1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁ BIỆT LỚP 3

17 2,8K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 167 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯƠNG TRUNG I - THANH OAI …………….******…………… SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO CHO HỌC SINH CÁ BIỆT LỚP 3 ”. Lĩnh vực / môn : Đạo đức Tên tác giả : Nguyễn Thị Ngân Chức vụ : Giáo viên . NĂM HỌC : 2011 – 2012 B – N ộ i dung Đề tài: I ĐẶT VẤN ĐỀ : 1. Tên đề tài : GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁ BIỆT LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯƠNG TRUNG I 2 . Lý do chọn đề tài: Đảng ta và Bác Hồ coi việc GDĐĐ là sự nghiệp đào tạo một lớp người mới cho đất nước. Việc giáo dục cho các em là một khoa học, một nghệ thuật, không nên tùy tiện chủ quan. Bác Hồ nói: “Ngày nay chúng là nhi đồng, ít năm sau chúng sẽ là công dân, cán bộ. Vì vậy chính phủ, các đoàn thể và tất cả đồng bào có trách nhiệm giúp sức vào việc giáo dục nhi đồng ”. Quan điểm khoa học đó còn được Bác chỉ rõ qua các gợi ý về phương pháp giáo dục trẻ em là tạo cho các em: Học mà chơi, chơi mà học. Người khẳng định giáo dục thiếu nhi là một khoa học, một nghệ thuật. Chính vì thế Người luôn mong muốn trong tâm hồn các em trong sáng hồn nhiên có được những ảnh hưởng tốt đẹp để tạo nên một lớp người mới phát triển toàn diện. Đảng ta từng nhấn mạnh: “Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam XHCN nằm trong tay thanh niên, thiếu niên và nhi đồng”. Trong trường tiểu học, các em được học tập những kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, được học tập, vui chơi và đặc biệt là tham gia mọi hoạt động để phát triển về trí, đức, thể, mỹ. Từ đó các em hoàn thiện dần về nhân cách, biết tự chủ, tự tin và làm chủ cuộc sống . Giáo dục là hiện tượng vĩnh hằng, là cách thức cơ bản để văn hóa loài người tồn tại và phát triển. Trong cuộc sống đổi mới hôm nay, với chiến lược Công nghiệp – Hiện đại hóa Đất nước. Đảng ta xem giáo dục là quốc sách hàng đầu và đầu tư cho giáo dục cũng chính là đầu tư cho sư nghiệp phát triển xã hội. Mục đích giáo dục nhằm nâng cao đân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành dội ngũ lao động có trí thức và tay nghề, có năng lực thực hành tự chủ, năng động sáng tạo, có đạo đức Cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện có năng lực chuyên môn sâu, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Nội dung và phương pháp giáo dục cũng từ đó mà cải tiến, bô sung và tự hoàn thiện mục tiêu đào tạo đã đề ra, để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Do đó, giáo dục có trọng trách rất nặng nề trong chiến lược phát triển kinh tế phát triển đất nước. Con người là nguồn quý giá của xã hội vì thế giáo dục không nên có phế phẩm. Xuất phát từ đấy, trong nhiều năm qua, ngành giáo dục nói chung trường Tiểu học nói riêng đã có nhiều cán bộ quản lý thầy cô đã không ngừng nghiên cứu và cải tiến hình thức biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, nhưng hiệu quả vẩn chưa cao và đang tiếp tục nghiên cứu. Từ yêu cầu khách quan của công tác giáo dục với kiến thức đã được thầy cô truyền thụ, Tôi xin chọn đề tài “Giáo dục đạo đức dành cho HS tiểu hoc nói chung và cho HS lớp 3 nói riêng ” Nhằm vận dụng kiến thức đã học và dạy và giải quyết những vấn đề bức thết của ngành dể kiểm tra lại trình độ nhận thức và thực tiễn của bản thân. