các nhà quản trị

Muốn xây dựng CNXH phải có con người mới XHCN Từ đó có thể suy ra rằng muốn tạo lập văn hóa kinh doanh cần phải có các nhà quản trị có bản sắc văn hóa Nhà quản trị cần phải làm gương và là mực thước cho các nhân viên thực thi văn hóa Để có được các nhà quản trị này, một trong những biện pháp quan trọng chính là đào tạo Văn hóa kinh doanh là do các thế hệ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp xây dựng, duy trì và phát triển Nên cần xây dựng cho được tiêu chuẩn của người cán bộ hiện tại và chuẩn bị điều kiện để phấn đấu cho tương lai Trong tiêu chuẩn này nên hệ thống hóa quy định về phẩm chất chính trị tư tưởng, đạo đức và tác phong của người Việt Nam có văn hóa, của cán bộ chuyên ngành và của người cán

- Đào tạo văn hóa kinh doanh cho các nhà quản trị phải gắn liền với cao trào

xã hội hóa kinh tế thị trường trong thời đại mới- kinh tế tri thức, toàn cầu hóa, cách mạng quản lý, nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và số lượng nguồn nhân lực quản trị doanh nghiệp cho phát triển kinh tế Việt Nam làm trọng tâm nhằm thu hẹp cánh chéo tụt hậu ngày càng xa của nước ta

- Đào tạo văn hóa kinh doanh cho các nhà quản trị nhằm góp phần kiến tạo nên nhân tố hàng đầu xây dựng môi trường văn hóa, xã hội cho sự phát triển bền vững của đất nước với phương châm "Dân tộc - Khoa học - Đại chúng" trong giai

Trang 34

đoạn mới, nhằm hình thành xã hội học tập, lực lượng lao động có văn hóa được tri thức hóa, trở thành chủ thể sáng tạo, sáng tạo không ngừng của sự nghiệp hiện đại hóa đất nước Với phương thức, phương pháp dạy và học xoay quanh mục tiêu phát triển con người có bản sắc văn hóa Việt Nam và hiện đại

- Đào tạo văn hóa kinh doanh cho các nhà quản trị như Hồ Chủ Tịch đã đề ra: Giải phóng dân tộc, Giải phóng xã hội và Giải phóng con người gắn bó mật thiết với nhau Trên con đường dài của ba cuộc giải phóng đó, chúng ta mới đi được chặng đường đầu Đào tạo văn hóa quản trị cho các nhà quản trị phải đúng hướng thời đại - con người của thế kỷ 21, có chất lượng cao sẽ trở thành một động lực giúp chúng ta

đi nhanh hơn trên những chặng đường còn lại

Nếu không có cuộc bứt phá tốt vượt khỏi vòng luẩn quẩn "cải tiến" và "cải tiến" trong đào tạo văn hóa quản trị cho các nhà quản trị như bấy lâu nay, thì sẽ bỏ mất cơ hội, thách thức sẽ ập đến không thể làm tốt nhiệm vụ của chính mình

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA KINH DOANH

1.4.1 Nền văn hóa xã hội

Văn hóa kinh doanh là một bộ phận của văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội Vì vậy tất yếu sẽ có sự phản chiếu của văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội lên văn hóa kinh doanh Mỗi chủ thể trong một nền văn hóa kinh doanh đều phụ thuộc vào một nền văn hóa dân tộc cụ thể, với một phần nhân cách tuân theo các giá trị văn hóa dân tộc Mức độ coi trọng tính cá nhân hay tính tập thể, khoảng cách phân cấp của xã hội, tính đối lập giữa nam quyền hay nữ quyền, là những thành tố của văn hóa xã hội tác động rất mạnh mẽ đến văn hóa kinh doanh

