LỜI MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2 PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ ĐỘ CO GIÃN CỦA CUNG CẦU 2 CHƯƠNG 1: CẦU VÀ ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU 2 1.1. Cầu 2 1.2. Độ co giãn của cầu 2 1.2.1. Độ co giãn của cầu theo giá 2 1.2.2. Độ co giãn của cầu theo thu nhập 5 1.2.3. Độ co giãn của cầu theo giá chéo 6 1.2.4. Các trường hợp của hệ số co giãn cầu 7 1.2.5. Dự đoán độ co giãn của cầu theo giá lúa gạo trên phương diện lý thuyết 8 CHƯƠNG 2: CUNG VÀ ĐỘ CO GIÃN CỦA CUNG 9 2.1. Cung 9 2.2. Độ co giãn của cung 9 2.2.1. Độ co giãn của cung theo giá 9 2.2.2. Các trường hợp của hệ số co giãn cung 10 CHƯƠNG 3: HỆ SỐ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 12 3.1. Hệ số co giãn và doanh thu 12 3.2. Co giãn và chính sách thuế 14 PHẦN II: THỰC TẾ ĐỘ CO GIÃN CỦA CUNG CẦU TRONG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LÚA GẠO VIỆT NAM 15 CHƯƠNG I: CUNG CỦA THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LÚA GẠO VIỆT NAM 15 1.1. Sản lượng lúa gạo Việt Nam trong những năm gần đây 15 1.2. Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 20052013 17 1.3. Thị trường gạo của Việt Nam trên thế giới 18 CHƯƠNG 2: NHU CẦU LÚA GẠO TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI 20 2.1. Thực trạng nhu cầu gạo trên thị trường thế giới 20 2.2. Triển vọng tiêu thụ gạo trên thế giới 22 CHƯƠNG 3: BIẾN ĐỘNG GIÁ LÚA GẠO QUA CÁC NĂM 25 CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG SỰ CO GIÃN CỦA CUNG CẦU XUẤT KHẨU LÚA GẠO VIỆT NAM 28 4.1. Ứng dụng trong tổng doanh thu 28 4.2. Chính sách nâng giá bán xuất khẩu lúa gạo 30 4.3 Chính sách trợ giá – giá sàn của chính phủ trong thị trường lúa gạo 31 4.4 Giá lúa gạo tăng ai được lợi 32 KẾT LUẬN 33 TÓM TẮT 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-o0o -BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: Lý thuyết và ứng dụng độ co giãn cung cầu trong thực tế
Giảng viên:
NGUYỄN THANH TUẤN
Nhóm sinh viên thực hiện:
Nhóm 1 Thị trường giá cả N02
Trang 2DANH SÁCH NHÓM
1 Nguyễn Thị Thu Hiền
2 Bùi Thị Anh Đào
3 Nguyễn Thị Vân Anh
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ ĐỘ CO GIÃN CỦA CUNG CẦU 2
CHƯƠNG 1: CẦU VÀ ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU 2
1.1 Cầu 2
1.2 Độ co giãn của cầu 2
1.2.1 Độ co giãn của cầu theo giá 2
1.2.2 Độ co giãn của cầu theo thu nhập 5
1.2.3 Độ co giãn của cầu theo giá chéo 6
1.2.4 Các trường hợp của hệ số co giãn cầu 7
1.2.5 Dự đoán độ co giãn của cầu theo giá lúa gạo trên phương diện lý thuyết 8
CHƯƠNG 2: CUNG VÀ ĐỘ CO GIÃN CỦA CUNG 9
2.1 Cung 9
2.2 Độ co giãn của cung 9
2.2.1 Độ co giãn của cung theo giá 9
2.2.2 Các trường hợp của hệ số co giãn cung 10
CHƯƠNG 3: HỆ SỐ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 12
3.1 Hệ số co giãn và doanh thu 12
3.2 Co giãn và chính sách thuế 14
PHẦN II: THỰC TẾ ĐỘ CO GIÃN CỦA CUNG CẦU TRONG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LÚA GẠO VIỆT NAM 15
CHƯƠNG I: CUNG CỦA THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LÚA GẠO VIỆT NAM 15
1.1 Sản lượng lúa gạo Việt Nam trong những năm gần đây 15
1.2 Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2005-2013 17
