1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế hoạch hóa phát triển kinh tế phú lộc

30 831 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 294,4 KB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Phương pháp nghiên cứu 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN PHÚ LỘC 4 1.1. Đặc điểm tự nhiên 4 1.1.1. Vị trí địa lý 4 1.1.2. Địa hình 5 1.1.3. Khí hậu, thủy văn 5 1.1.4. Tài nguyên du lịch 5 1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội tại huyện Phú Lộc 6 1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế 6 1.2.2. Thực trạng phát triển xã hội 8 1.2.3. Thực trạng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật 9 1.3 Tiềm năng phát triển kinh tếxã hội tại huyện Phú Lộc 11 1.3.1. Tiềm năng du lịch 11 1.3.2. Tiềm năng về nguồn nhân lực 12 1.3.3. Tiềm năng về nguồn lực tài chính và khả năng huy động đầu tư cho phát triển 12 1.4. Ma trận SWOT 14 CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ CHỈ SỐ 16 2.1 Cây vấn đề 16 2.2. Cây mục tiêu 17 2.3. Một số chỉ tiêu 17 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 18 3.1. Quy hoạch tổn hợp và chi tiết các khu du lịch, điểm DLST cấp quốc gia và cấp địa phương ở huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế 18 3.2. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về sản phẩm du lịch sinh thái cho các tầng lớp xã hội tại huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế 19 3.3. Giải pháp về đầu tư 20 3.4. Giải pháp về lao động và đào tạo nguồn nhân lực: 21 KẾT LUẬN 24

Trang 1

DANH SÁCH NHÓM

1. Nguyễn Thị Thu Hiền

2. Bùi Thị Anh Đào

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

1 Lý do chọn đề tài

Ngành du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa ThiênHuế hiện nay Và để góp phần phát triển kinh tế - du lịch của tình, huyện PhúLộc với những vị thế địa lý - kinh tế rất thuận lợi: có các trục giao thông quốcgia quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc-Nam; nằm ởtrung điểm của hai thành phố lớn nhất của khu vực miền Trung là thành phốHuế và thành phố Đà Nẵng (cách Huế 45 km về phía Bắc và cách Đà Nẵng 55

km về phía Nam); có Cảng nước sâu Chân Mây là một trong những cửa ngõthông ra biển quan trọng của Hành lang kinh tế Đông - Tây theo quốc lộ 1A vàđường 9 nối Việt Nam với các nước trong khu vực như Lào, Thái Lan vàMyanma.Cũng như những ưu đãi của thiên nhiên: là nơi hội tụ đầy đủ các tiềmnăng thế mạnh về biển, đầm phá, gò đồi, rừng núi, đặc biệt là tài nguyên đểphát triển du lịch sinh thái, như núi Bạch Mã, bãi biển Lăng Cô, Cảnh Dương,các sông, suối… Phú Lộc hội tụ nhiều tiềm năng phong phú, đa dạng để pháttriển sản xuất và mở rộng giao thương với các địa phương các vùng trong tỉnh

và khu vực, đặc biệt là phát triển du lịch Tuy vậy, những lợi thế đó vẫn chưađược vận dụng tối đa khiến cho ngành du lịch địa phương còn những khó khănnhất định: sức hấp dẫn du lịch của huyện Phú Lộc chưa được quảng bá, xúctiến phù hợp; số lượng điểm đến nhiều nhưng chất lượng điểm đến chưa đượcđầu tư cao; sản phẩm du lịch - dịch vụ còn thấp … Vì vậy, cần phải nghiên cứu

và đưa ra những giải pháp để đưa ngành du lịch của huyện phát triển theohướng đúng đắn Đó chính là lý do nhóm chọn đề tài “Vấn đề phát triển du lịchtại huyện Phú Lộc”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục đích chính của đề tài nhằm nghiên cứu thực trạng và tiềm năng pháttriển du lịch Từ đó tìm kiếm giải pháp và đưa ra hoạt động cụ thể để phát triển

du lịch tại huyện Phú Lộc, tính Thừa Thiên Huế

3 Phương pháp nghiên cứu

Số liệu: được thu thập từ các văn bản, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội

của huyện Phú Lộc…; từ các nguồn tài liệu khác như: Internet, các đề tài khoahọc liên quan đến du lịch, sách, báo, …