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu: a. Mục đích nghiên cứu: Đề tài “ Một số biện pháp giáo dục đạo đức HS lớp 3 ” giúp: - Tìm ra nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. - Thông qua việc tuyên truyền giáo dục về các chủ đề mừng đất nước, Đảng cộng sản Việt Nam, truyền thống dân tộc, quân đội, tấm gương anh hùng tiêu biểu, truyền thống … Từ đó giúp các em có thêm nhiều hiểu biết để xây dựng những tình cảm tốt đẹp, lòng yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc, lòng biết ơn các thế hệ anh hùng đã hy sinh thân mình vì Tổ quốc. b. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đây là đề tài “Một số biện pháp giáo dục đạo đức HS lớp 3” nên tôi tập trung nghiên cứu toàn thể học sinh khối 3 ,tìm hiểu các em trong các hoạt động hay trong buổi tổ chức các ngày lễ kỷ niệm, sự kiện lớn trong năm theo chủ điểm tháng với các nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi Hs lớp 3. Từ đó có hướng giáo dục một cách cụ thể phù hợp từng đối tượng học sinh. I- CƠ SỞ LÝ LUẬN: Bác Hồ nói GD đạo đức cho HS: “ Phải giữ toàn vẹn cái tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng (chớ nên làm cho chúng hóa ra những người già sớm) Trong lúc học, cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học. Ở nhà, ở trường học, ở xã hội, chúng đều vui, đều học”. Lời dạy của Bác cho đến nay vẫn rất gần và sống động trong thực tiễn phải luôn lấy lời dạy của Bác làm kim chỉ nam cho hoạt động của mình nghĩa là bên cạnh việc dạy chữ cần tổ chức dạy cho trẻ làm người. Giáo dục cho HS phải kết hợp cả ba yếu tố đức dục, trí dục, thể dục mà mục tiêu cao nhất là: “Cách dạy trẻ cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, biết giữ gìn vệ sinh, giữ gìn kỷ luật, học văn hóa”. Hiểu được ý nghĩ sâu sắc từ câu nói đó và bằng cả tấm lòng tôn kính Bác, tôi đã tìm hiểu để nắm bắt được yêu cầu về nội dung phương pháp giáo dục, nắm bắt được đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi của các em: Hiếu động, dễ nhớ, dễ quên, thích tìm hiểu, khám phá nhưng cũng chóng nhàm chán, tâm lý thích: “Học mà chơi, chơi mà học” của các em để đưa ra những nội dung phù hợp trong mỗi bài học đạo đức, tạo sự hấp dẫn, thu hút các em tham gia đồng thời tạo cho các em sự vui vẻ, hoạt bát, hồn nhiên. Thông qua bài học, các em phát huy được tính sáng tạo, tính năng động, tự chủ của mình, được hoà mình vào tập thể, được giao lưu học tập, được tìm hiểu các kiến thức có nội dung phong phú để từ đó hướng các em tới những chuẩn mực về đạo đức, những hiểu biết về văn hoá mà các cấp, ngành làm công tác giáo dục mong muốn. - Việc tổ chức hoạt động giáo dục đao đức là một việc làm khoa học và sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải kiên nhẫn bền bỉ và thường xuyên trau dồi kinh nghiệm . II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Trong một năm dạy môn đạo đức lớp 3 tôi luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi các bạn đồng nghiệp cũng như tìm hiểu về tư liệu về giáo dục đạo đức sao cho đạt hiệu quả. Thời gian đầu tôi luôn lo lắng phải giáo dục như thế nào? có lúc tôi cảm thấy “sợ”, do cách giáo dục còn đơn điệu, thiên về kiểm điểm, giáo huấn, không phù hợp tâm lý học sinh tiểu học. III- CÁC HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH: * Yêu cầu chung: Tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức là việc làm thường xuyên và quan trọng không thể thiếu được của GV . Đây là yếu tố quyết định sự chấn chỉnh nhân cách cho HS cá biêt. Chính vì vậy để tổ chức tốt giáo dục đạo đức cho học sinh cần: + Giáo dục ý thức đạo đức: Cung cấp tri thức, giúp học sinh hiểu biết về một số nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức ở mức sơ giản, cụ thể gần gũi với