1.3 Thị trường gạo của Việt Nam trên thế giới 18
CHƯƠNG 2: NHU CẦU LÚA GẠO TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI 20
2.1 Thực trạng nhu cầu gạo trên thị trường thế giới 20
2.2 Triển vọng tiêu thụ gạo trên thế giới 22
CHƯƠNG 3: BIẾN ĐỘNG GIÁ LÚA GẠO QUA CÁC NĂM 25
CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG SỰ CO GIÃN CỦA CUNG CẦU XUẤT KHẨU LÚA GẠO VIỆT NAM 28
4.1 Ứng dụng trong tổng doanh thu 28
4.2 Chính sách nâng giá bán xuất khẩu lúa gạo 30
4.3 Chính sách trợ giá – giá sàn của chính phủ trong thị trường lúa gạo 31
4.4 Giá lúa gạo tăng ai được lợi 32
KẾT LUẬN 33
TÓM TẮT 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Theo thống kê năm 2013, dân số sống ở nông thôn chiếm 2/3 dân số, trong đó laođộng làm trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 47,4% lao động cả nước; đất nông nghiệpchiếm đến 79,4% tổng diện tích đất cả nước Qua đó cho thấy ngành nông nghiệp giữ
vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam Đặc biệt, trong giai đoạn Việt Nam đangtiến lên Xã hội chủ nghĩa, thực hiện nền kinh tế thị trường, chính sách mở cửa giao lưuthương mại với các nước trên thế giới, xuất khẩu có giá trị lớn trong nền kinh tế nướcnhà, mà trong đó các mặt hàng nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao Một trong những thếmạnh không thể không kể đến là ngành lúa gạo – mặt hàng mà nước ta luôn là mộttrong ba nước xuất khẩu nhiều nhất thế giới
Tuy nhiên trong những năm gần đây, tình hình sản xuất lúa gạo của nước takhông được ổn định Mặt khác, nghề trồng lúa còn là vấn đề nan giải khi sản lượng sảnxuất lớn nhưng lợi nhuận mà nông dân thu được vẫn còn thấp, chưa đáp ứng đượccuộc sống cơ bản dẫn đến việc rời nghề Để giải đáp và tìm biện pháp cho vấn đề này,nhóm đã nghiên cứu sự tác động của Độ co giãn cung cầu trong thị trường lúa gạo.Nhằm mục tiêu: nhìn nhận được thực tế cung cầu và độ co giãn để điều chỉnh mức sảnxuất phù hợp Bên cạnh đó, thấy được xu thế để chớp lấy cơ hội tốt tạo điều kiện pháttriển cho ngành sản xuất lúa gạo cũng như đề ra các giải pháp phát triển ngành lúa gạo
Vì thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế, bài tiểu luận không tránh khỏinhững sai sót rất mong sự đóng góp của quý thầy và các bạn
Trang 5
NỘI DUNG PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ ĐỘ CO GIÃN CỦA CUNG CẦU
Trên thực tế, mọi nhà kinh doanh đều muốn mức cung của họ sẽ thay đổi như thếnào khi các nhân tổ ảnh hưởng đến cung biến động, cũng như sự phản ứng của ngườitiêu dùng khi các yếu tố giá, thu nhập,… thay đổi? Từ đó các nhà quản trị vạch raphương án cụ thể để có một chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất Và để thực hiệnđược điều đó, cần nắm rõ công cụ mô tả mức độ phản ứng của cung cầu đối với sựbiến động của các nhân tố đó là hệ số co giãn cung cầu Hệ số co giãn là dụng cụ để đolường mức độ phản ứng của người mua và người bán trước những thay đổi của thịtrường Giúp phân tích cung và cầu chính xác hơn
CHƯƠNG 1: CẦU VÀ ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU 1.1 Cầu
Cầu là lượng hàng hóa mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở mỗi mứcgiá khác nhau trong một thời gian nhất định