Trang 4

Phương pháp phân tích thống kê:

Khi đã thu thập được số liệu sơ cấp nhóm phân chia thành các nhóm, chọn

ra những vấn đề liên quan với nhau sau đó tính số liệu, tỷ lệ phần trăm, lậpbảng, vẽ biểu đồ

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tại tập trung nghiên cứu điều kiện tự nhiên, xãhội, tiềm năng, lợi thế so sánh; thực trạng va triển vọng phát triển du lịch PhúLộc

Phạm vi nghiên cứu: huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang 5

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN PHÚ LỘC

1.1 Đặc điểm tự nhiên

1.1.1 Vị trí địa lý

Nằm ở cuối phía Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, huyện Phú Lộc có vị tríđịa lý từ 16010’32’’ đến 160 24’45’’ vĩ độ Bắc và 1070 49’05’’ kinh độ Đông.Phía Bắc giáp huyện Hương Thủy, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phíaĐông giáp Biển Đông và phía Tây giáp huyện Nam Đông Phú Lộc có một vítrí hết sức quan trọng, nằm trên trục quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam, là điểmnối hai trung tâm đô thị lớn nhất miền Trung là Huế và Đà Nẵng (huyện PhúLộc cách thành phố Huế 40 km về phía Nam và cách Đà Nẵng 60 km về phíaBắc) Đồng thời, cảng nước sâu Chân Mây là một trong những cửa ngõ quantrọng thông qua biển của hành lang Đông Tây qua trục quốc lộ 1A, trục đường

9 hoặc cửa khẩu Cu Tai (A lưới) nối Việt Nam với Lào và Thái Lan, Myanma.Phú Lộc là địa phương quy tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên thuận lợi, là nơihội tụ đầy đủ các tiềm năng thế mạnh về biển, đầm phá, gò đồi, rừng núi, đặcbiệt là tài nguyên để phát triển du lịch sinh thái, như núi Bạch Mã, bãi biểnLăng Cô, Cảnh Dương, các sông, suối… Có vùng đồng bằng với độ phì nhiêutương đối đảm bảo an ninh lương thực; phía Tây có diện tích đồi núi lớn Ngoài

ra còn có hai đầm nước lợ Cầu Hai và Lăng Cô có diện tích trên 12.000 ha vớinhiều nguồn lợi thủy sản tự nhiên có giá trị kinh tế cao; Đặc biệt, có vườn quốcgia Bạch Mã là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý

Trang 6

Bản đồ hành chính huyện Phú Lộc.

1.1.2 Địa hình

Toàn huyện Phú Lộc chia làm 16 xã: Lộc An, Lộc Bình, Lộc Bổn, LộcĐiền, Lộc Hòa, Lộc Sơn, Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Trì, Lộc Vĩnh, Vinh Giang,Vinh Hải, Vinh Hiền, Vinh Hưng, Vinh Mỹ, Xuân Lộc, và hai thị trấn: PhúLộc, Lăng Cô có chiều dài hơn 60 km, chiều rộng trung bình 22 km, với đủ cácloại địa hình khác nhau như biển, ven biển đầm phá, đồng bằng, gò, đồi, rừngnúi Với địa hình phong phú như vậy, cho phép huyện Phú Lộc có thể pháttriển nền kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa dựa trên các mũinhọn đặc thù của từng vùng, ví dụ ở vùng núi thì trồng các cây công nghiệp dàingày, trông cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm ở vùng đồng bằng, cácloại thủy hải sản ở vùng đầm phá, ven biển và biển Tuy nhiên với địa hìnhphức tạp như vậy sẽ gặp khó khăn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụsản xuất nông nghiệp và khắc phục thiên tai cho sản xuất nông nghiệp