đời sống của học sinh. + Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức: - Là giúp học sinh hình thành xúc cảm, tình cảm đạo dức tích cực, bền vững đẻ đảm bảo cho hành vi đạo dức luôn nhất quán với nhu cầu đạo đức, hình thành niềm tin đạo đức, từ đó tạo ra động cơ đạo đức trong sáng trong việc thực hiện bổn phận, trách nhiệm đạo đức của mình. + Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức: - Giúp học sinh rèn luyện thói quen hành vi đúng chuẩn mực., biết hành động phù hợp với nhu cầu đạo đức xã hội. - Để thực hiện 3 nhiệm vụ có quan hệ mật thiết với nhau đòi hỏi nhà giáo dục phải tổ chức tốt các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường để học sinh thường xuyên được vận dụng, thực hành trong các mối quan hệ của các em - Hình thức giáo dục cần khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý “Học mà chơi, chơi mà học” của các em học sinh. Bi ện pháp 1 : Tổ chức thực hiện: 1. Thế nào là học sinh cá biệt ? Trước khi vào vấn đề này ta cần tìm hiểu thế nào là học sinh cá biệt ? Ví vụ 1: Truyền thuyết về vua Hùng có bầy voi trăm con, khi tìm thấy Đất tổ dựng nước thì 99 con quay đầu về một hướng, chỉ còn một con voi duy nhất tách khỏi bầy quay đầu về một hướng khác. Ví dụ 2 : Trong ột xóm ấp nổi tiếng là trật tự an ninh, bổng nổi lên một người hàng xóm hay rượu chè, đập phá, chửi bới. Ví dụ 3 : Trong một lớp học có một học sinh vô lễ ới thầy cô. Một con voi quay đầu ngược hướng, một anh hàng xóm xấu tính, một em học sinh vô lễ với thầy cô là những hiện tượng cá biệt trong cuộc sống. Vậy cá biệt là chỉ sự vật riêng lẻ, không phổ biến hành động suy nghĩ không hợp lệ, không đúng, đi ngược với các mối quan hệ trong cộng đồng và tệ hại hơn là gây thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần cho chinha cá nhân mình và có khi cho cả tập thể xã hội. Như ở trên ta đã tìm hiểu cá biệt là gì ?Từ đó ta có thể định nghĩa học sinh cá biệt : Học sinh cá biệt là học sinh có những biểu hiện khác thường so với tập thể học sinh về mặt tâm lý, sinh học như ; ngỗ nghịch , quậy phá… 2. Những biểu hiện của học sinh cá biệt : Sau một thời gian quan sát, theo dõi, ta thấy ở độ tuổi học sinh bậc Tiểu học thường xuất hiện hai dạng học sinh phổ biến : - Dạng học sinh trầm tư. - Dạng học sinh quá hiếu động. a. Dạng học sinh trầm tư: Các em ở dạng này thường có những biểu hiện sau: Quan hệ giao tiếp với bạn bè ít cởi mở hiếm khi có bạn thân, thường ngồi trong lớp dể làm bạn bè xa lánh. - Đối với thầy cô không dán đến gần, xa cách làm cho thầy cô nhiều khi ít chú ý - Đối với phong trào hoạt động trong trường , lớp tỏ thái độ e ngại không hoà đồng. Đối vói những học sinh này nếu các em thông minh, có khiếu sẽ dẫn dén tính ích kỉ, tự phụ cho rằng mình trên mọi người, không ai dám chơi với mình. Ngược lại, các em này sẽ học rất kém, càng xa lánh mọi người hơn, bi quan, yếu thế, buồn chán ; Nếu có một tác động xấu vô tình nào đó sẽ dẫn các em này đén chổ bỏ học, ……. b. Dạng học sinh quá hiếu động: Dạng học sinh quá hiếu động thì trái lại các em thường có những biểu hiện sau: - Trong giờ học các em thường ngồi không yên, ngọ quậy, khiều bạn này chọc bạn kia, nói chuyện gây mất trật tự, nếu không thì các em trong giờ học môn này lại đem môn khác ra xem dẫn đếm không hiểu bài do phân tán sự tập trung chú ý, nhiều khi gây phiền lòng thầy cô, nếu bị khiển trách các em dàng dẫn đến hiện tượng cúp tiết, bỏ học, tệ hơn là tỏ thái độ vô lễ, hổn xược với thầy cô. - Ngoài giờ học các em nam hay có những hành động quá mạnh mẽ, quá khích như : đánh lộn, xô đẩy,….Còn