SỰ CỐ KHI THI CÔNG PHẦN NGẦM NHÀ CAO TẦNG. BÀI HỌC VỀ QUẢN LÝ NĂNG LỰC CÁC NHÀ THẦU TS. NGUYỄN TRUNG HÒA Vụ trưởng Vụ KHCN&MT Bộ Xây dựng ABSTRACT: Incidents during execution stage of the underground of HCM City highrise building caused by various reasons that are the capacity of constructors participating in the investigation, design, implementation and implementation monitoring. This article also mentions the strengthening of supervision and surveillance of government management agencies on construction building procedures. Hội thảo “Sự cố công trình xây dựng có phần ngầm – Bài học và kinh nghiệm” được tổ chức theo sáng kiến của Sở Xây dựng, Hội Xây dựng và Hội Kiến trúc sư TP. Hồ Chí Minh là dòp để các nhà quản lý xây dựng, các nhà khoa học, các nhà thầu tư vấn và xây dựng có thể gặp gỡ, trao đổi những kinh nghiệm trong thiết kế, thi công công trình xây dựng nói chung và phần ngầm nói riêng. Sau một số sự cố trong quá trình thi công phần ngầm nhà cao tầng tại TP. Hồ Chí Minh vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008 (thi công tầng hầm cao ốc Pacific gây sụp đổ Viện KHXH; thi công tầng hầm cao ốc Saigon Residences, 11D Thi Sách - Q1, làm sụt nền khu đất chung cư Cosaco…) đã có không ít lo lắng và những ý kiến khác nhau bàn về các sự cố. Tất nhiên, việc khảo sát và kết luận về nguyên nhân sự cố là hết sức cần thiết nhằm xác đònh trách nhiệm của các bên có liên quan, đồng thời cũng là bài học kinh nghiệm tốt cho công tác quản lý và thi công. Nhìn lại quá trình xây dựng các cao ốc trong những năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh, có thể thấy rằng những sự cố nêu trên rất ít xảy ra. Chúng ta biết rằng phần lớn các công trình nói trên đều do tư vấn và nhà thầu xây dựng nước ngoài tổ chức và quản lý trong suốt quá trình xây dựng. Các giải pháp xây dựng tầng hầm của các công trình trên cũng rất đa dạng. Ví dụ: cao ốc Metropolitan và cao ốc Ocean Place (đường Đồng khởi, Q1) với phương án đào mở, chống giữ thành vách hố đào; cao ốc Saigon Center (đường Hàm Nghi, Q1) với phương án thi công Top-Down… Với 2 – 3 tầng hầm, nhưng quá trình thi công các công trình trên đều không để xảy ra sự cố nào nghiêm trọng cho các công trình lân cận. Vấn đề nào đã làm nên sự khác biệt với các công trình đã xảy ra sự cố trong thời gian gần đây?. Với vai trò quản lý nhà nước về khoa học công nghệ ngành xây dựng và với kinh nghiệm của người đã gần 30 năm trực tiếp tham gia các hoạt động xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh, tôi xin có một số nội dung trao đổi và chia sẻ với các đồng nghiệp tại Hội thảo này. 1. SỰ CỐ KHI THI CÔNG PHẦN NGẦM Thực tế những năm qua cho thấy, những giải pháp kỹ thuật thi công phần ngầm nhà cao tầng trong thành phố hết sức đa dạng, nhưng chủ yếu tập trung vào việc xây dựng hệ thống móng công trình, xây dựng thành vách, chống giữ thành vách hố đào, đào đất, hút nước hố đào. Những sự cố xảy ra trong quá trình đào đất và hút nước hố đào chiếm tỷ lệ rất cao và bao gồm: (a) Sạt lở thành hố đào gây hư hỏng các công trình liền kề; (b) Hút nước hố đào, làm hạ mực nước ngầm trên một phạm vi rộng, gây lún cho các công trình xung quanh hố đào; (c) Hút nước hố đào, kéo theo bùn, cát làm rỗng nền các khu vực xung quanh, gây sụp đổ hoặc làm biến dạng các công trình lân cận. Những kiến thức về thiết kế, kỹ thuật thi công và chống giữ thành hố đào, hút nước hố đào đã được đề cập đến trong các trường đại học chuyên ngành xây dựng, trong các tài liệu kỹ thuật và tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam. Nếu những vấn đề kỹ thuật được xem xét một cách kỹ lưỡng trong quá trình lập phương án, thi công và được giám sát chặt chẽ thì rất khó xảy ra những sự cố. Điều đó cũng lý giải tại sao các công trình có tư vấn và nhà thầu nước ngoài quản lý thì ít khi có sự cố nghiêm trọng xảy ra, mặc dù quy mô công trình khá lớn và cũng được xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh. Xung quanh sự cố xảy ra khi thi công phần ngầm công trình tại TP. Hồ Chí Minh trong thời gian gần đây có rất nhiều ý kiến khác nhau. Một trong những ý kiến rất đáng chú ý là cần xây dựng bản đồ đòa chất cho toàn bộ TP. Hồ Chí