1.1.3 Khí hậu, thủy văn

Phú Lộc là nơi tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu Bắc - Nam, chịu ảnhhưởng của khí hậu ven biển, lại có khí hậu của vùng núi cao Khí hậu phân làmhai mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau, mùa nắng từ tháng 3đến tháng 7 Nhiệt độ trung bình là 24,4 độ C, thấp nhất là 18 – 19 độ C, caonhất là 32,1 độ C

Trang 7

Lượng mưa hằng năm lớn và tập trung, dao động trung bình 1.900 –3.2000mm/ năm; Độ ẩm không khí cao nhất là tháng 2 (98,2%), thấp nhất làtháng 7 (47,6%) Vào mùa nắng thì nắng nhiều, gây gắt, vào mùa mưa thì mưanhiều, kéo dài với điều kiện khí hậu vừa thuận lợi lại vừa khắc nghiệt, tạo điềukiện thuận lợi hơn cho phát triển kinh tế huyện, nhưng cũng ảnh hưởng nhiềuđến mùa màng, sản xuất của người dân, dẫn đến thu nhập không ổn định, việclàm bấp binh.

1.1.4 Tài nguyên du lịch

Huyện Phú Lộc có nguồn tài nguyên du lịch vô cùng phong phú, địa hình

đa dạng, núi đồi, đồng bằng, đầm phá, sông biển, có bề dày lịch sử văn hoá.Trên địa bàn huyện có nhiều cảnh quan kỳ thú với những danh thắng nổi tiếngnhư Vườn Quốc Gia Bạch Mã, đèo Hải Vân, đầm phá Cầu Hai, Lăng Cô, bãibiển Cảnh Dương Đặc biệt vịnh Lăng Cô là vịnh được UNESCO công nhận là

“Lăng Cô - vịnh đẹp thế giới”

Trên địa bàn huyện Phú Lộc còn có một số di tích mang đậm dấu ấn lịch

sử, văn hoá của đất nước và địa phương, có giá trị du lịch nhân văn rất lớn nhưchùa Thánh Duyên, Hải Vân Quan, đường mòn Hồ Chí Minh, làng dân tộc VânKiều và một số đình miếu với một số lễ hội truyền thống thể hiện những nétđộc đáo của phong tục tập quán của nhân dân địa phương Những di tích nàycùng với tài nguyên du lịch tự nhiên sẽ tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn dukhách trong và ngoài nước Đây chính là thế mạnh để phát triển du lịch thànhmột ngành kinh tế mũi nhọn

1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Phú Lộc

Thời gian qua, với sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương và Tỉnh, cùng với

sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân huyệnPhú Lộc, sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Huyện đã đạt được nhữngthành tựu quan trọng: Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao: Tốc độ tăngtrưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2008 - 2012 của huyện Phú Lộc là36,16%/năm (theo Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Phú Lộc); tiềm lực kinh

tế được tăng cường phát triển; cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể, quá trình

đô thị tăng nhanh Đặc biệt đã hình thành được khu kinh tế Chân Mây - Lăng

Cô là trọng điểm kinh tế của Tỉnh, nâng cao vị thế, vai trò của Huyện trong nền

Trang 8

kinh tế Tỉnh Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện vànâng cao hơn Quốc phòng được tăng cường, an ninh, chính trị, trật tự an toàn

xã hội được giữ vững Đó là những nền tảng, tiềm năng, nội lực rất cơ bản choquá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn tới

1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế

Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội tại huyện Phú Lộc đạt được nhiềukết quả đáng khích lệ, các lĩnh vực kinh tế - xã hội đều tăng trưởng và pháttriển; Năm 2014 Giá trị sản xuất đạt 9.946/11.307 triệu đồng, đạt 88% kế hoạchnăm; trong đó, Ngành dịch vụ đạt 5.070/5.900 triệu đồng, Ngành công nghiệp -xây dựng đạt 3.956/4.412 triệu đồng, Ngành nông - lâm - ngư nghiệp đạt920/995 triệu đồng; Sản lượng lương thực có hạt là 37.102/37.800 nghìn tấn,đạt 98,2%; Tổng đầu tư toàn xã hội 5.200/5.500 tỷ đồng, đạt 94,5%; Thu ngânsách nhà nước trên địa bàn đạt 193,496 tỷ đồng, trong đó, thu cân đối ngânsách 78,263/80,320 tỷ đồng, đạt 97%; Chương trình giao thông nông thôn thựchiện được 17/18 km, đạt 94,4%; Tạo việc làm mới bình quân năm 2.135/2.600người, đạt 82,1%; Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch là 56%; Tỷ lệ che phủ rừngđạt 45,2%