nữ thì đùa giỡn, niếu kéo bạn quá mạnh tay. Nhìn chung, các em ở hai dạng này bề ngoài như có vẻ bất cần tất cả, không hề nghĩ đến hậu quả của việc mình làm và cả hai dạng đểu rất dể bị cái xấu cám dỗ, mua chuộc, đưa đẩy vào con đường tội lỗi, phạm pháp dẫn dến nguy hiểm đối với gia đình và xã hội. Biện pháp 2 : giáo dục học sinh cá biệt 1 . Tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến học sinh cá biệt: Có những học sinh ở lớp 1-2 là con ngoan trò giỏi nhưng khi đến lớp 3 lại có thái độ tự ti, xem thường ý kiến tập thể, hành động theo ý riêng của mình, hiện tượng học sinh cá biệt trên có thể là do một số nguyên nhân sau: * Do điều kiện sống, sinh hoạt gia đình: Thời kỳ bắt đầu từ 8-9 tuổi là giai đoạn giữa của bậc tiểu học; vị trí của dạng học học sinh này trong gia đình cũng có sự thay đổi các em được gia đình phân công làm việc như: chăm sóc em nhỏ, lo toan công việc nội trợ làm một số việc để góp phần tăng thu nhập. Tuổi 8-9 là thời kỳ tính tình còn bồng bột, nếu các em có ý thức trách nhiệm sẽ trở thành những công dân tốt trong tương lai cho đất nước, nếu ngược lại các em sẽ có tính ích kỉ, tự kiêu, tự mãn, chủ quan, tách khỏi tập thể và trở thành dạng cá biệt. * Do đặc điểm tâm lý năng khiếu sở trường của học sinh: Các em học sinh ở bậc tiểu học những cảm giác, tri giác, trí nhớ, sự chú ý, quá trình tư duy ngôn ngữ sự tưởng tượng hứng thú trong nhận thức tình cảm và ước của các em nhìn chung cũng đã có sự thay đổi rõ rệt theo hướng sâu sắc, toàn diện, phong phú. Các em có thể phân biệt cái chính với cái phụ, cái bản chất và không bản chất. Bên cạnh những ưu điểm về mặt tâm lý một số em vẫn còn biểu hiện sai lệch như: hiểu vấn đề hoặc đưa ra những kết luận hấp tấp, phiến diện, do tính cách còn bồng bột, sôi nổi. Trong cuộc sống nếu bị một cú sóc nào đó thì các em này đễ sinh ra bi quan, buồn chán rồi đi đến những suy nghĩ hành động sai lệch… Có những trường hợp do tâm lý, sở thích của các em có năng khiếu và học cũng rất giỏi, mà các em này không thích học. Trong trường hợp này nếu giáo viên không thường xuyên quan tâm theo dõi, kèm cặp và không giáo dục cho học sinh này thấy được tầm quan trọng của việc học tập thì kết quả học tập của các em này sẽ kém; Từ đó học sinh này có thể trở thành học sinh cá biệt. * Do nhà trường, gia đình, địa phương: Mác nói: “ Bản chất con người là tổng và các quan hệ xã hội”. Môi trường giao tiếp học tập của học sinh rất phong phú và đa dạng với nhiều mối quan hệ muôn màu muôn vẻ. Đối với học sinh cá biệt có thể ở gia đình các bậc phụ huynh chưa có phương pháp quản lý, giáo dục tốt và gia đình cũng có thể là môi trường giáo dục chưa tốt đối với học sinh. Học sinh chưa có phương pháp rèn luyện tốt khi giao tiếp ngoài xã hội, cuộc sống muôn màu muôn vẻ khó chọn lọc được cái nào là đúng, sai. Cái nào nên học và cái nào nên xa lánh. Từ đó bị nhưng người không tốt lôi kéo, quyến rũ, những thói hư tật xấu chạy theo những lối sống truỵ lạc, hư hỏng. Nhà trường cũng còn một bộ phận nhỏ: Giáo viên chưa quan tâm đến việc giáo dục học sinh cá biệt hoặc chưa có những hình thức, phương pháp giáo dục tốt. Làm cho học sinh chểnh mảng việc học buông lỏng bản thân. 2. Biện pháp: Trường Tiểu học là bậc học quan trọng đối với học sinh khi bước vào THCS. Nhà trường rất chú trọng đến việc giáo dục học sinh cá biệt, như lời Bác Hồ dạy: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó người có tài mà không có đức là người vô dụng” Vì thế, giáo dục cho học sinh là song song với giảng dạy kiến thức văn hoá cho học sinh. Nhằm đào tạo con người