Đồng thời hoạt động kinh doanh luôn luôn tồn tại trong một môi trường nhất định nên nhất thiết nó phải chịu ảnh hưởng của văn hóa xã hội Mỗi nền văn hóa xã hội lại có đặc trưng riêng và có những hệ quả đặc thù đối với hoạt động kinh doanh Chẳng hạn tính kỷ luật và trung thành trong các doanh nghiệp Nhật Bản, tính chính xác trong các doanh nghiệp Thụy Sỹ, sự hào hoa lãng mạn trong các doanh nghiệp Pháp, Ý,

Trang 35

1.4.2 Thể chế xã hội

Bao gồm thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế văn hóa, các chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật, là những yếu tố thuộc môi trường kinh doanh có ảnh hưởng sâu sắc tới việc hình thành và phát triển văn hóa kinh doanh

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh doanh phải tiến hành các hoạt động sao cho đạt doanh thu cao nhất với chi phí thấp nhất Để làm được điều này, các chủ thể kinh doanh phải có tri thức, có văn hóa để khai thác và sử dụng các nguồn lực có hạn như vốn liếng, lao động, tài nguyên, một cách có hiệu quả nhất Đồng thời cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường cũng buộc các nhà quản trị phải có đạo đức kinh doanh, tôn trọng con người, có tác phong tự chủ, dám chấp nhận rủi ro,, đó chính là bản lĩnh văn hóa của nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường

Đồng thời thông qua quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, các nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh, chính quyền địa phương và xã hội, các nhà kinh doanh sẽ hình thành được các bản sắc văn hóa riêng từ việc kế thừa và tiếp thu các giá trị văn hóa tốt đẹp của nhân loại, những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc

và thể hiện được các giá trị đó trong các sản phẩm sản xuất ra, trong cách ứng xử giao tiếp trong kinh doanh Làm được điều đó, doanh nghiệp không những đạt được mục tiêu lợi nhuận mà còn hướng tới được sự phát triển bền vững

1.4.3 Sự khác biệt, giao lưu văn hóa và quá trình toàn cầu hóa

Có một thực tế cần thừa nhận là giữa các quốc gia, các chủ thể kinh doanh, các cá nhân không bao giờ có cùng một kiểu văn hóa thuần nhất Nếu văn hóa Mỹ đánh giá cao lối sống cá nhân và thẳng thắn thì văn hóa Châu Á lại coi trọng việc tuân thủ luật lệ xã hội Ở một số nền văn hóa thưởng hay hối lộ để có được một quyết định có lợi hơn là một thông lệ được chấp nhận Còn ở một số nền văn hóa điều này

là không thể chấp nhận, và có thể bị phạt tù Sự khác biệt về văn hóa có thể là một nguyên nhân chính dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột văn hóa Chính sự xung đột này tác động khá mạnh đến việc hình thành một bản sắc văn hóa kinh doanh cho phù hợp

Trang 36

Trong điều kiện ngày nay, quá trình hội nhập và quốc tế hóa nền kinh tế diễn

ra mạnh mẽ các chủ thể kinh doanh không thể duy trì văn hóa của mình như một lãnh địa đóng kín mà phải mở cửa và phát triển giao lưu về văn hóa Chính sự giao lưu này tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh học tập, chọn được các khía cạnh tốt về văn hóa của các chủ thể khác nhằm phát triển mạnh nền văn hóa của doanh nghiệp mình Mặt khác quá trình tìm hiểu và giao lưu văn hóa làm cho các chủ thể kinh doanh hiểu rõ hơn về nền văn hóa của mình từ đó tác động ngược trở lại hoạt động kinh doanh theo hướng tích cực

Quá trình mở cửa của các quốc gia làm cho nền kinh tế của các quốc gia hòa nhập vào với nền kinh tế thế giới, tạo điều cho các doanh nhân có cơ hội phát huy hết khả năng của mình, không ngừng nâng cao trình độ kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu của thị trường Cùng quá trình toàn cầu hóa có sự diễn ra của sự giao lưu giữa các nền văn hóa kinh doanh, từ đó bổ sung thêm các giá trị mới cho văn hóa kinh doanh của mỗi nước, làm phong phú kho tàng kiến thức về văn hóa kinh doanh, biết cách chấp nhập luật chơi chung, những giá trị chung để cùng hợp tác và phát triển