1.2 Độ co giãn của cầu
Độ co giãn của cầu về một hàng hóa tính theo một yếu tố nào đó (giá cả, thunhập, giá hàng hóa khác) là mức độ phản ứng trong lượng cầu về hàng hóa này khi yếu
tố nói trên thay đổi, còn các yếu tố liên quan khác vẫn giữ nguyên
1.2.1 Độ co giãn của cầu theo giá
∆ P /P Trong đó: %∆Q là % thay đổi của lượng cầu về giá
%∆P là % thay đổi của giá hàng hóa
Trang 6Vì lượng cầu về một hàng hóa luôn nghịch biến với giá của hàng hóa đó nên độ
co giãn của cầu thường là số âm Cho ta biết khi mức giá tăng lên (hay giảm xuống)1% thì lượng cầu giảm (hay tăng) bao nhiêu phần trăm
1.2.1.3 Những yếu tố quy định độ co giãn cầu về một loại hàng hóa (theo giá)
a Tính sẵn có của những hàng hóa thay thế
Nếu một hàng hoá càng dễ được thay thế bởi hàng hóa khác trên thị trường, cầu
về hàng hóa đó càng co giãn Cụ thể là, khi giá của hàng hoá đang phân tích tăng lên,lượng cầu về hàng hoá này có xu hướng giảm mạnh, vì người tiêu dùng có thể dễ dàngchuyển sang sử dụng các hàng hoá thay thế khác Cầu về một loại hàng hoá trở nênkém co giãn hơn, khi những mặt hàng có khả năng thay thế nó càng khan hiếm
b Tính thiết yếu của hàng hóa
Độ co giãn của cầu theo giá còn phụ thuộc vào việc hàng hoá mà chúng ta đangxem xét là hàng thiết yếu hay xa xỉ Đối với một hàng hoá được những người tiêudùng nói chung coi là hàng thiết yếu (chẳng hạn như thuốc chữa bệnh), cầu về nóthường kém co giãn theo giá Tính thiết yếu của hàng hoá liên quan đến việc thoả mãncác nhu cầu cơ bản của con người Người ta luôn cần một khối lượng hàng hoá thiếtyếu tương đối ổn định nào đó Khối lượng này thay đổi không đáng kể trước nhữngthay đổi thông thường của mức giá Vì thế, cầu về hàng thiết yếu được xem là kémnhạy cảm trước sự thay đổi của giá Khi hàng hoá được coi là hàng hoá xa xỉ (ví dụ đi
du lịch nước ngoài), cầu về nó sẽ co giãn mạnh hơn theo giá Khi giá hàng hoá tăng lêncao, trong điều kiện các yếu tố khác như thu nhập vẫn giữ nguyên, vì những người tiêudùng vẫn có xu hướng ưu tiên cho việc thoả mãn những nhu cầu thiết yếu nên họ cóthể tạm hoãn hoặc cắt giảm mạnh việc chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ Cầu về nhữnghàng hoá này rõ ràng nhạy cảm hơn trước những thay đổi trong giá cả của chúng
c Yếu tố thời gian
Độ co giãn của cầu theo giá thay đổi theo thời gian Trong một khoảng thời gianngắn, cầu về nhiều loại hàng hoá là ít co giãn, trong khi trong dài hạn, cầu về nhữnghàng hoá này lại co giãn mạnh hơn Ví dụ, việc giá xăng tăng làm cho lượng cầu vềxăng giảm, song khi sự thay đổi giá là như nhau, sự cắt giảm lượng cầu về xăng trongngắn hạn thường nhỏ hơn so với trong dài hạn Lý do là: trong một thời gian ngắn,người tiêu dùng tương đối khó điều chỉnh hành vi tiêu dùng của mình để thích ứng vớiviệc giá xăng tăng Họ có thể dùng xăng tiết kiệm hơn bằng cách bỏ đi những chuyến
đi không thật cần thiết bằng ô tô, xe máy cá nhân Thế nhưng việc tiết kiệm xăng bằngcách thay những chiếc ô tô, xe máy ưa thích song lại tiêu tốn nhiều xăng bằng nhữngchiếc xe ít "ăn" xăng hơn lại đòi hỏi nhiều thời gian hơn Điều này càng đúng đối với