mới có đủ tài đức.Giáo dục đạo đức cho học sinh và giáo dục học sinh cá biệt bằng những hình thức, biện pháp đều được nhà trường lên kế hoạch cụ thể. Ở trường Tiểu học ngay từ đầu năm học ban giám hiệu nhà trường đã có kế hoạch phân công tổ chuyên môn theo dõi việc giảng dạy của giáo viên chuyên trách và giáo viên chủ nhiệm và việc học tập của học sinh qua từng môn học. Kết quả học tập của học sinh được giáo viên chủ nhiệm và ghi điểm. Song bên cạnh giáo viên chủ nhiệm cũng tìm hiểu học sinh qua những thái độ thuộc hành vi đạo đức của học sinh như: Thích làm việc tốt, hăng hái học tập hoặc có hành vi quậy phá trong lớp, không chấp hành nội qui của nhà trường, chưa ý thức về bản thân, gia đình, xã hội. Trên cơ sở đó, giáo viên phát hiện học sinh cá biệt và có kế hoạch cụ thể giáo dục học sinh cá biệt như: Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên phân môn về những biểu hiện của học sinh cá biệt trong lớp và nhận lại những thông tin. Kết quả sự chuyển biến từ tác động giáo dục đó hoặc chưa có sự chuyển biến và tiến triển theo hướng khác cần áp dụng biện pháp khác có kết quả hơn. Trong sinh hoạt giáo viên nên đặc biệt chú ý đến các hoạt động của học sinh cá biệt và có hướng giúp đỡ cũng như nhận xét, đánh giá, động viên. Từng bước hình thành về ý thức học tập, rèn luyện à có thái độ tốt đối với cuộc sống. Qua thời gian nhất định học sinh chưa có sự chuyển biến, nên báo đến Ban giám hiệu.Ban giám hiệu tìm hiểu thêm về tình hình học tập và rèn luyện của học sinh cá biệt để bổ sung vào kế hoạch cho giáo viên chủ nhiệm tiếp tục giáo dục học sinh. Liên hệ với gia đình thông qua két quả học tập, rèn luyện ở trường cho phụ huynh học sinh nắm và kết hợp nhà trường giáo dục học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. Nhà trường cũng thường xuyên đến gia đình kiểm tra việc giáo dục của gia đình và rèn luyện học tập của học sinh Nhà trường tạo ra môi trường giáo dục dùng tập thể tác động đến học sinh cá biệt giúp cho các em có nhận thức đúng đắn và có sự phấn đấu vươn lên. Qua tìm hiểu những hình thức và biện páp giáo dục của trường Tiểu học trong quá trinh dạy các em biết được một số kết quả như sau: [...]... đình, xã hội để giáo dục học sinh cá biệt và có kế hoạch cụ thể để giáo dục học sinh cá biệt Vì thế đã hạn chế dần học sinh cá biệt hàng năm, tạo được mơi trường giáo dục tốt trong nhà trường - Song, một ít thầy cơ do hồn cảnh gia đình khó khăn chưa tích cực trong cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh, có thầy cơ tay nghề còn hạn chế trong việc giáo dục học sinh cá biệt, hoặc giáo dục theo cảm tính... cụ thể để giáo dục từng đối tượng học sinh cá biệt Biện pháp 3 :Giáo dục học sinh trong nhà trường: Để thực hiện tốt cơng tác giáo dục học sinh cá biệt, cần xây dựng lớp học, nhà trường thành một trường giáo dục tốt để học sinh có điều kiện rèn luyện phẩm chất, năng lực cá nhân Để có một mơi trường giáo dục học sinh, nhà trường phải có đầy đủ về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy và học để giáo viên... lẽû bồi dưỡng thếù hệ Cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết “Cùng với gia đình, xã hội, nhà trường phải căm lo giáo dục Cách mạng cho học sinh Biện pháp 5 : Giáo dục học sinh cá biệt ở gia đình: Gia đình là nơi sinh ra và lớn lên của học sinh đã ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình giáo dục học sinh cá biệt Có thể nói gia đình là cái nôi giáo dục của học sinh cá biệt Trên cơ sở tìm... đề tốt cho sự giáo dục học sinh cá biệt vì mọi hình thức,phương pháp giáo dục điều do tập