MỤC LỤC
Quan hệ thứ hai liên quan đến sự ứng xử của chủ thể kinh tế với các đối tác cụ thể trực tiếp trong nội bộ doanh nghiệp như những người lãnh đạo cấp trên, điều hành cấp dưới, nhân viên người lao động, v.v.., với khách hàng mua và bán, các đối thủ cạnh tranh, các đối tác liên minh trên tinh thần "thêm bạn bớt thù" biến đối thủ thành đối tác. Hệ thống tổ chức đã ổn định, các kế hoạch hướng dẫn tương đối hoàn thiện, mọi người đã quen dần với công việc, môi trường nhân văn và bản sắc doanh nghiệp đã bước đầu hình thành, đó là những yếu tố quan trọng giúp cho các nhà quản trị chuyển từ trạng thái "điều hành trực tiếp" sang trạng thái "chỉ huy gián tiếp".
Xuất phát từ sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp tất yếu phải có lợi nhuận cao, thu nhập lớn, lòng trung thành và phục vụ hết mình cho doanh nghiệp của nhà quản trị doanh nghiệp được lan tỏa, thẩm sâu vào từng người trong doanh nghiệp như một tiêu chuẩn đáng tôn trọng, kiến tạo: doanh nghiệp là một gia đình thật sự không mảy may duy ý chí bỏ qua lợi ích vật chất và tinh thần. Để làm được điều đó, những người lãnh đạo phải xây dựng được một nếp sống, một thói quen "sức khỏe là một tình trạng thoái mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải chỉ là một tình trạng không bệnh tật hay tàn tật": Tự do là không gian sáng tạo và sáng tạo không ngừng; Dân chủ là nguồn lực của nâng cao năng lực cạnh tranh với lợi thế so sánh tổng hợp của tổ quốc Việt Nam; bình đẳng là không gian văn hóa trong doanh nghiệp.
Đồng thời thông qua quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, các nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh, chính quyền địa phương và xã hội, các nhà kinh doanh sẽ hình thành được các bản sắc văn hóa riêng từ việc kế thừa và tiếp thu các giá trị văn hóa tốt đẹp của nhân loại, những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc và thể hiện được các giá trị đó trong các sản phẩm sản xuất ra, trong cách ứng xử giao tiếp trong kinh doanh. Cùng quá trình toàn cầu hóa có sự diễn ra của sự giao lưu giữa các nền văn hóa kinh doanh, từ đó bổ sung thêm các giá trị mới cho văn hóa kinh doanh của mỗi nước, làm phong phú kho tàng kiến thức về văn hóa kinh doanh, biết cách chấp nhập luật chơi chung, những giá trị chung để cùng hợp tác và phát triển.
Để tạo ấn tượng cho khách hàng cũng như gây dựng cho nhân viên lòng tự hào gắn bó với công ty, lãnh đạo công ty cũng chú trọng đầu tư, tạo ra hệ thống phương tiện kinh doanh đồng nhất: màu sắc trên phương tiện kinh doanh; chú trọng tới nhãn hiệu hàng hóa và thương hiệu của Mai Linh trên thương trường: Logo của Mai Linh có hình ảnh con chim Việt đang bay thể hiện quyết tâm của Mai Linh muốn dựa vào nền tảng VHDN để bay vào tương lai; xây dựng hệ thống quản lý hiện đại theo các tiêu chuẩn ISO 9000, SA 8000, ISO 14000, 5S và được BVQI của Anh cấp chứng chỉ hệ thống quản lý phù hợp với ISO 9002/1994; huấn luyện văn hóa giao tiếp văn minh lịch sự trong kinh doanh và trong giao tiếp nội bộ cho nhân viên; huấn luyện văn hóa truyền thống cho nhân viên; viết ca khúc hay về doanh nghiệp để khơi gợi lòng tự hào của nhân viên đối với công ty; phát huy chủ đề "Nụ cười Mai Linh". Không chỉ nổi tiếng vì sự phát triển nhanh chóng và vượt trội của mình, Microsoft còn nổi tiếng với một phong cách văn hóa khác biệt, một môi trường văn hóa đầy cá tính nuôi dưỡng đội ngũ nhân viên kiệt xuất với những con người không phải chỉ vì lợi nhuận hay tiền bạc, mà còn vì sự ham thích và niềm vui được vượt qua những thử thách mà công ty luôn tìm thấy cho mình.