Hoạt động kinh doanh ngày càng mang tính toàn cầu, điều này đòi hỏi các chủ thể kinh doanh phải khai thác các thế mạnh trong đó văn hóa kinh doanh là một thế mạnh điển hình Ngày nay môi trường kinh doanh luôn thay đổi, các chuẩn mực văn hóa được nâng lên, điều đó đòi hỏi các chủ thể phải xây dựng được nền văn hóa

có tính thích nghi, có sự tin cậy cao độ để cạnh tranh thành công

1.4.4 Văn hóa ngành kinh doanh

Văn hóa kinh doanh của mỗi doanh nghiệp còn chịu sự chi phối ảnh hưởng của văn hóa ngành kinh doanh mà doanh nghiệp đó đang hoạt động Đó là những ảnh hưởng mang tính đặc thù của mỗi ngành nghề kinh doanh với những đặc điểm, những nét khác biệt do tính chất của sản phẩm ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể quy định

1.4.5 Khách hàng

Trang 37

Với vai trò là người đóng góp phần quan trọng vào việc tạo ra lợi nhuận lâu dài và bền vững cho chủ thể kinh doanh, khách hàng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tác động đến văn hóa kinh doanh Trong nhiều trường hợp khách hàng không mua sản phẩm thuần túy mà họ mua các giá trị, họ đưa ra các quyết định dựa trên bối cảnh văn hóa chứ không chỉ đơn thuần là những quyết định có tính chất thiệt hơn Do đó, nhu cầu, thẩm mỹ, trình độ dân trí của khách hàng có tác động trực tiếp đến đến văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp.

1.5 MỘT SỐ BÀI HỌC VỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.5.1.Các điển hình về xây dựng văn hóa kinh doanh của một số doanh nghiệp trong và ngoài nước

1.5.1.1.Văn hóa FPT

FPT một trong những doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên ý thức được sức mạnh của nền tảng văn hóa trong kinh doanh và xúc tiến xây dựng văn hóa ngay từ

khi mới thành lập "Ở FPT, những giá trị cốt lõi nhất của Văn hóa được sắp xếp lại

một cách có hệ thống, mạch lạc tường minh và được gọi là gene của công ty, được tóm tắt trong 5 chữ Sâu - Sáng - Tuyệt - Thông - Phong" Đây chính là sự tóm tắt của

triết lí kinh doanh sâu sắc, chủ yếu coi hiền tài là cốt lõi của mọi thành công, lãnh đạo sáng suốt, mạnh mẽ ở khắp mọi cấp, chất lượng tuyệt hảo, thỏa mãn khách hàng ngoài sự mong đợi của họ, thông tin sáng suốt, đáp ứng mọi mục tiêu và hỗ trợ tác nghiệp có hiệu quả, cuộc sống và hoạt động của Công ty phong phú, đáp ứng nhu cầu văn nghệ thể thao tốt nhất cho cán bộ công nhân viên

Văn hóa FPT có những đặc trưng sau:

- Nền Văn hóa kế thừa: Khởi đầu cho chiến lược phát triển Công ty, ban

Giám đốc FPT đã xây dựng một mô hình được gọi nôm na là "chiến tranh nhân dân", trong đó toàn bộ công ty được bố trí theo kiểu quân đội và có sự phối hợp chặt chẽ với môi trường bên ngoài Trong công ty có những nhóm hoạt động dưới các tên gọi:

Trang 38

Tiểu đội trinh sát (Nghiên cứu thị trường), Bộ đội chủ lực (Lập trình viên), Câu lạc

bộ sĩ quan lãnh đạo (Lãnh đạo bộ phận)…

Nền văn hóa hướng về con người: FPT coi con người là nguồn tài nguyên

quý báu nhất của Công ty Yếu tố con người luôn được FPT đề cao như một "selling

point" (điểm hấp dẫn khách hàng) và thực tế đã là một "selling point" quan trọng

Nền văn hóa mở: Để xây dựng nền văn hóa mở, FPT đã nghiên cứu học hỏi

và tiếp thu kinh nghiệm từ các công ty nước ngoài trong đó có những công ty tên tuổi như IBM, Microsoft, Hewlett Parkard… là những đại gia trong nghành công nghệ thông tin và cũng có những công ty ít hoặc chưa có tên tuổi nhưng có triển vọng phát triển lớn và có văn hóa công ty tiêu biểu