Dưới sự lãnh, chỉ đạo của các cấp, các ngành, cùng với sự cố gắng, nỗ lựccủa các HTX và bà con nông dân, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiếptục được ổn định

Về trồng trọt: Diện tích gieo trồng cả năm 8.603 ha, đạt 93% kế hoạch,

đạt 94% so với cùng kỳ; trong đó, diện tích lúa 6.408,4 ha (vụ Đông Xuân3.763,3 ha, vụ Hè Thu 2.672 ha), đạt 94,2% so kế hoạch, đạt 95,7% so vớicùng kỳ Năng suất lúa cả năm đạt 57,9 tạ/ha, tăng 2,1 tạ/ha so với kế hoạch,tăng 3,6 tạ/ha so với năm 2013, (vụ Đông Xuân 59 tạ/ha, vụ Hè Thu 56,4tạ/ha); sản lượng 37.102 tấn, đạt 97,7% so với kế hoạch, đạt 102% so với cùngkỳ; các đơn vị đạt năng suất cao (trên 60 tạ/ha) như: An Nong I 63,3 tạ/ha, AnNong II 61,2 tạ/ha, Bắc sơn, Nam Sơn 62,6 tạ/ha, Tiến Lực 61,7 tạ/ha, ĐạiThành 61,6 tạ/ha, Đông Hưng 60,6 tạ/ha, Bắc Hà 60,2 tạ/ha

Về chăn nuôi: Theo số liệu thống kê 01/10/2014, đàn trâu có 4.850 con,

đạt 97% so với kế hoạch, đạt 98,5% so với cùng kỳ; đàn bò 2.010 con, đạt95,7% so với KH, đạt 97,1% so cùng kỳ; đàn lợn có 25.150 con, đạt 96,7% so

Trang 9

với KH, đạt 100% so với cùng kỳ; gia cầm 332.000 con, đạt 83% so với KH,đạt 102% so với cùng kỳ, dê 700 con; nhìn chung, đàn gia súc, gia cầm có giảm

so với năm 2013 nhưng chất lượng đàn được tăng lên nhờ thực hiện cácchương trình nạc hoá đàn lợn, chăn nuôi an toàn sinh học từng bước cải tiếncon giống Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển đàn lợn giống tỷ lệ nạccao, năm 2014 đã hỗ trợ cho nhân dân đưa vào nuôi 120 con lợn nái ngoại vùnggiống nhân dân, 88 con lợn nái F1 với kinh phí hỗ trợ 210 triệu đồng; hiện nay,đàn lợn đang phát triển tốt

Về thủy sản: Năm 2014, đã thả nuôi được 1.208 ha, đạt 100,6% so với kế

hoạch, đạt 96,64% so với cùng kỳ; trong đó, nuôi nước lợ 908 ha, đạt 100,8%

so với kế hoạch, đạt 96,6% so với cùng kỳ; nuôi nước ngọt 300ha, đạt 100% sovới kế hoạch và cùng kỳ; nuôi lồng 1.852cái, nuôi trong bể xi măng 12.000m3.Sản lượng nuôi 2.636 tấn/năm, đạt 107,6% so với kế hoạch, đạt 104,9% so vớicùng kỳ; trong đó: tôm 765 tấn (tôm sú 270 tấn, tôm thẻ chân trắng trên cát 495tấn), cua 140 tấn, cá các loại 1.481tấn (nước lợ 331 tấn, nước ngọt 1.150 tấn),nhuyễn thể 250 tấn Sản lượng đánh bắt ước đạt 6.780 tấn, đạt 101,04% so với