Minh. Trong Hội thảo lần này, đề nghò các chuyên gia bàn thêm sự cần thiết của công việc này. Trước hết, có thể thấy rằng việc xây dựng một bản đồ như vậy không khó, nhưng cũng tốn kém không ít tiền bạc. Vào những năm 80 của thế kỷ trước, TP. Hồ Chí Minh cũng đã xây dựng được bản đồ này (in dưới dạng ozalit) và chính tôi cũng được góp ý cho bản đồ đó. Tuy nhiên, các bản đồ này đã bò rơi vào quên lãng vì tính chất sử dụng của chúng rất hạn chế. Liệu các kỹ sư tư vấn có thể dựa vào bản đồ đòa chất đó để thiết kế và thi công nền móng và phần ngầm công trình đó hay không? Câu trả lời là không! Theo quy đònh của pháp luật về xây dựng, mỗi khu đất xây dựng công trình phải được khảo sát một cách kỹ lưỡng theo tiêu chuẩn kỹ thuật và theo đề cương khảo sát được tư vấn soạn thảo. Do đó, ý kiến cho rằng cần phải xây dựng bản đồ đó thì có thể giảm thiểu sự cố khi thi công xây dựng phần ngầm là không có cơ sở, không xuất phát từ nguyên nhân sự cố. Nếu cho rằng khu vực có nền đất yếu, mực nước ngầm cao thì không cho phép xây dựng tầng hầm là hoàn toàn không thuyết phục. Với kỹ thuật xây dựng trong thời đại hiện nay, có rất nhiều giải pháp kỹ thuật cho phép xây dựng công trình trong những điều kiện như thế. Vấn đề là khu đất đó có giá trò và lợi thế kinh doanh rất cao, chủ đầu tư có đủ năng lực tài chính để thực hiện các giải pháp đó. Thực tế các công trình xây dựng tại trung tâm TP. Hồ Chí Minh đã chứng minh điều đó. 2. NĂNG LỰC CÁC NHÀ THẦU THAM GIA XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Tham gia xây dựng công trình bao gồm các nhà thầu thiết kế, thi công, giám sát và quản lý khối lượng, chất lượng. Việc lập phương án kỹ thuật thi công hố đào thuộc trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng. Tuy nhiên, kinh nghiệm và năng lực chuyên môn của nhà thầu xây dựng, tư vấn giám sát kỹ thuật đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng công trình, an toàn cho quá trình thi công xây dựng. Khi thi công phần ngầm công trình Ocean Place (đường Đồng khởi, Q1), trong quá trình đào đất và hút nước hố đào, tư vấn giám sát và nhà thầu nước ngoài đã phát hiện lượng nước trong hố đào không giảm theo tính toán và một lượng cát mòn kéo theo từ khu vực xung quanh tường chắn bê tông cốt thép vào hố đào, quá trình thi công phải dừng lại và tiến hành ngay việc xử lý kỹ thuật cần thiết. Sau khi tư vấn nước ngoài nghiên cứu phương án và tiến hành xử lý kỹ thuật, phần đài cọc và 2 tầng hầm của công trình được tiếp tục thi công một cách an toàn, không ảnh hưởng đến các công trình lân cận. Bài học kinh nghiệm xây dựng phần ngầm từ công trình trên cho thấy: (a) Tường chắn bê tông cốt thép cần cắm vào lớp đất có khả năng ngăn cho nước ngầm và đất cát ở xung quanh không thể chảy vào hố móng; (b) Khi thi công đào đất để xây dựng tường chắn, cần giám sát chặt chẽ cấu trúc đất và so sánh với tài liệu khảo sát đòa chất để có sự điều chỉnh chiều sâu tường chắn và lớp đất mà mũi tường chắn phải đặt vào; (c) Khi thi công đào đất và hút nước hố đào, cần theo dõi và giám sát chặt chẽ những hiện tượng có thể gây lún sụt cho các công trình lân cận (hạ mực nước ngầm, kéo theo đất cát…) hoặc gây sự cố cho bản thân tường chắn (chống giữ thành hố đào, biến dạng thành hố đào…); (d) Khi có hiện tượng đã nêu ở trên, cần dừng ngay quá trình thi công và tiến hành các biện pháp xử lý kỹ thuật. Chỉ sau khi xử lý xong mới tiếp tục tiến hành thi công. Từ sự cố thi công phần ngầm các công trình xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy giải pháp thiết kế và kỹ thuật thi công phần ngầm công trình chưa được coi trọng, chưa tính đến sự ảnh hưởng của nó đến các công trình lân cận. Phần lớn các nhà thầu thi công xây dựng chưa có đủ năng lực và kinh nghiệm cần thiết để giải quyết các vấn đề có liên quan đến: (a) Tính toán, thiết kế hệ thống tường chắn phần ngầm, trong đó có những đánh giá về ảnh hưởng của chúng đối với công trình lân cận; (b) Phương án kỹ thuật thi công đào đất, hút nước hố đào một cách an toàn, hợp lý; (c) Lập hệ thống quan trắc, theo dõi và phát hiện kòp thời những diễn biến bất lợi khi thi công; (d) Giải pháp xử lý kỹ thuật khi có những diễn biến bất lợi hoặc