Phác thảo tương lai: Năm 2003 đánh dấu một mốc mới có tính quyết định

đến sự phát triển của FPT khi bắt đầu thực hiện mô hình quản lý kinh doanh theo hướng tập đoàn kinh tế Sự sắp xếp lại mô hình của doanh nghiệp này là một bước tự đổi mới chính mình của FPT, tránh sự trì trệ trong hoạt động kinh doanh, phát huy tối

đa tính sáng tạo, tính tự chủ của các bộ phận, của mỗi thành viên

1.5.1.2 Văn hóa Mai Linh

Công ty Mai Linh đã đề ra triết lí kinh doanh rất phù hợp với ngành dịch vụ taxi là: "An toàn - Chất lượng - Mọi lúc - Mọi nơi" Công ty đã chú trọng đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên bằng các biện pháp:

+ Thành lập trung tâm dạy nghề Mai Linh để đảm bảo chất lượng đội ngũ lao động

+ Chú trọng công tác huấn luyện đội ngũ kế cận

+ Trang bị đồng phục cho nhân viên để phân biệt với các doanh nghiệp khác.Công ty còn thường xuyên chăm sóc đời sống người lao động bằng việc đảm bảo chế độ lương thưởng hợp lý, công bằng Đặc biệt, công ty có chế độ tặng cổ phiếu ưu đãi để nhân viên yên tâm với công việc và cống hiến hết mình vì công ty

Trang 39

Để tạo ấn tượng cho khách hàng cũng như gây dựng cho nhân viên lòng tự hào gắn bó với công ty, lãnh đạo công ty cũng chú trọng đầu tư, tạo ra hệ thống phương tiện kinh doanh đồng nhất: màu sắc trên phương tiện kinh doanh; chú trọng tới nhãn hiệu hàng hóa và thương hiệu của Mai Linh trên thương trường: Logo của Mai Linh có hình ảnh con chim Việt đang bay thể hiện quyết tâm của Mai Linh muốn dựa vào nền tảng VHDN để bay vào tương lai; xây dựng hệ thống quản lý hiện đại theo các tiêu chuẩn ISO 9000, SA 8000, ISO 14000, 5S và được BVQI của Anh cấp chứng chỉ hệ thống quản lý phù hợp với ISO 9002/1994; huấn luyện văn hóa giao tiếp văn minh lịch sự trong kinh doanh và trong giao tiếp nội bộ cho nhân viên; huấn luyện văn hóa truyền thống cho nhân viên; viết ca khúc hay về doanh nghiệp để khơi gợi lòng tự hào của nhân viên đối với công ty; phát huy chủ đề "Nụ cười Mai Linh" trong toàn hệ thống Mai Linh.

Một số nét tiêu biểu của văn hóa Mai Linh

+ Điển hình về đạo đức, tinh thần trách nhiệm đối với xã hội, nhiều người lao động trong doanh nghiệp được báo chí nêu gương như những gương sáng giữa đời thường

+ Phát huy tinh thần tương thân tương ái của dân tộc công ty thường xuyên tham gia các hoạt động nhân đạo

+ Bản thân lãnh đạo doanh nghiệp cũng là tấm gương sáng về tinh thần làm việc và khả năng quản lý

+ Tôn vinh người lao động, như tổ chức lễ hội "Gia đình Mai Linh" để tuyên

dương những thành viên có thành tích trong công việc

+ Phong cách quản lý hiện đại, chú trọng đến việc xây dựng VHDN, công ty

đã thành công trong việc tạo nên hình ảnh đẹp về doanh nghiệp Mai Linh trong xã hội

1.5.1.3.Văn hóa Microsoft

Trang 40

Không chỉ nổi tiếng vì sự phát triển nhanh chóng và vượt trội của mình, Microsoft còn nổi tiếng với một phong cách văn hóa khác biệt, một môi trường văn hóa đầy cá tính nuôi dưỡng đội ngũ nhân viên kiệt xuất với những con người không phải chỉ vì lợi nhuận hay tiền bạc, mà còn vì sự ham thích và niềm vui được vượt qua những thử thách mà công ty luôn tìm thấy cho mình.