kế hoạch và cùng kỳ; trong đó, đánh bắt ở biển 4.960 tấn, sông đầm 1.820 tấn

Công tác tiêm phòng được chú trọng; trong năm, đã tổ chức tiêm phòngcác loại vắc xin: THT trâu bò 5.490 liều, đạt 88% so kế hoạch; Tam liên lợn19.440 liều, đạt 64,2% so kế hoạch; tiêm Dại động vật 7.400 liều, đạt 80% so

kế hoạch; riêng LMLM trâu bò 5.800 liều, LMLM lợn nái 950 liều, đạt 100%

kế hoạch; cúm gia cầm 117.780 liều, đạt 100% kế hoạch tỉnh giao Triển khaiphòng chống các loại dịch bệnh cây trồng, thủy sản; trong năm 2014, không đểxảy ra các loại dịch bệnh

Về công tác khuyến nông và ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật, trongnăm, nhiều mô hình khuyến nông, khuyến ngư tiếp tục triển khai ở các xã như:

mô hình trồng hành gia vị ở Trung Hà - Lộc Trì, mô hình nuôi gà sử dụng đệmlót sinh học ở Lộc Hiền - Vinh Hiền; mô hình hỗ trợ giống thanh long ruột đỏtại Thủy Xuân; mô hình thanh long ruột đỏ đã trồng 0,5 ha ở Vinh Giang; môhình cánh đồng mẫu lúa chất lượng cao ở Đại Thành; mô hình trồng giống sắnmới KM98-5, KM491 diện tích 4 ha ở Lộc Hòa, Lộc Bổn; mô hình nuôi luâncanh canh tôm sú rong câu trong ao nước lợ ở xã Vinh Giang; mô hình nuôixen ghép cá đối mục vùng hạ triều bị ô nhiễm ở xã Lộc An; mô hình nuôi thâmcanh cá lóc trong bể xi măng tại xã Vinh Hưng; mô hình nâng cao thu nhập cho

Trang 10

người dân phát triển kinh tế theo quy mô gia trại, nuôi gà ở 4 xã Lộc Hòa, LộcBình, Vinh Giang, Vinh Hải

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xãhội của huyện còn bộc lộ những tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý xâydựng, quản lý quy hoạch, đô thị, giải phóng mặt bằng tái định cư; quản lý tàinguyên, môi trường; việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa phù hợpvới các vùng miền, môi trường kinh doanh, sản phẩm du lịch chưa phong phú.Tiến độ triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới còn chậm so với kếhoạch

1.2.2 Thực trạng phát triển xã hội

Năm 2013 dân số trung bình toàn Huyện là 136.042 người, trong đó dân

số nam chiếm 68.446 người chiếm 50,31%; dân số nữ 67.464 người, chiếm49.75% Trong tổng dân số toàn huyện, khu vực thành thị có 21.957 chiếm16,14%, dân số ở nông thôn là 114.085 người chiếm 83,86%.Tỷ lệ tăng dân số

tự nhiên năm 2013 là 1,04%

Tổng vốn đầu tư 3900 tỷ đồng 4200 tỷ đồng 5200 tỷ đồngTổng thu ngân sách 325,5 tỷ đồng 440 tỷ đồng 193,496

Tỷ lệ hộ nghèo Còn 9,08% Còn 7,11% Chưa cập nhậtLao động việc làm Thêm 2550 việc làm 1400 việc làm

1.2.3 Thực trạng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Trong 9 tháng đầu năm 2014, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo công tácgiải phóng mặt bằng để thực hiện các công trình, dự án trọng điểm triển khaitrên địa bàn huyện như: Dự án Mở rộng Quốc Lộ 1A, công trình Hầm đường

bộ Phước Tượng – Phú Gia, dự án Đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - TúyLoan; công trình cầu yếu ; đến nay, đã cơ bản giải phóng mặt bằng, bàn giaocho chủ đầu tư triển khai các công trình, dự án; đối với trường hợp vướng mắc,chưa bàn giao mặt bằng, UBND huyện đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch bảo vệhiện trường để đơn vị thi công triển khai thi công theo đúng tiến độ