khi bắt đầu xảy ra sự cố. 3. VAI TRÒ CỦA CHỦ ĐẦU TƯ Theo quy đònh của pháp luật về xây dựng, vai trò của chủ đầu tư hết sức quan trọng trong việc triển khai dự án. Chủ đầu tư cần phải chòu trách nhiệm trong việc lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện các công tác khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng công trình (Luật Xây dựng; Nghò đònh 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình), tổ chức thẩm đònh hồ sơ thiết kế, thẩm đònh thiết kế biện pháp kỹ thuật thi công xây dựng công trình. Đối với phần ngầm của các công trình xây dựng, nhất là nhà cao tầng với nhiều tầng hầm, công tác thiết kế và thi công xây dựng đòi hỏi các nhà thầu phải có đủ năng lực và kinh nghiệm. Thực tế các sự cố trong thời gian vừa qua cho thấy, những yếu tố gây ra sự cố không phải là “bất khả kháng”. Nếu nhà thầu không có đủ năng lực và kinh nghiệm trong việc thiết kế, thi công và giám sát thi công xây dựng thì không thể xây dựng phương án kỹ thuật thi công hợp lý và không thể phát hiện kòp thời những dấu hiệu nguy hiểm trong quá trình thi công để có những biện pháp xử lý kòp thời. Do đó, việc lựa chọn nhà thầu không đủ năng lực để tham gia xây dựng công trình thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư và chủ đầu tư phải chòu trách nhiệm chính khi xảy ra sự cố trong quá trình thi công xây dựng. 4. VAI TRÒ CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng được thể hiện thông qua các hoạt động chủ yếu sau đây: (a) Ban hành, phổ biến áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật nhằm quản lý hoạt động xây dựng; (b) Thẩm đònh thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xây dựng; (c) Thanh tra, kiểm tra các hoạt động xây dựng. Các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng được ban hành cho đến nay bao gồm: Luật xây dựng (2004); Nghò đònh của Chính phủ số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về Quản lý chất lượng công trình xây dựng… Ngoài các văn bản quản lý nói trên, Bộ Xây dựng đã ban hành các văn bản pháp quy về kỹ thuật như Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, hệ thống các Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, các hướng dẫn kỹ thuật… nhằm cung cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ đầu tư, các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công và giám sát thi công xây dựng. Hiện nay đã có trên 1100 tiêu chuẩn có liên quan đến ngành xây dựng được ban hành, chiếm tỷ lệ nhiều nhất so với các nước trong khu vực (áp dụng trực tiếp tiêu chuẩn nước ngoài như BS, EN, ACI, AS…). Hơn nữa, các tiêu chuẩn nước ngoài cũng được phép áp dụng tại Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của các chủ đầu tư và bổ sung cho những tiêu chuẩn Việt Nam còn thiếu. Như vậy, hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng đảm bảo cung cấp khá đầy đủ các hướng dẫn cần thiết cho công tác khảo sát, thiết kế, thi công, kiểm tra chất lượng công trình xây dựng nói chung và phần ngầm công trình nói riêng. Từ thực tế các sự cố công trình xây dựng nói chung và phần ngầm công trình nói riêng có thể thấy rằng công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước giữ vai trò hết sức quan trọng. Để giảm thiểu các sự cố công trình xây dựng, cần tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra các khâu chủ yếu sau đây: (a) Năng lực và kinh nghiệm của các nhà thầu tham gia xây dựng công trình; (b) Sự tuân thủ các quy đònh của tiêu chuẩn xây dựng áp dụng cho công trình; (c) Các phương án kỹ thuật thi công phần ngầm và sự tuân thủ của các nhà thầu; (d) Sự tuân thủ theo giấy phép xây dựng đã được cấp. . SỰ CỐ KHI THI CÔNG PHẦN NGẦM NHÀ CAO TẦNG. BÀI HỌC VỀ QUẢN LÝ NĂNG LỰC CÁC NHÀ THẦU TS. NGUYỄN TRUNG HÒA Vụ trưởng Vụ KHCN&MT. dựng, các nhà khoa học, các nhà thầu tư vấn và xây dựng có thể gặp g , trao đổi những kinh nghiệm trong thi t k , thi công công trình xây dựng nói chung và phần ngầm nói riêng. Sau một số sự cố. gồm các nhà thầu thi t k , thi công, giám sát và quản lý khối lượng, chất lượng. Việc lập phương án kỹ thuật thi công hố đào thuộc trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng. Tuy nhiên, kinh