- Triết lý kinh doanh: Điểm nổi bật đầu tiên trong VHDN của Microsoft chính

là triết lý kinh doanh của Công ty Triết lý này có thể chia làm năm yếu tố chính:

+ Chính sách phát triển dựa trên nền tảng lâu dài

+ Hướng đến các thành quả

+ Tinh thần tập thể và động lực cá nhân

+ Thái độ trân trọng đối với sản phẩm, khách hàng

+ Thông tin phản hồi thường xuyên của khách hàng

- Nền văn hóa khuôn viên Đại học: Sở thích nổi tiếng của Gates là chỉ tuyển

dụng những sinh viên xuất sắc nhất thẳng từ các trường đại học Theo Gates: "Giới

trẻ sẵn sàng học hỏi hơn và luôn đưa ra những ý tưởng mới mẻ" Nhằm khuyến

khích tinh thần tập thể, cung cách hành xử của công ty giữ nguyên không thay đổi nhiều so với những ngày đầu Nhân viên đi làm ăn mặc đơn giản, đi máy bay giá rẻ nhất, ở khách sạn loại trung bình khi đi công tác (kể cả Bill Gates), không có những biểu tượng phân biệt cấp bậc như phòng ăn cho cấp giám đốc hay vật dụng văn phòng sang trọng

- Đề cao tầm quan trọng của các chuyên gia kỹ thuật: Tại Microsoft, các

chuyên viên phát triển phần mềm giữ vai trò quan trọng hơn các nhà quản lý Bill Gates coi việc "viết mã lệnh" - hay còn gọi là lập trình máy tính - là một công việc cao cả