- Trong quá trình phát triển, mỗi doanh nghiệp đều nỗ lực xây dựng một hệ thống quan điểm giá trị để công nhân viên chức chấp nhận, tạo ra sự hài hòa trong nội bộ doanh nghiệp, một không khí văn hóa tích cực để phát huy thế mạnh văn hóa của tập thể, tăng cường nội lực và sức mạnh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp biết xây dựng văn hóa kinh doanh trên cơ sở bản sắc văn hóa dân tộc mà họ đang sống thì họ sẽ thành công, còn nếu chỉ biết du nhập nguyên xi mô hình văn hóa kinh doanh nước ngoài, không gắn kết với văn hóa bản địa, họ sẽ thất bại.
Là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước của Bộ Giao thông vận tải, năm 2000 công ty được cổ phần hóa theo quyết định số 3589/1999/QĐ - Bộ GTVT ngày 17/12/1999 của Bộ trưởng Bộ GTVT với tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt là Công ty cổ phần dịch vụ vận tải TRACO, tên giao dịch quốc tế: "ORIENT TRANSPORT AND FREIGHT FORWARDING JOINT STOCK COMPANY" gọi tắt là TRACO, trụ sở chính đặt tại: 45 Đinh Tiên Hoàng, Hồng Bàng, Hải Phòng. - Dịch vụ giá trị gia tăng: Traco cung cấp cho khách hàng nhiều loại dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) hữu ích, giúp hoàn thiện việc quản trị chuỗi cung ứng của khách hàng và đáp ứng những yêu cầu từ khách hàng: kiểm kê, phân loại, tuyển chọn, tái chế, lắp ráp, tu chỉnh, sửa chữa, thử mẫu, đóng bao, dán nhãn sản phẩm, trao đổi hàng hóa, vệ sinh công nghiệp, quản trị đơn hàng bán buôn và bán lẻ, thu hồi bao bì/ dụng cụ, logistics thu hồi (reverse logistics), dịch vụ bảo hiểm.
Bởi với các dịch vụ mà công ty cung cấp (như dịch vụ Logistics 3PL, 4PL, giao nhận kho vận ngoại thương, vận tải hàng hóa và dịch vụ vận tải xếp dỡ, kinh doanh dịch vụ kho bãi, dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ Hải quan, tư vấn khách hàng, dịch vụ hàng hải) quá trình tạo ra dịch vụ diễn. Một điểm thành công nữa trong việc xây dựng văn hóa kinh doanh của TRACO là việc đưa được triết lý kinh doanh đó vào thực tiễn, làm cho tất cả các thành viên trong gia đình TRACO đều thông hiểu và thống nhất hành động theo triết lý chung.
Trong giai đoạn 2002 - 2006 tại cụng ty cú 3 trường hợp chuyển cụng tác đều vì lý do gia đình, cũng trong thời gian này công ty đã giải quyết chế độ cho 22 lao động đến tuổi nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước. Các trường hợp này ngoài việc được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định hiện hành, còn được công ty cho hưởng các ưu tiên ưu đãi đặc biệt nhằm đảm bảo quyền lợi sau một thời gian dài đã cống hiến cho gia đình TRACO, như việc nhận con em những CBNV này vào làm việc tại công ty nếu công ty có nhu cầu cần tuyển và trình độ của những người này đáp ứng được yêu cầu công ty đề ra.