Trang 7các công ty vận tải - những hộ tiêu dùng xăng lớn Tuy nhiên, nếu khuynh hướng giáxăng tăng cao vẫn duy trì trong dài hạn, người tiêu dùng sẽ có đủ thời gian để thay đổihành vi của mình Vả lại, thời gian càng dài, những cải tiến công nghệ cũng như việcphát minh những năng lượng mới, rẻ tiền hơn thay thế xăng dầu sẽ làm cho người tiêudùng có nhiều khả năng lựa chọn hơn Cầu về xăng theo giá trong dài hạn rõ ràng cogiãn mạnh hơn so với trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, không phải đối với mọi hàng hoá tình hình đều diễn ra theo chiềuhướng như vậy Đối với một hàng hoá lâu bền như ô tô, tủ lạnh, khi giá cả của chúngtăng cao, lượng cầu ngắn hạn về những hàng hoá này thường giảm mạnh Nhữngngười đang có ý định thay những chiếc ô tô cũ, những chiếc tủ lạnh đang dùng bằngnhững chiếc ô tô, tủ lạnh mới thường sẽ tạm hoãn lại nhu cầu mua sắm của mình Tuynhiên, nếu giá cả những hàng hoá này không có dấu hiệu giảm xuống, đến một lúc nào
đó, họ không thể kéo dài thời gian sử dụng những chiếc ô tô, tủ lạnh cũ hơn được nữa
Họ vẫn phải mua sắm những chiếc ô tô, tủ lạnh mới Điều đó cho thấy cầu về nhữnghàng hoá lâu bền trong ngắn hạn lại có xu hướng co giãn mạnh hơn theo giá so vớitrong dài hạn
d Ngân sách của người tiêu dung
Nếu hàng hoá này chỉ chiếm một phần nhỏ trong ngân sách của người tiêu dùng,một sự thay đổi giá của hàng hoá sẽ tác động ít với sức mua của mỗi cá nhân Trongtrường hợp này, một sự thay đổi về giá sẽ có tác động tương đối nhỏ với lượng hànghoá được tiêu dùng Chẳng hạn, giá muối cao gấp đôi sẽ không có nhiều tác độnglên ngân sách của một người tiêu dùng Nhưng khi một hàng hoá chiếm một phầntương đối lớn trong chi tiêu của cá nhân, một sự tăng giá có tác động lớn với sức muacủa họ Hãy lấy một thí dụ cụ thể, giả sử một người chi dùng 50% thu nhập của anh tacho một hàng hoá và giá của hàng hoá tăng gấp đôi Có vẻ cá nhân này sẽ liên tụcgiảm chi tiêu của họ để phản ứng với mức giá cao hơn khi chi tiêu với hàng hoá nàychiếm phần lớn trong ngân sách của người tiêu dùng Vì vậy, cầu sẽ có xu hướng cogiãn hơn với những hàng hoá chiếm một phần lớn trong ngân sách của một người tiêudùng điển hình
e Phạm vi thị trường
Trong thị trường có phạm vi hẹp, thì cầu co giãn hơn so với thị trường có phạm
vi rộng, vì người ta dễ dàng tìm được hang hóa thay thế trong thị trường có phạm virộng
Trang 81.2.2 Độ co giãn của cầu theo thu nhập
1.2.2.1 Khái niệm
Độ co giãn của cầu theo thu nhập đo lường mức độ phản ứng của lượng cầu vềmột loại hàng hoá trước sự thay đổi của thu nhập trong điều kiện các yếu tố kháckhông thay đổi
1.2.2.3 Phân tích về mặt lý thuyết
Độ co giăn của cầu theo thu nhập cho chúng ta biết, nếu các điều kiện khác đượcgiữ nguyên thì khi thu nhập tăng lên 1%, lượng cầu hàng hoá sẽ tăng hay giảm baonhiêu phần trăm
Độ co giăn của cầu theo thu nhập có thể dương hoặc âm Đối với những hàng hoáthứ cấp, khi thu nhập tăng lượng cầu về hàng hoá giảm ở mọi mức giá và ngược lại.Điều đó có nghĩa là lượng cầu và mức thu nhập là hai biến số vận động ngược chiềunhau Nói cách khác E I D trong trường hợp này luôn nhỏ hơn 0