Trang 11

Mạng lưới điện quốc gia

Mạng lưới điện trên địa bàn huyện được trang bị tạo điều kiện thuận lợinhư xây dựng hệ thống cáp ngầm qua vườn quốc gia Bạch Mã, trạm 110kVLăng Cô và các trạm hạ thế khu du lịch Cảnh Dương - Lăng Cô và ven đầmLập An Hệ thống cung cấp và thoát nước, xử lý rác thải tại các điểm du lịchchính cũng được đầu tư và xây dựng

Hệ thống thông tin liên lạc

Hoạt động viễn thông trong thời gian qua đã được huyện chú trọng đầu tư

và phát triển, cụ thể hoạt động viễn thông ước đạt 28.350 máy cố định vàADSL trên toàn huyện, từng bước nâng cao các dịch vụ công cộng

Mạng lưới giao thông

Phú Lộc có vị trí địa lý thuận lợi nên mạng lưới và phương tiện giao thông

ở khu vực này khá thuận tiện Năm 2012, khối lượng hàng hóa luân chuyểntrên toàn huyện ước đạt 12.500 tấn/km, lượng hành khách luân chuyển ước đạt30.100 hành khách/km; Năm 2013, khối lượng hàng hóa luân chuyển trên toànhuyện ước đạt 14.000 tấn/km, lượng hành khách luân chuyển ước đạt 37.000hành khách/km; chất lượng các dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách ngàycàng được nâng cao Đến nay, trên địa bàn huyện đã có 02 tuyến xe buýt phục

vụ đi lại của người dân đó là: Huế - Vinh Hiền, Huế – Cầu Hai Trong năm đã

có thêm 01 doanh nghiệp mở hoạt động kinh doanh taxi tại T.T Phú Lộc

Đường bộ: Đường bộ ở đây phải kể đến trục đường chính quốc lộ 1A vớichiều rộng 7.5m, trải nhựa bê tông, mật độ xe trên 1245 xe/ngày đêm Ngoài racòn có hệ thống đường quốc lộ (đường đi Lộc Bình) đang được đầu tư xâydựng và đang được hoàn chỉnh Các tuyến đường ven biển Cảnh Dương, LăngCô,… đang bước đầu được triển khai xây dựng với các trục đường chính.Ngoài ra, nhiều tuyến đường giao thông khác cũng đang trong quá trình đượcđầu tư

Hệ thống giao thông ven đầm Lập An, khu phí thuế quan và các khu côngnghiệp tập trung, đường trục chính khu đô thị mới Chân Mây, đường hầm HảiVân đã được đưa vào sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế

xã hội của khu vực Bên cạnh đó, hệ thống giao thông nông thôn liên xã đã

Trang 12

được nhựa hóa và bê tông hóa Cụ thể là hoạt động cải tạo và đổ nhựa cho cáctuyến đường giao thông chính từ quốc lộ 1A đến Cảnh Dương (7km), Bạch Mã(19km), Hồ Truồi (10km), Nhị Hồ (3km), suối Voi (5km), vòng quanh vùngĐập An (12km).

Đường sắt: Đường sắt quốc gia chạy song song với quốc lộ 1A, với các galớn nhỏ đi ngang địa phận huyện Phú Lộc Năng lực chuyên chở mỗi ngày đêmvào khoảng 8 đôi tàu khách và 3 đôi tàu từ đoạn Huế - Đà Nẵng

Đường hàng không: Phú Lộc là điểm nối hai thành phố lớn trong khu vực

và cả nước bởi vậy điểm đến nằm gần 2 sân bay lớn đó là sân bay quốc tế ĐàNẵng và sân bay Phú Bài- Huế, hằng năm lượng khách di chuyển qua đườnghàng không chiếm số lượng khá lớn

Đường biển: Trên địa bàn huyện Phú Lộc có cảng nước sâu Chân Mâynằm trong khu đô thị mới Chân Mây, điểm cuối của hành lang kinh tế ĐôngTây nối Lào với Thái Lan Cảng cách thành phố Huế 50km, thành phố ĐàNẵng 30km, nằm gần quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt

Trang 13

1.3 Tiềm năng phát triển kinh tế-xã hội tại huyện Phú Lộc

1.3.1 Tiềm năng du lịch

Phú Lộc hiện nay có hoạt động thương mại phát triển mạnh mẽ Nhiềutrung tâm thương mại ở các xã, thị trấn đã và đang được tập trung đầu tư mớivới quy mô lớn, vị trí thuận tiện như chợ Cầu Hai, chợ Nước Ngọt, chợ Lăng

Cô nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá trong vùng.Các điểm du lịch sinh thái khác do nhân dân đầu tư cũng được khuyến khíchphát triển như Suối Voi, Nhị Hồ, hồ Truồi… Khu công nghiệp La Sơn cũngđược xúc tiến triển khai đầu tư để xây dựng thành một vệ tinh thu hút đầu tư

Lăng Cô – Huế

Huyện sở hữu một quần thể cảnh quan thiên nhiên phong phú như vịnhLăng Cô, Bạch Mã, Suối Voi hay đầm phá Tam Giang… Bên cạnh đó, huyệnPhú Lộc còn sở hữu những giá trị nhân văn hết sức phong phú bao gồm nhữnggiá trị thẩm mỹ và tinh thần đặc sắc tạo nên bản sắc văn hóa riêng của vùng.Những yếu tố đặc sắc đó được thể hiện qua các phong tục tập quán và lễ hộigắn liền với tín ngưỡng và thực tiễn lao động sản xuất, Các di tích lịch sử vănhóa có thể đưa vào khai thác phát triển du lịch ở đây bao gồm núi Thúy Vân vàchùa Thành Duyên, cửa Tư Hiền, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã… Thêm vào

đó, những chương trình ẩm thực đặc sắc, các làng nghề mang đậm bản sắc củavùng miền cũng là những yếu tố góp phần tạo dựng hình ảnh thương hiệu củavùng và đồng thời tạ ra lợi thế cạnh tranh của điểm đến này so với điểm đến

Trang 14

khác Vịnh Lăng Cô được Câu lạc bộ vịnh biển đẹp nhất thế giới (WordbaysClub) bầu chọn và vinh danh là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới.

Đến nay, doanh thu du lịch tăng từ 25% đến 30% mỗi năm; thị trấn Lăng Côhiện có 53 resort, khách sạn, nhà nghỉ với hơn 1.200 phòng; các dịch vụ ănuống, vui chơi, giải trí phục vụ tốt hơn nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách trongnước và quốc tế

Với cơ sở hạ tầng vẫn còn đang yếu kém, và để du khách có thể tiếp cậnđiểm đến huyện Phú Lộc, trong một vài năm gần đây huyện, tỉnh đã huy độngnhiều nguồn lực để đẩy mạnh việc đầu tư như mở rộng quốc lộ 49B, xây dựngbến cảng phục vụ đưa đón du khách, xây dựng sân ga đường sắt mới ở ChânMây-Lăng Cô, xây dựng các bến xe tải và bến xe buýt trên địa bàn huyện…

1.3.2 Tiềm năng về nguồn nhân lực

Được sự hỗ trợ của các trường đại học, các viện, trung tâm nghiên cứu,trung tâm đào tạo trong thành phố Huế giúp đỡ đào tạo cán bộ, triển khai cáchoạt động nghiên cứu – triển khai trên địa bàn xã

Chú trọng đào tạo nghề: Phối hợp thực hiện có hiệu quả đề án đào tạonghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 – 2015; Thực hiện các chính sách

hỗ trợ học nghề; khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, các nhà đầu tư đào tạo pháttriển nghề, giới thiệu việc làm, nhất là cho lực lượng lao động trẻ

Chăm lo phát triển giáo dục phổ thông để chuẩn bị lực lượng lao độngmới chó thể lực tốt, phát triển toàn diện về trí tuệ, ý chí, năng lực và đạo đức

Bên cạnh đó với sự đầu tư, phát triển về kinh tế xã hội cộng thêm nguồnnhân lực sẵn có từ địa phương thì Phú Lộc đang là một điểm đến có sức hútmạnh mẽ cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt là về lĩnh vực dịch

vụ du lịch với nhiều quần thể danh lam thắng cảnh, vịnh đẹp tạo điều kiện chocuộc sống của người dân ngày càng được phát triển về cả vật chất lẫn tinh thần

