Ứng dụng trong tổng doanh thu

Một phần của tài liệu Lý thuyết và ứng dụng độ co giãn cung cầu trong thực tế (Trang 33)

S1 S2 S2 Q1 Q2 Sản lượng Giá P1 P2 S2 S2 D S2

Điều gì xảy ra đối với người nông dân trồng lúa gạo và thị trường lúa gạo khi các nhà nghiên cứu phát minh ra một giống lúa lai mới có năng suất cao hơn các giống lúa hiện có?

- Thứ nhất, ta xác định xem việc này làm dịch chuyển đường cung hay đường cầu.

- Thứ hai, xác định hướng dịch chuyển của nó.

- Thứ ba, sẽ sử dụng đồ thị cung cầu để xác định sự thay đổi trong trạng thái cân bằng của thị trường.

Trong trường hợp trên, việc phát minh ra giống lúa lai mới tác động đến đường cung. Do giống lúa lai này làm tăng sản lượng lúa gạo có thể sản xuất trên mỗi mẫu đất, nên nông dân sẵn sàng cung nhiều lúa gạo hơn tại bất kỳ mức giá cho trước nào. Nói cách khác, đường cung dịch chuyển sang phải. Đường cầu không co giãn, vì nguyện vọng mua lúa gạo của người tiêu dùng tại các mức giá không bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng giống lúa lai mới. Khi đường cung dịch chuyển từ S1 đến S2, lượng gạo bán ra tăng từ Q1 lên Q2, trong khi giá lúa mỳ giảm từ P1 xuống chỉ còn P2.

Vậy phát minh này có làm lợi cho người nông dân không?

Đánh giá sự ảnh hưởng của phát minh đến doanh thu của người nông dân. Tổng doanh thu của người nông dân :

Trong đó: P là giá lúa gạo, Q là sản lượng bán ra. Phát minh này tác động đến người nông dân theo hai cách.

- Giống mới cho phép người nông dân sản xuất nhiều hơn (Q tăng) nhưng họ phải bán ở mức giá thấp (P giảm). Nên việc tổng doanh thu tăng hay giảm phụ thuộc vào hệ số co giãn của cầu. Trên thực tế, cầu về các loại lương thực cơ bản như lúa gạo thường không co giãn, vì những hàng hóa này thường rẻ, thiết yếu và có ít hàng hóa thay thế gần gũi. Khi đường cầu không co giãn (như đồ thị trên), thì sự giảm sút của giá sẽ làm giảm tổng doanh thu. Giá lúa gạo giảm đáng kể trong khi lượng lúa gạo chỉ tăng chút ít. Do đó, việc phát minh ra giống lúa mới làm cho tổng doanh thu từ việc bán lúa gạo của nông dân giảm.

- Nếu người nông dân bị thiệt do phát minh về giống lúa mới này, tại sao họ vẫn sử dụng nó? Lời giải đáp cho câu hỏi này đụng chạm đến vấn đề cốt lõi trong phương thức vận hành của thị trường cạnh tranh. Do mỗi người nông dân chỉ là một thành phần nhỏ trên thị trường lúa gạo, nên họ coi giá lúa gạo là cho trước. Tại mỗi mức giá lúa gạo cho trước, việc sử dụng giống mới vẫn có lợi vì họ sản xuất và bán được nhiều lúa gạo hơn. Tuy nhiên, khi tất cả nông dân đều ứng dụng phát minh này, thì cung về lúa gạo trên thị trường tăng, giá lúa gạo giảm và người nông dân bị thiệt.

Phân tích này giúp lý giải một thay đổi lớn trong nền kinh tế hiện nay. Theo những tiến bộ ngày càng cao của khoa học công nghệ, cung về lương thực nói riêng và nông sản nói chung ngày càng tăng cùng với cầu không co giãn làm giảm thu nhập của nông dân và thúc đẩy người nông dân rời bỏ nghề nông cũng như nông thôn để lên thành thị.

Phân tích này về thị trường nông sản cũng góp phần lý giải một nghịch lý của chính sách mà chính phủ thực hiện: một số chương trình nông nghiệp tìm cách trợ giúp nông dân bằng cách khuyến khích họ không sử dụng toàn bộ đất để canh tác. Mục đích nhằm làm cắt giảm cung về nông sản, qua đó đẩy giá của chúng lên. Do cầu không co giãn, người nông dân nhận được tổng thu nhập cao hơn nếu họ cung lượng nông sản ít hơn ra thị trường. Không có người nông dân nào tự mình chọn phương án để đất hoang, vì mọi người đều coi giá thị trường là cho trước. Nhưng nếu tất cả nông dân cùng nhau làm như vậy, thì mỗi người có thể được lợi. Tuy nhiên một việc tốt cho nông dân chưa chắc đã tốt cho toàn xã hội. Tiến bộ công nghệ trong nông nghiệp có

Giá P2

thể gây bất lợi cho những người nông dân đang trở nên ngày càng không cần thiết, nhưng chắc chắn là điều tốt lành cho những người tiêu dùng được hưởng giá lương thực rẻ hơn. Tương tự, một chính sách nhằm làm giảm cung về nông sản có thể làm tăng thu nhập cho người nông dân, nhưng người tiêu dùng lại phải trả giá.

Một phần của tài liệu Lý thuyết và ứng dụng độ co giãn cung cầu trong thực tế (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w