thể sư phạm xác lập tác động đến học sinh cá biệt Do đó, nó là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, vì thế thầy cơ giáo phải có phẩm chất đạo đức tốt,năng lực sư phạm vững vàng ,có lòng u nghề,lòng nhân ái,có kinh nghiệm sống và có trái tim nhiệt quyết * Tìm hiểu đối tượng học sinh cá biệt : Học sinh cá biệt là... dục một học sinh cá biệt trở thành học sinh tốt là góp phần tăng thêm nhân lực cho gia đình, xã hội và đất nước trong công cuộc Công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước II BÀI HỌC KINH NGHIỆM: * Phải ln khẳng định giáo dục đạo đức cho cho học sinh cá biệt là vai trò người giáo viên * Phải biết kết hợp với các tổ chức như: Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm , giáo viên phân mơn * Các hình thức giáo ln... hình thức để các em khơng nhàm chán, trây lười 3 Khuyến nghị: * Nhà trường: cần tạo điều kiện về thời gian và hình thức giáo dục đạo đức dành cho học sinh cá biệt * Cần tổ chức nhiều hơn nữa các mơ hình sinh hoạt ngồi giờ lên lớp phục vụ mục đích trong cơng tác giáo dục đạo đức dành học sinh Từ đó giúp cho giáo viên có điều kiện nghiên cứu, học hỏi tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân... tinh thần của gia đình Giáo viên kết hợp với gia dình có kế hoạch giáo dục học sinh cá biệt theo mục tiêu đào tạo ủa nhà trường Về gia đình, cần xây dựng gia đình có văn hoá để làm chuẩn mực giáo dục học sinh Gia đình cần sắp xếp thời gian lao động, học tập của học sin nh cho phù hợp Thường xuyên kiểm tra việc học tập và vui chơi của học sinh Trong quá trình giáo dục học sinh cá biệt giữa nhà trường... giáo dục là sự lớn lên của con người về mặt tâm lý đạo đức thông qua sự thu nhận nhưõng giá trò xã hội và chuyển nó thành ý thức, thái độ và hành vi của cá nhân Do đo,ù ở bậc Tiểu học việc giáo dục học sinh cá biệt là rất quan trọng Làm tốt công tác giáo dục cho học sinh cá biệt sẽ giúp học sinh có được nhận thức nhất đònh để xác đònh con dường tự phấn đấu, rèn luyện của mình trong cuộc sống Giáo dục. .. tượng cá biệt giúp học sinh mở rộng tầm nhìn về bản thân và phương hướng phấn đấu của bản thân để trở thành người tốt Phần lớn học sinh cá biệt đều ít chòu học tập, rèn luyên Trong giảng dạy giáo viên bộ môn cũng như giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp với nhau để giúp học sinh cá biệt học tập, như hướng dẫn phần chưa tiếp thu được và phương pháp học tập bộ môn, học tập ở nhà để giúp học sinh cá biệt theo... giáo viên có điều kiện thực hiện ngun lý giáo dục học đi đơi với hành” và thực hành sẽ là tiêu chuẩn kiểm nghiệm lại chân lý,làm cho học sinh hứng thú,sai mê học tập, tìm hiểu, nghiên cứu qua đó ,Giáo viên có thêm điều kiện tiếp cận đối tượng để tìm hiểu để giúp đỡ học sinh cá biệt Ngồi ra nhà trường cần phải có những khẩu hiệu giáo dục, để giáo dục đạo đức cho học sinh 1 Sèng, häc tËp, rÌn lun theo tÊm . đức là người vô dụng” Vì thế, giáo dục cho học sinh là song song với giảng dạy kiến thức văn hoá cho học sinh. Nhằm đào tạo con người mới có đủ tài đức .Giáo dục đạo đức cho học sinh và giáo. đó, giáo viên phát hiện học sinh cá biệt và có kế hoạch cụ thể giáo dục học sinh cá biệt như: Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên phân môn về những biểu hiện của học sinh cá biệt. : Gia đình là nơi sinh ra và lớn lên của học sinh đã ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình giáo dục học sinh cá biệt. Có thể nói gia đình là cái nôi giáo dục của học sinh cá biệt. Trên cơ sở tìm

Ngày đăng: 11/04/2015, 05:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w