Đối với các hàng hoá thông thường, khi thu nhập tăng, cầu về hàng hoá luôn luôntăng và ngược lại Sự vận động cùng chiều giữa lượng cầu và thu nhập cho thấy, đốivới các hàng hoá này E I D là một số dương, lớn hơn 0 Tuy nhiên, bằng quan sát thựcnghiệm, người ta nhận thấy rằng, trong các hàng hoá thông thường, có một nhóm hànghoá, khi thu nhập tăng, tuy mức cầu về hàng hoá cũng tăng theo song tốc độ tăng củamức cầu lại nhỏ hơn tốc độ tăng của thu nhập Nói cách khác, khi thu nhập tăng, tỷtrọng chi tiêu của người tiêu dùng về nhóm hàng hoá này trong tổng chi tiêu có xuhướng giảm Ví dụ, nhóm hàng hoá phục vụ cho nhu cầu ăn uống thuộc loại như vậy.Nhóm hàng này được gọi là hàng thông thường thiết yếu Đối với chúng, E I D tuy lớnhơn 0, song lại nhỏ hơn 1, vì %∆ Q D< %∆I Ngược lại, ở một nhóm hàng hoá khác, thunhập càng tăng, nhu cầu mua sắm chúng ở người tiêu dùng càng cao; tốc độ tăng củalượng cầu lớn hơn tốc độ tăng của thu nhập Những hàng hoá cao cấp như du lịch, xem
ca nhạc… là những hàng hoá như vậy Càng giàu có, con người càng chi tiêu nhiềucho những hàng hoá loại này Chúng được gọi là những hàng hoá xa xỉ Đối với hànghoá xa xỉ, do %∆ Q D > %∆I khi thu nhập I tăng nên E I D là một đại lượng lớn hơn
Trang 9Vì là thước đo mức độ thay đổi của nhu cầu khi thu nhập thay đổi nên độ co giăncủa cầu theo thu nhập có thể cho chúng ta những thông tin hữu ích về triển vọng kinhdoanh một loại hàng hoá trong tương lai Trong một nền kinh tế tăng trưởng nhanh,thu nhập của dân chúng tăng lên sẽ khiến cho họ thay đổi dần mô hình chi tiêu Họ dầndần ít chi tiêu hơn cho những hàng thứ cấp và tăng nhanh phần chi tiêu cho nhữnghàng hoá cao cấp hay “xa xỉ” Những nghiên cứu thực nghiệm nhằm đo lường cụ thể
E I Dcó thể giúp cho các nhà doanh nghiệp có những quyết định đầu tư hiệu quả
1.2.3 Độ co giãn của cầu theo giá chéo
1.2.3.1 Khái niệm
Độ co giãn của cầu theo giá chéo đo lường phản ứng của cầu về một loại hànghoá trước sự thay đổi trong giá cả của một loại hàng hoá khác Độ co giãn của cầu vềhàng hoá X theo giá của hàng hoá Y được đo bằng tỷ số giữa phần trăm thay đổi tronglượng cầu về hàng hoá X và phần trăm thay đổi trong mức giá của hàng hoá Y, trongđiều kiện các yếu tố khác là giữ nguyên
+ PY: là mức giá của hàng hoá Y,
+∆ biểu thị mức thay đổi
1.2.3.3 Phân tích về mặt lý thuýet
Độ co giãn của cầu theo giá chéo phụ thuộc vào thực chất mối quan hệ giữa hànghoá X và Y Nếu chúng là cặp hàng hoá bổ sung cho nhau, E XY D sẽ có giá trị âm, vì khigiá hàng hoá Y tăng thì lượng cầu về hàng hoá X ở mỗi mức giá (của X) sẽ giảm vàngược lại Nếu X và Y là những hàng hoá thay thế cho nhau, E XY D sẽ có giá trị dương,
vì khi giá hàng hoá Y tăng, cầu về hàng hoá X sẽ tăng và ngược lại
Các hàng hoá này càng có công dụng giống nhau, càng dễ thay thế cho nhau,mức độ gia tăng trong cầu về hàng hoá X càng lớn khi giá hàng hoá Y tăng lên 1%.Điều đó có nghĩa là E XY D càng lớn
Trang 10Việc nghiên cứu và thu thập thông tin về độ co giãn của cầu theo giá chéo cũngrất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp Khi sự biến động giá của các mặt hàng kháccũng ảnh hưởng đến cầu của mặt hàng mà doanh nghiệp dang kinh doanh, doanhnghiệp không thể thờ ơ trước diễn biến cung, cầu trên các thị trường hàng hoá có liênquan.