Cũng theo kết quả khảo sát thực tế đối với 68 CBNV trong công ty, yếu tố khiến nhân viên lo lắng nhất khi mắc sai sót được biểu hiện thông qua các tiêu chí như: bị khiển trách, bị đuổi việc, bị trừ lương, không có cơ hội giải thích, không có cơ hội sửa sai, không còn cơ hội thăng tiến,…. Trong những năm gần đây công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO cũng đã có những cố gắng nhất định trong việc thực hiện trách nhiệm đối với xã hội, nhằm thực hiện tốt trách nhiệm của mình với tư cách là một thành viên của xã hội, một thành viên của cộng đồng.
Trong các hội nghị khách hàng các khách hàng truyền thống như: Công ty Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, Công ty Phân bón miền Nam, Công ty Phân bón và Hóa chất Cần Thơ, hãng TRANSPORT GROEP VAN DER GRAAP (TVG) của Hà Lan, Liên doanh thép Việt - Úc (VINAUSTEEL), Công ty sản xuất thép Úc (SSE) Công ty Cơ khí Hà nội, Công ty Cơ khí Cẩm Phả, Công ty Cơ khí Lâm Nghiệp có mặt khá đông đủ. Chiếm phần lớn là thái độ phục vụ của CNNV trong công ty đây là một vấn đề rất quan trọng mà các nhà quản trị trong công ty phải có các biện pháp xử lý nghiêm đồng thời phổ biến đến toàn thể công ty để tạo kỷ cương trong việc xây dựng văn hóa mang định hướng khách hàng.
Với thực tế này, lãnh đạo công ty cần nhận thấy có vấn đề trong việc phổ biến các văn bản đó, việc thiết lập các kênh và mạng truyền thông trong công ty, việc đưa các quyết định của công ty đi vào thực tiễn rất cần có sự giám sát, giải thích động viên kịp thời của các cấp trực tiếp lãnh đạo. Ở đó người lao động hăng say, phấn khởi làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, cuộc sống vật chất được đảm bảo, cuộc sống tinh thần phần nào đã được đáp ứng; bầu không khí làm việc khẩn trương, vui vẻ, thoải mái; phong cách làm việc công nghiệp dần được xây dựng; mối quan hệ giữa các thành viên gần gũi, đoàn kết không có khoảng cách quá xa giữa nhà quản lý và người lao động.
Tuy nhiên công ty chưa khai thác tốt việc tạo hình ảnh của mình thông qua phương tiện này, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, cùng sự phát triển của nền kinh tế thế giới của thương mại điện tử thì vấn đề này càng ngày càng trở nên quan trong hơn bao giờ hết. Logo của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải TRACO được mô tả: Lá cờ màu xanh lơ có chữ TRACO màu đỏ thắm tung bay trên nền quả địa cầu, xung quanh có những tia sáng mặt trời phỏng theo hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ màu xanh tím (phần còn lại là màu trắng của nền).
Đồng thời với các văn bản đã xuất phát từ yêu cầu thực tế nhưng quá trình thực thi lại thiếu sự giám sát kịp thời của các bộ phận có trách nhiệm dẫn đến khả năng thực thi các văn bản chưa cao, chưa phản ánh được đầy đủ trong đó yếu tố văn hóa kinh doanh. Thứ năm, xây dựng văn hóa kinh doanh của công ty chủ yếu do Giám đốc quyết định, với sự trợ giúp của bộ phận chuyên trách, chưa tập hợp được trí tuệ của đông đảo cán bộ quản lý và chuyên gia bên ngoài, vai trò tham gia tập thể còn mang tính hình thức.