Ngày đăng: 03/04/2013, 22:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (2006), Việt Nam Văn hóa sử cương, Nxb Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam Văn hóa sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Thông tin
Năm: 2006
2. Ban chỉ đạo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long và Quân khu thủ đô Hà Nội, 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội (2000), Những hoạt động quân sự tiêu biểu, Nxb Quân đội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những hoạt động quân sự tiêu biểu
Tác giả: Ban chỉ đạo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long và Quân khu thủ đô Hà Nội, 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội
Nhà XB: Nxb Quân đội
Năm: 2000
3. Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long (2000), 1.000 câu hỏi - giải đáp Thăng long - Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 1.000 câu hỏi - giải đáp Thăng long - Hà Nội
Tác giả: Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
4. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Văn hóa - Thông tin, Viện Quản trị doanh nghiệp (2001), Văn hóa và văn hóa doanh nghiệp, Nxb lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và văn hóa doanh nghiệp
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Văn hóa - Thông tin, Viện Quản trị doanh nghiệp
Nhà XB: Nxb lao động
Năm: 2001
5. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2003), Tài liệu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
6. Bộ Thương mại (2004), Thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: Bộ Thương mại
Năm: 2004
7. C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin (1963), Bàn về giao thông vận tải, Nxb Sự thật, Hà Nội 1963 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về giao thông vận tải
Tác giả: C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1963
8. Bùi Ngọc Cường (2004), Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp luật kinh tế hiện hành, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp luật kinh tế hiện hành
Tác giả: Bùi Ngọc Cường
Nhà XB: Nxb chính trị quốc gia
Năm: 2004
9. Vũ Thùy Dương, Hoàng Văn Hải (2005), Quản trị nhân lực, Nxb thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị nhân lực
Tác giả: Vũ Thùy Dương, Hoàng Văn Hải
Nhà XB: Nxb thống kê
Năm: 2005
10. Phạm Văn Đồng (1996), Văn hóa và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 11. Duy Hinh (2006), Tôn Tử Binh pháp và Kế sách, Tinh hoa cổ học, Nxb Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và đổi mới", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội11. Duy Hinh (2006), "Tôn Tử Binh pháp và Kế sách
Tác giả: Phạm Văn Đồng (1996), Văn hóa và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 11. Duy Hinh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
12. Phạm Việt Hương (2004), "Một "lý thuyết về mọi thứ" không giải thích được mọi thứ", Tia Sáng, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một "lý thuyết về mọi thứ" không giải thích được mọi thứ
Tác giả: Phạm Việt Hương
Năm: 2004
13. Tương Lai (2004), "Lịch sử và con người", Tia Sáng, (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử và con người
Tác giả: Tương Lai
Năm: 2004
14. Dương Thị Liễu (2006), Bài giảng văn hóa kinh doanh, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng văn hóa kinh doanh
Tác giả: Dương Thị Liễu
Nhà XB: Nxb Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2006
15. Phạm Vũ Luận (2004), Quản trị doanh nghiệp thương mại, Nxb thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị doanh nghiệp thương mại
Tác giả: Phạm Vũ Luận
Nhà XB: Nxb thống kê
Năm: 2004
16. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
17. Phạm Duy Nghĩa (2003), "Cần thay đổi cách nhìn về tài sản trí tuệ", Tia Sáng, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần thay đổi cách nhìn về tài sản trí tuệ
Tác giả: Phạm Duy Nghĩa
Năm: 2003
18. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc văn hóa Việt Nam
Tác giả: Phan Ngọc
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2002
19. Nguyễn Bình Quân (2003), "Đi tìm tâm thức văn hóa Việt", Tia Sáng, (14) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đi tìm tâm thức văn hóa Việt
Tác giả: Nguyễn Bình Quân
Năm: 2003
20. Trần Ngọc Thêm (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Tác giả: Trần Ngọc Thêm
Năm: 1997
21. Tư tưởng Hồ Chí Minh (2003), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Cấu trúc văn hoá cộng đồng người - Văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Hình 1.1. Cấu trúc văn hoá cộng đồng người (Trang 6)
Hình 1.1. Cấu trúc văn hoá cộng đồng người - Văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Hình 1.1. Cấu trúc văn hoá cộng đồng người (Trang 6)
Hình 1.3. Lo và làm - Văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Hình 1.3. Lo và làm (Trang 24)
Hình 2.1: Bộ máy tổ chức Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO - Văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Hình 2.1 Bộ máy tổ chức Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO (Trang 48)