Trong các độ co giãn của cầu nói trên, độ co giãn của cầu theo giá được coi làquan trọng nhất đối với quyết định kinh doanh của các doanh nghiệp Vì thế, nói đến
độ co giãn của cầu về một loại hàng hoá, thường người ta hàm ý nói đến độ co giãncủa cầu theo giá
1.2.4 Các trường hợp của hệ số co giãn cầu
0< E P D < 1: Cầu không co giãn, đường cầu dốc: % thay đổi trong lượng cầu ít hơn
% thay đổi trong lượng giá
E P D> 1: Cầu co giãn, đường cầu thoải: % thay đổi trong lượng cầu nhiều hơn %thay đổi trong giá
E P D= 1: Cầu co giãn đơn vị (% thay đổi của giá và % thay đổi của lượng cầu bằngnhau): sự thay đổi % trong lượng cầu bằng % thay đổi trong lượng giá
E P D= 0: Cầu hoàn toàn không co giãn, đường cầu thẳng đứng: lượng cầu khôngthay đổi khi giá thay đổi
E P D= ∞: Cầu hoàn toàn co giãn, đường cầu nằm ngang: Khi lượng cầu thay đổi rấtlớn mà giá không thay đổi
Trang 111.2.5 Dự đoán độ co giãn của cầu theo giá lúa gạo trên phương diện lý thuyết
Trước hết ta hãy cùng xem xét khái quát về thị trường lúa gạo Việt Nam ViệtNam là một thị trường rộng lớn về quy mô (với dân số trên 90 triệu người năm 2014)
Có sự chênh lệch lớn về lượng cầu giữa các địa phương và các vùng miền khác nhau.Hơn nữa, lúa gạo là loại lương thực không thể thiếu trong đời sống người dân ViệtNam Vì những lý do trên mà những biến động về giá cả của lúa gạo sẽ ảnh hưởngkhông nhỏ tới lượng cầu và thị hiếu cũng như chính sách chi tiêu của người dân Thờigian gần đây, giá lúa gạo nhìn chung đang tăng lên Xét trên phương diện lý thuyết,những yếu tố ảnh hưởng tới sự co giãn của cầu đối với mặt hàng lúa gạo là: Thứ nhất,thị hiếu của người tiêu dùng: lúa gạo là hàng hóa thiết yếu, khi giá lúa gạo tăng lên sẽảnh hưởng ít đến lượng cầu của mặt hàng này Thứ hai, các hàng hóa thay thế: mặc dùngười dân có thể thay thế bằng nhiều loại lương thực khác, nhưng với thói quen củangười Việt Nam và một số người dân vùng lúa nước thì khó thay đổi loại lương thựcchính như lúa gạo Thứ ba, giới hạn thị trường và khoảng thời gian khảo sát: Thịtrường Việt Nam tương đối rộng và phức tạp, khi khảo sát trên một diện tích lớn thì độ
co giãn của cầu sẽ thay đổi rõ rệt hơn Mặt khác, trong khoảng thời gian một thập kỷ,những phản ứng của cầu đối với giá được quan sát cụ thể và khái quát hơn Giá củacác mặt hàng khác cũng tăng lên khi mà giá lúa gạo trong nước và ngoài nước tănglên Từ các yếu tố trên ta có thể dự đoán khi giá lúa gạo tăng, lượng cầu sẽ co giãnkhông đáng kể do lúa gạo là một mặt hàng thiết Ta cũng không loại trừ trường hợp giálúa gạo tăng nhưng lượng cầu cũng tăng, khi đó độ co giãn của cầu theo giá lúa gạo sẽ
có giá trị dương
Trang 12CHƯƠNG 2: CUNG VÀ ĐỘ CO GIÃN CỦA CUNG
2.1 Cung
Cung là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán
ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định
2.2 Độ co giãn của cung
2.2.1 Độ co giãn của cung theo giá
2.2.1.1 Khái niệm
Độ co giãn của cung theo giá của một loại hàng hoá biểu thị mức độphản ứng của cung hàng hoá trước sự thay đổi trong mức giá hiện hành củachính hàng hoá đó, trong điều kiện các yếu tố khác được giữ nguyên
Trong đó: %∆Qs là % thay đổi của lượng cung về giá
%∆P là % thay đổi của giá hàng hóa
2.2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cung theo giá
a Sự thay thế của các yếu tố sản xuất