Do yếu tố lịch sử, công ty chủ yếu hướng nội, ít quan tâm đến bên ngoài, từ đó hình thành văn hóa bảo thủ, tự ti, nặng về giải thích lý do, khó khăn, không chịu tiếp thu, học tập cái mới, chấp nhận thử thách để vươn lên. Phần lớn các nhà quản trị cấp cao của công ty đều trưởng thành từ cơ chế cũ, tuổi cao, kiến thức tiên tiến không được cập nhật một cách có hệ thống do vậy tầm nhìn chiến lược bị hạn chế ở những kinh nghiệm tích lũy trong thời kỳ bao cấp.
- Phát triển vận tải theo hướng hiện đại với chi phí hợp lý, an toàn, giảm thiểu tác động môi trường và tiết kiệm năng lượng; ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến đặc biệt là vận tải đa phương thức; nhanh chóng đổi mới phương tiện; nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, đồng thời phát triển hệ thống dịch vụ vận tải đối ngoại, trước hết là vận tải hàng không và hàng hải nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế. - Ưu tiên cải tạo, nâng cấp đầu tư chiều sâu phát huy hết hiệu quả của các cơ sở công nghiệp GTVT hiện có, nhanh chóng đổi mới và tiếp cận công nghệ hiện đại, từng bước tăng tỷ lệ nội địa hóa và tiến tới tự sản xuất được các phương tiện vận tải, đặc biệt là trong lĩnh vực đóng tàu và chế tạo ô tô để sử dụng trong nước và từng bước xuất khẩu ra các nước trong khu vực và trên thế giới.
Đối với DVVT và thương mại tiến hành vững chắc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước nhưng Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối;. - Tăng cường, phát huy vai trò của các cơ quan, hiệp hội bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng các dịch vụ giao thông, vận tải.
Người mới được tuyển dụng phải qua đào tạo ngắn ngày tại công ty, nhằm làm cho họ hiểu biết: lịch sử hình thành của công ty qua các thời kỳ, học điều lệ tổ chức và hoạt động doanh nghiệp, quy chế lao động và vị trí công tác của mỗi người, chế độ tiền lương tiền thưởng ban đầu và sau này mà nỗ lực phấn đấu, thỏa ước lao động tập thể và các vấn đề cần thiết khác để người được tuyển dụng cần phải biết để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Trong thời đại: kinh tế thị trường, kinh tế tri thức, toàn cầu hóa và cách mạng quản lý cần nâng cao tính văn hóa dân tộc hơn bao giờ hết trong các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân, làm cho văn hóa kế thừa các gia trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại thấm sâu vào từng khu vực, từng doanh nghiệp, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ thống giá trị của con người Việt Nam.
Cụ thể là sự chậm trễ trong việc nắm bắt các thông tin về các đối thủ tham gia đấu thầu hợp đồng do chưa tiến hành quá trình nghiên cứu dự báo và phân tích về môi trường bên ngoài cũng như chính các đối thủ cạnh tranh của mình, thiếu linh hoạt trong xử lý tình huống. - Tăng cường hoạt động quảng cáo về sản phẩm về hình ảnh của công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng, như thông qua hoạt động của các cơ quan báo chí, các đài phát thanh truyền hình, pano, áp phích,… tùy thuộc vào mục tiêu đạt được của mỗi đợt quảng cáo khác nhau.
- Mọi chủ thể tham gia giám sát doanh nghiệp cần được quy định cụ thể về quyền hạn và nghĩa vụ giám sát của mình, về những hoạt động của doanh nghiệp có thể trực tiếp hay gián tiếp gây tác động tiêu cực tới xã hội cùng những công cụ, biện pháp Nhà nước yêu cầu thực hiện để giảm thiểu các hành vi và tác động tiêu cực đó. - Nhà nước cần xây dựng cơ chế xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân lạm dụng quyền thanh tra, giám sát doanh nghiệp để hành động phi pháp, gây hại cho đối thủ cạnh tranh, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng,… Đồng thời cũng yêu cầu việc giám sát phải chặt chẽ, nghiêm túc, tránh bỏ sót các hành vi vi phạm vì các mục đích cá nhân.