1.3.3 Tiềm năng về nguồn lực tài chính và khả năng huy động đầu tư cho phát triển

Với những lợi thế so sánh và điều kiện của huyện, những năm qua được

sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các bộ, ngành của Trung ương, của tỉnh,Phú Lộc đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp - công nghiệp

- dịch vụ sang dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp, đưa nền kinh tế phát triểnkhá và có tính bền vững hơn, tốc độ CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn và đô

Trang 15

thị hóa phát triển nhanh Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về du lịch, dịch vụ,công nghiệp, cùng với tỉnh kêu gọi đầu tư vào khu kinh tế Chân Mây – Lăng

Cô, khu công nghiệp La Sơn và vùng đầm phá Cầu Hai

Tính đến nay, toàn huyện có 40 dự án lớn được cấp phép đầu tư; tổng sốvốn đã đăng ký gần 37.000 tỷ đồng, tương đương với 2,3 tỷ USD Trong đó,khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô có 34 dự án với số vốn đăng ký trên 36 tỷđồng Việt Nam, gồm có 10 dự án FDI với vốn đăng ký 1.312 triệu USD, 24 dự

án trong nước với số vốn đăng ký 15.495 tỷ đồng, nhiều dự án có tổng số vốnđầu tư lớn như: Dự án Laguna với vốn đăng ký 875 triệu USD, Dự án hạ tầngkhu công nghiệp và khu Phi thuế quan Sài Gòn – Chân Mây vốn đăng ký 2.600

tỷ đang xây dựng 25.000/100.000m2 nhà xưởng, giải ngân được hơn 100 tỷđồng; mở rộng kho cảng dầu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam từ 7.000 m3 lên100.000m3 và xây dựng bến cảng số 2 cho tàu có trọng tải 30.000 DWT vàonhập dầu với vốn đầu tư 500 tỷ đồng Ngoài khu kinh tế Chân Mây - Lăng Côhuyện cũng đã kêu gọi thu hút đầu tư các dự án vào các vùng trong huyện như

2 nhà máy Gạch Tuynen Lộc An và Lộc Trì có công suất 50 triệu viên/ năm,Nhà máy luyện Quặng Titan ở khu công nghiệp La Sơn; khu du lịch Vedana ởMũi Né thị trấn Phú Lộc… Có được nhiều dự án đầu tư trên địa bàn, ngoài cácchính sách ưu đãi của Nhà nước, của tỉnh, huyện đã tập trung giáo dục, tuyêntruyền giải thích cho nhân dân, thực hiện nhiệm vụ giải tỏa mặt bằng nhanh đểbàn giao cho các dự án; sắp xếp bố trí dân cư vào các khu tái định cư, tổ chứcsản xuất, đào tạo, bồi dưỡng nghề, tạo công ăn việc làm mới sớm ổn định đờisống cho nhân dân Riêng đối với các dự án đầu tư ngoài khu kinh tế ChânMây - Lăng Cô, huyện có chính sách ưu đãi, đầu tư hạ tầng đến tường rào nhàmáy; miễn giảm một số khoản thu ban đầu, cũng chính nhờ có chính sách phùhợp nên nhiều dự án tuy có chịu ảnh hưởng sự suy thoái của nền kinh tế thếgiới, nhưng vẫn tiếp tục đầu tư có khả quan hơn

Để bảo đảm an sinh xã hội, ngoài việc tập trung đẩy mạnh sản xuất kinhdoanh, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của nhân dân, huyện đã lồng ghép cácchương trình, dự án huy động mọi nguồn lực cho xã hội Hỗ trợ tiền thủy lợiphí cho nông dân, bình quân 1 năm hơn 6 tỷ đồng; chương trình xã bãi ngang(chương trình 257) bình quân hơn 10 tỷ đồng/ năm của 9 xã Đầu tư xây dựng

và sửa chữa nhà cho hộ nghèo, hộ chính sách 220 cái, hơn 5,6 tỷ đồng Đầu tưxây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH như: giao thông, thủy lợi, điện, nước, trường

Ngày đăng: 11/04/2015, 01:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w