Về nguyên tắc, khi những người sản xuất có thể dễ dàng điều chỉnh các yếu tốđầu vào để thay đổi sản lượng phù hợp với sự thay đổi của giá cả, đường cung sẽtương đối thoải, và độ co giãn của cung sẽ lớn Khi sự điều chỉnh này khó khăn, đườngcung sẽ tương đối dốc đứng, và độ co giãn của cung sẽ nhỏ Ví dụ, khi giá cả bánh kẹotăng lên, những người sản xuất bánh kẹo có thể dễ dàng điều chỉnh đầu vào để tăngsản lượng đầu ra hơn là những người trồng cà phê Những giới hạn về đất đai, điềukiện khí hậu và thời tiết khiến cho việc gia tăng sản lượng cà phê khi giá của nó tănglên tương đối khó khăn Vì thế, trong những điều kiện tương tự nhau, cung về cà phêthô là kém co giãn hơn so với cung về bánh kẹo
b Yếu tố thời gian
Xét cùng một loại hàng hoá, việc thay đổi sản lượng trong dài hạn thường dễthực hiện hơn so với trong ngắn hạn Ví dụ về thị trường hoa tươi Trong một ngày nào
đó, khi những người bán hoa đã mang ra thị trường một lượng hoa nhất định, đườngcung về hoa tươi trong khoảng thời gian cực kỳ ngắn đó là một đường thẳng đứng.Tương ứng, cung về hoa tươi ở thời điểm chúng ta đang xem xét là hoàn toàn không
Trang 13co giãn Nếu cầu về hoa tươi đột ngột tăng lên, giá hoa sẽ tăng lên mạnh để xác lậptrạng thái cân bằng của thị trường Nếu những người sản xuất cho rằng, xu hướng tănglên trong nhu cầu về hoa tươi và động thái tăng giá của nó còn tiếp tục được duy trìtrong một khoảng thời gian ngắn hạn nhất định, họ sẽ cố gắng tăng lượng cung về hoabằng cách tận dụng các diện tích đất đai trồng hoa sẵn có và bổ sung thêm các đầu vào
dễ điều chỉnh cho việc trồng và thu hoạch hoa (gieo trồng thêm những giống hoa ngắnngày, động viên những người lao động tăng thêm giờ làm v.v) Đường cung về hoatươi giờ đây không còn là một đường thẳng đứng mà là một đường dốc lên Với sự giatăng trong nhu cầu tương đương, giá cân bằng thị trường trong ngắn hạn thấp hơn mứcgiá cân bằng tại thời điểm cầu đột ngột tăng lên Về dài hạn, nhu cầu về hoa tươi tănglên sẽ được những người trồng hoa đáp ứng cả bằng cách mở rộng diện tích trồng hoatrên cơ sở thu hẹp diện tích gieo trồng các loại cây có ích khác Kỹ thuật mới trongviệc sản xuất, bảo quản và vận chuyển hoa cũng có thể được tìm ra và áp dụng
2.2.2 Các trường hợp của hệ số co giãn cung
¿E P S∨¿0: Cung hoàn toàn không co giãn: Tức là khi giá thay đổi, lượng cung vẫngiữ nguyên
¿E P S∨¿∞: Cung co giãn hoàn toàn: Tức là khi giá không đổi, lượng cung vẫnthay đổi
Trang 15CHƯƠNG 3: HỆ SỐ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG
3.1 Hệ số co giãn và doanh thu
Độ co giãn của cầu theo giá cung cấp một thông tin quan trọng cho các doanhnghiệp trong việc hoạch định các chiến lược giá cả
Tổng doanh thu được xác định bằng:
Biểu đồ dưới đây minh họa mối quan hệ giữa tổng doanh thu, doanh thu biên và
độ co giãn dọc theo suốt đường cầu thẳng
Trang 16Như biểu đồ cho thấy, tổng doanh thu tăng khi tăng lượng (và giá giảm) trongvùng cầu co giãn Tổng doanh thu giảm khi tăng lượng (và giảm giá) trong vùng cầukém co giãn Tổng doanh thu đạt cực đại khi và chỉ khi cầu co giãn đơn vị
Theo như suy luận ở trên, chúng ta thấy rằng giá giảm sẽ dẫn đến:
- tăng tổng doanh thu khi cầu co giãn,
- doanh thu không đổi khi cầu co giãn đơn vị
- doanh thu giảm khi cầu kém co giãn
Tương tự như vậy, giá tăng sẽ dẫn đến:
- giảm doanh thu khi cầu co giãn,
- doanh thu không đổi khi cầu co giãn đơn vị
- doanh thu tăng khi cầu kém co giãn
