CHƯƠNG 3: BIẾN ĐỘNG GIÁ LÚA GẠO QUA CÁC NĂM

Một phần của tài liệu Lý thuyết và ứng dụng độ co giãn cung cầu trong thực tế (Trang 30)

Thị trường xuất khẩu gạo cũng như tình hình cung cầu về gạo luôn là một vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội. Thời gian gần đây, giá gạo liên lục biến động cũng như do những tin đồn xung quanh vấn đề thiếu, đủ gạo là điều đang được rất nhiều người quan tâm. Những tác động của thị trường lúa gạo đã làm ảnh hưởng đến tâm lý, cũng như hành vi người tiêu dùng. Điều này góp phần không nhỏ trong việc giá gạo biến động mạnh hơn.

Bảng 3: Giá gạo xuất khẩu trung bình giai đoạn 2005-2013

NĂM GIÁ GẠO XUẤT KHẨU TRUNG BÌNH (USD)

2005 127.927 2006 128.616 2007 147.2 2008 266.3 2009 246.4 2010 291.2 2011 350.7 2012 323.4 2013 421.4 Nguồn: Tổng cục thống kê

Phân tích biến động giá cả trong những năm gần đây, 2010/2011: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh, loại 5% tấm có giá 490-505 USD/tấn, loại 25% tấm giá khoảng 480 USD/tấn, tăng 20-35 USD/tấn so với đầu tháng 12. Trong khi đó, giá lúa, gạo trong nước cũng đang tăng. Theo VFA, nguyên nhân chủ yếu là do giá gạo thế giới tăng mạnh. Bên cạnh đó là tình trạng bão lụt cũng làm cho sản lượng gạo của một số nước giảm mạnh, trong khi nhu

2011/2012:rất nhiều thị trường mới được gạo Việt Nam khai phá trong năm nay, đáng kể là Bangladesh, Côte d'Ivoire, Senegal, duy trì ở mức nhập khẩu 3-4 trăm nghìn tấn với kim ngạch đều vượt 100 triệu USD đến gần 200 triệu USD.

2012/2013:giá lúa ổn định, giá gạo thành phẩm xuất khẩu tăng so với tháng 10/2013. Giá lúa dao động ở mức 5.000-5.950 đồng/kg, ổn định; gạo thành phẩm xuất khẩu loại 5% tấm giá trong khoảng 7.975-8.300 đồng/kg, tăng 500-725 đồng/kg; loại 25% tấm giá khoảng 7.225-7.550 đồng/kg, tăng 350-575 đồng/kg. Giá gạo tăng do đang vào thời điểm cuối vụ Hè Thu, không còn nhiều lúa gạo đồng thời nhu cầu xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng lên.

Nguồn: viettrade.gov.vn (Năm 2013)

Tuy sản lượng xuất khẩu gạo ngày càng tăng và luôn đứng trong những vị thứ đầu của thế giới, nhưng nông dân vẫn không cải thiện được cuộc sống do giá gạo thấp. Nguyên nhân chủ yếu là:

 Chất lượng gạo xuất khẩu còn kém, phẩm chất thấp, mẫu mã chưa đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính

 Cạnh tranh gay gắt giữa chính các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới

 Việc quản lý gạo trong xuất khẩu còn buông lỏng, gạo chất lượng kém vẫn còn tham gia vào thị trường xuất khẩu

 Dự báo thị trường nông sản trong khu vực và trên thế giới chưa nhanh nhạy và chính xác, chưa phân tích đầy đủ các yếu tố tác động đến giá cả trong nhiều năm

 Năng lực tạm trữ gạo xuất khẩu còn yếu nên thường xuất khẩu gạo ồ ạt vào vụ thu hoạch

 Mức chênh lệch giá gạo của nước ta so với các nước khác còn cao, chưa có được hệ thống bạn hàng tin cậy từ nhiều năm

Một phần của tài liệu Lý thuyết và ứng dụng độ co giãn cung cầu trong thực tế (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w