Hình 2.1: Bộ máy tổ chức Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO - Văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Hình 2.1 Bộ máy tổ chức Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO (Trang 48)
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Cụng ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO giai đoạn 2002 - 2006 - Văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Cụng ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO giai đoạn 2002 - 2006 (Trang 60)
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO   giai đoạn 2002 - 2006 - Văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO giai đoạn 2002 - 2006 (Trang 60)
Bảng 2.2: Kết quả tuyển dụng nhõn sự của cụng ty TRACO giai đoạn 2002-2006 - Văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.2 Kết quả tuyển dụng nhõn sự của cụng ty TRACO giai đoạn 2002-2006 (Trang 66)
Bảng 2.2: Kết quả tuyển dụng nhân sự của công ty TRACO giai đoạn 2002 - 2006 - Văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.2 Kết quả tuyển dụng nhân sự của công ty TRACO giai đoạn 2002 - 2006 (Trang 66)
Bảng 2.3: Cỏc nhà quản trị ở cụng ty TRACO phõn theo độ tuổi - Văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.3 Cỏc nhà quản trị ở cụng ty TRACO phõn theo độ tuổi (Trang 68)
Qua bảng 2.3 chỳng ta cú thể thấy hầu hết cỏc nhà quản trị ở cụng ty đề uở độ tuổi từ 40 - 50 tuổi, chiếm 75%, trong đú 37,5% ở độ tuổi 40 - 45; 37,5 % ở độ  tuổi 45-50 - Văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
ua bảng 2.3 chỳng ta cú thể thấy hầu hết cỏc nhà quản trị ở cụng ty đề uở độ tuổi từ 40 - 50 tuổi, chiếm 75%, trong đú 37,5% ở độ tuổi 40 - 45; 37,5 % ở độ tuổi 45-50 (Trang 68)
Bảng 2.4: Các nhà quản trị ở công ty TRACO phân theo trình độ - Văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.4 Các nhà quản trị ở công ty TRACO phân theo trình độ (Trang 68)
Bảng 2.3: Các nhà quản trị ở công ty TRACO phân theo độ tuổi - Văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.3 Các nhà quản trị ở công ty TRACO phân theo độ tuổi (Trang 68)
Bảng 2.5: Cỏc khiếu nại của khỏch hàng giai đoạn 2002-2006 - Văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.5 Cỏc khiếu nại của khỏch hàng giai đoạn 2002-2006 (Trang 74)
Bảng 2.5: Các khiếu nại của khách hàng giai đoạn 2002 - 2006 - Văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.5 Các khiếu nại của khách hàng giai đoạn 2002 - 2006 (Trang 74)
Hình 2.3: Một số hình ảnh về các phương tiện vận tải của TRACO  có thể hiện logo của công ty - Văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Hình 2.3 Một số hình ảnh về các phương tiện vận tải của TRACO có thể hiện logo của công ty (Trang 85)
Giới thiệu: Bảng hỏi này đợc dùng để điều tra định lợng cảm nhận của cán bộ, nhân viên đối với các giá trị văn hoá của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải Traco. - Văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
i ới thiệu: Bảng hỏi này đợc dùng để điều tra định lợng cảm nhận của cán bộ, nhân viên đối với các giá trị văn hoá của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải Traco (Trang 122)
- Giữa cỏc nhõn viờn với nhau  - Văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
i ữa cỏc nhõn viờn với nhau  (Trang 129)
 bảng thụng bỏo - Văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
b ảng thụng bỏo (Trang 129)
Bảng 2.2: Hiện trạng hệ thống vận tải đường sắt của ViệtNam và một số nước trờn thế giới - Văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.2 Hiện trạng hệ thống vận tải đường sắt của ViệtNam và một số nước trờn thế giới (Trang 131)
Bảng 2.1: Hiện trạng hệ thống vận tải đường bộ của ViệtNam và một số nước trờn thế giới - Văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.1 Hiện trạng hệ thống vận tải đường bộ của ViệtNam và một số nước trờn thế giới (Trang 131)
Bảng 2.1: Hiện trạng hệ thống vận tải đường bộ của Việt Nam  và một số nước trên thế giới - Văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.1 Hiện trạng hệ thống vận tải đường bộ của Việt Nam và một số nước trên thế giới (Trang 131)
Bảng 2.5: Hiện trạng hệ thống vận tải hàng khụng của ViệtNam và một số nước trờn thế giới - Văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.5 Hiện trạng hệ thống vận tải hàng khụng của ViệtNam và một số nước trờn thế giới (Trang 132)
Bảng 2.4: Hiện trạng hệ thống vận tải đường biển của ViệtNam và một số nước trờn thế giới - Văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.4 Hiện trạng hệ thống vận tải đường biển của ViệtNam và một số nước trờn thế giới (Trang 132)
Bảng 2.5: Hiện trạng hệ thống vận tải hàng không của Việt Nam  và một số nước trên thế giới - Văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.5 Hiện trạng hệ thống vận tải hàng không của Việt Nam và một số nước trên thế giới (Trang 132)
Bảng 2.4: Hiện trạng hệ thống vận tải đường biển của Việt Nam  và một số nước trên thế giới - Văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.4 Hiện trạng hệ thống vận tải đường biển của Việt Nam và một số nước trên thế giới (Trang 132)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w