Điều này có nghĩa là để tối đa hóa doanh thu, doanh nghiệp sẽ sản xuất tại mứcsản lượng, mà ở đó cầu co giãn đơn vị Trong trường hợp, mục tiêu của doanh nghiệp
là tối đa hóa lợi nhuận chứ không phải doanh thu, thì khi đó mức sản xuất tối ưu phảiđược xem xét trên cả phương diện doanh thu và chi phí
Trang 173.2 Co giãn và chính sách thuế
Giả sử chính phủ đánh thuế t trên mỗi sản phẩm bán ra Người bán hàng sẽ cộngthuế vào giá bán; vì vậy công thức cung từ P = b + aQ thành P = b + t + aQ
Như vậy đường cung mới sẽ là St thay vì S như cũ Cân bằng cung cầu chuyển
từ E tới E1 Tùy thuộc vào hệ số co giãn của đường cầu mà lượng mua sẽ giảm nhiềuhay ít
Giá P2 là giá tại sản lượng cần bằng E1 trong khi đáng nhẽ người bán phải bán vớigiá P3=P1+t thì mới đẩy hết thuế về phía người tiêu dùng Vì vậy trong trường hợpthuế tăng thêm t thì người tiêu dùng sẽ chịu thiệt là b = P2 - P1 và nhà sản xuất sẽ chịuthiệt là a=t-(P2 – P1)
Như vậy ta thấy đường cầu càng ít co giãn thì người tiêu dùng càng thiệt và sảnlượng giảm càng ít Chính phủ khi tăng thuế sẽ tập trung vào hàng hóa đường cầu ít cogiãn vì nếu làm ngược lại thì sản lượng giảm khiến cho tổng thu thuế giảm trong khimục đích của tăng thuế là tăng nguồn thu
Chú ý thuế này là thuế đánh vào toàn bộ hàng hóa, khác với mô hình trong bàithuế quan là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu
Trang 18
PHẦN II: THỰC TẾ ĐỘ CO GIÃN CỦA CUNG CẦU TRONG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LÚA GẠO VIỆT NAM
CHƯƠNG I: CUNG CỦA THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LÚA GẠO VIỆT NAM
1.1 Sản lượng lúa gạo Việt Nam trong những năm gần đây
Từ năm 2005 đến nay, sản lượng lúa gạo Việt Nam liên tục tăng trưởng nhờ biệnpháp kỹ thuật canh tác tốt, tăng năng suất, mở rộng diện tích canh tác hàng năm; cùngvới việc tận dụng tối đa tiềm năng và lợi thế của nước nhà trong sản xuất lúa gạo
Tiềm năng và lợi thế của Việt Nam trong sản xuất gạo:
Là một quốc gia thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, với ba vùng đồng bằng
Chính sách của Nhà nước đối với xuất khẩu gạo:
- Đầu tư mạnh cho nghiên cứu, chọn lọc các loại lúa có năng suất cao, chấtlượng tốt
- Đảm bảo lợi ích của người trồng lúa
- Ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu, chế tạo, nhập khẩu, phổ biến các loại máy móc
- Phục vụ sấy, bảo quản, chế biến lúa gạo
- Hỗ trợ tín dụng để các doanh nghiệp thu mua lúa của nông dân
Bảng 1: Sản lượng lúa gạo Việt Nam giai đoạn 2005 - 2013
Trang 19Sản lượng lúa gạo Việt Nam giai đoạn 2005- 2013
Sản lượng lúa gạo Việt Nam (triệu tấn)
Biểu đồ biểu hiện sự tăng trưởng của sản lượng lúa gạo Việt Nam
Trong khoảng thời gian gần đây, sản lượng lúa gạo năm 2010/2011 tăng, nguyênnhân giá lúa tăng là do giá gạo nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu đã tăng bìnhquân 100 - 200 đồng/kg Cùng với đó, nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là các đối tácnước ngoài như Thái Lan, Indonexia cũng đang tăng cao, hơn nữa giá gạo nước ta cólợi thế cạnh tranh hơn so với giá gạo của Thái Lan
Sản lượng lúa gạo năm 2011/2012 giảm do thời tiết khắc nghiệt, năng suất lúa giảm.Sản lượng lúa gạo năm 2012/2013 tăng là do nhiều tỉnh, thành phố đã ban hànhchính sách hỗ trợ người trồng lúa; đưa nhiều giống lúa cho năng suất, chất lượng caovào sản xuất; gắn xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn với đồn điền, đổi thửa, thiết
kế lại đồng ruộng và xây dựng nông thôn mới